Ruộng bậc thang - Kiệt tác từ bàn tay lao động
Tuần văn hóa du lịch “Qua những miền di sản ruộng bậc thang Hoàng Su Phì” trở thành sản phẩm du lịch hấp dẫn. Ảnh: Yên Hoa |
Bức tranh kiệt tác
Ruộng bậc thang ở tỉnh ta chủ yếu nằm ở các huyện Hoàng Su Phì và Xín Mần. Theo các nhà nghiên cứu dân gian, ruộng bậc thang có lịch sử hình thành cách đây 200 – 300 năm, gắn với lịch sử cư trú của các dân tộc La Chí, Dao, Tày, Nùng, Cờ Lao, Phù Lá... Với đặc trưng địa hình đồi núi dốc, thiếu đất canh tác, các dân tộc đã chọn các sườn đồi có độ dốc vừa phải, có nguồn nước, san thành các tầng bậc để giữ nước và trồng lúa. Khai khẩn ruộng bậc thang là một quá trình công phu, tốn nhiều công sức. Việc này thường được tiến hành vào mùa Xuân, để đến tháng 4, tháng 5 (âm lịch) là có thể canh tác ngay cho kịp thời vụ.
Khi thời tiết thuận lợi, người dân sẽ phát cỏ, dọn sạch mặt đất, rồi tiến hành cuốc đất và san ủi thành các tầng bậc. Việc đắp bờ cũng đòi hỏi sự khéo léo, nhất là với những thửa ruộng có độ dốc cao, bà con phải lấy đá kè chặt từ ruộng dưới lên đến mặt ruộng trên để bảo vệ ruộng và tránh bị rửa trôi lớp đất màu mỡ. Hệ thống dẫn nước vào ruộng cũng phải được bố trí hợp lý, kết nối chặt chẽ với nhau, đảm bảo nước chảy đều từ thửa ruộng cao xuống ruộng thấp. Từng công đoạn đều được thực hiện bằng những công cụ như dao, cuốc, xẻng, xà beng, cày, bừa.
Những thửa ruộng bậc thang đẹp như bức tranh ở Hoàng Su Phì. Ảnh: Ng.Phương |
Công việc khai khẩn được nối tiếp từ năm này qua năm khác, từ thế hệ này sang thế hệ khác mới hình thành nên những thửa ruộng bậc thang uốn lượn, trải dài theo các sườn núi như ngày nay. Những thửa ruộng bậc thang mùa nước đổ như mặt gương soi khổng lồ giữa núi rừng, hay những thảm lúa vàng óng như dải lụa mềm mại vào mùa lúa chín không chỉ tạo nên một bức tranh thiên nhiên độc đáo mà còn là bản hùng ca về tinh thần lao động và óc sáng tạo của những con người nơi rẻo cao.
Trải qua bao biến thiên của thời gian, ruộng bậc thang đã trở thành phương thức canh tác phổ biến của nhiều dân tộc ở Hà Giang. Những thửa ruộng ấy không chỉ giúp bà con đảm bảo an ninh lương thực, mà còn được đồng bào coi là thứ tài sản quý giá, trao tặng cho con cái khi dựng vợ, gả chồng và được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.
Khai thác “đa tầng” giá trị
Để nâng cao thu nhập trên những thửa ruộng bậc thang, người dân không chỉ cấy lúa nước mà còn tìm cách chuyển đổi cây trồng, tăng vụ. Một số địa phương đã áp dụng giống lúa đặc sản, chất lượng cao vào sản xuất để xây dựng sản phẩm OCOP như gạo Già dui, Nếp cái hoa vàng... Ngoài ra, người dân ở các huyện như Hoàng Su Phì, Xín Mần còn kết hợp hình thức xen canh cá – lúa, góp phần gia tăng giá trị trên cùng đơn vị diện tích canh tác.
Mùa vàng Thông Nguyên (Hoàng Su Phì). Ảnh: Minh Ty |
Không chỉ là phương thức sản xuất nông nghiệp, ruộng bậc thang còn là loại hình di sản văn hóa đặc biệt, sản phẩm đặc thù trong kế hoạch xây dựng thương hiệu du lịch của huyện Hoàng Su Phì nói riêng và của tỉnh ta nói chung. Từ phương thức canh tác ruộng bậc thang, đã sản sinh ra các tín ngưỡng liên quan tới nông nghiệp như: Tết Khu cù tê, Lễ xin giống của dân tộc La Chí; Lễ Cầu mùa của dân tộc Dao đỏ; Lễ hội Lồng Tồng của dân tộc Tày... tạo nên kho tàng văn hóa đặc sắc cho cộng đồng nơi đây, trở thành điểm nhấn đặc biệt thu hút khách du lịch.
Từ năm 2012, ruộng bậc thang Hoàng Su Phì đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận di tích cấp Quốc gia với tổng diện tích gần 765 ha. Việc danh lam thắng canh ruộng bậc thang Hoàng Su Phì được xếp hạng di tích cấp Quốc gia, kết hợp với bảo tồn bản sắc văn hóa, những lễ hội truyền thống của đồng bào các dân tộc... đã mang lại tiềm năng lớn trong phát triển du lịch. Khai thác lợi thế này, từ năm 2012, huyện Hoàng Su Phì đã tổ chức Chương trình Tuần văn hóa du lịch “Qua những miền di sản ruộng bậc thang”, vừa tạo cơ hội để du khách tham quan, chiêm ngưỡng ruộng bậc thang mùa lúa chín, gắn với trải nghiệm các hoạt động lao động, sản xuất như gặt lúa, bắt cá Chép ruộng, kết hợp với tổ chức các hoạt động văn nghệ, thể thao hấp dẫn, góp phần từng bước xây dựng nên sản phẩm du lịch độc đáo, đồng thời giúp người dân tăng thêm thu nhập, ổn định cuộc sống.
Tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, xen canh, tăng vụ, kết hợp nông nghiệp với du lịch đã nâng cao giá trị cho di sản ruộng bậc thang, giúp người dân vùng cao từng bước làm giàu trên những “công trình kiến trúc vĩ đại” được cha ông trao truyền lại.
Tin liên quan
Hà Nội: Dùng ngân sách chi trả 7 dịch vụ cấp cứu ngoại viện và khám bệnh, chữa bệnh y học gia đình
09:53 | 05/10/2024 Tin tức
Tăng cường kiểm tra, giám sát an toàn thực phẩm khu vực trường học
06:45 | 05/10/2024 Tin tức
Dự báo thời tiết ngày 5/10/2024: Hà Nội sáng trời lạnh, ngày nắng hanh
06:00 | 05/10/2024 Môi trường xanh
Cùng chuyên mục
Du lịch Quảng Ninh nhanh chóng phục hồi hoạt động sau bão số 3
16:29 | 18/09/2024 Du lịch
TP.HCM: Khoa Du lịch Trường Đại học Nguyễn Tất Thành tổ chức chương trình chuyên đề tốt nghiệp
15:18 | 07/09/2024 Du lịch
Vịnh Hạ Long - Quần đảo Cát Bà được công nhận là Di sản địa chất quốc tế
09:46 | 26/08/2024 Du lịch
Xúc tiến du lịch thông qua Festival sâm Ngọc Linh 2024
16:04 | 19/08/2024 Du lịch
Quảng Nam lần đầu tiên tổ chức lễ hội Ớt A Riêu
17:50 | 15/08/2024 Du lịch
TP.HCM: Sắp diễn ra sự kiện “Sứ giả văn hóa dân tộc 2024”
15:13 | 15/08/2024 Du lịch
Các tin khác
Về Nậm Nghiệp trải nghiệm thu hoạch táo mèo và check in siêu đẹp
15:19 | 12/08/2024 Du lịch
Chốn “bồng lai tiên cảnh” giữa núi rừng Lai Châu
16:12 | 01/08/2024 Du lịch
Trung Quốc có thêm 2 di sản thiên nhiên thế giới
10:03 | 01/08/2024 Du lịch
Ưu đãi mùa Vu Lan: Khám phá núi Bà Đen buổi tối với vé cáp treo chỉ 200.000 đồng
16:09 | 31/07/2024 Du lịch
Đắk Lắk: Ngắm linh vật Rồng dài 120m uốn lượn tại quảng trường Hồ Tân An
23:42 | 30/07/2024 Du lịch
Hà Nội nằm trong top thành phố có nền ẩm thực hấp dẫn nhất thế giới
20:32 | 24/07/2024 Du lịch
Quảng Bình - Một trong những điểm đến đẹp nhất thế giới
22:38 | 20/07/2024 Du lịch
Xuất hiện sứa lửa tại các bãi tắm biển Nha Trang
11:56 | 09/07/2024 Du lịch
Phát huy giá trị của sen Hà Nội trong cuộc sống hiện nay
17:26 | 04/07/2024 Du lịch
Đắk Lắk: Ama Farm - điểm dừng chân mới của du khách thập phương khi đặt chân đến Tây Nguyên đại ngàn
16:20 | 28/06/2024 Du lịch
Hội Nam Y Việt Nam đẩy mạnh phương án phát triển nền y học cổ truyền
4 ngày trước Tin tức
Hội Nam Y Việt Nam hỗ trợ người dân vùng bão lũ tại Yên Bái
6 ngày trước Hoạt động hội
Chi hội Nam y Pháp Bảo Khoẻ tặng 1000 phần quà cho thiếu nhi dịp Tết Trung thu 2024
16-09-2024 19:40 Hoạt động hội
Thành lập và Đại hội đại biểu Chi hội Nam y Liên Hoa - Biên Hoà lần thứ I nhiệm kỳ 2024-2029
11-09-2024 07:15 Hoạt động hội
Ấm áp tình cảm sẻ chia nơi "rốn lũ" Sơn La
24-08-2024 17:09 Hoạt động hội