Mới nhất Đọc nhiều

WHO: Đại dịch COVID-19 khiến nhân loại mất đi hàng trăm triệu năm tuổi thọ

Trong một báo cáo ngày 19/5, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết trong hai năm đầu bùng phát, đại dịch COVID-19 đã cướp đi gần 337 triệu năm tuổi thọ của con người trên toàn thế giới.
WHO khuyến nghị vắc xin COVID mới chỉ nên nhắm vào các biến thể mới
Chú thích ảnh
Người dân xếp hàng chờ xét nghiệm COVID-19 bên ngoài một hiệu thuốc ở Marseille, Pháp./suckhoeviet.org.vn

Những số liệu thống kê cho thấy đại dịch COVID-19 tàn phá toàn cầu và cướp đi sinh mạng của gần 7 triệu người trên thế giới tính đến thời điểm này. Tuy nhiên, con số trên thực tế được cho là gần 20 triệu người đã tử vong do đại dịch.

Theo số liệu chính thức của WHO, trong giai đoạn 2020-2021 - khoảng thời gian dịch bệnh bùng phát mạnh mẽ, thế giới ghi nhận khoảng 5,4 triệu ca tử vong do virus SARS-CoV-2 gây bệnh COVID-19 và những biến thể của virus này. Tuy nhiên, WHO cũng ước tính rằng khoảng 14,9 triệu người đã tử vong do các lý do liên quan COVID-19, qua đó rút ngắn 336,8 triệu năm tuổi thọ của người dân trên toàn thế giới.

Báo cáo của WHO chỉ ra rằng nguyên nhân chủ yếu của thực trạng này là sự bất bình đẳng trong xã hội, cũng như việc hạn chế trong khả năng tiếp cận vaccine tại nhiều khu vực. Theo cơ quan trên, đại dịch COVID-19 đã làm lu mờ nhiều tiến bộ trong dịch vụ y tế mà toàn cầu đã đạt được trong những năm qua.

WHO cho biết trước khi đại dịch COVID-19 xuất hiện, thế giới đã chứng kiến những sự cải thiện đáng kể trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ em, trong đó, tỷ lệ tử vong của nhóm đối tượng này đã giảm xuống lần lượt hơn 30% và gần 50% trong giai đoạn 2000-2010. Tỷ lệ mắc các bệnh truyền nhiễm như HIV/AIDS, lao, sốt rét, cũng như nguy cơ tử vong sớm do các bệnh mạn tính cũng giảm một cách đáng kể. Tuổi thọ trung bình toàn cầu tăng từ mức 67 tuổi ghi nhận trong năm 2000, lên 73 tuổi trong năm 2019.

Tuy nhiên, đại dịch COVID-19 đã "cuốn phăng" những nỗ lực cải thiện dịch vụ y tế nhiều năm qua, làm sâu sắc thêm tình trạng bất bình đẳng trong tiếp cận các dịch vụ chăm sóc sức khỏe chất lượng cao, tiêm chủng định kỳ và các vấn đề tài chính.

Ngoài ra, báo cáo công bố thường niên của WHO cũng cho thấy mối đe dọa ngày càng lớn của các bệnh mạn tính không lây (NCD) như bệnh tim mạch, ung thư và tiểu đường. Cụ thể, trong năm 2019 có đến 74% số ca tử vong trên thế giới là những trường hợp mắc NCD, tăng 13% so với năm 2000. Trước xu hướng này, WHO cảnh báo "các bệnh NCD sẽ là nguyên nhân gây ra 86% trong số 90 triệu ca tử vong trên thế giới mỗi năm vào giữa thế kỷ này". Tuy các nguy cơ gây bệnh như việc tiếp xúc khói thuốc lá, uống rượu, điều kiện vệ sinh và chất lượng nguồn nước đã được cải thiện, nhưng một số rủi ro khác như ô nhiễm không khí vẫn ở mức cao. Bên cạnh đó, tỷ lệ béo phì trên thế giới cũng đang ở mức đáng báo động.

Trước thực trạng trên, Tổng Giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus kêu gọi các nước tăng cường đầu tư cải thiện hệ thống y tế và chăm sóc sức khỏe, qua đó đạt được mục tiêu phát triển bền vững của Liên hợp quốc trong tương lai.

Nguồn: WHO: Đại dịch COVID-19 khiến nhân loại mất đi hàng trăm triệu năm tuổi thọ

Thanh Phương/baotintuc.vn
https://suckhoeviet.org.vn/

Cùng chuyên mục

Mỹ: Thử nghiệm thuốc điều trị ung thư trong không gian

Mỹ: Thử nghiệm thuốc điều trị ung thư trong không gian

Các thí nghiệm sẽ kiểm tra xem một số loại thuốc có thể làm chậm quá trình tái tạo của bệnh bạch cầu, ung thư vú và tế bào ung thư đại trực tràng trong không gian hay không?
Cột mốc quan trọng của WHO

Cột mốc quan trọng của WHO

Tình trạng dịch bệnh ngày càng phức tạp và gia tăng trên khắp thế giới trong thời gian qua đã khẳng định vai trò quan trọng của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), song cũng đặt tổ chức y tế đa phương lớn nhất hành tinh trước nhiều thách thức. Trong bối cảnh đó, các nước thành viên chủ chốt vừa phê duyệt ngân sách gần 7 tỷ USD để tiếp sức cho nỗ lực bảo vệ sức khỏe người dân của WHO.
WHO cảnh báo không sử dụng chất làm ngọt nhân tạo để giảm cân

WHO cảnh báo không sử dụng chất làm ngọt nhân tạo để giảm cân

Những sản phẩm ăn kiêng này không giúp giảm mỡ trong cơ thể về lâu dài mà thay vào đó có liên quan đến nguy cơ mắc bệnh tiểu đường và tim mạch cao hơn.
EU và Pfizer/BioNTech điều chỉnh hợp đồng cung cấp vaccine COVID-19

EU và Pfizer/BioNTech điều chỉnh hợp đồng cung cấp vaccine COVID-19

Ngày 26/5, Liên minh châu Âu (EU) và các công ty dược phẩm gồm Pfizer (Mỹ) và BioNTech (Đức) thông báo đã đạt được thỏa thuận về việc sửa đổi hợp đồng cung ứng vaccine phòng bệnh COVID-19, theo đó giảm số lượng vaccine và lùi thời điểm giao hàng đến năm 2026.
WHO ra mắt mạng lưới toàn cầu để phát hiện bệnh truyền nhiễm

WHO ra mắt mạng lưới toàn cầu để phát hiện bệnh truyền nhiễm

Hôm thứ Bảy (20/5), Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã ra mắt một mạng lưới toàn cầu để giúp nhanh chóng phát hiện mối đe dọa từ các bệnh truyền nhiễm, như COVID-19, và chia sẻ thông tin để ngăn chặn sự lây lan của chúng.
Đại dịch của người nghèo

Đại dịch của người nghèo

Một tỷ người ở 43 quốc gia trên thế giới đã mắc bệnh tả, trong đó trẻ em dưới 5 tuổi là nhóm đặc biệt dễ bị tổn thương. Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cảnh báo, mặc dù các biện pháp ngăn ngừa dịch tả rất rõ ràng nhưng thế giới vẫn thiếu nguồn lực để đối phó với “đại dịch của người nghèo”.

Các tin khác

Từng bước xóa bỏ cây thuốc lá, hướng tới mục tiêu an ninh lương thực

Từng bước xóa bỏ cây thuốc lá, hướng tới mục tiêu an ninh lương thực

Ngày Thế giới Không Thuốc lá 2023 vào 31/5 tới sẽ là cơ hội để kêu gọi các chính phủ và các nhà hoạch định chính sách hỗ trợ nông dân chuyển đổi sang cây trồng bền vững.
CDC Mỹ cảnh báo nguy cơ bệnh đậu mùa khỉ bùng phát trở lại

CDC Mỹ cảnh báo nguy cơ bệnh đậu mùa khỉ bùng phát trở lại

Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) Mỹ cảnh báo bệnh đậu mùa khỉ có thể tái bùng phát vào cuối mùa Xuân và mùa Hè tới khi người dân tụ tập nhân dịp các lễ hội và các sự kiện khác.
WHO: Đại dịch COVID-19 khiến nhân loại mất đi hàng trăm triệu năm tuổi thọ

WHO: Đại dịch COVID-19 khiến nhân loại mất đi hàng trăm triệu năm tuổi thọ

Trong một báo cáo ngày 19/5, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết trong hai năm đầu bùng phát, đại dịch COVID-19 đã cướp đi gần 337 triệu năm tuổi thọ của con người trên toàn thế giới.
Ấn Độ trước lợi thế và thách thức từ dân số

Ấn Độ trước lợi thế và thách thức từ dân số

Ấn Độ được dự báo sắp vượt Trung Quốc để trở thành quốc gia đông dân nhất thế giới vào giữa năm 2023.
WHO khuyến nghị vắc xin COVID mới chỉ nên nhắm vào các biến thể mới

WHO khuyến nghị vắc xin COVID mới chỉ nên nhắm vào các biến thể mới

Một nhóm cố vấn của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã khuyến nghị rằng các mũi tiêm nhắc lại vắc xin COVID-19 chỉ nên nhắm mục tiêu vào những biến thể mới XBB hiện đang chiếm ưu thế.
Trung Quốc chính thức tiêm vaccine Covid-19 công nghệ mRNA nội địa đầu tiên

Trung Quốc chính thức tiêm vaccine Covid-19 công nghệ mRNA nội địa đầu tiên

Vaccine Covid-19 công nghệ mRNA phát triển trong nước đầu tiên mới đây đã được chính thức đưa vào sử dụng ở Trung Quốc.
Rượu và mãn kinh là tổ hợp gây nguy hiểm tới sức khỏe phụ nữ

Rượu và mãn kinh là tổ hợp gây nguy hiểm tới sức khỏe phụ nữ

Mãn kinh thường xuất hiện ở những phụ nữ trong độ tuổi từ 45 đến 55 tuổi. Nóng trong người, đổ mồ hôi về đêm, hay gặp phải các vấn đề liên quan tới giấc ngủ và tăng cân là những biểu hiện thường xuyên xuất hiện ở những phụ nữ đang trong thời kỳ mãn kinh.
WHO chấm dứt tình trạng khẩn cấp toàn cầu với bệnh đậu mùa khỉ

WHO chấm dứt tình trạng khẩn cấp toàn cầu với bệnh đậu mùa khỉ

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ngày 11/5 tuyên bố, bệnh đậu mùa khỉ không còn là tình trạng khẩn cấp toàn cầu, sau hơn 1 năm duy trì cảnh báo cao đối với dịch bệnh này.
Khánh thành Bệnh viên Hữu nghị Lào-Việt tỉnh Xiangkhouang

Khánh thành Bệnh viên Hữu nghị Lào-Việt tỉnh Xiangkhouang

Sáng 17/5 diễn ra lễ khánh thành, đưa vào sử dụng dự án Bệnh viện Hữu nghị Lào-Việt Nam tỉnh Xiangkhouang, với tổng vốn đầu tư gần 500 tỷ đồng do Chính phủ Việt Nam dành tặng Chính phủ, nhân dân Lào.
Thảo dược Trung Quốc hỗ trợ điều trị bệnh nhân bị đau tim

Thảo dược Trung Quốc hỗ trợ điều trị bệnh nhân bị đau tim

Theo nghiên cứu mới nhất, hợp chất được tinh chế từ một loại thảo mộc truyền thống của Trung Quốc mang tên Astragalus có khả năng cải thiện kết quả điều trị ở bệnh nhân mắc các bệnh tim mạch, cụ thể là căn bệnh đau tim. Astragalus, tên tiếng Việt là hoàng kỳ, một loại thực vật thuộc họ đậu có cánh bướm, dạng thân thảo và có thể sống lâu năm.
Xem thêm
Học thuyết nguyên nhân gây bệnh và phương pháp điều trị bệnh từ gốc

Học thuyết nguyên nhân gây bệnh và phương pháp điều trị bệnh từ gốc

Ngày 20/05/2023, nằm trong chuỗi hội thảo sức khoẻ của Hội Nam y Việt Nam, tại Trường Tiểu học & THCS Xanh Tuệ Đức (Hà Nội), Thầy thuốc Nhân dân (TTND), GS.TS Trương Việt Bình, Chủ tịch Hội Nam y Việt Nam, đã có những chia sẻ bổ ích về “Học thuyết nguyên nhân gây bệnh” với sự tham gia của rất nhiều hội viên
Chi hội Văn phòng Hội Nam y Việt Nam tổ chức Đại hội Đại biểu nhiệm kỳ 2023-2028

Chi hội Văn phòng Hội Nam y Việt Nam tổ chức Đại hội Đại biểu nhiệm kỳ 2023-2028

Sáng ngày 20/5/2023, tại Hội trường Học viện Y Dược học Cổ truyền Việt Nam, Chi Hội văn phòng Hội Nam y Việt Nam đã tổ chức Đại hội Đại biểu lần thứ II nhiệm kỳ 2023-2028.
Chủ tịch Hội Nam y Việt Nam thăm và làm việc tại Đà Nẵng

Chủ tịch Hội Nam y Việt Nam thăm và làm việc tại Đà Nẵng

Chiều ngày 13 và sáng ngày 14/4/2023, TTND. GS. TS. Trương Việt Bình - Chủ tịch Hội Nam y Việt Nam, đã đến thăm và làm việc với Ban đại diện Hội tại thành phố Đà Nẵng và Chi hội Nam y Đà Nẵng, cùng đi có Lương y Đỗ Sơn Hà - Tổng thư ký, Lương y Nguyễn Văn Tài - Chánh Văn phòng Hội.
Phỏng vấn trước thềm Đại hội đại biểu lần thứ 2 của Chi hội Văn phòng Hội Nam Y Việt Nam

Phỏng vấn trước thềm Đại hội đại biểu lần thứ 2 của Chi hội Văn phòng Hội Nam Y Việt Nam

Lời tòa soạn: Với hơn 200 hội viên ở khắp mọi miền của tổ quốc, luôn sẵn sàng tham gia các hoạt động do Chi hội và Hội Nam y Việt Nam phát động. Sự nhiệt huyết của hội viên cộng với sự quan tâm, lãnh đạo sát sao từ lãnh đạo Chi hội đã đưa tập thể Chi hội
Vận dụng thuyết ngũ hành để tăng cường sức khoẻ, chống lão hoá và chữa bệnh

Vận dụng thuyết ngũ hành để tăng cường sức khoẻ, chống lão hoá và chữa bệnh

Sáng ngày 22/4, Hội thảo sức khoẻ với chủ đề “Hiểu và vận dụng học thuyết ngũ hành để tăng cường sức khoẻ, dưỡng sinh, phòng bệnh, chống lão hoá và chữa bệnh” đã diễn ra tại Trường Xanh Tuệ Đức (Hà Nội) với sự chủ trì của Thầy thuốc nhân dân, GS.TS.Trương Việt Bình, Chủ tịch Hội Nam y Việt Nam, nguyên Giám đốc Học viện Y dược học cổ truyền Việt Nam.
Phiên bản di động