“Bát đoạn cẩm” – bài tập dưỡng sinh phục hồi sức khỏe, tăng cường sinh lực, phòng bệnh tật
Dưỡng sinh là một phương pháp của y học cổ truyền đã được trải nghiệm qua hàng trăm năm, nhằm giúp cho con người phục hồi, tăng cường sức khỏe phòng bệnh tật.
Với phương châm phòng bệnh hơn chữa bệnh, biến quá trình chữa bệnh thành quá trình tự chữa bệnh, trong nhiều năm trở lại đây phong trào tập luyện dưỡng sinh đã được áp dụng phổ biến trong nhân dân, trong các khoa dưỡng sinh của bệnh viện.
Qua quá trình tìm hiểu và sưu tầm, chúng tôi nhận thấy “Bát đoạn cẩm”, một bài tập khí công của phái Thiếu Lâm đã có từ hơn 1.000 năm nay ở Trung Quốc, có động tác dễ tập, có cách thở đơn giản và đi theo trường phái dưỡng sinh trường thọ. Bài tập không có tác dụng phụ, dễ truyền bá cho đông đảo quần chúng (ngoài ngành võ thuật) để luyện tập an toàn và đạt hiệu quả cao trong việc bảo vệ sức khỏe.
Chính vì vậy, từ tháng 1 năm 2015, các đoàn viên trong Chi đoàn thanh niên Khoa Vật lý trị liệu – Phục hồi chức năng đã tích cực tập luyện và giới thiệu thành công bài tập dưỡng sinh “Bát đoạn cẩm”.
Nội dung bài tập dưỡng sinh “Bát đoạn cẩm” gồm 8 thế tập luyện, được ví như là 8 đoạn vải gấm và được mô tả như sau:
1. Lưỡng thủ kình thiên lý Tam tiêu (Hai tay chống trời điều lý cả vùng Tam tiêu)
Tác dụng: Chủ yếu luyện thông kinh Tam tiêu, có tác dụng giúp ăn ngon, ngủ yên, trí tuệ minh mẫn, cơ thể cường tráng, mọi suy yếu sinh lý – sinh dục được điều chỉnh. (Thượng tiêu: Não, hệ tuần hoàn – hô hấp; Trung tiêu: Hệ tiêu hóa; Hạ tiêu: Hệ tiết niệu – sinh dục).
2. Tả hữu khai cung tựa xạ điêu (Tay trái, phải dương ra như bắn cung)
Tác dụng: Làm mạnh 2 cánh tay, cứng cáp đôi chân. Thông kinh Đại trường gồm 20 huyệt từ đầu ngón tay trỏ tới cánh mũi; Trị táo bón, tê bại, phong thấp nhức gân, khớp xương; liệt nhẹ nửa người.
3. Điều lý tỳ vị đơn cử thủ (Điều hòa tỳ vị một tay đẩy lên)
Tác dụng: Dùng luyện khí, lưu thông 2 kinh Tỳ – Vị. Giúp ăn ngon, ngủ được, mau đói, đại tiểu tiện thông suốt.
4. Ngũ lao thất thương, vọng hậu tiều (Liếc nhìn phía sau, xua đi hao mòn sức khỏe)
Tác dụng: Chủ luyện hệ thần kinh. Đưa máu đầy đủ lên não.
5. Dao đầu bài vĩ khứ tâm hỏa (Lắc đầu vẫy đuôi xua hết tính nóng nảy)
Tác dụng: Làm tăng lượng máu lưu thông, mất tính nóng nảy vì thiếu máu.
6. Lưỡng thủ phang túc cố thận eo (Hai tay vuốt chân, bền thận, giữ eo)
Tác dụng: Lưu thông mạch nhâm – đốc và kinh thận. Giúp gân cốt mềm mại, dẻo dai, tủy sống được săn sóc, tinh thần vui vẻ sảng khoái. Bổ thận tráng dương.
7. Toàn quyền nộ mục tăng khí lực (Nắm tay, trợn mắt tăng khí lực)
Tác dụng: Làm tăng khí lực do tay chân và thân eo liên lạc với nhau.
8. Bối hậu thất điên bách bệnh tiêu (Phía sau giậm gót bảy lần trăm bệnh tiêu tan)
Tác dụng: Kích thích quan trọng 2 kinh Nhâm và Đốc, tăng sinh lực. Có tác dụng hồi sức, thân thể cường tráng.
Các đoàn viên thanh niên hiện đang tiếp tục chủ trì thực hiện bài tập này tại Khoa C6 vào sáng thứ 3 hàng tuần.
Các buổi giới thiệu bài tập dưỡng sinh nói riêng và các bài tập khác nhằm nâng cao sức khỏe cộng đồng của Khoa Vật lý trị liệu – Phục hồi chức năng đã góp phần nâng cao sức khỏe và thu hút được sự quan tâm của đông đảo bệnh nhân và người nhà bệnh nhân trong thời gian đến điều trị. Đó là động lực thúc đẩy Khoa tiếp tục tìm tòi xây dựng thêm các bài tập mới để thực hiện tốt hơn nữa nhiệm vụ chăm sóc sức khỏe cho nhân dân./.
Ảnh minh họa: Kỹ thuật viên Khoa Vật lý trị liệu – Phục hồi chức năng, Bệnh viện TƯQĐ 108 đang hướng dẫn bài tập dưỡng sinh “Bát đoạn cẩm”.
BS. Bùi Thị Hồng Thúy
Khoa Vật lý trị liệu Phục hồi chức năng – Bệnh viện TƯQĐ 108
Cùng chuyên mục
Y học cổ truyền là gì, ngành Y học cổ truyền, khám y học cổ truyền là học và khám những gì?
16:11 | 16/10/2024 Tư vấn
Kết quả bất ngờ của công nghệ chụp đáy mắt màu với hệ thống SLO
21:52 | 09/08/2024 Tư vấn
Có cần nhịn ăn trước khi xét nghiệm máu?
15:57 | 01/08/2024 Tư vấn
Hội chứng ruột kích thích cần xử trí như thế nào?
13:52 | 04/07/2024 Tư vấn
Các dạng đau nửa đầu và biện pháp điều trị
11:08 | 17/06/2024 Tư vấn
Vì sao đột quỵ khi ngủ?
14:40 | 12/06/2024 Tư vấn
Các tin khác
Cần lưu ý những gì trong điều trị bệnh rối loạn thần kinh thực vật?
06:50 | 05/06/2024 Tư vấn
Vì sao bệnh nhồi máu cơ tim ngày càng "trẻ hóa"?
06:50 | 23/05/2024 Tư vấn
Ung thư được hình thành ra sao, cách phòng bệnh hiệu quả?
14:13 | 21/05/2024 Tư vấn
Một số món ăn nhẹ có ích cho người bệnh đái tháo đường
17:56 | 17/05/2024 Tư vấn
Giải pháp toàn diện trong tầm soát, chẩn đoán và điều trị bệnh lý tuyến vú
10:20 | 14/05/2024 Tư vấn
Tìm hiểu các cấp độ của bệnh gan nhiễm mỡ
19:00 | 09/05/2024 Tư vấn
Ngộ độc thuốc lá điện tử: Hệ lụy khôn lường
07:00 | 09/05/2024 Tư vấn
Bí quyết “vàng” giúp cải thiện bệnh thiểu năng tuần hoàn não
13:55 | 06/05/2024 Tư vấn
Dấu hiệu điển hình của cơn nhồi máu cơ tim
13:48 | 01/05/2024 Tư vấn
Điều trị dự phòng đem lại hy vọng cho người bệnh máu khó đông
16:50 | 30/04/2024 Tư vấn
An Giang: Hội nghị khoa học Đông dược bào chế
12-11-2024 10:00 Hoạt động hội
Hội Nam y Việt Nam công bố quyết định thành lập Chi hội Nam y Thái Bình
21-10-2024 00:00 Hoạt động hội
Hội Nam Y Việt Nam và Công ty Cổ phần Ao Vua hỗ trợ, sẻ chia khó khăn với nhân dân xã Phượng Vĩ (Cẩm Khê, Phú Thọ)
12-10-2024 00:00 Hoạt động hội
Hội Nam y Việt Nam chia sẻ khó khăn với đồng bào vùng cao Nậm Nhùn (Lai Châu)
12-10-2024 00:00 Hoạt động hội
Hội Nam Y Việt Nam: Xây dựng nội dung, kế hoạch tổ chức "Giải thưởng Tuệ Tĩnh" năm 2024
06-10-2024 15:00 Hoạt động hội