Vị thuốc rau đắng đất

Không chỉ là loại thực phẩm được sử dụng phổ biến trong các bữa ăn gia đình, rau đắng còn là vị thuốc được chứng minh là có công dụng phòng và hỗ trợ điều trị một số vấn đề sức khỏe thường gặp. Ăn rau đắng giúp cải thiện khả năng nhận thức, hỗ trợ giảm cân, giảm căng thẳng, ngăn ngừa ung thư, thanh lọc cơ thể,...

1. Sơ lược về cây rau đắng

Rau đắng còn được gọi là rau xương cá, thuộc họ rau răm. Đây là loại cây thân thảo, chiều cao khoảng 10cm, có màu đỏ tím, thân và cành nhẵn, mọc tỏa tròn gần sát mặt đất. Cây rau đắng mọc hoang ở nhiều nơi, bao gồm đồng bằng, trung du và vùng núi thấp ở nước ta. Nó được xem là một thành phần trong nhiều phương thuốc Y học cổ truyền.

Rau đắng có các thành phần gồm tinh dầu, oxalic, axit silicic, galic, cafeic, các glycosid, các dẫn chất polyphenol, dẫn chất anthranoid, các axit amin và các loại đường, chất nhầy,... Nó thường được ăn sống hoặc sấy khô và sử dụng như nhiều loại thảo dược khác.

Ăn rau đắng có tác dụng gì?
Rau đắng đất

Ở nước ta, rau đắng có 2 loại: Rau đắng đất và rau đắng biển. Tuy có vị giống nhau nhưng chúng lại có những ưu điểm riêng về công dụng đối với sức khỏe. Đặc điểm của 2 loại rau đắng này như sau:

  • Rau đắng đất: Là loài thân thảo mọc bò trên mặt đất, tỏa tròn gần sát mặt đất, thân màu đỏ tím, có thể cao tới 10 - 30cm. Ăn rau đắng đất có tác dụng gì? Rau đắng đất trong Đông y có các tên gọi như cây càng tôm, biển súc, cây xương cá với vị đắng, tính bình và không độc, có công dụng lợi tiêu hóa, lợi tiểu, trừ thấp nhiệt và sơ can. Người bị tiểu gắt buốt, sỏi thận, nóng trong người, ăn uống khó tiêu,... đều có thể sử dụng loại rau này. Đồng thời, nó cũng giàu vitamin C, tăng sức đề kháng cho cơ thể, tăng khả năng chống lại bệnh tật, kể cả các bệnh tim mạch và ung thư;
  • Rau đắng biển: Thường phát triển ở khu vực đầm lầy, bãi cỏ nơi có hơi ẩm hoặc mọc ở bờ ruộng nên còn được gọi là rau đắng đồng. Đây là loài thân thảo mọc bò, thân nhẵn có rễ, dài 10 - 40cm. Theo Y Học Cổ Truyền Việt Nam, rau đắng biển còn có tên gọi khác là cây ruột gà, rau sam trắng, rau sam đắng hoặc cây ba kích, có vị đắng, tính mát, giúp thanh nhiệt, tiêu độc, tiêu thũng và lợi tiểu. Nó được sử dụng để sắc uống chữa ho, trị chứng tiểu gắt, tiểu buốt, đi cầu khó. Ngoài ra, rau đắng biển còn có nhiều chất có lợi cho sức khỏe, tốt cho tuần hoàn não, tăng trí nhớ, giảm mệt mỏi tinh thần, hỗ trợ điều trị bệnh động kinh.

2. Rau đắng có nhiều công dụng đối với sức khỏe

Tăng khả năng nhận thức: Rau đắng giúp kích thích não bộ, tăng cường khả năng tập trung và cải thiện trí nhớ;

Chống rối loạn nhận thức: Rau đắng có khả năng làm giảm nguy cơ rối loạn nhận thức ở tuổi già (chứng mất trí và bệnh Alzheimer). Rau đắng kích thích cơ thể sản sinh các phản ứng sinh hóa trung hòa mới, làm giảm tình trạng stress oxy hóa trong não, giúp người già thêm minh mẫn;

Giảm căng thẳng, lo âu: Khi căng thẳng và lo lắng, bạn có thể nhai 2 - 3 cọng rau đắng để xua tan cảm giác này. Các hoạt chất trong rau đắng giúp cân bằng hormone, đặc biệt là các hormone gây căng thẳng trong cơ thể, giúp người dùng giữ được trạng thái bình tĩnh và thoải mái;

Tốt cho hệ hô hấp: Nếu sử dụng rau đắng theo cách pha thành trà hoặc nhai nát thì nó có thể tăng cường sức khỏe của hệ thống hô hấp. Nó giúp long đờm, loại bỏ chất nhầy dư thừa, làm giảm tình trạng viêm ở họng và đường hô hấp, giảm đau hiệu quả. Vì vậy, rau đắng rất tốt cho người bị viêm phế quản, viêm mũi xoang;

Chống viêm: Các hợp chất từ lá rau đắng có thể làm giảm sưng, ngăn chặn tình trạng kích ứng trong cơ thể. Do đó, rau đắng là thực phẩm tốt cho những người bị bệnh gút, viêm khớp và các bệnh viêm khác;

Chống oxy hóa: Rau đắng có chứa nhiều chất chống oxy hóa, giúp loại bỏ các gốc tự do trong cơ thể. Từ đó, nó giúp duy trì chất lượng cuộc sống, tăng cường quá trình trao đổi chất, bảo vệ hệ thống tim mạch và phòng ngừa ung thư;

Cải thiện hệ thống miễn dịch: Dù pha thành trà hay ăn rau đắng thì loại rau này đều giúp cải thiện hệ thống miễn dịch, chống lại các mầm bệnh, virus và tình trạng nhiễm trùng do vi khuẩn;

Hỗ trợ điều trị bệnh động kinh: Lá rau đắng được cho là có tác động tích cực tới các phản ứng trung hòa, từ đó ngăn ngừa các cơn động kinh và các dạng bệnh về thần kinh khác như rối loạn lưỡng cực, chứng đau dây thần kinh;

Tác dụng khác: Chữa lành vết thương và khử trùng da (thoa nước ép rau đắng hoặc tinh dầu rau đắng lên vết thương giúp hạn chế nguy cơ để lại sẹo trên da); hạ đường huyết; trị loét dạ dày và hội chứng ruột kích thích, ngăn ngừa các bệnh về đường tiêu hóa; lợi tiểu, hạ sốt; trừ giun; tăng khả năng đông máu,...

3. Một số bài thuốc trị bệnh từ cây rau đắng

Chữa tiểu ít và khó khăn: Bài thuốc gồm 16g rau đắng, 12g xa tiền tử, 12g mộc thông, 12g tỳ giải, 8g sơn chi tử. Sắc uống ngày 1 thang;

Chữa tiểu rắt, buốt: Bài thuốc gồm 8g rễ rau đắng, 8g hạt ké vông vang, 8g nhân trần, 8g mộc thông, 8g xa tiền tử, 8g lá tre, 3g đăng tâm thảo, 3g thông thảo. Sắc uống ngày 1 thang;

Chữa viêm bàng quang cấp tính: Bài thuốc gồm 12g rau đắng, 20g tỳ giải, 20g bồ công anh, 12g sài hồ, 12g hoàng cầm, 12g hoạt thạch, 12g cù mạch, 6g mộc thông. Nếu có triệu chứng tiểu ra máu thì thêm 12g sinh địa, 12g chi tử, 12g bạch mao căn;

Chữa nhiệt miệng: Rửa sạch 1 nắm rau đắng, giã lấy nước cốt, ngậm nước cốt này trong miệng vài phút rồi nuốt từng chút một. Với trẻ em không chịu được đắng thì có thể dùng đầu tăm bông thấm nước cốt rau đắng, chấm lên vết loét trong miệng bé;

Chữa giun đũa ở trẻ em: Lấy 100g rau đắng tươi, sắc uống ngày 1 lần;

Chữa ngứa hậu môn, ngứa âm hộ (phụ nữ): Lấy 200g rau đắng tươi, sắc lấy nước rồi dùng rửa hậu môn, âm hộ ngày 1 - 2 lần. Thực hiện nhiều lần sẽ có kết quả tốt;

Chữa đau răng: Rửa sạch cây rau đắng, sắc thành nước uống 2 lần/ngày. Uống khoảng 2 - 3 ngày liên tục sẽ thấy có hiệu quả.

4. Lưu ý khi ăn rau đắng

Rau đắng chứa nhiều chất xơ và các chất dinh dưỡng nên rất tốt cho một chế độ ăn giảm béo, ngăn ngừa nguy cơ rối loạn mỡ máu, phù hợp với người đang mắc các bệnh mạn tính như đái tháo đường, tăng huyết áp,... Lưu ý khi ăn rau đắng như sau:

Nên sử dụng cả phần lá và thân của cây rau đắng, ăn rau tươi cùng với cháo nóng sẽ rất tốt cho sức khỏe. Đặc biệt, ăn rau đắng với cháo cá lóc hay cháo cá kèo vừa ngon miệng lại bổ dưỡng;

Nếu ngại vị đắng của rau, bạn có thể luộc chín rau đắng rồi ăn chung với cá kho hoặc thịt kho. Hoặc có thể nấu rau đắng thành canh, nấu lẩu để giảm bớt vị đắng của rau. Ngoài ra, người dùng có thể xào rau đắng với tôm, thịt cùng với dầu mỡ và nước cốt dừa;

Phụ nữ mang thai nên cẩn trọng khi sử dụng rau đắng vì có một số thử nghiệm cho thấy các chất trong rau đắng có thể gây co bóp tử cung, tăng thời gian đông máu, làm tăng nguy cơ xuất huyết, sảy thai;

Người có hệ tiêu hóa không tốt nếu ăn nhiều rau đắng có thể bị đi tiêu lỏng;

Chỉ ăn rau đắng để ăn kiêng có thể gây cảm giác buồn nôn, đầy tức bụng hoặc rối loạn tiêu hóa. Do đó, bạn cần điều chỉnh chế độ ăn hợp lý, kết hợp ăn rau đắng với các loại thực phẩm khác để cung cấp đủ dưỡng chất cho cơ thể, kết hợp với việc tập luyện hợp lý để đạt được hiệu quả giảm cân như mong muốn;

Không nên ăn rau đắng liên tục trong thời gian trên 3 tháng. Bạn chỉ nên bổ sung rau đắng khi cần hỗ trợ điều trị một vấn đề sức khỏe nào đó;

Do ảnh hưởng của các thành phần trong rau đắng tới hệ bài tiết, hệ hô hấp, hệ tuần hoàn và lượng đường trong máu nên trước khi sử dụng rau đắng, bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ.

Rau đắng là loại thực phẩm tốt cho sức khỏe với nhiều công dụng tuyệt vời. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn, người dùng cần ghi nhớ những nguyên tắc cần thiết khi ăn rau đắng đã được đề cập ở trên.

Minh Thuỳ (t/h)
suckhoeviet.org.vn

Tin liên quan

Dự báo thời tiết ngày 27/12/2024: Hà Nội trời nhiều mây, có mưa nhỏ vài nơi

Dự báo thời tiết ngày 27/12/2024: Hà Nội trời nhiều mây, có mưa nhỏ vài nơi

Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia vừa đưa ra thông tin dự báo thời tiết ngày 27/12/2/2024 tại Hà Nội và các khu vực trên cả nước.
Lan tỏa những bài học giá trị cho cộng đồng

Lan tỏa những bài học giá trị cho cộng đồng

Cuộc thi Lan tỏa Năng lượng tích cực lần thứ Năm với chủ đề “Từ trái tim đến trái tim” hướng đến mục tiêu kết nối mạnh mẽ, chạm đến trái tim nhiều người.
Dự báo thời tiết ngày 26/12/2024: Bắc Bộ có mưa nhỏ, trời rét

Dự báo thời tiết ngày 26/12/2024: Bắc Bộ có mưa nhỏ, trời rét

Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia vừa đưa ra thông tin dự báo thời tiết ngày 26/12/2024 tại Hà Nội và các khu vực khác trên cả nước.

Cùng chuyên mục

Tác dụng của vừng đen theo Đông y

Tác dụng của vừng đen theo Đông y

Vừng đen là một thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao và vị thuốc chữa bệnh tốt.
Tác dụng của một số loại nấm dược liệu

Tác dụng của một số loại nấm dược liệu

Nấm là một siêu thực phẩm đồng thời là loại dược liệu quý hiếm. Cùng tìm hiểu tác dụng của một số loại nấm thường dùng làm dược liệu.
Các bài thuốc đông y giúp dưỡng da khỏe đẹp mùa hanh khô

Các bài thuốc đông y giúp dưỡng da khỏe đẹp mùa hanh khô

Những bài thuốc đông y có thành phần là các vị thuốc, thảo mộc tự nhiên an toàn, lành tính, cải thiện sắc tố da và ngăn ngừa khô da, nẻ da từ bên trong, giúp da mịn màng.
Những cây thuốc nam hỗ trợ điều trị viêm đại tràng

Những cây thuốc nam hỗ trợ điều trị viêm đại tràng

SKV - Trong khi y học hiện đại đã mang đến nhiều phương pháp điều trị hiệu quả, thì việc sử dụng các vị thuốc nam để hỗ trợ quá trình điều trị viêm đại tràng vẫn luôn được ưa chuộng. Các loại thuốc nam thường an toàn, dễ kiếm, và có thể mang lại hiệu quả tích cực trong việc hỗ trợ giảm triệu chứng cũng như phòng ngừa tái phát.
Bài thuốc chữa bệnh từ các loại hoa cúc

Bài thuốc chữa bệnh từ các loại hoa cúc

Hoa cúc có rất nhiều loại và là một dược liệu quý trong y học cổ truyền. Theo Đông y, hoa cúc vị ngọt, cay, vào 3 kinh phế, can, thận; có tác dụng dưỡng âm, ích can, tán phong thấp, thanh đầu mục, giáng hỏa. Dưới đây là công dụng và bài thuốc từ một số loại hoa cúc.
Cây mâm xôi – Vị thuốc quý

Cây mâm xôi – Vị thuốc quý

SKV - Cây mâm xôi là vị thuốc quý trong vườn thuốc cổ truyền của người Việt, Cây được ứng dụng khá nhiều trong Đông Y nhằm chữa trị một số bệnh về gan, tim, đường huyết, bệnh xương khớp… quả có tác dụng bổ can thận, cường dương, tăng sinh lực.nên vị thuốc rất quý cho giới mày râu.

Các tin khác

Những vị thuốc nên dùng trong mùa đông lạnh

Những vị thuốc nên dùng trong mùa đông lạnh

Mùa đông tiết trời lạnh giá khiến cơ thể dễ gặp các vấn đề về sức khỏe. Các vị thuốc y học cổ truyền dưới đây bổ sung tính ấm, tăng sức đề kháng, hỗ trợ cơ thể hình thành "lá chắn" phòng chống bệnh tật.
[E-Magazine] Củ cải trắng - Nhân sâm mùa đông

[E-Magazine] Củ cải trắng - Nhân sâm mùa đông

Củ cải trắng là loại rau củ quen thuộc, chế biến được nhiều món ăn ngon. Củ cải trắng được mệnh danh là "nhân sâm mùa đông" nhờ giá trị dinh dưỡng cao và nhiều công dụng tuyệt vời cho sức khỏe.
Tác dụng và bài thuốc từ tiểu hồi hương

Tác dụng và bài thuốc từ tiểu hồi hương

Tiểu hồi hương là loài cây thân thảo, được ứng dụng phổ biến trong cả Đông, Tây y do có chứa các nguồn vitamin thiết yếu và hoạt chất bổ dưỡng.
10 loại nước uống từ thảo dược tốt cho sức khỏe trong mùa đông lạnh

10 loại nước uống từ thảo dược tốt cho sức khỏe trong mùa đông lạnh

Các loại nước từ thảo dược dưới đây mang lại nhiều lợi ích sức khỏe trong mùa đông, có tác dụng phòng và hỗ trợ điều trị một số chứng bệnh thường gặp.
Bất ngờ với những tác dụng của râu ngô

Bất ngờ với những tác dụng của râu ngô

Râu ngô là phần thường bị loại bỏ khi chế biến bắp ngô. Tuy nhiên, đây lại là một loại dược liệu quý. Được biết đến với tên gọi ngọc mễ tu, râu ngô thường xuyên được sử dụng trong các bài thuốc cổ truyền để điều trị các bệnh liên quan đến gan và mật.
Tác dụng chữa bệnh và một số bài thuốc từ hoa cúc chi

Tác dụng chữa bệnh và một số bài thuốc từ hoa cúc chi

Những bông hoa cúc chi nhỏ xinh với màu sắc tươi tắn thường nở rộ vào tháng 11-12 hằng năm. Hoa cúc chi là một dược liệu quý có nhiều tác dụng chữa bệnh trong y học cổ truyền.
Một số bài thuốc từ quả cam

Một số bài thuốc từ quả cam

Cam là loại quả quen thuộc trong đời sống. Quả cam bổ dưỡng, giúp tăng cường sức khỏe và là một vị thuốc trong y học cổ truyền.
Phát huy vai trò của người đứng đầu ở Bệnh viện y học Cổ truyền tỉnh Đắk Lắk​

Phát huy vai trò của người đứng đầu ở Bệnh viện y học Cổ truyền tỉnh Đắk Lắk​

SKV- Với lối sống trong sáng, giản dị và sự nỗ lực cống hiến không ngừng nghỉ của bản thân, nhiều năm qua bác sĩ CKII Trịnh Đăng Anh, Bí thư Chi bộ, Giám đốc Bệnh viện Y học cổ truyền (YHCT) tỉnh đã có nhiều đóng góp thiết thực cho ngành y tế tỉnh nhà. Ghi nhận sự nỗ lực này, vừa qua bác sĩ CKII Trịnh Đăng Anh đã vinh dự nhận bằng khen của Thủ tướng Chính phủ.
Đẩy mạnh phát triển sản phẩm y học cổ truyền phục vụ khách du lịch

Đẩy mạnh phát triển sản phẩm y học cổ truyền phục vụ khách du lịch

Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành Quyết định số 1289/QĐ-TTg về Kế hoạch thực hiện Kết luận số 86-KL/TW của Ban Bí thư về phát triển nền Y học cổ truyền Việt Nam và Hội Đông y Việt Nam trong giai đoạn mới.
Những bài thuốc từ thảo mộc giúp điều trị một số bệnh về đường hô hấp

Những bài thuốc từ thảo mộc giúp điều trị một số bệnh về đường hô hấp

Giai đoạn chuyển mùa, không khí ô nhiễm khiến các bệnh về đường hô hấp gia tăng. Cùng tham khảo một số bài thuốc đơn giản, lành tính lại dễ thực hiện dưới đây để hỗ trợ điều trị các bệnh về hô hấp như ho, viêm họng, cảm cúm, nghẹt mũi...
Xem thêm
Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (Liên hiệp Hội Việt Nam)  tổ chức Hội thảo chuyển đổi số

Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (Liên hiệp Hội Việt Nam) tổ chức Hội thảo chuyển đổi số

Chiều ngày 18/12, tại Hà Nội, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (Liên hiệp Hội Việt Nam) đã tổ chức Hội thảo chuyển đổi số với chủ đề “Định hướng công tác chuyển đổi số tại Liên hiệp Hội Việt Nam trong thời gian tới”.
Lễ dâng hương và báo cáo kết quả thừa kế di sản của Đại danh y Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác

Lễ dâng hương và báo cáo kết quả thừa kế di sản của Đại danh y Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác

Sáng 7/12, Học viện Y Dược học cổ truyền Việt Nam tổ chức Lễ dâng hương và báo cáo kết quả thừa kế di sản của Đại danh y Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác.
Hội Nam Y Việt Nam tổ chức Lễ dâng hương kỷ niệm 50 năm ngày mất cố Lương Y Nguyễn Kiều

Hội Nam Y Việt Nam tổ chức Lễ dâng hương kỷ niệm 50 năm ngày mất cố Lương Y Nguyễn Kiều

Sáng 01/12/2024, Tại nhà thờ cố Lương Y Nguyễn Kiều, xã Phượng Dc, huyện Phú Xuyên, thành phố Hà Nội Hội Nam Y Việt Nam đã tổ chức Lễ dâng hương tưởng niệm 50 năm ngày mất của cố Lương Y Nguyễn Kiều.
An Giang: Hội nghị khoa học Đông dược bào chế

An Giang: Hội nghị khoa học Đông dược bào chế

SKV - Hội nghị khoa học Đông dược bào chế được Trường trung cấp Quốc Tế Khôi Việt phối hợp cùng Chi hội Nam y tỉnh An Giang tổ chức vào sáng ngày 09/11, tại huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang.
Hội Nam y Việt Nam công bố quyết định thành lập Chi hội Nam y Thái Bình

Hội Nam y Việt Nam công bố quyết định thành lập Chi hội Nam y Thái Bình

Chiều 20/10/2024, tại TP Thái Bình, Hội Nam y Việt Nam đã long trọng tổ chức lễ công bố quyết định thành lập và Đại hội lần thứ nhất Chi hội Nam y Thái Bình, nhiệm kỳ 2024-2029.
Phiên bản di động