Mới nhất Đọc nhiều

Rối loạn lipid máu: nguyên nhân, biến chứng, điều trị và phòng ngừa

Rối loạn lipid máu (hay còn gọi là rối loạn chuyển hóa lipid máu, rối loạn mỡ máu, rối loạn chuyển hóa mỡ máu) là tình trạng mất cân bằng một hoặc nhiều thông số lipid như cholesterol, LDL-C, HDL-C hay triglyceride. Tình trạng này có thể dẫn đến bệnh tim mạch và các biến chứng nguy hiểm khác. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp tất cả các thông tin về bệnh.

Lipid là gì?

Ở người, lipid được tìm thấy trong màng tế bào, đóng nhiều vai trò quan trọng như:

- Duy trì tính nguyên vẹn của tế bào.

- Cho phép tế bào chất chia thành ngăn tạo nên những cơ quan riêng biệt.

- Tiền thân của một số hormone và acid mật.

- Là chất truyền tín hiệu ngoại bào và nội bào.

- Là nguồn cung cấp năng lượng chính cho cơ thể.

- Là nguồn dự trữ năng lượng lớn nhất trong cơ thể (triglyceride tại mô mỡ).

Rối loạn lipid máu: nguyên nhân, biến chứng, điều trị  và phòng ngừa | Bệnh viện Đại học Y Hà Nội

Hình ảnh minh họa (Nguồn: Internet).

Có 3 nhóm lipid chính trong cơ thể là: phospholipid, cholesterol và triglyceride. Để di chuyển trong máu và cung cấp đến các tế bào khắp cơ thể, các phức hợp lipid này cần được vận chuyển bởi các apoprotein tạo thành nhóm lipoprotein. Có 4 nhóm lipoprotein chính trong máu theo kích thước là:

- Chylomicron (vi thể dưỡng chấp): vận chuyển triglyceride ngoại sinh từ ruột đến gan và tổ chức.

- VLDL (lipoprotein tỉ trọng rất thấp): vận chuyển triglyceride nội sinh từ gan đến tổ chức.

- LDL (lipoprotein tỉ trọng thấp): vận chuyển cholesterol từ gan đến tổ chức.

- HDL (lipoprotein tỉ trọng cao): vận chuyển cholsterol từ tổ chức đến gan.

Trong đó LDL-C là yếu tố thúc đẩy quá trình xơ vữa động mạch, ngược lại HDL-C giúp bảo vệ thành mạch.

Lipid là thành phần không thể thiếu của hoạt động sống, nhưng có quá nhiều lipid máu sẽ gây ra một tình trạng được gọi là rối loạn lipid máu.

Rối loạn lipid máu là gì?

Rối loạn lipid máu thường gặp là:

- Tăng cholesterol;

- Tăng triglyceride;

- Tăng LDL-C;

- Giảm HDL-C.

Rối loạn lipid máu thường xuất hiện cùng và cũng là yếu tố nguy cơ của một số bệnh lý tim mạch, nội tiết hay chuyển hóa.

Triệu chứng của rối loạn lipid máu

Rối loạn lipid máu có thể diễn tiến trong một thời gian dài mà không gây ra bất kỳ triệu chứng nào. Thường bệnh chỉ được phát hiện tình cờ khi khám sức khỏe định kỳ hoặc nhập viện vì một lý do y tế khác.

Các triệu chứng của rối loạn lipid máu chỉ nhận thấy được khi lipid máu cao kéo dài gây ra biến chứng cơ quan. Các dấu hiệu của tăng lipid máu là:

Dấu hiệu của rối loạn lipid máu biểu hiện bên ngoài:

- Cung giác mạc quanh mống mắt;

- Ban vàng mí mắt trên hoặc dưới (Xanthelasma palpebrarum);

- U vàng gân xuất hiện ở các ngón, gân achille và khớp đốt bàn ngón tay;

- U vàng dưới màng xương xuất hiện ở củ chày trước, đầu xương mỏm khuỷu;

- U vàng da hoặc củ xuất hiện ở khuỷu và đầu gối;

- Dạng ban vàng lòng bàn tay xuất hiện ở các nếp gấp ngón tay và lòng bàn tay.

Dấu hiệu của rối loạn lipid máu biểu hiện nội tạng:

- Nhiễm lipid võng mạc;

- Gan nhiễm mỡ;

- Viêm tụy cấp;

- Xơ vữa động mạch.

Mối quan hệ giữa rối loạn lipid máu và bệnh tim mạch

Xơ vữa động mạch là biến chứng đáng kể nhất của rối loạn lipid máu. Xảy ra do sự lắng đọng LDL cholesterol trong thành động mạch, làm thành mạch dày lên, xơ cứng, tạo điều kiện cho tiểu cầu bám vào khởi động quá trình đông máu, tắc mạch. Hậu quả của xơ vữa động mạch vành là gây nhồi máu cơ tim, xơ vữa động mạch cảnh gây đột quỵ, xơ vữa động mạch hai chi dưới gây viêm tắc thiếu máu hoại tử bàn chân.

Rối loạn lipid máu làm tăng nguy cơ thừa cân béo phì, tăng huyết áp, đái tháo đường - đây cũng là những yếu tố nguy cơ của bệnh tim mạch. Vì vậy, một người được chẩn đoán rối loạn lipid máu cần được đánh giá các nguy cơ tim mạch khác để có phương pháp điều trị hiệu quả, dự phòng biến cố sức khỏe.

Ngoài ra, rối loạn lipid máu gây ra các biến chứng:

- Cung giác mạc;

- Ban vàng mi mắt (Xanthelasma palpebrarum);

- U vàng dưới da (Xanthoma): gân khuỷu tay, đầu gối, bàn tay, gót chân, màng xương;

- Nhiễm lipid võng mạc;

- Gan nhiễm mỡ;

- Viêm tụy cấp (thường do tăng triglyceride).

Nguyên nhân gây rối loạn lipid máu

Nguyên nhân gây rối loạn lipid máu có thể do tiên phát hoặc thứ phát.

Rối loạn lipid máu tiên phát thường gặp ở trẻ em và thanh thiếu niên, gồm tăng triglycerid tiên phát và tăng lipid máu hỗn hợp. Nguyên nhân là do:

- Đột biến gene làm tăng tổng hợp quá mức cholesterol, triglyceride, LDL-C hoặc giảm thanh thải cholesterol, triglyceride, LDL-C.

- Đột biến gene làm giảm tổng hợp HDL-C hoặc tăng thanh thải HDL-C.

Nguyên nhân của rối loạn lipid máu thứ phát đến từ lối sống và các bệnh lý chuyển hóa, nội tiết, gan hoặc một số loại thuốc như:

- Yếu tố lối sống: Ít vận động, uống nhiều rượu bia, ăn nhiều thực phẩm giàu chất béo bão hòa, thiếu chất xơ.

- Bệnh lý: Đái tháo đường, hội chứng Cushing, suy giáp, bệnh thận mạn tính, xơ gan.

- Một số loại thuốc: Thiazid, corticoides, estrogen, thuốc chẹn beta giao cảm.

Ai có nguy cơ bị rối loạn lipid máu?

Dưới đây là những đối tượng có nguy cơ bị rối loạn lipid máu:

- Người cao tuổi;

- Phụ nữ sau mãn kinh;

- Thừa cân béo phì;

- Bệnh tiểu đường type 2;

- Suy giáp;

- Bệnh thận hoặc bệnh gan mạn tính;

- Hội chứng chuyển hóa;

- Hội chứng Cushing;

- Bệnh viêm ruột;

- Hút thuốc lá;

- Lối sống ít vận động;

- Tiêu thụ nhiều thực phẩm giàu chất béo bão hòa, chất béo chuyển hóa;

- Nghiện rượu;

- Có bố hoặc mẹ bị rối loạn lipid máu.

Cách tầm soát và chẩn đoán rối loạn lipid máu

Tầm soát rối loạn lipid máu định kỳ được khuyến cáo cho tất cả những người trưởng thành, đặc biệt là những người có yếu tố nguy cơ. Kiểm tra rối loạn lipid máu bằng cách lấy máu xét nghiệm khi đói, tốt nhất là xét nghiệm vào buối sáng sau khi người bệnh nhịn đói qua đêm.

Một người được chẩn đoán rối loạn lipid máu khi có một hoặc nhiều rối loạn dưới đây:

- Cholesterol toàn phần > 5,2 mmol/L (200 mg/dL).

- Triglyceride > 1,7 mmol/L (150 mg/dL).

- LDL Cholesterol > 3,4 mmol/L (100 mg/dL).

- HDL Cholesterol < 0,9 mmol/L (40 mg/dL).

(Trị số tham chiếu có thể khác nhau giữa các phòng xét nghiệm).

Rối loạn lipid máu: nguyên nhân, biến chứng, điều trị  và phòng ngừa | Bệnh viện Đại học Y Hà Nội

Hình ảnh minh họa (Nguồn: Internet).

Điều trị rối loạn lipid máu

Thay đổi lối sống là chỉ định đầu tiên để điều trị rối loạn lipid máu, mục tiêu là đưa các chỉ số lipid máu về mức bình thường. Thay đổi lối sống bao gồm:

- Giảm cân nếu bị thừa cân béo phì.

- Tăng cường vận động ít nhất 30 phút mỗi ngày, ít nhất 5 ngày mỗi tuần, cách tập luyện tùy theo tình trạng sức khỏe của bản thân.

- Có chế độ ăn ít ngọt, ít chất béo bão hòa, đặt biệt là mỡ và da động vật.

- Giảm cholesterol trong lòng đỏ trứng, bơ, tôm…

- Tăng cường chất xơ, vitamin từ rau củ, trái cây.

- Bổ sung chất béo tốt từ dầu thực vật, cá béo.

- Hạn chế uống rượu bia.

Nếu việc thay đổi lối sống không hiệu quả, cần kết hợp sử dụng các loại thuốc hạ lipid máu để điều trị. Các nhóm thuốc như: statin, fibrate, acid nicotinic, resin, ezetimibe, omega 3… Việc điều trị sẽ được cá nhân hóa cho từng đối tượng bệnh nhân cụ thể.

Phòng ngừa rối loạn lipid máu

Có thể dự phòng rối loạn lipid máu bằng chế độ ăn uống, sinh hoạt, rèn luyện lành mạnh.

- Chế độ ăn ít chất béo bão hòa, ít ngọt, ít mặn; bổ sung chất béo tốt, rau củ, trái cây, ngũ cốc nguyên hạt…

- Duy trì cân nặng hợp lý, giảm cân nếu thừa cân béo phì.

- Tăng cường tập thể dục, chơi thể thao.

- Xét nghiệm lipid máu định kỳ ít nhất mỗi năm 1 lần.

- Kiểm soát tốt các bệnh lý hiện có.

Khi phát hiện bị rối loạn lipid máu, người bệnh cần tích cực thay đổi lối sống và tuân thủ theo điều trị của bác sĩ để dự phòng biến chứng, đảm bảo chất lượng cuộc sống.

ThS.BS Bùi Thị Hoa /Khoa Khám chữa bệnh theo yêu cầu
benhviendaihocyhanoi.com

Tin liên quan

Dự báo thời tiết ngày 02-5-2024: Hà Nội mưa rào, gió đông bắc cấp 3

Dự báo thời tiết ngày 02-5-2024: Hà Nội mưa rào, gió đông bắc cấp 3

Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia vừa đưa ra thông tin dự báo thời tiết ngày 2/5/2024 tại khu vực Hà Nội và cả nước.

Cùng chuyên mục

Dấu hiệu điển hình của cơn nhồi máu cơ tim

Dấu hiệu điển hình của cơn nhồi máu cơ tim

Mỗi năm, Việt Nam có hàng trăm nghìn bệnh nhân nhập viện vì nhồi máu cơ tim tại các bệnh viện trên toàn quốc. Nhồi máu cơ tim đã trở thành căn bệnh phổ biến ở nước ta.
Điều trị dự phòng đem lại hy vọng cho người bệnh máu khó đông

Điều trị dự phòng đem lại hy vọng cho người bệnh máu khó đông

Chưa đầy 4 tuổi, con trai chị T.T.G (quê ở Thanh Hoá) đã trải qua hai lần xuất huyết não và nhiều lần nhập viện cấp cứu vì con mang trong mình căn bệnh hemophilia (bệnh máu khó đông ).
Kỹ năng vận động và hướng dẫn dành cho cha mẹ trẻ mắc rối loạn phổ tự kỷ

Kỹ năng vận động và hướng dẫn dành cho cha mẹ trẻ mắc rối loạn phổ tự kỷ

Vận động là một trong những lĩnh vực rất quan trọng đối với sự phát triển của trẻ em nói chung và trẻ tự kỷ nói riêng. Các kỹ năng vận động liên quan trực tiếp đến sức khỏe trẻ em giúp tăng trưởng chiều cao, giảm nguy cơ mắc các bệnh lý khác như béo phì, huyết áp… Các mốc phát triển vận động được coi là những cột mốc quan trọng trong sự phát triển của trẻ, bắt đầu từ giai đoạn sơ sinh cho đến khi trưởng thành. Vận động giúp trẻ tiếp xúc với thế giới xung quanh, phát triển khả năng thích nghi và là nền tảng quan trọng cho quá trình phát triển của trẻ.
Sốt mò ở người bệnh đái tháo đường: Cẩn thận với biến chứng nguy hiểm

Sốt mò ở người bệnh đái tháo đường: Cẩn thận với biến chứng nguy hiểm

Bệnh nhân nữ 71 tuổi, ở Hưng Yên nhập viện trong tình trạng mệt nhiều, đau đầu.
Cảnh báo tình trạng ngộ độc chì ở trẻ em

Cảnh báo tình trạng ngộ độc chì ở trẻ em

Một trong những nguyên nhân phổ biến gây ngộ độc chì ở trẻ em mà cha mẹ ít cảnh giác đó là do dùng các loại thuốc nam (dân gian gọi là thuốc cam) không rõ nguồn gốc, với mong muốn giúp con tăng cân và chữa lành một số bệnh thông thường.
Vi rút hợp bào hô hấp (RSV) gây ra những bệnh gì, nguy hiểm không?

Vi rút hợp bào hô hấp (RSV) gây ra những bệnh gì, nguy hiểm không?

Người nhiễm vi rút hợp bào hô hấp (RSV) có thể xuất hiện các triệu chứng như sốt, ho, sổ mũi, khò khè..., trường hợp nặng có thể gây suy hô hấp.

Các tin khác

Bác sĩ khuyến cáo về bệnh viêm loét dạ dày tá tràng ở trẻ em

Bác sĩ khuyến cáo về bệnh viêm loét dạ dày tá tràng ở trẻ em

ThS.BS Phạm Văn Dương - Khoa Nhi, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội cho biết: Trẻ em ít gặp bệnh lý dạ dày - tá tràng hơn người lớn, vì dạ dày trẻ chưa trải qua nhiều thử thách, tuy nhiễn vẫn có thể gặp viêm dạ dày cấp, mạn tính, viêm tá tràng cấp tính như ở người lớn.
Kỳ nam, trầm hương có tác dụng dược lý gì?

Kỳ nam, trầm hương có tác dụng dược lý gì?

Trong rừng tự nhiên từ 1.000 đến 1.500 cây dó bầu mới có một cây có trầm và từ 10.000 đến 20.000 cây có trầm mới có một cây có kỳ nam.
Nâng cao tay nghề, chất lượng quản lý đường thở

Nâng cao tay nghề, chất lượng quản lý đường thở

Hội nghị quốc tế về "Quản lý đường thở WAAM" lần đầu tổ chức tại Đông Nam Á và Việt Nam. Hội nghị WAAM 2024 diễn ra trong hai ngày 13-14/4, do Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, Bệnh viện Hồng Ngọc, Hội Gây mê Hồi sức Việt Nam, Liên minh Thế giới về Quản lý đường thở (WAAM) và tổ chức từ thiện Facing The World tổ chức.
Dấu hiệu viêm cơ tim mờ nhạt, người bệnh không nên chủ quan

Dấu hiệu viêm cơ tim mờ nhạt, người bệnh không nên chủ quan

Không ít người có cảm nhận thở mệt, đau ngực, buồn nôn nhưng lại chủ quan nghĩ mình mắc bệnh lý tiêu hóa hoặc mệt mỏi bình thường. Đến khi triệu chứng nặng lên nhập viện thì đã qua giờ vàng can thiệp nhồi máu cơ tim, người bệnh đối mặt với nhiều biến chứng sau điều trị.
Gia tăng trẻ mắc ho gà, chuyên gia y tế khuyến cáo phòng tránh

Gia tăng trẻ mắc ho gà, chuyên gia y tế khuyến cáo phòng tránh

Bệnh ho gà có nhiều biến chứng nguy hiểm như viêm phổi, viêm não, lồng ruột, sa trực tràng, chảy máu nội sọ...
Phản xạ liệu pháp là gì?

Phản xạ liệu pháp là gì?

Phạn xạ liệu pháp là một liệu pháp tập trung vào việc tác động các lực khác nhau lên các điểm cụ thể trên bàn chân. Có rất ít nghiên cứu về phản xạ liệu pháp, nhưng người ta cho rằng các vị trí khác nhau của bàn chân có mối tương quan với một số vùng nhất
Loại thực phẩm tăng cường cho sức khỏe tuyến giáp

Loại thực phẩm tăng cường cho sức khỏe tuyến giáp

Trong tự nhiên có nhiều thực phẩm giàu dinh dưỡng có thể hỗ trợ sức khỏe của tuyến giáp, như thực phầm giàu I-ốt, vitamin D, selen, chất chống oxy hóa và zinc...Đồng thời cũng có những thực phẩm nên tránh như thực phẩm chứa caffeine, thực phẩm chứa đường và thực phẩm xử lý...Việc chọn lựa thực phẩm phù hợp có thể đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì và cải thiện sức khỏe của tuyến giáp, đồng thời cũng nhấn mạnh vai trò của sự cân đối và đa dạng trong chế độ ăn uống lành mạnh.
Mô hình hỗ trợ người học của Trường Du lịch - Đại học Huế: Cánh cửa mở ra bầu trời mới

Mô hình hỗ trợ người học của Trường Du lịch - Đại học Huế: Cánh cửa mở ra bầu trời mới

SKV - Cánh cửa mở ra bầu trời mới đã giúp khám phá thêm tri thức, để rồi tôi có động lực, hành động. Và “đứa trẻ bắt đầu tập đi” trên con đường nghiên cứu khoa học ấy, từng bước hoàn thiện các bước của một nghiên cứu sinh ở Trường Du lịch - Đại học Huế.
Phát hiện nhóm máu có nguy cơ cao bị đột quỵ

Phát hiện nhóm máu có nguy cơ cao bị đột quỵ

Một nghiên cứu gần đây cho thấy nhóm máu có thể đóng một vai trò trong việc xác định nguy cơ đột quỵ.
Kinh nghiệm điều trị chứng Nguyệt thủy quá đa bằng bài thuốc nam tại bệnh viện 30.4 Bộ Công an

Kinh nghiệm điều trị chứng Nguyệt thủy quá đa bằng bài thuốc nam tại bệnh viện 30.4 Bộ Công an

Nguyệt thủy quá đa được Y học cổ truyền (YHCT) xếp trong chứng Nguyệt kinh thất điều do kinh nguyệt ra nhiều hơn bình thường (nhóm rối loạn số lượng kinh). Khi điều trị bằng các phương pháp YHCT cần hiểu rõ bản chất thực sự của các hội chứng bệnh YHCT mang bản chất theo Y học hiện đại (YHHĐ), lúc đó chẩn đoán và điều trị mang lại hiệu quả cao. Lý luận YHCT và YHHĐ có các triệu chứng vàng tương thích chặt chẽ, nên từ các triệu chứng vàng thể bệnh YHHĐ có thể chẩn đoán hội chứng bệnh của YHCT, từ đó đưa ra pháp trị và bài thuốc rất khách quan. Tại bệnh viện 30.4 Bộ Công an, việc chẩn đoán và điều trị bước đầu kết luận số bệnh nhân điều trị bằng thuốc nam khỏi đạt 91,7%.
Xem thêm
Chi hội Nam Y An Giang (Hội Nam Y Việt Nam) cấp phát nước miễn phí cho người dân tỉnh Tiền Giang

Chi hội Nam Y An Giang (Hội Nam Y Việt Nam) cấp phát nước miễn phí cho người dân tỉnh Tiền Giang

Trong bối cảnh nắng nóng kéo dài, nhiều tháng không mưa, gây xâm nhập mặn ở các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long ảnh hưởng đến đời sống bà con vùng ven biển, việc chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cộng đồng trở thành một trách nhiệm quan trọng của mỗi cá nhân và tổ chức xã hội. Theo tinh thần đó, ngày 24/4/2024, Chi hội Nam Y tỉnh An Giang đã tổ chức chương trình thiện nguyện quý II năm 2024 với mục đích là phát nước miễn phí cho người dân xã Tân Điền, TP Gò Công Đông, tỉnh Tiền Giang.
Chi Hội Nam Y Pháp Bảo Khỏe tổ chức thành công Đại hội đại biểu lần thứ nhất nhiệm kỳ 2024 – 2029

Chi Hội Nam Y Pháp Bảo Khỏe tổ chức thành công Đại hội đại biểu lần thứ nhất nhiệm kỳ 2024 – 2029

Ngày 20/04, Chi Hội Nam Y Pháp Bảo Khỏe long trọng tổ chức Đại hội đại biểu lần thứ nhất nhiệm kỳ 2024 – 2029 & Diễn đàn tư vấn sức khỏe cộng đồng tại số 139 đường Quảng An, quận Tây Hồ, thành phố Hà Nội.
Hội Nam Y Việt Nam: Dâng hương tưởng nhớ Danh y Tuệ Tĩnh- Một Thiền sư, một nhân cách lớn

Hội Nam Y Việt Nam: Dâng hương tưởng nhớ Danh y Tuệ Tĩnh- Một Thiền sư, một nhân cách lớn

Tuệ Tĩnh Thiền sư (1330 – 1400) là một lang y sống ở giai đoạn cuối thời Trần. Ông được hậu thế suy tôn là tiên thánh của ngành thuốc Nam. Tại Hải Dương còn có các đền thờ ông ở xã Cẩm Văn, Cẩm Vũ ( Đền Bia, Đền Xưa), ở chùa Hải Triều làng Yên Trung, nay
Hội Nam y Việt Nam Tổng kết Công tác Hội năm 2023 và Triển khai nhiệm vụ năm 2024 khu vực phía Nam

Hội Nam y Việt Nam Tổng kết Công tác Hội năm 2023 và Triển khai nhiệm vụ năm 2024 khu vực phía Nam

Sáng ngày 29/2/2024, tại Bảo tàng Phụ nữ Nam Bộ, Hội Nam y Việt Nam đã tổ chức Đại hội Tổng kết Công tác hoạt động năm 2023 và Triển khai nhiệm vụ công tác Hội năm 2024.
Hội Nam y Việt Nam tổ chức Hội nghị Tổng kết Công tác Hội năm 2023 và Triển khai nhiệm vụ công tác năm 2024 khu vực phía Bắc

Hội Nam y Việt Nam tổ chức Hội nghị Tổng kết Công tác Hội năm 2023 và Triển khai nhiệm vụ công tác năm 2024 khu vực phía Bắc

Sáng ngày 28/2/2024, Tại Học viện Y dược học cổ truyền Việt Nam, Hội Nam y Việt Nam tổ chức Hội nghị tổng kết công tác Hội năm 2023 và Triển khai công tác Hội năm 2024 Khu vực phía Bắc.
Phiên bản di động