Triệu chứng nhiễm liên cầu khuẩn lợn và cách phòng tránh
Người đàn ông bán thịt bị nguy kịch do nhiễm liên cầu khuẩn lợn Chủ động phòng tránh bệnh liên cầu khuẩn lợn |
Theo bác sĩ Nguyễn Trung Cấp, Phó Giám đốc Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, hàng năm, bệnh viện tiếp đón từ 50-100 bệnh nhân nhập viện liên quan đến liên cầu lợn. Đây là căn bệnh cực kỳ nguy hiểm, bệnh lây truyền trực tiếp từ lợn sang người do vi khuẩn Streptococcus Suis gây nên.
“Liên cầu lợn là một chủng vi khuẩn cư trú thường xuyên ở con lợn, nếu chúng ta sử dụng những sản phẩm từ lợn mà không đảm bảo vệ sinh thì có thể bị nhiễm liên cầu lợn. Ăn các sản phẩm được chế biến từ thịt lợn chưa nấu chín, như: tiết canh, nem chua, nem chạo... cũng dễ mắc liên cầu khuẩn lợn. Ngoài ra, ăn thịt tái sống hoặc tiếp xúc với lợn ốm, lợn chết cũng có nguy cơ khiến người giết mổ lợn bị nhiễm liên cầu khuẩn lợn thông qua các vết trầy xước trên da”, bác sĩ Nguyễn Trung Cấp nói.
Bệnh liên cầu khuẩn lợn cực kỳ nguy hiểm, bệnh lây truyền trực tiếp từ lợn sang người. Ảnh minh họa: IT. https://suckhoeviet.org.vn/ |
Liên cầu khuẩn lợn có tên khoa học là Streptococcus suis, là một loại cầu khuẩn gram dương, có hình hạt đậu. Vi khuẩn này là tác nhân gây ra rất nhiều bệnh (viêm phổi, viêm màng não, nhiễm trùng huyết, viêm khớp ở lợn).
Liên cầu khuẩn lợn cư trú ở đường hô hấp trên (xoang mũi, hạch hạnh nhân), tuy nhiên, chúng cũng có thể cư trú ở đường sinh dục và đường tiêu hóa của lợn.
Liên cầu khuẩn lợn xuất hiện chủ yếu ở lợn nhà nhưng đôi khi vẫn tìm thấy ở lợn rừng, ngựa, chó, mèo, và chim. Ngoài ra, vi khuẩn này còn tồn tại ở trong rác, phân, nước. Liên cầu khuẩn lợn có 2 loại, loại 1 gây dịch bệnh lẻ tẻ ở những đàn lợn nhỏ đang bú sữa; loại 2 gây bệnh ở lợn mọi lứa tuổi, và có thể lây nhiễm cho người.
Liên cầu khuẩn lợn có thể lây nhiễm sang người thông qua tiếp xúc trực tiếp với lợn bệnh và lợn lành nhưng mang mầm mống bệnh. Lây qua giết mổ, chế biến và sử dụng thịt lợn bệnh không chế biến kỹ. Vi khuẩn này sẽ lây sang người qua những vết thương hở trên da. Do vậy, nhiễm liên cầu khuẩn lợn không chỉ gặp ở người chăn nuôi mà người giết mổ, người bán thịt, người nội trợ, người chế biến thịt lợn hay ăn tiết canh, thịt lợn chưa chế biến kỹ.
Hiện chưa có vaccine phòng nhiễm khuẩn liên cầu lợn và cũng chưa có bằng chứng vi khuẩn này có thể lây truyền từ người sang người.
Ngoài lây truyền qua tiếp xúc vết thương, liên cầu khuẩn lợn còn lây qua giọt bắn đường hô hấp và xâm nhập qua đường tiêu hóa sau khi ăn phải thịt lợn nhiễm bệnh chưa nấu chín.
Triệu chứng nhận biết bị nhiễm liên cầu khuẩn lợn
Liên cầu khuẩn lợn khi mắc phải sẽ gây nhiễm trùng toàn thân, ảnh hưởng đến một số hệ thống cơ quan, phổ biến nhất là viêm màng não, nhiễm khuẩn huyết. Bệnh thường có một số triệu chứng điển hình như sốt, đau đầu, điếc tai, nôn mửa, rối loạn tri giác, cứng gáy, xuất huyết dưới da từng mảng, đôi khi gây hoại tử.
Trường hợp bị nhiễm khuẩn huyết do vi khuẩn liên cầu khuẩn lợn xâm nhập vào máu, vi khuẩn sẽ sản sinh nhanh chóng và sinh ra nhiều độc tố. Lúc này, ngoài các triệu chứng nêu trên, người bệnh có thể bị nhiễm độc tố nặng với các biểu hiện tụt huyết áp, rối loạn đông máu, suy đa phủ tạng, trụy tim mạch, suy hô hấp, hôn mê, thậm chí tử vong nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời.
Một số trường hợp bị nhiễm độc đường tiêu hóa với các biểu hiện rối loạn đường tiêu hóa như đi ngoài liên tục, phân lỏng, có máu. Ngoài ra, người bị nhiễm liên cầu lợn còn có triệu chứng sợ ánh sáng, co giật, nôn vọt…; nếu không cứu chữa kịp thời có thể gây phù não, hôn mê và tử vong.
Hạn chế ăn các sản phẩm được chế biến từ thịt lợn chưa nấu chín, như: tiết canh, nem chua, nem chạo... https://suckhoeviet.org.vn/ |
Bên cạnh đó, một số biểu hiện ít gặp hơn khi nhiễm liên cầu khuẩn có thể xuất hiện như viêm tâm mạc (cấp tính và bán cấp tính), viêm khớp sinh mủ cấp tính, viêm nội nhãn và viêm màng bồ đào, viêm cột sống dính khớp…
Để xác định chính xác, bác sỹ nuôi cấy bệnh phẩm (máu, dịch não tủy), và cho kết quả dương tính với liên cầu khuẩn lợn hoặc bằng phương pháp sinh học phân tử (PCR).
Bệnh liên cầu khuẩn lợn không chỉ gây tổn thất to lớn về kinh tế mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của con người, có thể dẫn đến nguy kịch, tử vong nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời. Bệnh tuy ít gặp ở người nhưng có nguy cơ lây nhiễm cao khi tiếp xúc với lợn bệnh hoặc các sản phẩm từ lợn bệnh.
Các bệnh lý nguy hiểm mà người bệnh thường gặp khi nhiễm liên cầu khuẩn lợn là viêm phổi, viêm màng não, viêm cơ tim và viêm khớp. Nếu không được điều trị kịp thời có thể gây tử vong do độc tố vi khuẩn gây sốc nhiễm khuẩn, viêm nội tâm mạc, suy đa phủ tạng, nhiễm khuẩn huyết.
Cách phòng ngừa liên cầu khuẩn lợn lây sang người
- Rửa tay kỹ khi tiếp xúc với lợn nuôi hoặc thịt lợn
- Ở những hộ chăn nuôi khi lợn ốm chết phải chôn, đổ thuốc sát khuẩn, tiêu hủy. Chuồng trại cần phun thuốc sát khuẩn, khử khuẩn, hoặc báo ngay cho chính quyền địa phương để hướng điều trị xử lý triệt để.
- Người tiêu dùng nên chọn thịt lợn có dấu kiểm định của cơ quan thú ý, tránh mua thịt có màu sắc bất thường.
- Không ăn thịt lợn bị bệnh, thịt tái, đặc biệt là tiết canh, nem chua, nem chao trong thời gian có dịch, cần chế biến kỹ (trên 70 độ C).
- Những người bị vết thương hở phải đeo bảo hộ khi tiếp xúc với thịt lợn tái hoặc sống.
- Vệ sinh dụng cụ chế biến thịt lợn sạch sẽ, cần sử dụng riêng dụng cụ chế biến thịt chín và thịt sống.
- Cần thăm khám khi có triệu chứng sốt sau khi tiếp xúc với lợn và thịt lợn.
Tin liên quan
Lãnh đạo Bộ Công an gửi thư khen Công an tỉnh Lai Châu
16:48 | 06/01/2025 Dấu ấn Việt Nam
Sửa đổi, bổ sung quy định về mức hưởng bảo hiểm y tế
16:34 | 06/01/2025 Thông tin đa chiều
Một doanh nghiệp đã mang hơn 12.000 suất khám bệnh miễn phí cho người dân trong năm 2024
16:17 | 06/01/2025 Doanh nghiệp
Cùng chuyên mục
Bộ Y tế thông tin về virus gây viêm phổi trên người tại Trung Quốc
20:09 | 05/01/2025 Sức khỏe
[Infographic] Những dấu hiệu cho thấy cơ thể đang thừa đường
08:39 | 05/01/2025 Infographic
Khởi động một năm mới tràn đầy năng lượng, tích cực và hứng khởi
17:43 | 04/01/2025 Sức khỏe tinh thần
Thủ tục khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế áp dụng từ đầu năm 2025
09:30 | 04/01/2025 Sức khỏe
Nâng cao chất lượng hoạt động của hệ thống y tế cơ sở
10:20 | 03/01/2025 Sức khỏe
Đắk Lắk: UBND tỉnh triển khai công tác đảm bảo an toàn thực phẩm Tết Nguyên đán Ất Tỵ và mùa lễ hội xuân 2025
10:19 | 03/01/2025 Sức khỏe tinh thần
Các tin khác
Top thực phẩm giúp làn da bớt khô nẻ trong mùa đông
06:50 | 03/01/2025 Khỏe - Đẹp
Làm Sao Để Giải Quyết Mụn Dậy Thì, Tìm Lại Sự Tự Tin Cho Thế Hệ Trẻ
13:36 | 31/12/2024 Khỏe - Đẹp
Đảm bảo công tác y tế trong các dịp nghỉ Lễ năm 2025
16:49 | 30/12/2024 Sức khỏe
[Infographic] Những thực phẩm hỗ trợ giảm cân hiệu quả
07:00 | 29/12/2024 Khỏe - Đẹp
Hội thi Cô nuôi giỏi trường Mầm non Việt Lập, Tân Yên, Bắc Giang
10:41 | 28/12/2024 Sức khỏe tinh thần
Tổng kết công tác phòng, chống bệnh truyền nhiễm 2024 và chuẩn bị ứng phó dịch bệnh trong năm 2025
22:34 | 27/12/2024 Sức khỏe
Chế độ ăn uống lành mạnh hỗ trợ sức khỏe tinh thần và thể chất
20:06 | 27/12/2024 Sức khỏe
Ghế massage trị liệu cổ vai gáy tốt tại Maxcare Home
11:52 | 26/12/2024 Sức khỏe
Lan tỏa những bài học giá trị cho cộng đồng
09:18 | 26/12/2024 Sức khỏe tinh thần
Sơn La: Y tế huyện Phù Yên không ngừng nâng cao chất lượng mạng lưới y tế cơ sở
10:09 | 24/12/2024 Sức khỏe
Hội Nam y Việt Nam: Phát huy thành tích, đổi mới phương thức, tạo đà cho các hoạt động trong năm 2025
7 ngày trước Hoạt động hội
Hợp tác phát triển nền y học cổ truyền dân tộc, chung tay chăm sóc sức khỏe nhân dân
27-12-2024 14:49 Hoạt động hội
Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (Liên hiệp Hội Việt Nam) tổ chức Hội thảo chuyển đổi số
18-12-2024 20:34 Hoạt động hội
Lễ dâng hương và báo cáo kết quả thừa kế di sản của Đại danh y Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác
07-12-2024 13:48 Hoạt động hội
Hội Nam Y Việt Nam tổ chức Lễ dâng hương kỷ niệm 50 năm ngày mất cố Lương Y Nguyễn Kiều
01-12-2024 20:00 Hoạt động hội