Mới nhất Đọc nhiều

Số ca mắc liên cầu lợn tại Hà Nội tăng cao

Theo thông tin từ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hà Nội (CDC Hà Nội), trên địa bàn thành phố vừa ghi nhận thêm 1 trường hợp tử vong do liên cầu lợn. Theo đó, từ đầu năm 2023 đến nay, Hà Nội đã ghi nhận 15 ca mắc liên cầu lợn, trong đó có 2 ca tử vong.

Hầu hết các ca bệnh đều có liên quan đến giết mổ, ăn tiết canh hoặc các đồ ăn từ thịt lợn chưa nấu chín… Ngoài ra, cũng có một số trường hợp do tiếp xúc với lợn nhiễm bệnh thông qua các tổn thương, trầy xước trên da khi giết mổ, chế biến thực phẩm. Bệnh do vi khuẩn Streptococcus suis (S.suis) gây nên.

Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế cho biết, vi khuẩn Streptococcus suis cư trú ở đường hô hấp (đặc biệt là ở mũi), ở đường tiêu hóa và sinh dục của lợn. Hiện có 2 tuýp liên cầu lợn, với tuýp I gây dịch bệnh lẻ tẻ ở các đàn lợn dưới 8 tuần tuổi, tuýp II gây bệnh ở nhiều lứa tuổi khác nhau của lợn. Trong đó, tuýp II thường gây bệnh ở lợn thịt với các dấu hiệu viêm màng não, viêm nội tâm mạc, viêm phổi, bại huyết, bệnh đường tiêu hóa, viêm khớp, xuất huyết ở da, gây sảy thai và chết đột tử ở lợn. Tuýp này cũng gây bệnh chủ yếu cho người.

Số ca mắc liên cầu lợn tại Hà Nội tăng cao
Liên cầu lợn gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và tính mạng con người. (Ảnh minh họa)

Nguyên nhân chính gây nhiễm liên cầu lợn là người dân còn thói quen ăn tiết canh, những món ăn tái sống chưa được chế biến chín.

Trong khi đó, liên cầu lợn là bệnh nguy hiểm, nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời thì nguy cơ tử vong là rất cao. Do đó, cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền để kịp thời phòng, chống bệnh do liên cầu lợn gây ra.

Theo các chuyên gia y tế, khi nhiễm liên cầu lợn, người bệnh có biểu hiện sốt nóng, sốt lạnh, buồn nôn, nôn, có thể tiêu chảy... Trường hợp nặng, người bệnh có biểu hiện ù tai, điếc, cứng gáy, tri giác lơ mơ, mê hoảng, xuất hiện các ban hoại tử trên da do nhiễm trùng huyết, suy đa phủ tạng, rối loạn đông máu, sốc nhiễm trùng và tử vong nhanh chóng nếu không được phát hiện, điều trị kịp thời.

Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế cũng đưa ra cảnh báo, tỷ lệ tử vong do liên cầu lợn gây ra là khoảng 7%. Nếu không được chữa trị kịp thời, người bệnh sẽ bị viêm màng não, nhiễm trùng huyết gây choáng và có thể để lại những di chứng nặng nề với 60% bị ù tai giảm thính lực, 20% điếc hoàn toàn không hồi phục.

Hiện chưa có vaccine phòng nhiễm liên cầu lợn cho người. Tuy nhiên, vi khuẩn gây bệnh liên cầu lợn hoàn toàn bị tiêu diệt khi thực phẩm được nấu chín kỹ. Do đó, người dân nên nấu thịt lợn ở nhiệt độ trên 70 độ C, không ăn thịt lợn chết, không ăn các món ăn tái, đặc biệt là tiết canh lợn trong thời gian có dịch. Ngoài ra, nên chọn mua thịt lợn đã qua kiểm định của cơ quan thú y; tránh mua thịt lợn có màu đỏ khác thường, xuất huyết hoặc phù nề. Những người có vết thương hở phải đeo găng tay khi tiếp xúc với thịt lợn tái hoặc sống.

Cục Y tế dự phòng yêu cầu, các địa phương cần tăng cường giám sát phát hiện trường hợp bị bệnh nghi nhiễm liên cầu lợn ở người, đưa ngay đến bệnh viện để tổ chức cứu chữa kịp thời. Đặc biệt, chú ý giám sát những đối tượng có tiếp xúc gần với lợn bị bệnh như người chăn nuôi, giết mổ và buôn bán lợn. Khi phát hiện lợn ốm, chết phải chôn, đổ thuốc sát khuẩn và tiêu hủy ngay; phải đảm bảo chuồng trại và môi trường chăn nuôi được phun thuốc sát khuẩn, khử khuẩn thường xuyên.

Thanh Bảo

Tin liên quan

1.224 ca nhập viện do sử dụng thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng trong năm 2023

1.224 ca nhập viện do sử dụng thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng trong năm 2023

Ngày 3/5, tại Hà Nội, Cục Quản lý khám chữa bệnh, Bộ Y tế đã công bố nhiều số liệu về ảnh hưởng của thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng đến sức khỏe.
Chuyên gia Bộ Y tế nói gì về thông tin vaccine AstraZeneca COVID-19 có thể dẫn đến nguy cơ đông máu?

Chuyên gia Bộ Y tế nói gì về thông tin vaccine AstraZeneca COVID-19 có thể dẫn đến nguy cơ đông máu?

Theo PGS.TS Lương Ngọc Khuê: Ban đầu khi triển khai tiêm vaccine COVID-19, chúng ta rất thận trọng, Bộ Y tế đã xây dựng quy trình tiêm chủng, người tiêm phải đo huyết áp, khám sàng lọc trước khi tiêm, theo dõi sau tiêm tại điểm tiêm.
Bộ Y tế phát động cuộc thi Y tế cơ sở giỏi năm 2024

Bộ Y tế phát động cuộc thi Y tế cơ sở giỏi năm 2024

Ngày 3/5, tại Hà Nội, Bộ Y tế phát động cuộc thi Y tế cơ sở giỏi năm 2024 với chủ đề "Y tế cơ sở: Gắn bó với dân, tận tâm phục vụ".

Cùng chuyên mục

[Infographic] 7 lưu ý trong chế độ ăn uống bảo vệ sức khỏe tim mạch

[Infographic] 7 lưu ý trong chế độ ăn uống bảo vệ sức khỏe tim mạch

Một số lưu ý dưới đây dễ thực hiện trong bữa ăn hàng ngày.
Dấu hiệu cảnh báo làn da thiếu vitamin C

Dấu hiệu cảnh báo làn da thiếu vitamin C

Làn da chính là tấm gương phản chiếu sức khỏe của mỗi chúng ta. Da cần được bổ sung cân bằng các chất dinh dưỡng thiết yếu, trong đó có vitamin C. Thiếu vitamin C không chỉ ảnh hưởng đến một số chức năng của cơ thể mà còn có các biểu hiện xấu ở ngoài da. Da thiếu vitamin C có dấu hiệu gì?
Công dụng chữa bệnh của cây lá lốt

Công dụng chữa bệnh của cây lá lốt

SKV - Cây lá lốt được trồng ở nhiều nơi dùng làm thuốc, gia vị và chế biến món ăn. Theo y học cổ truyền, lá lốt có tính nóng, vị nồng, hơi cay, có công dụng làm ấm bụng, trừ lạnh, giảm đau… Lá lốt được mọi người sử dụng để chữa các triệu chứng như đau nhức xương khớp, mụn nhọt, chứng ra nhiều mồ hôi ở chân tay, viêm xoang...
Huyết Lình: Linh dược đặc biệt Việt Nam

Huyết Lình: Linh dược đặc biệt Việt Nam

Nhiều nhà khoa học của Việt Nam và thế giới nghiên cứu về đời sống cư dân sinh sống tại nhiều vùng rừng núi hiểm trở ở phía Bắc nước ta đã không khỏi sửng sốt bởi thể chất, sinh lực và sức đề kháng rất tốt của người dân tộc thiểu số.
Đi bộ 8.000 bước mỗi ngày giúp giảm nguy cơ bệnh tim mạch

Đi bộ 8.000 bước mỗi ngày giúp giảm nguy cơ bệnh tim mạch

Một nghiên cứu mới đây chỉ ra rằng, muốn ngăn ngừa bệnh tim mạch, mọi người nên đi bộ 8.000 bước/ngày.
Đắk Lắk: Nắng nóng gay gắt, nguy cơ làm gia tăng các ca bệnh

Đắk Lắk: Nắng nóng gay gắt, nguy cơ làm gia tăng các ca bệnh

SKV - Những ngày qua, trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk, nắng nóng diễn ra gay gắt là một trong những nguyên nhân khiến nhiều loại bệnh có xu hướng mắc mới và tái phát tăng cao.

Các tin khác

Uống thuốc gì khi bị khàn tiếng kéo dài?

Uống thuốc gì khi bị khàn tiếng kéo dài?

Khàn tiếng là tình trạng nhiều người gặp phải, khiến người mắc khó khăn trong giao tiếp, phát âm hoặc thực hiện những công việc liên quan đến giọng nói. Vậy có thuốc nào điều trị khàn tiếng?
Đột quỵ đang dần trẻ hóa, để lại nhiều di chứng nặng nề

Đột quỵ đang dần trẻ hóa, để lại nhiều di chứng nặng nề

Đột quỵ là căn bệnh nguy hiểm, để lại nhiều di chứng nặng nề và tỷ lệ tử vong cao. Điều đáng lo ngại là đột quỵ đang có xu hướng ngày càng trẻ hóa. Liệu có cách nào để chủ động phòng ngừa một cách an toàn và hiệu quả?
Top 10 thực phẩm giàu chất kẽm

Top 10 thực phẩm giàu chất kẽm

Kẽm là một trong những khoáng chất thiết yếu nhất trong cơ thể vì nó cần thiết cho hoạt động bình thường của hơn 300 enzyme liên quan đến quá trình trao đổi chất, tiêu hóa và chức năng miễn dịch. Kẽm rất quan trọng cho quá trình tổng hợp DNA, phân chia tế bào và tăng trưởng. Dưới đây là một số loại thực phẩm giàu kẽm tự nhiên.
Ngăn nguy cơ ngộ độc thực phẩm trong mùa nắng nóng

Ngăn nguy cơ ngộ độc thực phẩm trong mùa nắng nóng

Thời tiết nắng nóng khiến nguy cơ ngộ độc thực phẩm tăng cao. Do đó, cần tăng cường triển khai các biện pháp phòng, chống ngộ độc thực phẩm, nhất là trong dịp hè.
Loại rễ được ví như “vàng không đổi được” giúp chống ung thư, có nhiều ở Việt Nam

Loại rễ được ví như “vàng không đổi được” giúp chống ung thư, có nhiều ở Việt Nam

Từ xa xưa, tam thất đã được xem là một trong những vị thuốc quý. Sở dĩ tam thất được gọi là "kim bất hoán" (vàng không đổi được), bởi chúng có nhiều tác dụng đối với sức khỏe.
Nhu cầu sử dụng sữa của Việt Nam vẫn ở mức thấp

Nhu cầu sử dụng sữa của Việt Nam vẫn ở mức thấp

Nhu cầu sử dụng sữa bình quân đầu người của Việt Nam hiện vẫn thấp so với thế giới, chỉ đạt 26 - 28 lít/người/năm. Trong khi, tỉ lệ suy dinh dưỡng thấp còi của trẻ em Việt Nam vẫn chiếm tỉ lệ cao.
Loại cỏ quý như “nhân sâm đỏ” mọc rất nhiều, nhưng ít người biết

Loại cỏ quý như “nhân sâm đỏ” mọc rất nhiều, nhưng ít người biết

Đan sâm được mệnh danh là “huyết bệnh yếu dược”. Rễ cây của chúng giống như sâm mà lại có màu đỏ thường dùng để hỗ trợ điều trị các bệnh liên quan đến huyết. Vì vậy loại cỏ này được ví như “nhân sâm đỏ”. Đan Sâm rất dễ sinh trưởng và thường được trồng nhiều ở các vùng núi Việt Nam, nhưng đa số lại không biết về loại cỏ này.
Lâm Đồng: Tăng cường phòng, chống bệnh không lây nhiễm và rối loạn sức khỏe tâm thần

Lâm Đồng: Tăng cường phòng, chống bệnh không lây nhiễm và rối loạn sức khỏe tâm thần

SKV - Sở Y tế tỉnh Lâm Đồng vừa ban hành Công văn số 1302/SYT-NVY về việc tăng cường công tác phòng, chống bệnh không lây nhiễm và rối loạn sức khỏe tâm thần.
Hà Nội chủ động triển khai các hoạt động phòng, chống dịch bệnh

Hà Nội chủ động triển khai các hoạt động phòng, chống dịch bệnh

UBND thành phố Hà Nội vừa ban hành Công văn số 1354/UBND-KGVX ngày 7/5/2024 về việc chủ động triển khai các hoạt động phòng, chống dịch bệnh trên địa bàn thành phố.
Thận trọng với các món ăn từ trứng kiến

Thận trọng với các món ăn từ trứng kiến

Thời gian gần đây, các món ăn làm từ trứng kiến trở nên phổ biến và được nhiều người ưa thích. Tuy nhiên cũng có những trường hợp ngộ độc sau khi ăn trứng kiến khiến có thông tin cho rằng trứng kiến là thực phẩm chứa độc tố. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp một số khái niệm cơ bản về vấn đề này.
Xem thêm
Chi hội Nam y An Giang cấp phát nước miễn phí cho người dân tại Bến Tre

Chi hội Nam y An Giang cấp phát nước miễn phí cho người dân tại Bến Tre

Đoàn công tác của Chi hội Nam y An Giang (thuộc Hội Nam y Việt Nam) mới đây đã tổ chức cấp phát nước miễn phí cho người dân đang thiếu nước sinh hoạt và nước uống tại xã Thới Thạnh, huyện Thạnh Phú, tỉnh Bến Tre.
Hải Dương: Khai Hội Đền Bia, dâng hương tưởng nhớ Đại danh y - Thiền sư Tuệ Tĩnh

Hải Dương: Khai Hội Đền Bia, dâng hương tưởng nhớ Đại danh y - Thiền sư Tuệ Tĩnh

Sáng 8/5/2024, huyện Cẩm Giàng tỉnh Hải Dương đã tổ chức Lễ hội truyền thống đền Bia và Dâng hương tưởng niệm Đại danh y - Thiền sư Tuệ Tĩnh.
Chi hội Nam Y An Giang (Hội Nam Y Việt Nam) cấp phát nước miễn phí cho người dân tỉnh Tiền Giang

Chi hội Nam Y An Giang (Hội Nam Y Việt Nam) cấp phát nước miễn phí cho người dân tỉnh Tiền Giang

Trong bối cảnh nắng nóng kéo dài, nhiều tháng không mưa, gây xâm nhập mặn ở các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long ảnh hưởng đến đời sống bà con vùng ven biển, việc chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cộng đồng trở thành một trách nhiệm quan trọng của mỗi cá nhân và tổ chức xã hội. Theo tinh thần đó, ngày 24/4/2024, Chi hội Nam Y tỉnh An Giang đã tổ chức chương trình thiện nguyện quý II năm 2024 với mục đích là phát nước miễn phí cho người dân xã Tân Điền, TP Gò Công Đông, tỉnh Tiền Giang.
Chi Hội Nam Y Pháp Bảo Khỏe tổ chức thành công Đại hội đại biểu lần thứ nhất nhiệm kỳ 2024 – 2029

Chi Hội Nam Y Pháp Bảo Khỏe tổ chức thành công Đại hội đại biểu lần thứ nhất nhiệm kỳ 2024 – 2029

Ngày 20/04, Chi Hội Nam Y Pháp Bảo Khỏe long trọng tổ chức Đại hội đại biểu lần thứ nhất nhiệm kỳ 2024 – 2029 & Diễn đàn tư vấn sức khỏe cộng đồng tại số 139 đường Quảng An, quận Tây Hồ, thành phố Hà Nội.
Hội Nam Y Việt Nam: Dâng hương tưởng nhớ Danh y Tuệ Tĩnh- Một Thiền sư, một nhân cách lớn

Hội Nam Y Việt Nam: Dâng hương tưởng nhớ Danh y Tuệ Tĩnh- Một Thiền sư, một nhân cách lớn

Tuệ Tĩnh Thiền sư (1330 – 1400) là một lang y sống ở giai đoạn cuối thời Trần. Ông được hậu thế suy tôn là tiên thánh của ngành thuốc Nam. Tại Hải Dương còn có các đền thờ ông ở xã Cẩm Văn, Cẩm Vũ ( Đền Bia, Đền Xưa), ở chùa Hải Triều làng Yên Trung, nay
Phiên bản di động