Bài thuốc dân gian hỗ trợ hen suyễn (hen phế quản) phục vụ cho mùa đông
Thời tiết thay đổi luôn là điều ám ảnh đối với các bệnh nhân hen phế quản nhất là thời điểm giao mùa đông xuân như hiện nay. Tại sao thời tiết lại ảnh hưởng nhiều đến tình trạng hen phế quản đến vậy, liệu có cách nào đối phó với những ảnh hưởng có hại của thời tiết đến tình trạng hen phế quản hay không?
Viêm phế quản bội nhiễm là tình trạng nhiễm trùng trên nền bệnh lý hen phế quản |
Hen suyễn (hen phế quản) là một bệnh viêm mạn tính của đường hô hấp, làm cho người bệnh xuất hiện các triệu chứng như ho, nặng ngực, khó thở hoặc thở khò khè. Do là bệnh mạn tính nên việc điều trị hen suyễn thường cần nhiều thời gian và cho đến nay vẫn chưa có loại thuốc nào có thể trị dứt điểm căn bệnh này.
So với người bình thường thì bệnh nhân mắc hen sẽ càng dễ bị ảnh hưởng bởi sự thay đổi của thời tiết hơn vì cơ quan hô hấp của họ thường rất nhạy cảm. Khi thời tiết thay đổi, chẳng hạn như từ nóng sang lạnh cũng đều có thể gây khởi phát cơn hen cấp tính. Khí lạnh gây tắc nghẽn ống khí quản và tăng sự sản sinh chất nhầy. Gia tăng độ ẩm còn có thể gây khó thở đối với nhiều người bệnh hen. Nhiệt độ lạnh và khô hanh có thể trở thành yếu tố kích thích hen suyễn cũng như gây ra sự xuất hiện của nhiều triệu chứng bệnh hơn thông thường. Tác nhân dễ khiến bạn mắc phải những bệnh đường hô hấp khác chính là không khí lạnh. Bên cạnh đó, khí lạnh có thể gây co thắt đường hô hấp và đối với người bệnh hen suyễn, đây có thể là vấn đề nguy hiểm đến sức khỏe. Mưa có thể làm tăng trưởng và kích thích tăng trưởng các bào tử nấm, còn gió sẽ phân tán các hạt phấn hoa và hơi nấm mốc ra không khí xung quanh. Đây là những dị nguyên kích thích cơn hen. Chính vì vậy, mỗi khi thời tiết giao mùa hoặc trở rét, cơ thể cần phải được giữ ấm hơn.
Trong các loại thuốc hiện nay thì loại thuốc dùng cho hen suyễn được liệt vào danh sách những loại thuốc đắt tiền nhất. Bên cạnh những đơn thuốc đắt đỏ, người bệnh còn phải liên tục dùng các loại thuốc hít và thuốc giúp cắt cơn hen khác rất nhiều tác dụng phụ nếu dùng thuốc không đúng liều lượng quy định và sử dụng lâu dài. Thế nên, để việc chữa trị hiệu quả và ít tốn kém hơn, bạn nên kết hợp những cách chữa bệnh hen suyễn từ tự nhiên để giúp kiểm soát bệnh tốt hơn và tăng cường sức khỏe.
Chanh, gừng, đường phèn hỗ trợ điều trị và phòng ngừa hen suyễn |
Các thảo dược Chanh, gừng, đường phèn,… vốn là các nguyên liệu luôn hiện diện sẵn trong bếp và trước nay vẫn được các bà các mẹ ngâm với nhau cho người nhà uống phòng cúm nhưng cách ngâm để thành bài thuốc được nhiều người công nhận hiệu quả nhất thì phải kể đến công thức được Lão nhà quê chia sẻ như sau:
“Sử dụng bình mầu đỏ, hoặc nâu sẫm, gốm càng tốt, mục đích là không bị tia cưc tim UV hủy hoại thuốc. Chanh + Gừng + Đường phèn (Hoặcđường thốt nốt) được ngâm trong bình loại 10 lít thì mỗi thứ 2,2kg. Loại bình 20 lít thì mua mỗi thứ 4,5kg rửa sạch, ngâm nước muối 30 phút, vớt ra để ráo nước, gừng đập dập, chanh cắt ngang. cả 3 thứ cho vào bình rồi đổ ngập rượu 35 – 39 độ, đầy đến miệng. Muốn dùng ngay thì bịt ni lông mầu đen phơi ra nắng khoảng 1 tháng rồi lại đưa vào bóng tối 1 tháng là dùng được. Muốnnhanh hơn cho bìnhvào chậunhôm đổ nước vào chậu, đun trên bếp cho nước trong chậu nóng già (đừng để sôi vỡ bình) thì để nhỏ lửa khoảng 6 – 8h rồi cất vào chỗ tối khoảng 20 – 30 ngày là dùng tạm được. Bình thường thì để trong bóng dâm khoảng 6 tháng là dùng tốt”.
Gừng chữa hen suyễn rất tốt, các thành phần như gingerol, shogaol và zingerone được tìm thấy trong gừng đóng vai trò như những chất chống viêm và giúp giảm đau tương tự như các loại thuốc chống viêm không steroid (NSAIDs). Ngoài ra, gừng còn có tính chống oxy hóa, giúp làm sạch những hóa chất độc hại mà cơ thể tiết ra cũng như giúp làm giảm những căng thẳng tâm lý có thể dẫn đến các cơn hen suyễn. Giúp ngăn chặn sự co thắt và thư giãn đường dẫn khí đặc biệt nhựa gừng giúp làm sạch lượng chất nhầy dư thừa trong khí quản và phổi, vì vậy góp phần chống lại tình trạng nhiễm trùng. Gừng còn giúp loại bỏ đờm gây ngứa ngáy ở cổ họng, cắt giảm tình trạng thở khò khè.
Chanh có tác dụng tăng cường hệ miễn dịch, chống lại vi khuẩn cũng như các yếu tố gây dị ứng. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, chất limonene được tìm thấy trong chanh có tác dụng phòng ngừa viêm nhiễm hô hấp, tổn thương phổi; Axit citric giúp làm sạch phổi, giúp bệnh nhân hen suyễn thở dễ dàng hơn.
Sản phẩm Chanh gừng đường phèn đóng chai tiện dụng |
Điều đặc biệt hơn là bài thuốc dân gian này không chỉ hỗ trợ điều trị hen suyễn rất tốt mà còn hỗ trợ các vấn đề về dị ứng thời tiết kinh niên, trẻ biếng ăn, yếu ớt, thể trang xanh, gầy yếu, kém ăn hay sổ mũi, viêm họng, dị ứng thời tiết, uống 1 lần vào buổi sáng và buổi tối trước khi đi ngủ. Có thể pha với nước nóng, khuấy cho bay bớt hơi rượu rồi uống. Mẩn ngứa, mề đay, đau bụng, cảm lạnh cũng đều dùng rất tốt.
Hiện nay, bài thuốc hoàn toàn từ nguyên liệu thiên nhiên này đã được đóng sẵn rất tiện dụng và đạt tiêu chuẩn của bộ y tế sử dụng được cho mọi đối tượng. Bạn đọc có thể tham khảo và liên hệ để đặt trữ sẵn trong nhà phòng khi cần.
Cùng chuyên mục
Đề xuất cơ cấu tổ chức khoa Y, Dược cổ truyền trong bệnh viện
18:25 | 15/11/2024 Y học cổ truyền
Tác dụng chữa bệnh của cây huyết dụ
11:15 | 11/11/2024 Y học cổ truyền
Kháng sinh tự nhiên trong cây sim rừng
14:53 | 05/11/2024 Y học cổ truyền
[E-Magazine] Công dụng của lá vối với sức khỏe
06:45 | 04/11/2024 SKV- Mag
Thuốc cổ truyền nào được miễn thử lâm sàng tại Việt Nam?
14:00 | 02/11/2024 Y học cổ truyền
Nguyên tắc xét tặng giải thưởng Hải Thượng Lãn Ông về công tác y dược cổ truyền
07:52 | 02/11/2024 Y học cổ truyền
Các tin khác
Chức năng của ngũ tạng trong cơ thể con người
11:12 | 31/10/2024 Y học cổ truyền
BHYT bổ sung thêm nhiều bài thuốc y học cổ truyền vào danh mục chi trả
11:18 | 30/10/2024 Y học cổ truyền
Cảm lạnh và các phương pháp điều trị cảm lạnh từ thảo dược
11:17 | 30/10/2024 Y học cổ truyền
Tổng hợp những loại thảo dược trị ho hiệu quả
16:10 | 28/10/2024 Y tế 24h
Hiệu lực bảo vệ thần kinh của một số loại gia vị
21:04 | 27/10/2024 Y học cổ truyền
Triển khai các biện pháp phát huy thế mạnh của y học cổ truyền
08:41 | 27/10/2024 Y học cổ truyền
Lợi ích của gừng đen đối với sức khỏe
16:50 | 25/10/2024 Y học cổ truyền
Một số loại cây thuốc quý chữa bệnh ung thư và lưu ý khi sử dụng
09:49 | 24/10/2024 Y học cổ truyền
Phát triển cây dược liệu hướng đi bền vững cho nông nghiệp và tăng trưởng kinh tế tại Nghệ An
09:48 | 24/10/2024 Y học cổ truyền
Khám phá các loại cây thảo dược tốt cho sức khỏe
09:07 | 24/10/2024 Y học cổ truyền
An Giang: Hội nghị khoa học Đông dược bào chế
12-11-2024 10:00 Hoạt động hội
Hội Nam y Việt Nam công bố quyết định thành lập Chi hội Nam y Thái Bình
21-10-2024 00:00 Hoạt động hội
Hội Nam Y Việt Nam và Công ty Cổ phần Ao Vua hỗ trợ, sẻ chia khó khăn với nhân dân xã Phượng Vĩ (Cẩm Khê, Phú Thọ)
12-10-2024 00:00 Hoạt động hội
Hội Nam y Việt Nam chia sẻ khó khăn với đồng bào vùng cao Nậm Nhùn (Lai Châu)
12-10-2024 00:00 Hoạt động hội
Hội Nam Y Việt Nam: Xây dựng nội dung, kế hoạch tổ chức "Giải thưởng Tuệ Tĩnh" năm 2024
06-10-2024 15:00 Hoạt động hội