Mới nhất Đọc nhiều

7 nhóm mục tiêu, nhiệm vụ tổng quát năm 2023 của ngành Ngân hàng

Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) đã ban hành Chỉ thị số 01/CT-NHNN về tổ chức thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm của ngành Ngân hàng trong năm 2023.
Thị trường chứng khoán ngày 19-01: Rực rỡ phiên cuối năm Tuần tới VN Index có thể hướng tới vùng 1.070 điểm
7 nhóm mục tiêu, nhiệm vụ tổng quát năm 2023 của ngành Ngân hàng

Theo đó, Thống đốc NHNN yêu cầu các đơn vị thuộc NHNN và các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thực hiện nghiêm túc các giải pháp điều hành chính sách tiền tệ và hoạt động ngân hàng năm 2023 nhằm kiểm soát lạm phát, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, hỗ trợ tăng trưởng kinh tế hợp lý.

7 nhóm mục tiêu và nhiệm vụ tổng quát năm 2023

Chỉ thị xác định 7 nhóm mục tiêu và nhiệm vụ tổng quát của ngành Ngân hàng trong năm 2023, bao gồm:

Một là, điều hành chính sách tiền tệ chắc chắn, chủ động, linh hoạt, hiệu quả, phối hợp đồng bộ, chặt chẽ với chính sách tài khóa và các chính sách kinh tế vĩ mô khác nhằm kiểm soát lạm phát mục tiêu năm 2023 bình quân khoảng 4,5%, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, hỗ trợ tăng trưởng kinh tế hợp lý. Năm 2023, định hướng tín dụng tăng khoảng 14-15%, có điều chỉnh phù hợp với diễn biến, tình hình thực tế.

Hai là, kiểm soát tăng trưởng tín dụng hợp lý nhằm góp phần kiểm soát lạm phát, hỗ trợ tăng trưởng kinh tế, hướng nguồn vốn tín dụng vào các lĩnh vực sản xuất - kinh doanh, nhất là lĩnh vực ưu tiên và các động lực tăng trưởng theo chủ trương của Chính phủ; kiểm soát chặt chẽ tín dụng đối với các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro. Triển khai với nỗ lực cao nhất các nhiệm vụ của ngành Ngân hàng tại Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội, các chương trình mục tiêu quốc gia.

Ba là, triển khai quyết liệt Đề án “Cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2021-2025”; đẩy mạnh công tác xử lý, thu hồi nợ xấu, nợ đã sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro, ngăn ngừa, hạn chế tối đa nợ xấu mới phát sinh nhằm bảo đảm tỷ lệ nợ xấu nội bảng ở mức dưới 3%; tập trung triển khai chỉ đạo các cấp có thẩm quyền về việc cơ cấu lại, xử lý các tổ chức tín dụng yếu kém, bảo đảm ổn định tình hình hoạt động và hỗ trợ các tổ chức tín dụng này từng bước phục hồi. Nâng cao năng lực, hiệu quả quản lý đối với các tổ chức tín dụng; trong đó tập trung chỉ đạo tổ chức tín dụng tăng cường minh bạch trong hoạt động, khắc phục tình trạng sở hữu cổ phần giới hạn quy định, rà soát, xử lý và ngăn ngừa tình trạng sở hữu chéo tại các tổ chức tín dụng. Tăng cường hiệu quả, hiệu lực công tác thanh tra, giám sát đối với các tổ chức tín dụng.

Bốn là, thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt, đẩy mạnh chuyển đổi số trong hoạt động ngân hàng gắn với đảm bảo an ninh, an toàn; tiếp tục hoàn thiện khuôn khổ pháp lý, cơ chế, chính sách nhằm tạo điều kiện cho việc cung ứng các mô hình kinh doanh mới, sản phẩm, dịch vụ tiện ích, an toàn đáp ứng nhu cầu của người dân, doanh nghiệp.

Năm là, tập trung xây dựng, hoàn thiện thể chế, chính sách; nâng cao hiệu lực, hiệu quả chỉ đạo điều hành và thực thi pháp luật. Tăng cường kỷ cương, kỷ luật thị trường trong việc chấp hành chỉ đạo điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Thống đốc NHNN và các quy định trong hoạt động ngân hàng.

Sáu là, cải cách mạnh mẽ quy định, thủ tục hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp. Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động, bảo đảm kỷ luật, kỷ cương hành chính.

Bảy là, tiếp tục triển khai thực hiện hiệu quả Chiến lược phát triển ngành Ngân hàng Việt Nam đến năm 2025, định hướng đến năm 2030; Chiến lược tài chính toàn diện Quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030; các Chương trình/Kế hoạch hành động và các Đề án của Ngành đã ban hành.

Tiếp tục hoàn thiện thể chế pháp luật ngân hàng

Trên cơ sở các mục tiêu và nhiệm vụ tổng quát trên, Thống đốc NHNN yêu cầu các đơn vị thuộc NHNN Trung ương tham mưu cho Thống đốc, chủ động triển khai các giải pháp theo chức năng, nhiệm vụ được giao, trong đó tập trung vào các nhiệm vụ trọng tâm sau:

Tiếp tục hoàn thiện thể chế pháp luật ngân hàng; chủ động rà soát, sửa đổi, bổ sung cơ chế chính sách, quy định pháp luật về hoạt động ngân hàng phù hợp với thực tiễn, trọng tâm là: Trình Chính phủ, Quốc hội dự án Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi); ban hành, trình cơ quan có thẩm quyền ban hành các văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn Luật Phòng, chống rửa tiền năm 2022.

Nghiên cứu, rà soát Luật NHNN, Luật Bảo hiểm tiền gửi để đề xuất sửa đổi, bổ sung (nếu cần thiết) và nghiên cứu, báo cáo việc xây dựng Luật Các hệ thống thanh toán; rà soát, sửa đổi, hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về cơ cấu lại và xử lý nợ xấu của tổ chức tín dụng và hoạt động thanh tra, giám sát, các quy định an toàn hoạt động ngân hàng… theo hướng chặt chẽ, an toàn hơn và phù hợp với thông lệ, chuẩn mực quốc tế.

Hoàn thiện hành lang pháp lý, cơ chế, chính sách cho hoạt động thanh toán và chuyển đổi số trong hoạt động ngân hàng; rà soát, hoàn thiện chính sách quản lý ngoại hối phù hợp với lộ trình và cam kết hội nhập quốc tế của Việt Nam; hoàn thiện các quy định về quản lý, giám sát tài chính của chủ sở hữu nhà nước tại các tổ chức tín dụng, tổ chức tài chính và doanh nghiệp do NHNN quản lý; tiếp tục hoàn thiện cơ sở pháp lý, cơ chế chính sách quy định về ổn định tài chính, chính sách an toàn vĩ mô và các công cụ an toàn vĩ mô…

Điều hành linh hoạt, đồng bộ các công cụ và giải pháp chính sách tiền tệ

Về điều hành chính sách tiền tệ, tín dụng, ngoại hối và vàng: Bám sát diễn biến thị trường, tình hình kinh tế trong và ngoài nước để điều hành linh hoạt, đồng bộ các công cụ và giải pháp chính sách tiền tệ nhằm kiểm soát lạm phát, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, ổn định thị trường tiền tệ và ngoại hối, kiểm soát tốc độ tăng trưởng tín dụng theo định hướng đề ra. Điều hành nghiệp vụ thị trường mở phù hợp với diễn biến thị trường, hỗ trợ ổn định thị trường tiền tệ. Điều hành lãi suất phù hợp với cân đối vĩ mô, lạm phát và mục tiêu chính sách tiền tệ; khuyến khích các tổ chức tín dụng tiết giảm chi phí để ổn định mặt bằng lãi suất cho vay. Điều hành tỷ giá linh hoạt nhằm ổn định thị trường ngoại tệ, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát,…

Điều hành tăng trưởng khối lượng và cơ cấu tín dụng hợp lý, đáp ứng nhu cầu vốn tín dụng cho nền kinh tế nhằm góp phần kiểm soát lạm phát, hỗ trợ tăng trưởng kinh tế. Thông báo và định kỳ rà soát, xem xét điều chỉnh chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng đối với từng tổ chức tín dụng trên cơ sở tình hình hoạt động, năng lực tài chính và khả năng tăng trưởng tín dụng lành mạnh; trong đó căn cứ một số tiêu chí cơ bản như kết quả xếp hạng tổ chức tín dụng, mức độ tập trung tín dụng, lãi suất, việc tham gia hỗ trợ xử lý tổ chức tín dụng yếu kém, tình hình thực tiễn thị trường,... Chỉ đạo tổ chức tín dụng tăng trưởng tín dụng trong cả năm với tốc độ hợp lý, hướng tín dụng vào các lĩnh vực sản xuất kinh doanh, lĩnh vực ưu tiên và các động lực tăng trưởng nền kinh tế theo chủ trương của Chính phủ; đảm bảo hoạt động tín dụng an toàn, hiệu quả; tiếp tục kiểm soát chặt chẽ tín dụng vào các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro; tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp và người dân tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng.

Tiếp tục đẩy mạnh triển khai các nhiệm vụ của ngành ngân hàng tại Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội, các Chương trình mục tiêu quốc gia. Trong đó, chú trọng triển khai chương trình hỗ trợ lãi suất 2% theo Nghị định 31/2022/NĐ-CP của Chính phủ, các chương trình tín dụng chính sách thông qua Ngân hàng Chính sách xã hội.

Hỗ trợ và tạo điều kiện để các tổ chức tín dụng, Ngân hàng Chính sách xã hội thực hiện tốt các chương trình, chính sách tín dụng theo chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ. Phối hợp với các Bộ, ngành tháo gỡ vướng mắc trong việc triển khai các chương trình, chính sách tín dụng theo chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.

Đẩy mạnh hoạt động thanh tra, giám sát

Chỉ thị cũng nêu rõ, tăng cường công tác giám sát an toàn vi mô và vĩ mô; nâng cao khả năng phát hiện, phân tích, cảnh báo sớm và đề xuất các biện pháp phòng ngừa rủi ro, khủng hoảng có nguy cơ ảnh hưởng đến mức độ an toàn, ổn định của hệ thống ngân hàng.

Theo dõi, giám sát, kiểm tra chặt chẽ hoạt động cấp tín dụng của tổ chức tín dụng, đảm bảo dòng vốn hướng vào lĩnh vực sản xuất kinh doanh, lĩnh vực ưu tiên; cảnh báo kịp thời, xử lý nghiêm các vi phạm đối với việc cấp tín dụng của các tổ chức tín dụng trong các lĩnh vực tiềm ẩn nhiều rủi ro, phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng rủi ro, hạch toán lãi dự thu... Đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động thanh tra, giám sát, trong đó chú trọng khai thác có hiệu quả các cơ sở dữ liệu hiện có.

Xử lý nghiêm các tổ chức tín dụng để xảy ra các hành vi vi phạm đã được cảnh báo, tổ chức tín dụng chậm khắc phục sai phạm. Đẩy mạnh công tác theo dõi, đôn đốc, kiểm tra, xử lý sau thanh tra, giám sát để bảo đảm các tổ chức tín dụng thực hiện nghiêm túc các kết luận, kiến nghị và quyết định xử lý. Công tác thanh tra hành chính đối với đối tượng là NHNN chi nhánh tỉnh, thành phố cần tập trung thanh tra việc thực hiện các chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nước đối với các tổ chức tín dụng trên địa bàn.

Đẩy mạnh công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong ngành ngân hàng, kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm hành vi tham nhũng, tiêu cực; triển khai thực hiện Kế hoạch xác minh tài sản, thu nhập trong ngành ngân hàng theo hướng dẫn của Thanh tra Chính phủ và quy định pháp luật. Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác phòng, chống rửa tiền, đặc biệt là việc phân tích, xử lý các báo cáo giao dịch đáng ngờ. Tăng cường phối hợp, chia sẻ thông tin với các cơ quan chức năng trong công tác thanh tra, giám sát; phòng, chống tham nhũng và tội phạm; phòng, chống rửa tiền…/.

Nguồn:7 nhóm mục tiêu, nhiệm vụ tổng quát năm 2023 của ngành Ngân hàng

baochinhphu.vn

Tin liên quan

Mảng xuất khẩu của Vinamilk khởi sắc nhờ các thị trường chủ lực

Mảng xuất khẩu của Vinamilk khởi sắc nhờ các thị trường chủ lực

Mảng xuất khẩu của Vinamilk năm 2023 tăng về cả doanh thu và số thị trường, kết quả quý I/2024 dự báo tích cực. Bên cạnh sự đóng góp lớn từ các thị trường chủ lực truyền thống, nhiều thị trường mới đã được khai phá.
Rối loạn lipid máu: nguyên nhân, biến chứng, điều trị  và phòng ngừa

Rối loạn lipid máu: nguyên nhân, biến chứng, điều trị và phòng ngừa

Rối loạn lipid máu (hay còn gọi là rối loạn chuyển hóa lipid máu, rối loạn mỡ máu, rối loạn chuyển hóa mỡ máu) là tình trạng mất cân bằng một hoặc nhiều thông số lipid như cholesterol, LDL-C, HDL-C hay triglyceride. Tình trạng này có thể dẫn đến bệnh tim mạch và các biến chứng nguy hiểm khác. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp tất cả các thông tin về bệnh.
Mù Cang Chải khai mạc Festival Dù lượn “Bay trên miền danh thắng” vào dịp nghỉ lễ 30/4

Mù Cang Chải khai mạc Festival Dù lượn “Bay trên miền danh thắng” vào dịp nghỉ lễ 30/4

Vào dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5, tại huyện Mù Cang Chải sẽ diễn ra nhiều hoạt động du lịch đặc sắc, trong đó có khai mạc Festival Dù lượn “Bay trên miền danh thắng” năm 2024.

Cùng chuyên mục

NHNN đề nghị các bộ ngành phối hợp quản lý hiệu quả thị trường vàng

NHNN đề nghị các bộ ngành phối hợp quản lý hiệu quả thị trường vàng

Lãnh đạo NHNN vừa ký loạt văn bản gửi các bộ, ngành chức năng đề nghị phối hợp triển khai chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ trong công tác quản lý thị trường vàng.
Loạt ngân hàng chia cổ tức tiền mặt, cổ đông chuẩn bị đón tin vui

Loạt ngân hàng chia cổ tức tiền mặt, cổ đông chuẩn bị đón tin vui

Năm 2024, tổng số tiền mà các ngân hàng dự kiến dùng để chi trả cổ tức tiền mặt lên tới khoảng 26.000 tỷ đồng. Tuy nhiên, vẫn có số ít ngân hàng không có kế hoạch chia cổ tức tiền mặt lẫn cổ phiếu.
Thủ tướng: Cương quyết phải có hóa đơn điện tử trong các giao dịch mua, bán vàng

Thủ tướng: Cương quyết phải có hóa đơn điện tử trong các giao dịch mua, bán vàng

Văn phòng Chính phủ vừa ban hành Thông báo số 160/TB-VPCP ngày 11/4/2024 kết luận của Thủ tướng Chính phủ tại cuộc họp về các giải pháp quản lý thị trường vàng trong thời gian tới.
Hơn 2.300 tỷ đồng trái phiếu "chảy về" MB chỉ trong hai tuần

Hơn 2.300 tỷ đồng trái phiếu "chảy về" MB chỉ trong hai tuần

Từ ngày 27/3 đến 8/4/2024, ngân hàng MB đã phát hành 6 lô trái phiếu, huy động thành công 2.350 tỷ đồng. Trước đó, trong năm 2023, MB phát hành tới 12 lô trái phiếu, huy động 3.449 tỷ đồng.
Kỳ vọng tăng trưởng tín dụng đạt 3,8% quý 2/2024

Kỳ vọng tăng trưởng tín dụng đạt 3,8% quý 2/2024

Khảo sát cho thấy, các TCTD kỳ vọng dư nợ tín dụng toàn hệ thống sẽ tăng 3,8% trong quý II/2024 và tăng 13,6% trong năm 2024, điều chỉnh giảm 0,6 điểm phần trăm so với mức dự báo 14,2% tại kỳ điều tra trước.
Hưởng lợi thế từ các cổ đông, thị phần và lợi nhuận tại Mcredit đều tăng trưởng

Hưởng lợi thế từ các cổ đông, thị phần và lợi nhuận tại Mcredit đều tăng trưởng

Gia nhập thị trường tài chính tiêu dùng từ năm 2016, sau hơn 7 năm hoạt động, Mcredit đã có sự bứt phá về thị phần và lợi nhuận. Tuy nhiên, năm 2023 kết quả kinh doanh không mấy khả quan do tình trạng khó khăn chung của thị trường.

Các tin khác

Chính phủ yêu cầu xử lý tình trạng chênh lệch giá vàng trong nước và quốc tế

Chính phủ yêu cầu xử lý tình trạng chênh lệch giá vàng trong nước và quốc tế

Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết số 44/NQ-CP phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 3 năm 2024 và Hội nghị trực tuyến Chính phủ với địa phương.
Bổ sung đối tượng được phép mua bán tín phiếu với Ngân hàng Nhà nước

Bổ sung đối tượng được phép mua bán tín phiếu với Ngân hàng Nhà nước

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đang xây dựng dự thảo thông tư sửa đổi Điều 2 Thông tư số 16/2019/TT-NHNN quy định về phát hành tín phiếu Ngân hàng Nhà nước, trong đó bổ sung một số đối tượng áp dụng để phù hợp với Luật Các tổ chức tín dụng.
Tăng trưởng GDP quý I đạt 5,66%, vượt kịch bản đề ra

Tăng trưởng GDP quý I đạt 5,66%, vượt kịch bản đề ra

Báo cáo tại phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 3/2024 và Hội nghị trực tuyến Chính phủ với địa phương cho thấy, tăng trưởng GDP quý I đạt 5,66%, vượt kịch bản đề ra tại Nghị quyết số 01/NQ-CP của Chính phủ và cao nhất so với cùng kỳ kể từ năm 2020.
Triển khai thi hành Luật Các tổ chức tín dụng

Triển khai thi hành Luật Các tổ chức tín dụng

Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái vừa ký Quyết định 257/QĐ-TTg ban hành Kế hoạch triển khai thi hành Luật Các tổ chức tín dụng số 32/2024/QH15.
Phát huy vai trò nòng cốt, mở đường của doanh nghiệp nhà nước trong nền kinh tế

Phát huy vai trò nòng cốt, mở đường của doanh nghiệp nhà nước trong nền kinh tế

Văn phòng Chính phủ vừa ban hành Thông báo số 127/TB-VPCP ngày 23/3/2024 kết luận của Thường trực Chính phủ tại Hội nghị gặp mặt đầu xuân với các doanh nghiệp nhà nước tiêu biểu trên toàn quốc.
SeABank đang rót tiền nhiều nhất vào ngành nào?

SeABank đang rót tiền nhiều nhất vào ngành nào?

Năm 2023, cơ cấu dư nợ cho vay theo ngành nghề kinh doanh của Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank - Mã: SSB) ghi nhận thay đổi với hàng loạt sổ đỏ thế chấp.
Vụ thẻ tín dụng 8,5 triệu thành 8,8 tỷ: Eximbank nói sẽ tính toán mức hợp lý

Vụ thẻ tín dụng 8,5 triệu thành 8,8 tỷ: Eximbank nói sẽ tính toán mức hợp lý

Tại buổi họp báo kinh tế, xã hội TP HCM, chiều 21/3, ông Nguyễn Hồ Hoàng Vũ, Phó Tổng Giám đốc Eximbank, khẳng định không có chuyện Eximbank thu 8,8 tỷ đồng phí nợ thẻ của khách hàng.
Bộ Tài chính: Cần chấn chỉnh các đại lý bán xổ số

Bộ Tài chính: Cần chấn chỉnh các đại lý bán xổ số

Tại phiên chất vấn sáng 18/3, nhiều đại biểu Quốc hội đã đặt câu hỏi chất vấn Bộ trưởng Bộ Tài chính về những nội dung liên quan đến tác động của xu hướng tăng trưởng trong lĩnh vực kinh doanh xổ số với tình hình kinh tế - xã hội, công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát với loại hình này.
Hà Nội đề ra mục tiêu tiếp tục thúc đẩy tăng trưởng gắn với kiểm soát lạm phát

Hà Nội đề ra mục tiêu tiếp tục thúc đẩy tăng trưởng gắn với kiểm soát lạm phát

TP. Hà Nội vừa ban hành Chương trình hành động số 04/CTr-UBND thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp phát triển kinh tế - xã hội, dự toán ngân sách nhà nước và cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh năm 2024.
NHNN: Tiếp tục theo dõi và đôn đốc các ngân hàng công bố thông tin về lãi suất

NHNN: Tiếp tục theo dõi và đôn đốc các ngân hàng công bố thông tin về lãi suất

Thời gian tới, NHNN khẳng định tiếp tục theo dõi và đôn đốc các ngân hàng triển khai việc công bố thông tin về lãi suất nhằm cung cấp thêm thông tin cho khách hàng tham khảo khi tiếp cận vốn vay.
Xem thêm
Hội Nam Y Việt Nam: Dâng hương tưởng nhớ Danh y Tuệ Tĩnh- Một Thiền sư, một nhân cách lớn

Hội Nam Y Việt Nam: Dâng hương tưởng nhớ Danh y Tuệ Tĩnh- Một Thiền sư, một nhân cách lớn

Tuệ Tĩnh Thiền sư (1330 – 1400) là một lang y sống ở giai đoạn cuối thời Trần. Ông được hậu thế suy tôn là tiên thánh của ngành thuốc Nam. Tại Hải Dương còn có các đền thờ ông ở xã Cẩm Văn, Cẩm Vũ ( Đền Bia, Đền Xưa), ở chùa Hải Triều làng Yên Trung, nay
Hội Nam y Việt Nam Tổng kết Công tác Hội năm 2023 và Triển khai nhiệm vụ năm 2024 khu vực phía Nam

Hội Nam y Việt Nam Tổng kết Công tác Hội năm 2023 và Triển khai nhiệm vụ năm 2024 khu vực phía Nam

Sáng ngày 29/2/2024, tại Bảo tàng Phụ nữ Nam Bộ, Hội Nam y Việt Nam đã tổ chức Đại hội Tổng kết Công tác hoạt động năm 2023 và Triển khai nhiệm vụ công tác Hội năm 2024.
Hội Nam y Việt Nam tổ chức Hội nghị Tổng kết Công tác Hội năm 2023 và Triển khai nhiệm vụ công tác năm 2024 khu vực phía Bắc

Hội Nam y Việt Nam tổ chức Hội nghị Tổng kết Công tác Hội năm 2023 và Triển khai nhiệm vụ công tác năm 2024 khu vực phía Bắc

Sáng ngày 28/2/2024, Tại Học viện Y dược học cổ truyền Việt Nam, Hội Nam y Việt Nam tổ chức Hội nghị tổng kết công tác Hội năm 2023 và Triển khai công tác Hội năm 2024 Khu vực phía Bắc.
Hội Nam Y Việt Nam: Dâng hương Tưởng nhớ Đại danh y Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác

Hội Nam Y Việt Nam: Dâng hương Tưởng nhớ Đại danh y Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác

Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác (1724-1791) là một Đại danh y - nhà văn lớn - nhà văn hóa xuất sắc của dân tộc . Ông đã để lại cho hậu thế một khối di sản văn hóa đồ sộ, có giá trị sâu sắc, bền vững về nhiều mặt, về cơ bản được tập hợp trong bộ “
Hội Nam Y Việt Nam tổ chức Hội nghị Ban Chấp hành lần thứ 4

Hội Nam Y Việt Nam tổ chức Hội nghị Ban Chấp hành lần thứ 4

Hội nghị lần thứ 4 Ban Chấp hành Hội Nam y Việt Nam nhiệm kỳ 2022 - 2027 đã thể hiện tính đoàn kết, phát huy trí tuệ, tài năng, tài lực, giúp đỡ nhau để xây dựng Hội Nam y Việt Nam phát triển vững mạnh.
Phiên bản di động