Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị tổng kết thực hiện Nghị quyết về phát triển vùng Tây Nguyên

Sáng nay (1/7) tại Đắk Lắk, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị tổng kết thực hiện Nghị quyết số 10-NQ/TW ngày 18/01/2002 và Kết luận số 12-NQ/TW ngày 24/10/2011 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế – xã hội và bảo đảm quốc phòng an ninh vùng Tây Nguyên.

Quang cảnh Hội nghị

Cùng tham dự Hội nghị có: Đại tướng Tô Lâm, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an; các Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng các Bộ, ngành liên quan, thành viên Ban Chỉ đạo, thành viên Tổ biên tập, Ban Kinh tế Trung ương, lãnh đạo một số Ủy ban của Quốc hội (Ủy ban Kinh tế, Ủy ban Tài chính, ngân sách, Ủy ban các vấn đề xã hội), lãnh đạo 5 địa phương vùng Tây Nguyên, các chuyên gia,

Các đại biểu đã tập trung trao đổi, đánh giá thực trạng việc tổ chức triển khai và kết quả đạt được, tồn tại, hạn chế và nguyên nhân sau 20 năm thực hiện Nghị quyết 10-NQ/TW và Kết luận số 12-KL/TW; dự báo tình hình quốc tế, trong nước thời gian tới tác động đến phát triển kinh tế – xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh của vùng Tây Nguyên; xác định vị trí, vai trò, cơ hội, tầm quan trọng và ảnh hưởng của vùng Tây Nguyên đối với phát triển kinh tế-xã hội, quốc phòng, an ninh của vùng với vùng Đông Nam Bộ, Duyên hải Nam trung bộ, tam giác phát triển Việt Nam – Lào – Campuchia và cả nước; điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức đối với phát triển kinh tế – xã hội của vùng Tây Nguyên; đề xuất quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu nhằm phát triển vùng Tây Nguyên đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045; đề xuất ban hành Nghị quyết mới của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển vùng Tây Nguyên đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Thủ tướng CP Phạm Minh Chính phát biểu tại Hội nghị

Việc tổng kết Nghị quyết số 10-NQ/TW và Kết luận số 12-NQ/TW có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc nhìn lại chặng đường 20 năm vừa qua và xác định con đường phát triển cho toàn vùng Tây Nguyên trong giai đoạn sắp tới.

Tại Hội nghị, Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho biết, tình hình kinh tế xã hội vùng Tây Nguyên thời gian qua đạt kết nhiều kết quả đáng khích lệ với quy mô kinh tế liên tục được mở rộng, năm 2020 đạt khoảng 287.000tỉ đồng, gấp khoảng 14 lần năm 2002. GRDP bình quân giai đoạn 2002 – 2020 là 7,98%, cao nhất trong các vùng. GRDP bình quân đầu người năm 2020 đạt 48,08 triệu đồng/người/năm, gấp 10,6 lần năm 2002.

Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng phát biểu tại hội nghị (Hình VOV)

Chuyển dịch cơ cấu theo hướng giảm tỷ trọng nông nghiệp, tăng tỷ trọng dịch vụ. Nông nghiệp trở thành vùng sản xuất nông sản lớn; Dịch vụ, du lịch có bước phát triển khá, hình thành các chuỗi phát triển du lịch liên vùng, đang trở thành vùng du lịch sinh thái – văn hóa có sức hấp dẫn.

Tỷ lệ hộ nghèo giảm khá, các chương trình mục tiêu quốc gia được triển khai hiệu quả, góp phần cải thiện căn bản đời sống vật chất, tinh thần của người dân nông thôn. Làm tốt công tác dân tộc, nâng cao ý thức đoàn kết, tính tự lực trong phát triển sản xuất, giảm nghèo; Thế trận quốc phòng toàn dân gắn với thế trận an ninh nhân dân, thế trận lòng dân được củng cố vững chắc, nhất là trên tuyến biên giới và các địa bàn xung yếu; an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được bảo đảm.

Bộ trưởng Bộ Công an phát biểu tại Hội nghị.(Hình: Báo Tiền Phong)

Phát biểu tại Hội nghị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã phân tích những tiềm năng thế mạnh, cơ hội nổi trội đồng thời cũng chỉ rõ những tồn tại, hạn chế, bất cập, những khó khăn, thách thức như việc phát triển kinh tế của vùng chưa bền vững, tăng trưởng kinh tế chậm lại trong giai đoạn 2011 – 2020 so với cả giai đoạn 2002 – 2020; quy mô GRDP của vùng thấp nhất trong các vùng kinh tế – xã hội. Tây Nguyên chưa phát huy hết tiềm năng khác biệt, cơ hội nổi trội, lợi thế cạnh tranh của khu vực, chính sách còn hạn hẹp, đầu tư chưa tướng xứng, tính tự lực tự cường chưa được phát huy mạnh mẽ; Phát triển văn hóa, xã hội, y tế còn nhiều bất cập. Liên kết giữa các địa phương trong vùng chưa chặt chẽ, còn hình thức, liên kết nội vùng và liên vùng chưa có tính chiến lược, lâu dài theo hướng bổ trợ lẫn nhau để nâng cao năng lực cạnh tranh của vùng.

Về bài học kinh nghiệm, Thủ tướng chỉ rõ, cần nhận thức đúng và đầy đủ về vai trò, vị trí và tầm quan trọng của vùng đối với cả nước ở tất cả các cấp, các ngành. Phát triển vùng Tây Nguyên phải tập trung và kết hợp giải quyết đồng bộ cả về chính trị, tư tưởng, kinh tế, xã hội, môi trường, quốc phòng, an ninh; gắn phát triển kinh tế với chăm lo giải quyết các vấn đề xã hội, chính sách dân tộc, tôn giáo; Khơi dậy niềm tự hào, biến giá trị lịch sử, văn hóa, truyền thống cách mạng, ý chí, khát vọng vươn lên, tực lực, tự cường, đoàn kết thành động lực phát triển. Phải có cơ chế để phát triển, nhất là thu hút nguồn lực xã hội và đầu tư nước ngoài”.

Bộ trưởng Bộ Giao thông Vân tải Nguyễn Văn Thể phát biểu tại Hội nghị.(Hình: Báo Tiền Phong)

Về quan điểm phát triển, Thủ tướng nhấn mạnh, Tây Nguyên là địa bàn chiến lược. Phát triển Tây Nguyên nhanh, bền vững là trách nhiệm của tất cả các cấp, các ngành, của cả hệ thống chính trị, trong đó phải chú trọng phát huy tinh thần tự lực, tự cường và đổi mới sáng tạo, dám nghĩ, dám làm của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc trên địa bàn.

Bám sát, cụ thể hóa Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng và Nghị quyết Đại hội Tỉnh đảng bộ của 5 tỉnh trong vùng để tổ chức thực hiện có hiệu quả. Mục tiêu phát triển Tây Nguyên cần thống nhất, đặt trong tổng thể các mục tiêu chung; Xây dựng và phát triển vùng Tây Nguyên kết hợp hài hòa, hợp lý trên 4 trụ cột: kinh tế – xã hội – môi trường – quốc phòng, an ninh; Phát triển bền vững, thích ứng với biến đổi khí hậu, phát huy tốt nhất các lợi thế đặc thù của từng địa phương; Đẩy mạnh liên kết vùng và nội vùng, liên kết chặt chẽ với duyên hải Nam Trung Bộ và Đông Nam Bộ; kết nối nhanh với các trung tâm kinh tế lớn của cả nước, Tiểu vùng sông Mekong và khu vực Tam giác phát triển Việt Nam – Lào – Campuchia; Phát triển Tây Nguyên nhanh, bền vững hài hòa, lấy con người là mục tiêu, là trung tâm, là động lực phát triển, lấy văn hóa là nền tảng; bảo đảm quốc phòng, an ninh là trọng yếu, thường xuyên. Chú trọng công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh; nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của các tổ chức Đảng và đảng viên” – Thủ tướng cho biết.

Bí thư Tỉnh ủy Đắk Lắk Nguyễn Đình Trung phát biểu tại Hội nghị. (Hình: Báo Tiền Phong)

Thủ tướng gợi ý, nếu trước đây xác định Tây Nguyên cần “ổn định để phát triển” thì nay ưu tiên cho phát triển để góp phần quan trọng giữ vững ổn định chính trị – xã hội, bảo đảm quốc phòng an ninh và thúc đẩy đối ngoại.

Về mục tiêu, Thủ tướng chỉ rõ, phát triển kinh tế xanh, tuần hoàn, giàu bản sắc văn hóa dân tộc. Chuyển đổi tư duy từ sản xuất nông nghiệp sang kinh tế nông nghiệp, trong đó hình thành một số sản phẩm nông nghiệp có thương hiệu quốc tế; kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại, trong đó hạ tầng giao thông là nền tảng quan trọng; là điểm đến đặc sắc thu hút khách du lịch; hệ sinh thái được bảo tồn, an ninh nguồn nước được đảm bảo; an ninh chính trị ổn định; đời sống vật chất và tinh thần của người dân được cải thiện, quốc phòng an ninh được vững chắc.

Về định hướng, giải pháp trọng tâm trong thời gian tới, Thủ tướng yêu cầu tập trung hoàn thiện thể chế, chính sách phát triển và đẩy mạnh liên kết vùng và phát triển Tây Nguyên cho tương xứng với tiềm năng.

Quán triệt sâu sắc, tạo sự thống nhất cao trong nhận thức ở tất cả các cấp, các ngành về vai trò, vị trí và tầm quan trọng của vùng đối với phát triển KTXH, môi trường, đảm bảo quốc phòng, an ninh” – Thủ tướng nhấn mạnh.

Theo Thủ tướng, cần xây dựng quy hoạch phát triển vùng giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 theo hướng xanh, tuần hoàn, giàu bản sắc dựa trên yếu tố đặc trưng là con người, văn hóa, đất, nước và rừng của Tây Nguyên.

Thủ tướng và các đại biểu tham dự Hội nghị

Cùng với đó, phát triển đô thị và bố trí dân cư vùng Tây Nguyên phù hợp với các điều kiện đặc trưng của vùng về sinh thái, bản sắc văn hóa. Tập trung phát triển các đô thị trung tâm động lực của vùng, tiểu vùng để lan tỏa, thúc đẩy khu vực phụ cận, các vùng khác phát triển.

Phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế – xã hội, nhất là kết cấu hạ tầng giao thông, thủy lợi, cấp nước hiệu quả. Hoàn thành một số tuyến đường cao tốc, nâng cấp sân bay, kết nối thuận lợi trong nước, khu vực và quốc tế. Bên cạnh đó, thực hiện việc chuyển đổi, nâng cấp hạ tầng công nghệ thông tin sang hạ tầng số song hành với quá trình chuyển đổi số quốc gia. Phát triển kết cấu hạ tầng thương mại theo hướng hiện đại, mở rộng liên kết hoạt động thương mại gắn kết với thị trường trong và ngoài nước, thúc đẩy thương mại điện tử và logistics. Phát triển nhanh và bền vững kinh tế vùng. Nghiên cứu các cơ chế, chính sách đặc thù để Tây Nguyên khai thác hết tiềm năng, hóa giải các thách thức, có giải pháp phù hợp.

Thủ tướng cũng yêu cầu vùng đẩy mạnh cơ cấu lại nền kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng theo hướng hiệu quả, nâng cao giá trị gia tăng, đặc biệt chú trọng ngành nông, lâm nghiệp và du lịch. Lấy phát triển nông lâm nghiệp là bệ đỡ với các sản phẩm đặc thù, có chất lượng và giá trị cao; du lịch là đột phá gắn với giữ gìn bản sắc văn hóa, phát triển các điểm đến du lịch quốc gia và đô thị du lịch quốc tế.

Tập trung nâng cao tiềm lực phát triển và ứng dụng khoa học công nghệ trong sản xuất nông nghiệp, năng lượng sạch, năng lượng tái tạo, du lịch, bảo vệ môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu.

Phát huy nguồn lực đất đai trở thành nội lực quan trọng phục vụ phát triển kinh tế – xã hội tương xứng với vị trí chiến lược của Tây Nguyên với cả nước; đảm bảo quỹ đất sản xuất cho người dân, trong đó có đồng bào di dân tự do.

Thủ tướng và các đại biểu tham dự Hội nghị

Phát triển văn hóa – xã hội, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân. Phát huy giá trị và sức mạnh văn hóa, con người. Bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa, truyền thống tốt đẹp của các dân tộc, nhất là đồng bào dân tộc thiểu số gốc Tây Nguyên; Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực trong đồng bào dân tộc, coi đây là một trong những khâu đột phá cho sự phát triển nhanh và bền vững của vùng.

Bên cạnh đó, phát triển KTXH gắn với củng cố quốc phòng, an ninh; đảm bảo an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội, vấn đề dân tộc, tôn giáo, làm sâu sắc hơn các quan hệ hợp tác Tiểu vùng sông Mekong mở rộng, khu vực Tam giác phát triển Việt Nam – Lào – Campuchia.

Bên cạnh bài phát biểu của Thủ tướng còn có nhiều tham luận của Bộ Trưởng Bộ Công an Tô Lâm; Bộ Trưởng Bộ Giao thông Vận tải Nguyễn Văn Thể, Bí thư Tỉnh ủy Đắk Lắk Nguyễn Đình Trung, cùng nhiều lãnh đạo các bộ, ngành và lãnh đạo các địa phương thuộc vùng Tây Nguyên.

Buổi chiều cùng ngày, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính sẽ có phát biểu kết luận Hội nghị./.

Hữu Phúc

Cùng chuyên mục

CEO Vinamilk chia sẻ về chiến lược đổi mới tại Đại hội cổ đông năm 2025

CEO Vinamilk chia sẻ về chiến lược đổi mới tại Đại hội cổ đông năm 2025

Ngày 25/4/2025, Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam (Vinamilk) đã tổ chức Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) năm 2025. Hội đồng quản trị nhấn mạnh chiến lược đổi mới sản phẩm, công nghệ và tiếp cận người dùng. Đồng thời, dựa trên kỳ vọng tình hình vĩ mô cải thiện trong năm 2025, công ty đặt mục tiêu tăng trưởng 4,3% cho cả doanh thu và lợi nhuận trước thuế.
Ra mắt Chi cục Quản lý thị trường Quảng Nam

Ra mắt Chi cục Quản lý thị trường Quảng Nam

Chiều ngày 22/4, Chi cục Quản lý thị trường (QLTT) tỉnh Quảng Nam trực thuộc Sở Công Thương chính thức ra mắt, đánh dấu bước ngoặt quan trọng trong việc kiện toàn tổ chức bộ máy quản lý thị trường tại địa phương.
Herbalife Việt Nam được vinh danh Top 50 Doanh nghiệp FDI tiêu biểu tại Việt Nam tại Giải thưởng Rồng Vàng 2025

Herbalife Việt Nam được vinh danh Top 50 Doanh nghiệp FDI tiêu biểu tại Việt Nam tại Giải thưởng Rồng Vàng 2025

Giải thưởng Rồng Vàng ghi nhận các doanh nghiệp FDI có kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh ấn tượng, cũng như có những đóng góp đáng kể và tích cực cho địa phương nơi doanh nghiệp hoạt động và nền kinh tế quốc gia.
An yên bên gia đình với dịch vụ chăm sóc giảm nhẹ tại nhà của phòng khám Việt Úc

An yên bên gia đình với dịch vụ chăm sóc giảm nhẹ tại nhà của phòng khám Việt Úc

Khi đối diện với những bệnh lý nghiêm trọng, đặc biệt là các bệnh mạn tính giai đoạn cuối, nhu cầu về một sự chăm sóc toàn diện, không chỉ về y tế mà còn về tinh thần, trở nên vô cùng quan trọng. Thấu hiểu sâu sắc điều này, Phòng Khám Gia Đình Việt Úc mang đến dịch vụ chăm sóc giảm nhẹ tại nhà, một giải pháp nhân văn giúp người bệnh được an yên bên cạnh những người thân yêu, giảm bớt gánh nặng về thể chất và tinh thần trong giai đoạn khó khăn của cuộc đời.
“Vương đạo kinh doanh” – Tư tưởng lãnh đạo khai sáng cho doanh nghiệp tương lai

“Vương đạo kinh doanh” – Tư tưởng lãnh đạo khai sáng cho doanh nghiệp tương lai

Tiếp nối thành công tại Hà Nội, ngày 23/4, tại TP Hồ Chí Minh, hội thảo “Vương đạo kinh doanh” tiếp tục diễn ra nhằm chia sẻ những tư tưởng lãnh đạo khai sáng và chiến lược quản trị doanh nghiệp bền vững. Sự kiện không chỉ mang đến những định hướng giá trị cho cộng đồng doanh nhân mà còn mở rộng kết nối, truyền cảm hứng phát triển bền vững trong thời đại chuyển đổi số.
Giới thiệu phòng khám Nam khoa - Đa khoa Tân Bình

Giới thiệu phòng khám Nam khoa - Đa khoa Tân Bình

(SKV) - Phòng khám nam khoa - Đa khoa Tân Bình từ lâu đã khẳng định được uy tín trong lòng người dân TP.HCM và các khu vực lân cận. Là địa chỉ chuyên thăm khám và điều trị các bệnh lý nam khoa, phòng khám luôn chú trọng đầu tư toàn diện về cơ sở vật chất và chất lượng dịch vụ, mong muốn mang đến giải pháp y tế nhanh chóng – an toàn – tiện lợi cho nam giới.

Các tin khác

Khai mạc Triển lãm Quốc tế Xây dựng, Công nghiệp mỏ và Giao thông

Khai mạc Triển lãm Quốc tế Xây dựng, Công nghiệp mỏ và Giao thông

Sự kiện Contech Vietnam 2025 và EL Vietnam 2025 chính là cầu nối giữa công nghệ hiện đại với thực tiễn ngành xây dựng, giao thông và năng lượng.
Công ty Cổ phần Tập đoàn Hoa Sen: Lợi nhuận sau thuế hợp nhất 06 tháng NĐTC 2024 - 2025 đạt 371 tỷ đồng, hoàn thành 74% kế hoạch

Công ty Cổ phần Tập đoàn Hoa Sen: Lợi nhuận sau thuế hợp nhất 06 tháng NĐTC 2024 - 2025 đạt 371 tỷ đồng, hoàn thành 74% kế hoạch

SKV - Công ty Cổ phần Tập đoàn Hoa Sen (HSG) vừa công bố báo cáo tài chính hợp nhất Quý 2 niên độ tài chính (NĐTC) 2024 - 2025 (từ ngày 01/01/2025 đến ngày 31/3/2025). Theo đó, Quý 2 NĐTC 2024 - 2025, sản lượng hợp nhất HSG đạt 432.919 tấn, doanh thu hợp nhất HSG đạt 8.452 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế hợp nhất HSG đạt 205 tỷ đồng.
Manulife nâng cao trải nghiệm khách hàng với loạt giải pháp công nghệ mới

Manulife nâng cao trải nghiệm khách hàng với loạt giải pháp công nghệ mới

Trong bối cảnh ngành bảo hiểm đang chứng kiến những chuyển đổi mạnh mẽ về công nghệ, Manulife Việt Nam tiếp tục thể hiện vai trò tiên phong trong việc ứng dụng số hóa để mang đến những trải nghiệm vượt trội cho khách hàng, từ quá trình tư vấn, ký hợp đồng đến giải quyết quyền lợi bảo hiểm.
Hé lộ bí mật quản trị doanh nghiệp xuất sắc từ tinh hoa Nhật Bản

Hé lộ bí mật quản trị doanh nghiệp xuất sắc từ tinh hoa Nhật Bản

Hội thảo “Vương đạo kinh doanh” - Bí mật quản trị doanh nghiệp xuất sắc mang đến những góc nhìn sâu sắc về nghệ thuật quản trị doanh nghiệp theo tinh thần chính đạo của Nhật Bản.
Doanh nghiệp Mỹ Anh Shop tham gia Kết nối giao thương An Việt Hà Đông: Mở rộng mạng lưới, tìm kiếm cơ hội hợp tác

Doanh nghiệp Mỹ Anh Shop tham gia Kết nối giao thương An Việt Hà Đông: Mở rộng mạng lưới, tìm kiếm cơ hội hợp tác

Ngày 10/4, sự kiện kết nối giao thương An Việt Hà Đông đã diễn ra thành công tại Khu đô thị The Terra An Hưng, phường La Khê, quận Hà Đông, TP. Hà Nội, thu hút sự tham gia của gần 50 doanh nghiệp hoạt động đa dạng trong các lĩnh vực sức khỏe, sắc đẹp, giáo dục và phát triển trí tuệ.
Lương nhân viên công ty bảo hiểm có mua được một chỉ vàng?

Lương nhân viên công ty bảo hiểm có mua được một chỉ vàng?

Một số thông tin gần đây phản ánh thu nhập trung bình của nhân viên các công ty bảo hiểm có thể lên đến hơn 100 triệu đồng mỗi tháng, tương đương một lượng vàng. Vậy con số này có thực sự "trong mơ", hay tạo ra những chuyện dở khóc dở cười cho chính người trong cuộc.
Vinamilk được vinh danh là doanh nghiệp tiêu biểu của TP HCM nhân kỷ niệm 50 năm thống nhất đất nước

Vinamilk được vinh danh là doanh nghiệp tiêu biểu của TP HCM nhân kỷ niệm 50 năm thống nhất đất nước

Vinamilk được vinh danh là doanh nghiệp tiêu biểu của TP.HCM nhân dịp kỷ niệm 50 năm thống nhất đất nước. Không chỉ là một doanh nghiệp “đầu đàn” phát triển vững mạnh, Vinamilk còn là thương hiệu mang đậm bản sắc sáng tạo, tự chủ và quyết liệt của Thành phố trong hành trình vươn tầm.
Doanh nhân Nguyễn Quốc Trung – Hình mẫu trí thức kiến tạo vì cộng đồng

Doanh nhân Nguyễn Quốc Trung – Hình mẫu trí thức kiến tạo vì cộng đồng

Trong bức tranh phát triển năng động của nền kinh tế Việt Nam, nơi doanh nghiệp được ví như “xương sống” của đất nước, thì người doanh nhân không chỉ là người tạo ra của cải vật chất, mà còn là chủ thể góp phần kiến tạo xã hội. Ở giao điểm giữa tri thức – bản lĩnh – tinh thần dân tộc, doanh nhân Nguyễn Quốc Trung nổi lên như một hình mẫu tiêu biểu cho lớp doanh nhân trí thức hiện đại – người dấn thân không chỉ để làm giàu, mà còn để gieo trồng các giá trị nhân văn sâu sắc trong đời sống cộng đồng.
Phát triển và trồng cây dược liệu không chỉ để làm thuốc

Phát triển và trồng cây dược liệu không chỉ để làm thuốc

Trên thực tế, hiện nay việc trồng cây dược liệu đã và đang đem lại thu nhập từ vài chục đến hàng trăm triệu đồng/ha. Dược liệu không chỉ khẳng định vai trò quan trọng trong chăm sóc sức khoẻ nhân dân mà còn mang lại nhiều nguồn lợi về kinh tế làm thay đổi đời sống của người dân vùng trồng dược liệu...
Kê khai sai thuế, Bảo hiểm LPBank bị xử phạt, truy thu gần 1 tỷ đồng

Kê khai sai thuế, Bảo hiểm LPBank bị xử phạt, truy thu gần 1 tỷ đồng

Cục Thuế TP Hà Nội vừa công bố kết luận thanh tra thuế tại Tổng Công ty cổ phần Bảo hiểm LPBank. Do vướng nhiều vi phạm về thuế, Bảo hiểm LPBank bị truy thu, tiền phạt và tiền chậm nộp với số tiền gần 1 tỷ đồng.
Xem thêm
Thanh Oai, Hà Nội: Chăm sóc sức khỏe người cao tuổi - Lan tỏa giá trị y học cổ truyền trong cộng đồng

Thanh Oai, Hà Nội: Chăm sóc sức khỏe người cao tuổi - Lan tỏa giá trị y học cổ truyền trong cộng đồng

Sáng 19/4, tại hội trường UBND xã Cự Khê (huyện Thanh Oai, TP Hà Nội), chương trình “Chăm sóc sức khỏe cộng đồng - Dưỡng Sinh Viện chăm sóc người cao tuổi” đã được tổ chức thành công tốt đẹp.
Chi Hội Nam Y An Giang tổ chức trao quà thiện nguyện tại khóm Phước Quản, thị trấn Đa Phước

Chi Hội Nam Y An Giang tổ chức trao quà thiện nguyện tại khóm Phước Quản, thị trấn Đa Phước

SKV – Ngày 16/4/2025, thực hiện kế hoạch công tác quý II năm 2025, Chi Hội Nam Y tỉnh An Giang đã tổ chức đoàn thiện nguyện đến trao quà cho các hộ dân có hoàn cảnh khó khăn tại khóm Phước Quản, thị trấn Đa Phước, huyện An Phú. Hoạt động diễn ra trong không khí ấm áp, nghĩa tình và đầy tính nhân văn.
Hội Nam Y TP. HCM tổ chức khám chữa bệnh và tặng quà cho người khiếm thị tại chùa Chánh Giác

Hội Nam Y TP. HCM tổ chức khám chữa bệnh và tặng quà cho người khiếm thị tại chùa Chánh Giác

SKV - ngày 29/03/2025, Chi Hội Nam Y TP. HCM cùng các đơn vị đồng hành đã tổ chức chương trình khám chữa bệnh và tặng quà cho bà con tại chùa Chánh Giác Suối Rao, huyện Châu Đức, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Trong chương trình, gần 200 người, bao gồm người khiếm thị, bà con nghèo và tăng ni Phật tử, đã được khám chữa bệnh miễn phí. Đồng thời, gần 300 phần quà thiết thực đã được trao tận tay những hoàn cảnh khó khăn. Sự kiện này thể hiện vai trò tiên phong của Hội Nam Y TP. HCM trong việc chăm sóc sức khỏe cộng đồng và lan tỏa tinh thần nhân ái.
Hợp tác chiến lược toàn diện cùng kế thừa, bảo tồn và phát triển tinh hoa y dược cổ truyền

Hợp tác chiến lược toàn diện cùng kế thừa, bảo tồn và phát triển tinh hoa y dược cổ truyền

Chiều 26/3, tại Khu du lịch sinh thái Tuần Châu (Sài Sơn, Quốc Oai, Hà Nội) đã diễn ra lễ ký kết hợp tác chiến lược toàn diện giữa Hội Nam y Việt Nam và Tập đoàn Đông y dược Việt Nam.
Ứng dụng y học cổ truyền với y học hiện đại và dinh dưỡng vào phòng ngừa đột quỵ

Ứng dụng y học cổ truyền với y học hiện đại và dinh dưỡng vào phòng ngừa đột quỵ

Sáng 25/3/2025, tại Ao Vua, Ba Vì (TP Hà Nội), đã diễn ra Hội thảo khoa học “Ứng dụng y học cổ truyền với y học hiện đại và dinh dưỡng vào phòng ngừa đột quỵ”.
Phiên bản di động