Thực trạng hứng thú nghề nghiệp của sinh viên điều dưỡng Trường đại học Trà vinh

Hiện nay, dịch vụ chăm sóc sức khỏe đang phát triển mạnh mẽ ở hầu hết các quốc gia trên thế giới. Nghề điều dưỡng đã được công nhận là một nghề độc lập, phối hợp chặt chẽ với các bác sĩ, dược sĩ, kĩ thuật viên và các tư vấn viên trong hệ thống y tế để cung cấp các dịch vụ chăm sóc sức khỏe cho cộng đồng. Những người làm nghề này được gọi là điều dưỡng viên. Nghiên cứu được tiến hành nhằm xác định tỉ lệ hứng thú của sinh viên điều dưỡng đối với nghề nghiệp của mình. Nghiên cứu này sử dụng phương pháp mô tả cắt ngang trên một nhóm gồm 163 sinh viên điều dưỡng đang theo học tại Trường Đại học Trà Vinh. Kết quả của nghiên cứu cho thấy có 45,4% sinh viên thể hiện sự hứng thú với nghề điều dưỡng..

In contemporary times,healthcare services are progressively advancing globally. The nursing profession has also been recognized as an independent profession, collaborating with Doctors, Pharmacists, Technicians and and healthcare counselors to provide healthcare services to the public. Individuals engaged in the nursing profession are referred to as nurses. The study aimed to determine the rate of career interest among nursing students. A cross-sectional descriptive study was conducted on 163 nursing students enrolled at Tra Vinh University. The findings revealed that 45.4% of the students exhibited an inclination towards the nursing profession..

Điều dưỡng viên đóng vai trò quan trọng trong việc chăm sóc sức khỏe trực tiếp cho người bệnh, góp phần giảm thiểu các biến chứng và tỉ lệ tử vong. Một trong những mục tiêu của giáo dục điều dưỡng là đào tạo các điều dưỡng có kiến thức, kĩ năng, thái độ nhằm bảo vệ sức khỏe cho nhân dân [1]. Nói cách khác, việc chọn nghề điều dưỡng là sự kết hợp giữa học tập lí thuyết và kinh nghiệm thực tiễn giúp sinh viên có kiến thức, kĩ năng và thái độ thực hành nghiêm túc [2]. Để có khả năng tích cực trong học tập, sinh viên cần tạo cho bản thân sự hứng thú. Hứng thú nghề nghiệp đóng vai trò quan trọng trong bất cứ hoạt động nào của con người. Hứng thú với nghề nghiệp đóng vai trò quan trọng trong mọi hoạt động của con người. Hứng thú này là động lực cho sự tích cực trong học tập và làm việc, thúc đẩy sự phát triển và giúp con người vươn lên. Khi có hứng thú với một lĩnh vực nào đó, người đó sẽ tập trung tất cả sự chú ý và nỗ lực của mình vào việc đó, làm cho công việc trở nên hiệu quả hơn [3]. Hứng thú cũng tăng khả năng thành công trong nghề nghiệp mà người đó đã lựa chọn. Sự đam mê với nghề sẽ khích lệ người đó làm việc tích cực hơn để đạt được mục tiêu của mình. Do đó, việc đánh giá hứng thú của sinh viên điều dưỡng đối với nghề nghiệp là một yếu tố quan trọng. Nếu sinh viên không có hứng thú với nghề nghiệp của mình, họ sẽ gặp khó khăn trong việc vượt qua các thách thức và áp lực mà công việc mang lại. Điều này đặt ra yêu cầu cần phải tìm hiểu khách quan về hứng thú của sinh viên với nghề nghiệp, các yếu tố ảnh hưởng đến hứng thú đó và cách để khuyến khích và bồi dưỡng hứng thú nghề nghiệp cho sinh viên. Từ việc tìm hiểu những lí do trên, chúng tôi tiến hành thực hiện nghiên cứu ‘Thực trạng hứng thú nghề nghiệp của sinh viên điều dưỡng Trường Đại học Trà Vinh năm 2022’ với hai mục tiêu: xác định tỉ lệ hứng thú nghề nghiệp và các yếu tố liên quan đến hứng thú nghề nghiệp của sinh viên điều dưỡng Trường Đại học Trà Vinh năm 2022.

2. Tổng quan nghiên cứu

Theo Florence Nightingale [4], ‘điều dưỡng là một nghệ thuật sử dụng môi trường như một phương tiện để điều dưỡng chăm sóc người bệnh, và cũng đề nghị rằng điều dưỡng cần biết tất cả môi trường ảnh hưởng bệnh tật để tận dụng dùng các môi trường xung quanh người bệnh để tác động vào việc chăm sóc’.

Mỗi nghề đều có đặc thù riêng của mình. Tuy nhiên, khi chọn lựa một nghề để theo đuổi trong cuộc sống, mỗi người đều cần có niềm đam mê với nghề mình đã chọn. Hứng thú với nghề điều dưỡng của sinh viên là thái độ đặc biệt, được thể hiện thông qua sự hấp dẫn, cuốn hút và ý nghĩa thiết thực của công việc chăm sóc người bệnh, tư vấn và giáo dục sức khỏe trong cuộc sống của họ.

Nghề điều dưỡng đã phát triển theo xu hướng dịch vụ công cộng thiết yếu, cần cho mọi người, cộng đồng. Nâng cao trình độ của điều dưỡng viên đang trở thành yêu cầu tối thiểu để được đăng kí hành nghề và được công nhận là điều dưỡng chuyên nghiệp giữa các quốc gia trong khu vực châu Á và toàn thế giới [6].

Theo A.G. Covaliov [7], hứng thú có thể phát triển một cách tự nhiên và không có ý thức, dựa trên sức hấp dẫn cảm xúc của đối tượng, sau đó mới được nhận thức ý nghĩa cần thiết của đối tượng đó. Tuy nhiên, quá trình hình thành hứng thú cũng có thể diễn ra theo hướng ngược lại: từ ý thức về ý nghĩa của đối tượng, sau đó mất mát trích ngất bị đối tượng hấp dẫn. Có nhiều nghiên cứu về sự hứng thú của sinh viên điều dưỡng đối với nghề điều dưỡng. Eman Miligi và cộng sự đã tiến hành một khảo sát cắt ngang trên 152 sinh viên ở Ả Rập Xê Út vào năm 2014 để đánh giá thái độ của họ đối với nghề điều dưỡng. Kết quả cho thấy đa số sinh viên điều dưỡng ở Ả Rập Xê Út có thái độ tích cực đối với nghề này [8]. Trong một nghiên cứu khác của Ali Noruzi Koushali và đồng nghiệp [9], sau khi phân tích mô tả, kết quả cho thấy có 72,6% điều dưỡng và 65,4% sinh viên có thái độ tích cực đối với nghề nghiệp của họ. Sự khác biệt này không đạt được mức ý nghĩa thống kê. Một nghiên cứu [10] cũng đã chỉ ra rằng hơn 80% sinh viên cảm thấy hài lòng với ngành điều dưỡng về cả kiến thức, kỹ năng và thái độ. Hơn nữa, hơn 80% sinh viên đã thể hiện sự cam kết cao đối với việc theo đuổi nghề nghiệp này và hơn 93% sinh viên thích làm việc tại các bệnh viện đa khoa từ tuyến huyện trở lên. Nghiên cứu của Mai Thị Thu Hằng [5] cho thấy có 96% sinh viên có hứng thú với nghề điều dưỡng ở mức trung bình. Trần Thùy Dương và cộng sự [11] nghiên cứu động cơ học tập trên 213 sinh viên, tìm ra được động cơ học tập của sinh viên điều dưỡng chưa cao và có xu hướng giảm dần từ năm thứ nhất đến năm thứ tư. Năm thứ nhất cao nhất và giảm dần đến năm thứ tư, về giới tính thì không có sự khác biệt trong động cơ học tập giữa nam và nữ. Đồng quan điểm với nghiên cứu của Trần Thùy Dương và cộng sự, nghiên cứu của Phan Thị Tố Oanh [12] cho thấy không có sự khác biệt về động cơ học tập giữa nam và nữ. Tuy nhiên, Nguyễn Thị Bình Giang và cộng sự [13] đã chỉ ra sự khác biệt về giới tính trong động cơ học tập. Sinh viên nam thường được chi phối mạnh bởi động cơ học tập để có kỹ năng thực hành nghề, trong khi sinh viên nữ thường được chi phối mạnh bởi động cơ học tập để tranh đua, khẳng định bản thân trong nhóm bạn và tập thể.

3. Phương pháp nghiên cứu

3.1 Thiết kế nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang mô tả.

3.2 Đối tượng nghiên cứu: Sinh viên ngành điều dưỡng chính quy đang theo học tại Trường Đại học Trà Vinh.

Tiêu chuẩn chọn: Sinh viên điều dưỡng từ năm thứ nhất đến năm thứ tư và tự nguyện tham gia.

Tiêu chuẩn loại trừ: Sinh viên bị đình chỉ học tập hoặc bảo lưu kết quả học tập; sinh viên không hoàn thành hết bộ câu hỏi khảo sát.

3.3 Thời gian và địa điểm nghiên cứu:

Nghiên cứu được tiến hành từ tháng 4 đến tháng 6/2022 tại Trường Đại học Trà Vinh.

3.2 Cỡ mẫu:

Cỡ mẫu được tính theo công thức:

Thực trạng hứng thú nghề nghiệp của sinh viên điều dưỡng Trường đại học Trà vinh

Trong đó, p là tỉ lệ của mức độ hứng thú nghề nghiệp trung bình. Theo nghiên cứu của Mai Thị Thu Hằng [9], tỉ lệ mức độ hứng thú nghề nghệp trung bình là 96%, n là cỡ mẫu của nghiên cứu α là mức ý nghĩa thống kê ( α = 0,05).

Sau khi tính cỡ mẫu nghiên cứu, nhóm cần thu thập 163 đối tượng nghiên cứu.

3.3 Phương pháp chọn mẫu:

Bước 1: Lập danh sách tất cả các lớp với số lượng sinh viên điều dưỡng đang học tại Trường Đại học Trà Vinh.

Bước 2: Lập danh sách sinh viên điều dưỡng chính quy của mỗi lớp.

Bước 3: Chọn số lượng sinh viên trong tổng số các lớp điều dưỡng.

Bước 4: Chọn số lượng sinh viên điều dưỡng chính quy đang học tại Trường Đại học Trà Vinh theo cỡ mẫu bằng phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên đơn.

3.4 Công cụ và phương pháp thu thập số liệu:

Sử dụng bộ câu hỏi tự điền gồm 53 câu hỏi [9], phát cho mỗi sinh viên một bộ câu hỏi tự điền để thu thập số liệu, nghiên cứu viên giải thích cách trả lời cho sinh viên .

Ngày thu thập số liệu: Nghiên cứu viên sẽ thông báo, giải thích cụ thể, rõ ràng và giải đáp tất cả các thắc mắc về nghiên cứu, quyền lợi và trách nhiệm khi tham gia nghiên cứu.

Mỗi sinh viên sẽ hoàn thành bộ câu hỏi nghiên cứu ở nhà và gởi lại vào ngày hôm sau cho nghiên cứu viên.

3.5 Phương pháp xử lí số liệu:

Số liệu nghiên cứu được xử lí và phân tích bằng phần mềm STATA 12.0. Các số liệu được phân tích theo các mục tiêu nghiên cứu và nội dung nghiên cứu. Những số liệu thống kê mô tả được tính gồm các tần số và các phần trăm của các biến số. Đo lường chỉ số PR và khoảng tin cậy (KTC) 95% để đánh giá mối liên quan.

3.6 Đạo đức trong nghiên cứu:

Nhóm nghiên cứu sẽ giải thích mục đích ý nghĩa của cuộc điều tra cho đối tượng nghiên cứu để đối tượng hiểu và quyết định tham gia nghiên cứu. Mọi đối tượng đều có thể hỏi những câu hỏi trước khi tiến hành nghiên cứu liên quan đến mục đích và quyền lợi. Nhóm nghiên cứu điều tra trên những đối tượng đồng ý tham gia nghiên cứu, không ép buộc và trên tinh thần tôn trọng.

4. Kết luận và thảo luận

4.1 Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu

Bảng 1. Thông tin cá nhân (n=163)

Đặc điểm

Tần số (n)

Tỉ lệ (%)

Giới tính Nữ

Nam

134

29

82,2

17,8

Tuổi <=20

>20

92

71

56,4

43,6

Năm học Năm 1

Năm 2

Năm 3

Năm 4

44

50

2

67

27

30,7

1,2

41,1

Học lực Giỏi

Khá

Trung bình

29

122

12

17,8

74,8

7,4

Chi phí học tập sinh hoạt Có

có đủ trang trải không Không

104

59

63,8

38,2

Khen thưởng Có

Không

61

102

37,4

62,6

Học bổng Có

Không

29

134

17,8

82,2

Cảm nhận khi được Rất tự hào

học tập tại trường Tự hào

Bình thường

Thất vọng

24

64

73

2

14,7

39,3

44,8

1,2

Mức độ yêu nghề Rất yêu nghề

Yêu nghề

Bình thường

Không yêu nghề

21

78

61

3

13

47,8

37,4

1,8

Dự định nghề Nâng cao trình độ chuyên môn

sau khi tốt nghiệp Học văn bằng 2

Làm không đúng nghề

Làm đúng nghề

Dự định khác

40

14

12

97

0

24,5

8,6

7,4

59,5

0

Nghiên cứu cho thấy sinh viên nữ chiếm đa số (82,2%), lớn hơn bốn lần so với sinh viên nam, tương tự với các nghiên cứu khảo sát sinh viên điều dưỡng về động cơ học tập của Nguyễn Thị Bình Giang và cộng sự [13], tỉ lệ sinh viên nữ 60,9% và nghiên cứu về hứng thú nghề nghiệp của Mai Thị Thu Hằng có tỉ lệ sinh viên nữ là 80,4% [5]. Tỉ lệ này phù hợp với ngành điều dưỡng vì tính chất của ngành là chăm sóc người bệnh.

Độ tuổi nghiên cứu trong mẫu này là từ 19 đến 25. Trong đó, nhóm tuổi từ 19 đến 20 chiếm 56,4%, nhóm tuổi trên 20 tuổi chiếm 43,6%. So với nghiên cứu của Trần Thị Huyền [14], Hồ Thị Lan Vi [15] chỉ khảo sát sinh viên điều dưỡng đang học năm thứ ba hoặc năm thứ tư. Hiện nay, do nhu cầu về nhân lực ngành điều dưỡng tăng, cơ hội việc làm được mở rộng nên nhà trường tăng số lượng tuyển sinh qua các năm.

4.2 Hứng thú nghề nghiệp của sinh viên điều dưỡng

Bảng 2. Hứng thú nghề điều dưỡng của sinh viên điều dưỡng (n=163)

Nội dung

Không đúng

n (%)

Đúng 1 phần

n (%)

Đúng

n (%)

Rất đúng

n(%)

Nghề cao quý được xã hội đánh giá cao

6 (3,7)

31 (19)

86 (52,8)

40 (24,5)

Nghề phù hợp với nữ giới

23 (14,1)

38 (23,3)

75 (46)

27 (16,6)

Nghề dễ kiếm tiền

46 (28,2)

38 (23,3)

48 (29,5)

31 (19)

Nghề được mọi người yêu quý

12 (7,4)

43 (26,4)

70 (42,9)

38 (23,3)

Nghề có nhiều thời gian để chăm lo cho gia đình

77 (47,2)

17 (10,4)

43 (26,4)

26 (16)

Nghề phải dành nhiều thời gian và sức lực cho công việc

1 (0,6)

8 (4,9)

94 (57,7)

60 (36,8)

Nghề có vai trò rất lớn trong chăm sóc sức khỏe toàn diện cho người bệnh và gia đình

2 (1,2)

2 (1,2)

75 (46,1)

84 (51,5)

Kết quả nghiên cứu cho thấy phần lớn sinh viên cho rằng nghề điều dưỡng có vai trò rất lớn trong việc chăm sóc sức khỏe toàn diện cho người bệnh và gia đình. Lựa chọn này đạt tỉ lệ cao (51,5%). Kết quả này tương tự với nghiên cứu của Mai Thị Thu Hằng [5] về hứng thú nghề nghiệp của sinh viên điều dưỡng. Điều này cho thấy rằng nhận thức của sinh viên điều dưỡng Trường Đại học Trà Vinh hoàn toàn phù hợp với giá trị của nghề điều dưỡng: điều dưỡng là một nghề, một mắt xích quan trọng trong công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân.

Bảng 3. Công việc nghề điều dưỡng (n=163)

Nội dung

Không đúng

n (%)

Đúng một phần

n (%)

Đúng

n (%)

Rất đúng

n (%)

Chẩn đoán điều trị

61 (37,4)

44 (27)

33 (20,3)

25 (15,3)

Thực hành chăm sóc, giáo dục sức khoẻ

1 (0,6)

4 (2,5)

78 (47,8)

80 (49,1)

Chẩn đoán chăm sóc

1 (0,6)

20 (12,3)

80 (49,1)

62 (38)

Thực hiện các kĩ thuật điều dưỡng cơ bản và một số kĩ thuật điều dưỡng chuyên khoa

0

7 (4,3)

75 (46)

81 (49,7)

Tổ chức thực hiện các kĩ thuật điều dưỡng cơ bản và kĩ thuật điều dưỡng chuyên khoa

1 (0,6)

13 (8)

78 (47,8)

71 (43,6)

Thực hiện y lệnh của bác sĩ và phối hợp với bác sĩ trong việc thực hiện kế hoạch chăm sóc

1 (0,6)

6 (3,7)

73 (44,8)

83 (50,9)

Lập kế hoạch chăm sóc người bệnh và trực tiếp thực hiện kế hoạch chăm sóc

1 (0,6)

9 (5,5)

84 (51,6)

69 (42,3)

Kết quả nghiên cứu đã cho thấy rằng sinh viên có cái nhìn tích cực về công việc của người điều dưỡng. Các câu hỏi trong nghiên cứu đều được lựa chọn ở mức độ đúng cao, đạt mức độ 3 điểm trở lên, trừ câu chẩn đoán điều trị. Tương tự như nghiên cứu của Mai Thị Thu Hằng [5], các công việc như lập kế hoạch chăm sóc người bệnh và thực hiện kế hoạch chăm sóc được sinh viên lựa chọn nhiều nhất. Điều này cho thấy sinh viên có nhận thức đúng về công việc của người điều dưỡng. Theo mục tiêu của chương trình giáo dục đào tạo cử nhân điều dưỡng tại Trường Đại học Trà Vinh, một trong những nhiệm vụ chính của nghề điều dưỡng là lập kế hoạch và thực hiện quy trình điều dưỡng. Việc thực hiện các kỹ thuật điều dưỡng cơ bản và một số kỹ thuật điều dưỡng chuyên sâu là một trong những mục tiêu cần đạt được sau khi tốt nghiệp đại học. Phần lớn sinh viên không hứng thú với công việc chẩn đoán điều trị vì sinh viên hiểu được ý nghĩa thật sự của công việc này, sinh viên phân biệt được công việc này với việc chẩn đoán chăm sóc là hai công việc hoàn toàn khác nhau.

Bảng 4. Sự thúc đẩy nghề nghiệp của sinh viên điều dưỡng (n=163)

Nội dung

Không đúng

n (%)

Đúng một phần

N (%)

Đúng

N (%)

Rất đúng

N (%)

Muốn trở thành chuyên gia trong lĩnh vực chăm sóc sức khoẻ

16 (9,8)

47 (28,8)

72 (44,2)

28 (17,2)

Muốn làm hài lòng người thân

31 (19)

30 (18,4)

72 (44,2)

30 (18,4)

Điểm chuẩn vào trường thấp và do không thi đỗ trường khác

47 (28,8)

29 (17,8)

64 (39,3)

23 (14,1)

Dễ xin việc sau khi ra trường

28 (17,2)

43 (26,4)

60 (36,8)

32 (19,6)

Kết quả nghiên cứu cho thấy phần lớn sinh viên điều dưỡng đã chọn nghề với mục tiêu trở thành chuyên gia trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe, chiếm tỷ lệ 61,4%. Tuy nhiên, điều này trái ngược hoàn toàn với nghiên cứu của Mai Thị Thu Hằng, trong đó có đến 72,4% sinh viên lựa chọn nghề điều dưỡng vì điểm chuẩn vào trường thấp hoặc không thi đỗ vào trường khác [5]. Điều này cho thấy sinh viên điều dưỡng tại Trường Đại học Trà Vinh đã từ trước xác định được mục tiêu học tập và lựa chọn chuyên ngành mà họ yêu thích. Mặt khác, nhiều sinh viên lựa chọn việc học nghề điều dưỡng là muốn làm hài lòng người thân, chiếm 62,6%. Vì vậy, nhà trường cần dành thêm các buổi giáo dục hướng nghiệp, trao đổi để hiểu rõ thêm mong muốn của sinh viên.

Bảng 5. Yếu tố ảnh hưởng đến hứng thú nghề nghiệp (n=163)

Nội dung

Không đúng

n (%)

Đúng một phần

n (%)

Đúng

n (%)

Rất đúng

n (%)

Sự phân bố chương trình đào tạo

14(8,6)

51(31,3)

73(44,8)

25(15,3)

Phương pháp giảng dạy của giáo viên

5(3,1)

38(23,3)

88(54)

32(19,6)

Môi trường học tập

5(3,1)

30(18,4)

96(58,9)

32(19,6)

Phương pháp tự học

7(4,3)

33(20,2)

88(54)

35(21,5)

Hiểu rõ về công việc của người điều dưỡng

5(3,1)

25(15,3)

94(57,7)

39(23,9)

Điều kiện, phương tiện dạy và học

2(1,2)

28(17,2)

91(55,8)

42(25,8)

Mức thu nhập của nghề

13(8)

45(27,6)

64(39,3)

41(25,1)

Cơ hội xin việc

9(5,5)

45(27,6)

62(38,1)

47(28,8)

Sự động viên, giúp đỡ của gia đình

2(1,2)

38(23,3)

82(50,3)

41(25,2)

Sự đánh giá của xã hội đối với nghề

3(1,8)

35(21,5)

81(49,7)

44(27)

Có điều kiện để chăm sóc sức khoẻ cho mình và những người thân

6(3,7)

28(17,2)

85(52,1)

44(27)

Kết quả học tập (cao/thấp)

6(3,7)

38(23,3)

83(50,9)

36(22,1)

Việc đánh giá kết quả học tập

9(5,5)

39(23,9)

76(46,7)

39(23,9)

Phẩm chất phù hợp với yêu cầu của nghề

3(1,8)

33(20,3)

91(55,8)

36(22,1)

Sự yêu thích nghề

6(3,7)

27(16,6)

83(50,9)

47(28,8)

Sự yêu thích môn học

9(5,5)

34(20,9)

77(47,2)

43(26,4)

Động cơ học tập

6(3,7)

36(22,1)

82(50,3)

39(23,9)

Kết quả nghiên cứu của chúng tôi có điểm khác biệt so với nghiên cứu của Mai Thị Thu Hằng. Tác giả cho rằng yếu tố ảnh hưởng đến hứng thú nghề điều dưỡng nhiều nhất là hiểu rõ công việc của người điều dưỡng. Điều này bao gồm việc nhận biết rằng công việc của người điều dưỡng không chỉ là chăm sóc trực tiếp cho người bệnh và thực hiện y lệnh của bác sĩ, mà còn chiếm đến 80% công tác điều trị cho người bệnh. Điều này cho thấy sự quan trọng của việc sinh viên trước khi vào trường đã tìm hiểu và hiểu được giá trị của nghề điều dưỡng, làm ảnh hưởng rất lớn đến suy nghĩ và lựa chọn học nghề điều dưỡng. Vì thực tế cho thấy Trường Đại học Trà Vinh là môi trường học tập chất lượng với nhiều trang thiết bị hiện đại, môi trường học tập thoải mái, có phòng học riêng ở bệnh viện, nhiều mô hình phục vụ sinh viên đáp ứng đủ điều kiện cho việc học tập và thực hành. Mặt khác, yếu tố mức thu nhập của nghề được phần lớn sinh viên cho rằng không ảnh hưởng đến hứng thú nghề điều dưỡng, trái ngược lại với nghiên cứu của Mai Thị Thu Hằng thì yếu tố mức thu nhập sinh viên cho rằng ảnh hưởng không ít đến hứng thú nghề nghiệp chiếm 68,6% [5].

Bảng 6. Trước khi vào trường công việc sinh viên đã thực hiện (n=163)

Nội dung

Không đúng n(%)

Đúng 1 phần n(%)

Đúng n(%)

Rất đúng n(%)

Tìm hiểu cơ hội xin việc sau khi tốt nghiệp

13(8)

32(19,6)

76(46,6)

42(25,8)

Tìm hiểu giá trị của nghề đối với xã hội

12(7,3)

29(17,8)

88(54)

34(20,9)

Tính đến sở thích của bản thân đối với nghề

11(6,7)

27(16,6)

78(47,9)

47(28,8)

Tìm hiểu các phẩm chất tâm lí cần thiết đối với nghề

14(8,6)

28(17,2)

99(60,7)

22(13,5)

Quan sát cuộc sống của người làm nghề điều dưỡng

12(7,4)

25(15,3)

105(64,4)

21(12,9)

So sánh năng lực của bản thân với những phẩm chất cần có của nghề điều dưỡng.

14(8,6)

29(17,8)

86(52,8)

34(20,8)

Tìm hiểu cơ hội để nâng cao trình độ chuyên môn của người điều đưỡng

10(6,1)

32(19,6)

80(49,1)

41(25,2)

Tìm hiểu những công việc chuyên môn của nghề điều dưỡng

12(7,4)

26(15,9)

91(55,8)

34(20.9)

Kết quả này cho thấy công việc hướng nghiệp đạt tương đối cao, tính đến sở thích của bản thân đối với nghề chiếm 76,7%, tiếp theo quan sát cuộc sống của người làm nghề điều dưỡng chiếm tỉ lệ 77,3%, có mặt khác với nghiên cứu của Mai Thị Thu Hằng điểm trung bình (1,80) [5]. Cho thấy hoạt động hướng nghiệp Trường Đại học Trà Vinh có hiệu quả. Sinh viên khi vào trường hiểu rõ về nghề điều dưỡng mà bản thân lựa chọn, chọn theo sở thích và có quan sát rõ ràng.

Bảng 7. Mức độ cần thiết của những phẩm chất tâm lí đối với nghề điều dưỡng (n=163)

Nội dung

Không cần thiết n (%)

Bình thường n (%)

Cần thiết n (%)

Rất cần thiết n (%)

Ý thức trách nhiệm cao

0

0

54(33,1)

109(66,9)

Lòng trung thực

0

2(1.2)

49(30,1)

112(68,7)

Sự ân cần, cảm thông sâu sắc

0

2(1,2)

56(34,4)

105(64,4)

Tính mềm mỏng

1(0.6)

20(12,3)

55(33,7)

87(53.4)

Tính quyết đoán

0

10(6,1)

54(33,1)

99(60,2)

Lòng say mê nghề nghiệp

2(1,2)

17(10,4)

51(31,3)

93(57,1)

Có khả năng quan sát tình trạng của người bệnh

0

5(3,1)

51(31,3)

107(65,6)

Thành thạo các kĩ năng điều dưỡng

0

4(2,4)

51(31,3)

108(66,3)

Có khả năng nghiên cứu độc lập

2(1,2)

13(8)

68(41,7)

80(49,1)

Có kĩ năng giao tiếp

0

9(5,5)

43(26,4)

111(68,1)

Trong nghiên cứu của chúng tôi, phẩm chất tâm lí đối với nghề điều dưỡng được sinh viên đánh giá ở mức độ cần thiết cao nhất, câu ý thức trách nhiệm cao chiếm 100%. Điều này cho thấy sinh viên đã nhận thức được tầm quan trọng của công việc và đối tượng sau khi ra trường họ phải làm và phục vụ. Vì thực tế khi làm việc với ý thức trách nhiệm cao sẽ hạn chế được tối đa những tổn hại sức khỏe và tính mạng của người bệnh, xem người bệnh như người thân mà chăm sóc sức khỏe và hỗ trợ tinh thần. Phẩm chất tâm lí đối với nghề nghiệp là sự ân cần, cảm thông sâu sắc cũng được sinh viên lựa chọn cao chiếm tỷ lệ 98,8%. Trong thực hành chăm sóc sức khỏe, đối tượng phục vụ của họ là người bệnh, người mang bệnh tật và trạng thái tâm lí luôn có sự thay đổi. Rất cần phẩm chất này ở người điều dưỡng vì họ sẽ cảm thông cho người bệnh để giảm bớt phần nào đau đớn do bệnh tật gây ra, người bệnh yên tâm điều trị và tin tưởng vào điều dưỡng.

Bảng 8. Phân loại hứng thú nghề nghiệp

Phân loại

Tần số (n)

Tỉ lệ (%)

Không hứng thú

89

54,6

Hứng thú

74

45,4

Kết quả cho thấy số lượng sinh viên hứng thú với nghề điều dưỡng là 74 sinh viên và chiếm 45,4%. Còn lại là sinh viên không hứng thú với nghề điều dưỡng, chiếm 54,6%.

5. Kết luận

Qua khảo sát về thực trạng hứng thú nghề nghiệp của sinh viên điều dưỡng Trường Đại học Trà Vinh năm 2022 trên 163 đối tượng nghiên cứu. Tỉ lệ hứng thú nghề nghiệp của sinh viên điều dưỡng Trường Đại học Trà Vinh chiếm 45,4%. Phần lớn sinh viên nhận thức đúng về giá trị của nghề điều dưỡng. Tuy nhiên, sinh viên lại thấy rằng nghề điều dưỡng không phải là nghề dễ kiếm thu nhập, chiếm 28,2%. Sinh viên đưa ra cái nhìn tích cực về công việc của nghề điều dưỡng. Tuy nhiên, phần lớn sinh viên không cho rằng công việc của người điều dưỡng là chẩn đoán điều trị, chiếm 37,4%. Sinh viên đa phần lựa chọn được ý nghĩa cốt lõi thúc đẩy hứng thú với nghề điều dưỡng. Tuy nhiên, một số sinh viên cho rằng việc chọn học nghề điều dưỡng muốn làm hài lòng người thân, chiếm 62,6%. Kết quả nghiên cứu cho thấy phần lớn sinh viên cho rằng các yếu tố đều ảnh hưởng tới hứng thú nghề điều dưỡng. Nhưng vẫn còn nhiều ý kiến cho rằng phương tiện dạy và học ảnh hưởng tới hứng thú nghề điều dưỡng, chiếm 81,6%. Kết quả nghiên cứu cho thấy đây là điểm đánh giá cao cho hoạt động hướng nghiệp của Trường Đại học Trà Vinh, số lượng sinh viên chọn học ngành điều dưỡng là do sở thích của bản thân, chiếm 76,7%. Sinh viên đều đánh giá cao tất cả các phẩm chất mà người điều dưỡng cần có, phẩm chất được sinh viên đánh giá cao nhất là ý thức trách nhiệm cao, chiếm 100%.

Tài liệu tham khảo

1. Helen Chapman. Some important limitations of competency-based education with respect to nurse education: an Australian perspective. Nurse education today. 1999; 19(2):129-135.

2. Claire Budgen and Lucia Gamroth. An overview of practice education models. Nurse Education Today. 2008; 28(3): 273-283.

3. Hà Thanh Huệ. Hứng thú nghề nghiệp của sinh viên sư phạm Trường Đại học Hùng Vương [Luận văn Thạc]. Học viện Khoa học Xã hội; 2018.

4. Trần Thị Thuận. Điều dưỡng cơ bản 1. Hà Nội: Nhà xuất bản Y học Hà Nội; 2007.

5. Mai Thị Thu Hằng. Hứng thú nghề điều dưỡng của sinh viên Trường Đại học Điều dưỡng Nam Định [Luận văn Thạc sỹ]. Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – Đại học Quốc gia Hà Nội; 2007.

6. Bộ Y Tế. Chuẩn năng lực cơ bản điều dưỡng Việt Nam. Ban hành kèm theo quyết định 1352/QĐ - BYT, ngày 24/4/2012 của Bộ Y tế.

7. A.G.Covaliov. Tâm lí học cá nhân tập I. Hà Nội: Nhà Xuất bản Giáo dục Hà Nội; 1971.

8. Eman Miligi và Abeer Selim. Saudi nursing students’ attitudes towards the nursing profession. European Journal of Business and Management. 2014, 6(29): 197-208.

9. Ali Noruzi Koushali, Zahra Hajiamini and Abbas Ebadi. Comparison of nursing students’ and clinical nurses’ attitude toward the nursing profession. Iranian Journal of Nursing and Midwifery Research. 2012; 17(5):375.

10. Tạ Văn Trầm. Thái độ đối với nghề nghiệp của học sinh điều dưỡng Trường Cao đẳng Y tế Tiền Giang. Tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh. 2010; 4(14):1-5.

11. Trần Thùy Dương, Lê Tiến Thành, Nguyễn Thị Hòa, Thái Lan Anh. Động cơ học tập của sinh viên điều dưỡng chính quy tại Trường Đại học Y Dược Hải Phòng. Tạp chí Khoa học Điều dưỡng. 2019; 1(2):96-104.

12. Phan Thị Tố Oanh. Động cơ học tập của sinh viên Trường Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh. Tạp chí giáo dục. 2016; Số đặc biệt: 135-139.

13. Nguyễn Thị Bình Giang và Dư Thống Nhất. Động cơ học tập của sinh viên Trường Đại học Bình Dương. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần thơ. 2014; 34: 46-55.

14. Thi, Huyen Tran. Challenges for Nursing Students in the Clinical Learning Environmen. University of Northern Colorado; 2019.

15. Hồ Thị Lan Vi. Khảo sát sự hài lòng về môi trường học tập lâm sàng của sinh viên điều dưỡng Trường Đại học Duy Tân. Tạp chí khoa học và công nghệ Duy Tân. 2020

Tác giả:

Vũ Thị Đào,

Trần Thị Hồng Phương,

Huỳnh Tố Như,

Nguyễn Thị Thúy Giang

Cùng chuyên mục

Dự án Luật Phòng bệnh: Nâng cao chất lượng cuộc sống, vì sức khỏe cộng đồng

Dự án Luật Phòng bệnh: Nâng cao chất lượng cuộc sống, vì sức khỏe cộng đồng

Theo Bộ Y tế, Chính phủ đã nhất trí đưa dự án Luật Phòng bệnh vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của Quốc hội năm 2025 với kỳ vọng sẽ khắc phục những bất cập, tồn tại của Luật hiện hành.
Người dùng BHYT cần biết: Danh sách cấp chuyên môn của 48 bệnh viện

Người dùng BHYT cần biết: Danh sách cấp chuyên môn của 48 bệnh viện

Bộ Y tế đã có kết quả đánh giá xếp cấp chuyên môn của 48 bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế. Trong đó, 4 bệnh viện được xếp cấp chuyên môn chuyên sâu mức kỹ thuật cao là Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Chợ Rẫy, Bệnh Đa khoa Trung ương Huế và Bệnh viện Đại học Y Dược TP HCM.
Việt Nam ghi nhiều dấu ấn trong hiến, ghép tạng

Việt Nam ghi nhiều dấu ấn trong hiến, ghép tạng

Ngày 7/1, tại Hà Nội, Trung tâm Điều phối ghép tạng Quốc gia đã tổ chức hội nghị tổng kết mạng lưới hiến mô, tạng từ người chết não 2024 và định hướng phát triển 2025.
Sửa đổi, bổ sung quy định về mức hưởng bảo hiểm y tế

Sửa đổi, bổ sung quy định về mức hưởng bảo hiểm y tế

Ngày 6/1, Bộ Y tế tổ chức Hội nghị toàn quốc triển khai Nghị định số 02/2025/NĐ-CP ngày 1/1/2025 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều quy định chi tiết và hướng dẫn biện pháp thi hành Luật Bảo hiểm y tế.
Bộ Y tế đề xuất mở rộng địa điểm cấm hút thuốc lá

Bộ Y tế đề xuất mở rộng địa điểm cấm hút thuốc lá

Mới đây, Bộ Y tế đã tổ chức Hội thảo góp ý về mở rộng địa điểm cấm hút thuốc lá, in cảnh báo sức khỏe bằng hình ảnh và xác định thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng, các loại khí, chất gây nghiện gây tác hại cho sức khỏe con người đưa vào hàng cấm theo Nghị quyết số 173/2024/QH15 của Quốc hội.
Nhiều quy định mới về khám bệnh BHYT có hiệu lực từ năm 2025

Nhiều quy định mới về khám bệnh BHYT có hiệu lực từ năm 2025

Từ ngày 1/1/2025, một số quy định mới về bảo hiểm y tế (BHYT) sẽ bắt đầu có hiệu lực.

Các tin khác

Triển khai quy định cấm thuốc lá mới như thế nào?

Triển khai quy định cấm thuốc lá mới như thế nào?

Bộ Y tế đã có Tờ trình xin ý kiến chỉ đạo của Chính phủ đối với các nội dung liên quan đến việc cấm thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng từ năm 2025.
Nghị quyết mới trong lĩnh vực y tế: Động lực phát triển hệ thống chăm sóc sức khỏe Thủ đô

Nghị quyết mới trong lĩnh vực y tế: Động lực phát triển hệ thống chăm sóc sức khỏe Thủ đô

Hà Nội tiên phong thực hiện các Nghị quyết y tế mang tính chiến lược, đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe toàn diện và nâng cao chất lượng sống cho người dân.
Hội Nam Y Việt Nam: Hội thảo sức khỏe “Sinh lý và Bệnh lý lão khoa”

Hội Nam Y Việt Nam: Hội thảo sức khỏe “Sinh lý và Bệnh lý lão khoa”

Sáng 21/12/2024, tại Trường tiểu học & THCS Xanh Tuệ Đức (Hà Nội) Hội Nam Y Việt Nam đã tổ chức hội thảo sức khỏe “Sinh lý và Bệnh lý lão khoa” do TTND.GS.TS Trương Việt Bình - nguyên Giám đốc Học viện Y dược học cổ truyền Việt Nam, Chủ tịch Hội Nam y Việt Nam - chia sẻ thông tin. Tham dự hội thảo có BS Nguyễn Hoàng Sơn- Phó Chủ tịch Hội Nam Y Việt Nam; Ths Nguyễn Văn Tài- Chánh Văn phòng Hội Nam Y Việt Nam... cùng đông đảo hội viên Hội Nam Y Việt Nam. Hội thảo được tổ chức theo hình thức trực tiếp và trực tuyến.
Lễ dâng hương và báo cáo kết quả thừa kế di sản của Đại danh y Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác

Lễ dâng hương và báo cáo kết quả thừa kế di sản của Đại danh y Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác

Sáng ngày 7/12/2024, tại huyện Yên Mỹ (tỉnh Hưng Yên), Học viện Y Dược học cổ truyền Việt Nam (YDHCTVN) tổ chức Lễ dâng hương và báo cáo kết quả thừa kế di sản của Đại danh y Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác.
Không phân biệt hạng bệnh viện trong kê đơn thuốc BHYT

Không phân biệt hạng bệnh viện trong kê đơn thuốc BHYT

Từ 1/1/2025, các cơ sở y tế sẽ được sử dụng toàn bộ các thuốc trong danh mục BHYT phù hợp với phạm vi hoạt động chuyên môn, hướng dẫn chẩn đoán và điều trị.
Áp thuế tiêu thụ đặc biệt với đồ uống có đường: Cần đánh giá kỹ lưỡng và toàn diện

Áp thuế tiêu thụ đặc biệt với đồ uống có đường: Cần đánh giá kỹ lưỡng và toàn diện

Các đại biểu Quốc hội cho rằng, cần xem xét nhiều yếu tố khi đưa đồ uống có đường vào danh sách chịu thuế tiêu thụ đặc biệt; nhất là có nhiều sản phẩm hàm lượng đường còn cao hơn trong nước giải khát.
Việt Nam làm chủ được nhiều kỹ thuật mới trong điều trị ung thư máu, huyết học

Việt Nam làm chủ được nhiều kỹ thuật mới trong điều trị ung thư máu, huyết học

Thời gian tới, ngành Huyết học - Truyền máu sẽ tập trung vào các kỹ thuật mới nhất mà khu vực và thế giới đang phát triển như: ghép tế bào gốc tạo máu, ghép tế bào gốc trung mô và các liệu pháp mới liên quan điều trị tế bào…
Thiền năng lượng rung động cộng hưởng: Giải pháp đột phá khai mở tiềm năng con người

Thiền năng lượng rung động cộng hưởng: Giải pháp đột phá khai mở tiềm năng con người

Thiền năng lượng rung động cộng hưởng (RVEM - Resonant Vibrating Energy Meditation) phá vỡ những rào cản về cách nhìn nhận con người, vượt lên trên những lăng kính hạn hẹp của y học, giáo dục hay xã hội. RVEM như một chìa khóa vạn năng, mở ra cánh cửa năng lượng nhất thể tiềm ẩn bên trong mỗi cá nhân, trao quyền cho họ chủ động tự huấn luyện, liên tục gia tăng tâm thế năng lượng đỉnh cao để sống mạnh khỏe, hạnh phúc và thành đạt.
Những điểm mới của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược

Những điểm mới của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược

Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược vừa được Quốc hội thông qua có 7 nhóm điểm mới cơ bản.
[E-Magazine] Ghép tạng ở Việt Nam: Thành tựu và giải pháp

[E-Magazine] Ghép tạng ở Việt Nam: Thành tựu và giải pháp

Hơn ba thập kỷ nỗ lực không ngừng, ngành y học Việt Nam đã đạt được những kỳ tích trong lĩnh vực ghép tạng, trở thành quốc gia dẫn đầu Đông Nam Á về số lượng ca ghép mỗi năm. Tuy nhiên, đi đôi với những thành công là thách thức: lớn nguồn tạng hiến còn rất hạn chế. Đây là vấn đề cần sự chung tay của cả cộng đồng để mở ra cánh cửa hy vọng cho hàng nghìn bệnh nhân.
Xem thêm
Ninh Thuận: Hội Nam y Việt Nam Công bố quyết định thành lập Chi hội Nam y Ninh Thuận

Ninh Thuận: Hội Nam y Việt Nam Công bố quyết định thành lập Chi hội Nam y Ninh Thuận

Sáng 12/01, Hội Nam y Việt Nam đã tổ chức Lễ công bố quyết định thành lập Chi hội Nam y Ninh Thuận và Đại hội lần thứ nhất Chi hội Nam y Ninh Thuận, nhiệm kỳ 2024-2029.
Sóc Trăng: Đại hội Chi hội Nam Y tỉnh Sóc Trăng  lần thứ II, nhiệm kỳ 2025-2030

Sóc Trăng: Đại hội Chi hội Nam Y tỉnh Sóc Trăng lần thứ II, nhiệm kỳ 2025-2030

Sáng ngày 08/01/2025, tại Thành phố Sóc Trăng tỉnh Sóc Trăng, Chi Hội Nam Y tỉnh Sóc Trăng đã long trọng tổ chức Đại hội Chi hội Nam Y tỉnh Sóc Trăng lần thứ II, nhiệm kỳ 2025-2030.
Hội Nam y Việt Nam: Phát huy thành tích, đổi mới phương thức, tạo đà cho các hoạt động trong năm 2025

Hội Nam y Việt Nam: Phát huy thành tích, đổi mới phương thức, tạo đà cho các hoạt động trong năm 2025

Ngày 30/12, tại khu du lịch Ao Vua (Hà Nội), Hội Nam Y Việt Nam đã tổ chức Hội nghị Ban Chấp hành, Ban Thường vụ lần thứ VI nhiệm kỳ 2023-2027; Tổng kết công tác hoạt động năm 2024 và phương hướng hoạt động năm 2025.
Hợp tác phát triển nền y học cổ truyền dân tộc, chung tay chăm sóc sức khỏe nhân dân

Hợp tác phát triển nền y học cổ truyền dân tộc, chung tay chăm sóc sức khỏe nhân dân

Ngày 27/12, Hội nghị ký kết chương trình phối hợp giữa Hội Giáo dục chăm sóc sức khỏe cộng đồng Việt Nam với Hội Quân Dân y Việt Nam, Hội Đông y Việt Nam, Hội Nam y Việt Nam giai đoạn 2025 – 2028 diễn ra tại Hà Nội.
Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (Liên hiệp Hội Việt Nam)  tổ chức Hội thảo chuyển đổi số

Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (Liên hiệp Hội Việt Nam) tổ chức Hội thảo chuyển đổi số

Chiều ngày 18/12, tại Hà Nội, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (Liên hiệp Hội Việt Nam) đã tổ chức Hội thảo chuyển đổi số với chủ đề “Định hướng công tác chuyển đổi số tại Liên hiệp Hội Việt Nam trong thời gian tới”.
Phiên bản di động