Bất ngờ với tác dụng chữa bệnh của cây bằng lăng
Hoa kim châm có tác dụng thế nào với sức khỏe? Những tác dụng ít người biết của mè đen với sức khỏe |
![]() |
Hoa bằng lăng nở rộ tô điểm cho phố phường đẹp hơn. |
Bằng lăng có tên gọi khác là: Săng lẻ, Bằng lang, Truol, Thao lao (Rađê, Tây Nguyên), Kwer (dân tộc Ma, Tây Nguyên). Tên khoa học: Lagerstroemia calyculata Kurz. Họ khoa học: Tử vi - Lythraceae.
Tên bằng lăng dùng chỉ nhiều cây thuộc cùng chi khác loài và thường thêm đuôi để chỉ nơi mọc hay giống một cây nào khác hoặc công dụng như bằng lăng ổi, bằng lăng chèo (vì gỗ để làm bơi chèo), bằng lăng tía (hoa màu tía), bằng lăng trắng (hoa màu trắng)…
Bằng lăng được tìm thấy ở Lào, Campuchia, Miến Điện, Ấn Độ, Thái Lan, Việt Nam… Ở nước ta, cây mọc hoang dại hầu như ở khắp nước ta nhưng nhiều nhất ở Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị… chủ yếu thấy loại cây thân hồng sắc, hoa tím.
Dược liệu bằng lăng có thể thu hái quanh năm, đặc biệt là vào mùa thu. Vỏ cây, lá và thân cây được ứng dụng làm dược liệu. Dùng tươi, hoặc có nơi phơi vỏ thân phơi khô, sắc nước, dùng uống.
Sau khi thu hoạch, rửa sạch và cạo bỏ lớp vỏ bên ngoài, phơi hoặc sấy khô, bảo quản trong túi thoáng khí, dùng dần. Mùa hoa quả tháng 5 - 7.
![]() |
Vỏ cây, lá và thân cây bằng lăng được ứng dụng làm dược liệu. |
Trong vỏ thân bằng lăng chứa một số thành phần hóa học như:
- Axit hữu cơ, Tamin, Saponin, Cumarin, Gallic, Sterol, Ancaloid…
- Trong đó Tamin Catechic và Gallic chiếm khoảng 30.5% và được biểu thị dưới dạng Axit Malic 4,22%, chất nhầy 2,76%, Pectin 2,81%.
Trong lá và hoa bằng lăng có chứa thành phần hóa học tương tự như vỏ thân nhưng tỷ lệ thấp hơn rất nhiều:
- Tamin Catechic và Gallic 5,42%.
- Đường 5,8%, trong đó đường khử 5,22%, Saccaroza 0,57%.
- Axit hữu cơ 2,83%.
- Chất nhầy 3,25% (cao hơn ở vỏ thân).
- Pectin 6,51%.
![]() |
Bài thuốc từ cây bằng lăng
1. Chữa hắc lào, nấm ngoài da
Dùng cồn bằng lăng 30% bôi lên vùng da bị tổn thương, mỗi ngày 2 lần. Gia thêm cồn chút chít và bạch hạc để tăng kết quả điều trị.
Cách làm cồn bằng lăng như sau: Sử dụng vỏ cây bằng lăng ngâm với dược liệu 70 độ với tỷ lệ 2/3 trong một tháng là có thể dùng được.
2. Điều trị trực khuẩn lỵ
Sử dụng 1,5 g bằng lăng khô sắc lấy nước, dùng uống. Sử dụng liên tục trong 5 - 7 ngày đối với trẻ em, người lớn 10 - 15 ngày là khỏi bệnh.
3. Chữa bệnh tiểu đường
Sử dụng 50 g lá già hoặc 50 g quả khô hãm với 0,5 lít nước sôi, dùng uống như trà. Mỗi ngày dùng uống 4 - 6 cốc để cải thiện tiểu đường.
![]() |
4. Điều trị bỏng ngoài da
Sử dụng cao bằng lăng hâm nóng để tạo thành một lớp màng bóng, dai, bám chắc vào vết thương để bảo vệ và làm lành vết thương. Nếu sử dụng bột dược liệu thì thuốc dễ nứt nẻ, độ bám dính không cao, dễ gây tổn thương.
Sử dụng một lượng lá bằng lăng vừa đủ rồi cô đặc lại thành cao. Mỗi ngày thoa lên vết bỏng 1 lần để hạn chế nhiễm trùng và giúp da lên da non.
5. Hạn chế tình trạng nhiễm khuẩn
Sử dụng vỏ thân bằng lăng nấu cô đặc thành cao, dùng bôi lên vết thương để giảm tình trạng nhiễm khuẩn và tạo một lớp màng bảo vệ vết thương. Ngoài ra, bôi cao dược liệu còn có thể hạn chế đau đớn khi thay băng ở các vết thương lớn.
Ngoại việc kháng khuẩn, chữa nấm, hạt bằng lăng còn được sử dụng để an thần, ổn định giấc ngủ. Quả còn được sử dụng sử dụng để điều trị loét miệng, vỏ thân còn dùng để nhuận tràng, chữa táo bón. Tuy nhiên, trước khi sử dụng dược liệu, người dùng nên trao đổi với thầy thuốc hoặc người có chuyên môn để được hướng dẫn cụ thể.
Tin liên quan

Bộ Y tế đề nghị thu hồi 12 loại sữa bột giả
08:52 | 24/04/2025 Pháp luật & Sức khỏe

Dự báo thời tiết ngày 24/4/2025: Mưa rào và dông rải rác
05:05 | 24/04/2025 Môi trường xanh

Khai mạc Triển lãm Quốc tế Xây dựng, Công nghiệp mỏ và Giao thông
20:07 | 23/04/2025 Doanh nghiệp
Cùng chuyên mục

Chìa khoá cho làn da rạng rỡ và khoẻ mạnh
17:17 | 23/04/2025 Khỏe - Đẹp

Cảnh báo: Bác sĩ, dược sĩ, nhân viên y tế không được tham gia quảng cáo thực phẩm chức năng
17:06 | 23/04/2025 Sức khỏe

Vì sao dứa hỗ trợ giảm cân hiệu quả?
17:06 | 23/04/2025 Khỏe - Đẹp

Bộ Y tế tiếp nhận 500.000 liều vắc xin sởi do FPT Long Châu trao tặng
16:59 | 22/04/2025 Sức khỏe

Xu hướng ăn uống lành mạnh và bền vững: Bí quyết cho cuộc sống hiện đại
16:59 | 22/04/2025 Sức khỏe

Ăn những thực phẩm gì để chống loãng xương
15:51 | 22/04/2025 Kho thuốc Việt
Các tin khác

Viện Thẩm mỹ Xuân Hương – 35 năm kiến tạo vẻ đẹp hoàn mỹ
15:50 | 22/04/2025 Khỏe - Đẹp

Lâm Đồng: Tăng cường triển khai công tác y tế trường học
08:27 | 22/04/2025 Sức khỏe

Thêm 2 ca tử vong do sởi dịch bệnh tiếp tục diễn biến phức tạp
23:54 | 21/04/2025 Sức khỏe

Đắk Lắk: Đẩy mạnh truyền thông phòng, chống bệnh truyền nhiễm tại cộng đồng
08:20 | 21/04/2025 Sức khỏe

Nơi thử thách đam mê, tôn vinh tài năng đất Hà Thành
08:38 | 20/04/2025 Khỏe - Đẹp

Lâm Đồng: Tăng cường quản lý thuốc chữa bệnh, sữa và thực phẩm bảo vệ sức khỏe
11:03 | 19/04/2025 Sức khỏe

Quảng Nam: Nhiều hoạt động ý nghĩa thiết thực nhận kỷ niệm 79 năm Ngày truyền thống lực lượng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội
09:14 | 19/04/2025 Sức khỏe tinh thần

Phân biệt Hiếu combo hải sản thật và Hiếu combo hải sản giả mạo
18:26 | 18/04/2025 Pháp luật & Sức khỏe

Bệnh viện Phụ sản Trung Ương – Những con số biết nói và những câu chuyện biết chạm
18:25 | 18/04/2025 Sức khỏe

Làm đẹp không xâm lấn – Xu hướng tất yếu của thời đại
11:50 | 18/04/2025 Khỏe - Đẹp

Thanh Oai, Hà Nội: Chăm sóc sức khỏe người cao tuổi - Lan tỏa giá trị y học cổ truyền trong cộng đồng
1 ngày trước Hoạt động hội

Chi Hội Nam Y An Giang tổ chức trao quà thiện nguyện tại khóm Phước Quản, thị trấn Đa Phước
6 ngày trước Hoạt động hội

Hội Nam Y TP. HCM tổ chức khám chữa bệnh và tặng quà cho người khiếm thị tại chùa Chánh Giác
30-03-2025 07:48 Hoạt động hội

Hợp tác chiến lược toàn diện cùng kế thừa, bảo tồn và phát triển tinh hoa y dược cổ truyền
26-03-2025 22:00 Hoạt động hội

Ứng dụng y học cổ truyền với y học hiện đại và dinh dưỡng vào phòng ngừa đột quỵ
26-03-2025 10:43 Thông tin đa chiều