Vì sao ca mắc tay chân miệng diễn biến nặng nhiều hơn so với trước?
Phòng, chống bệnh tay chân miệng, không để lây lan rộng |
![]() |
Bệnh nhi mắc tay chân miệng điều trị tại Bệnh viện Nhi Trung ương. |
Giáo sư, Tiến sĩ Phan Trọng Lân, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng cho biết, bệnh tay chân miệng lưu hành tại Việt Nam chủ yếu do chủng Enterovirus 71 (EV71) và Coxsackie A16. Bệnh có thể xảy ra trên mọi đối tượng, tuy nhiên có đến 90% ca bệnh xảy ra ở trẻ dưới 3 tuổi. Chủng EV71 thường gây bệnh cảnh nặng và dễ gây các biến chứng, và có thể làm người bệnh tử vong.
Lý giải vì sao từ đầu năm 2023 đến nay có sự gia tăng tỷ lệ ca mắc dương tính với chủng EV71, Giáo sư Lân cho biết, nếu như tuần 14 chủng này chiếm khoảng 6% trong các mẫu xét nghiệm thì tuần 23 tỷ lệ dương tính với chủng EV71 đã tăng lên 40% trong các mẫu xét nghiệm.
"Chính đặc điểm này khiến cho các ca mắc bệnh tay chân miệng diễn biến nặng nhiều hơn so với các năm trước đây", Giáo sư Lân cho hay.
Theo Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Việt Nam đã chủ động triển khai kết hợp nhiều biện pháp để phòng chống dịch bệnh tay chân miệng. Việt Nam đã có kinh nghiệm cả trong dự phòng và điều trị bệnh tay chân miệng để xử lý; cùng đó là sự vào cuộc sớm của ngành y tế trong chủ động xây dựng, tham mưu ban hành kế hoạch phòng chống dịch; chỉ đạo kiểm tra, giám sát.
Mới đây, Bộ Y tế đã thành lập 7 đoàn công tác đi kiểm tra, giám sát công tác phòng chống dịch bệnh tay chân miệng và sốt xuất huyết.
Để tăng cường công tác điều trị, bảo đảm chuyển viện an toàn, tại khu vực phía Nam, 4 bệnh viện tuyến cuối của Thành phố Hồ Chí Minh đã chỉ đạo 31 tỉnh, thành phố khu vực miền trung và phía nam họp trực tuyến hàng tuần để hướng dẫn, trao đổi chuyên môn.
Ông Lân cũng cho hay, hiện nay các thuốc điều trị bệnh tay chân miệng thông thường cơ bản đáp ứng đủ công tác điều trị.
Đối với thuốc Immunoglobulin tiêm tĩnh mạch, theo thông tin của Cục Quản lý Dược, ngày 23/6/2023 đã nhập khẩu 6.000 chai thuốc Immunoglobulin về Việt Nam để cung ứng cho các bệnh viện. Số lượng thuốc trên đã đáp ứng được nhu cầu cấp bách của các bệnh viện.
"Ước tính hiện mỗi tuần chúng ta ghi nhận khoảng 350 trường hợp mắc tay chân miệng phải nhập viện, trong đó có khoảng 10% số ca bệnh cần điều trị bằng thuốc Immunoglobulin- tương đương với 35 ca cần điều trị/ tuần.
Với số lượng thuốc Immunoglobulin như vậy và với tình hình dịch như hiện nay, có thể phục vụ công tác điều trị khoảng trên 2 tháng cho những trường hợp cần sử dụng thuốc này tiêm tĩnh mạch", ông Lân nói.
Tuy nhiên với tình hình dịch hiện nay, khi chúng ta cùng nỗ lực trên cả công tác dự phòng, điều trị và truyền thông về các biện pháp phòng chống bệnh tay chân miệng cũng như các hoạt động khác, Giáo sư Phan Trọng Lân cho rằng, Việt Nam có thể sớm giảm số ca mắc nói chung, ca diễn biến nặng nói riêng.
Nguồn: Vì sao ca mắc tay chân miệng diễn biến nặng nhiều hơn so với trước?
Tin liên quan

Từ vụ sữa bột giả: Bộ Y tế yêu cầu rà soát toàn diện
20:50 | 15/04/2025 Pháp luật & Sức khỏe

Bệnh viện E: Biểu tượng của y tế đổi mới và chăm sóc sức khỏe Nhân dân
09:11 | 08/04/2025 Tin tức

PGS.TS.BS Phan Thị Thu Hương đảm nhận chức Chủ tịch Hội đồng trường Đại học Y Hà Nội
10:03 | 04/04/2025 Tin tức
Cùng chuyên mục

Hội Nhà báo Việt Nam và hành trình “Về nguồn” đầy ý nghĩa
21:21 | 20/04/2025 Nghiên cứu trao đổi

Vì sao Bệnh viện Đa khoa Phúc Hưng bị Thanh tra Bộ Y tế xử phạt?
18:21 | 20/04/2025 Pháp luật & Sức khỏe

TP.HCM tăng cường quản lý người lang thang, xin ăn trong các ngày lễ, sự kiện trọng đại
12:46 | 20/04/2025 Tin tức

Kon Tum: Tháo gỡ khó khăn, vướng mắc tại các dự án đầu tư
10:58 | 20/04/2025 Tin tức

Bộ trưởng Bộ Công an Lương Tam Quang dâng hương tưởng niệm các Anh hùng liệt sĩ tại Tây Ninh
09:03 | 20/04/2025 Tin tức

Đắk Lắk: Làm rõ nhóm 5 thiếu niên trộm cắp tài sản trên ô tô
17:29 | 19/04/2025 Tin tức
Các tin khác

Quảng Nam: Nhiều hoạt động ý nghĩa thiết thực nhận kỷ niệm 79 năm Ngày truyền thống lực lượng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội
09:14 | 19/04/2025 Sức khỏe tinh thần

Kiểm tra, giám sát chặt thị trường sữa, thuốc, thực phẩm bảo vệ sức khỏe
20:29 | 18/04/2025 Tin tức

Đắk Lắk: Sôi nổi các hoạt động kỷ niệm 79 năm thành lập lực lượng cảnh sát QLHC về TTXH
17:25 | 18/04/2025 Tin tức

TP. HCM: Tránh trùng lắp tên phường, xã sau khi sáp nhập
17:25 | 18/04/2025 Tin tức

“Mang âm nhạc đến bệnh viện” số 215: Hơn cả những giai điệu âm nhạc, là tình người ấm áp
21:00 | 17/04/2025 Sức khỏe tinh thần

Cách mạng làm đẹp không xâm lấn: Tương lai của y học tái sinh
13:56 | 17/04/2025 Tin tức

Hà Nội: Tiếp tục tăng cường phòng chống bệnh sởi và tay chân miệng
21:15 | 16/04/2025 Sức khỏe

Sữa Hiup phản hồi về vụ quảng cáo sai sự thật, bị réo tên trong đường dây sữa giả
17:28 | 16/04/2025 Tin tức

Người tiêu dùng cần tỉnh táo trước “cái bẫy” quảng cáo sản phẩm sức khỏe
16:59 | 16/04/2025 Tin tức

Bộ Y tế “tuýt còi” mỹ phẩm của Hana HP Group
16:14 | 16/04/2025 Pháp luật & Sức khỏe

Chi Hội Nam Y An Giang tổ chức trao quà thiện nguyện tại khóm Phước Quản, thị trấn Đa Phước
2 ngày trước Hoạt động hội

Hội Nam Y TP. HCM tổ chức khám chữa bệnh và tặng quà cho người khiếm thị tại chùa Chánh Giác
30-03-2025 07:48 Hoạt động hội

Hợp tác chiến lược toàn diện cùng kế thừa, bảo tồn và phát triển tinh hoa y dược cổ truyền
26-03-2025 22:00 Hoạt động hội

Ứng dụng y học cổ truyền với y học hiện đại và dinh dưỡng vào phòng ngừa đột quỵ
26-03-2025 10:43 Thông tin đa chiều

Chi hội Nam y Sóc Trăng lan tỏa yêu thương đến với bà con có hoàn cảnh khó khăn tại Tịnh xá Ngọc Châu Như
25-03-2025 15:59 Hoạt động hội