Bước tiến mới trong điều trị tế bào gốc
Bà N.H.O (46 tuổi, ở Bình Dương) được chẩn đoán u lympho không Hodgkin (ung thư hạch bạch huyết không Hodgkin) vỏ nang tái phát kháng trị với nhiều phác đồ điều trị trước đó. Bà đi khám thì phát hiện bị ung thư hạch (hay còn gọi là lymphoma). Tại cơ sở y tế đầu tiên, bà được điều trị bằng phương pháp hóa trị đơn thuần và đã 2 lần tái phát. Sau đó, đến lần tái phát thứ 3, liệu pháp điều trị không còn đáp ứng nữa.
Hồi sinh những cuộc đời
Tại Bệnh viện (BV) Chợ Rẫy (TP HCM), các bác sĩ quyết định chọn những phương pháp điều trị mới cho bà. Ê-kíp quyết định thực hiện đồng thời 2 kỹ thuật cao, chuyên sâu để điều trị. Đó là ghép tế bào gốc đồng loài phối hợp với phác đồ xạ trị toàn thân (total body irradiation, viết tắt là TBI).
Bà O. được điều trị 3 ngày liên tục xạ trị toàn thân, mỗi ngày 2 lần. Sau đó, bà được ghép tế bào gốc và thành công. Hiện sức khỏe bà O. ổn định, đã đi làm và trở lại cuộc sống sinh hoạt thường ngày.
Theo các bác sĩ Khoa Huyết học - BV Chợ Rẫy, để điều trị ca bệnh này trước tiên phải xử lý triệt để bằng cách hóa trị làm sạch các tế bào ung thư. Sau đó, TBI giống như một vũ khí sẽ quét sạch các tế bào còn sót lại ẩn núp trong cơ thể. Cuối cùng, được ghép các tế bào máu mới.
TBI là phương pháp được chỉ định điều trị cho một số bệnh lý ung thư mang tính chất lan tỏa toàn thân như ung thư hệ thống huyết học, bạch cầu cấp hoặc lymphoma có di căn hạch nhiều nơi. Với ưu điểm là xạ trị ở tất cả các vị trí trong cơ thể nhằm kiểm soát các tế bào của bệnh ung thư, TBI góp phần khắc phục một số nhược điểm của hóa trị kinh điển.
Theo TS-BS Huỳnh Văn Mẫn, Trưởng Khoa Ghép tế bào gốc - BV Truyền máu - Huyết học (TP HCM), xạ trị toàn thân là niềm mong mỏi của ông và đồng nghiệp từ rất lâu. Đây là lần đầu tiên kỹ thuật chuyên sâu nói trên được chính các bác sĩ Việt Nam thực hiện, là cơ hội để cứu sống rất nhiều người bệnh.
Tiến sĩ - bác sĩ chuyên khoa II Nguyễn Tri Thức, Giám đốc BV Chợ Rẫy, cho biết với vai trò tiên phong phối hợp đồng thời 2 kỹ thuật cao, chuyên sâu để điều trị thành công cho ca ung thư hạch này, BV Chợ Rẫy đã mở ra cơ hội cho các bệnh nhân ung thư, bởi phương pháp này ít tác dụng phụ, ít biến chứng và thời gian nằm viện ngắn hơn…
"Hy vọng sẽ có sự kết hợp giữa BV Chợ Rẫy với các BV huyết học điều trị cho người bệnh ung thư máu, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống cho người bệnh" - bác sĩ Thức thông tin.
Trước đó, một ca bệnh chiến thắng ung thư máu khác với sự hỗ trợ của chuyên gia người Pháp là em V.M.B (17 tuổi, ngụ TP HCM). Hành trình chữa bệnh của em B. là chuỗi ngày gian nan, đau đớn hành hạ. B. cũng được điều trị bằng phương pháp TBI trước khi ghép tủy, đáp ứng tốt phác đồ, các tế bào ung thư được quét sạch.
Các xét nghiệm sau đó cho thấy không có sự xuất hiện của tế bào ung thư trong cơ thể. Hạnh phúc hơn khi việc học của em không còn dang dở.
Kỹ thuật ngang tầm các nước tiên tiến
Theo các chuyên gia, lĩnh vực ghép tế bào gốc ở nước ta ngày càng phát triển, thể hiện qua việc áp dụng thành công các kỹ thuật ghép mới và nhiều trung tâm ghép mới ra đời. Hiện Việt Nam gần như đã thực hiện được tất cả kỹ thuật ghép tế bào gốc tạo máu - từ ghép tự thân đến ghép đồng loại, dị ghép, ghép tủy xương, ghép ngoại vi… Từ năm 2021, các bác sĩ trong nước đã triển khai được kỹ thuật ghép có sử dụng tia xạ toàn thân trong phác đồ hóa trị diệt tủy (TBI).
Tiến sĩ - bác sĩ chuyên khoa II Phù Chí Dũng, Giám đốc BV Truyền máu - Huyết học TP HCM, cho hay sự vượt bậc trong ghép tế bào gốc ở nước ta định hình khoảng 10 năm trở lại đây. Chỉ riêng BV Truyền máu - Huyết học TP HCM, số bệnh nhân được ghép tế bào gốc ngày càng tăng.
Năm 2023 thực hiện 80 ca ghép, tăng 20 ca so với năm trước. Với số ca được ghép này tính ra chưa đến 50% công suất hoạt động. Chưa kể, BV đã hỗ trợ chuyên môn, đào tạo, chuyển giao các kỹ thuật cho nhiều cơ sở y tế tại TP HCM như BV Nhi Đồng 2, BV Ung Bướu.
"Nhiều năm trước, người bệnh chưa tin chuyên môn trong nước nên qua Singapore, Thái Lan, Đài Loan - Trung Quốc điều trị tốn kém thì gần đây tình trạng này đã giảm nhiều. Kỹ thuật điều trị của Việt Nam hiện đã ngang bằng với các nước tiên tiến trong khu vực và dần tiệm cận đến tầm châu Á" - lãnh đạo BV đầu ngành huyết học khu vực phía Nam nhấn mạnh.
Tuy vậy, giới chuyên môn cho rằng trong ghép tế bào gốc tạo máu tại Việt Nam còn một số tồn tại nhất định. Chẳng hạn, ở kỹ thuật dị ghép đồng loại, đối với gia đình có ít con, tỉ lệ tìm được người cho tế bào gốc phù hợp chỉ khoảng 25%.
Do vậy, rất cần có nguồn tế bào gốc từ người hiến không cùng huyết thống và điều này cần phải có một ngân hàng lưu trữ tế bào gốc.
Trên thế giới đã có các ngân hàng tế bào gốc hiến nhưng tại Việt Nam hiện chưa có. Vì khoảng cách địa lý, khác biệt nguồn gien, di truyền học nên khả năng tìm kiếm tế bào gốc từ nước ngoài phù hợp cho bệnh nhân Việt thấp hơn so với nguồn tại chỗ. Chỉ riêng BV Truyền máu - Huyết học TP HCM, việc điều trị phải lấy tế bào gốc từ các ngân hàng ngoài nước, chủ yếu ở Trung Quốc.
"Cần cố gắng sớm ban hành chính sách, xây dựng luật cụ thể về hiến tặng tế bào gốc tạo máu, trong đó có cho tủy xương, tế bào gốc tạo máu ngoại vi. Đây là cơ sở để triển khai ngân hàng tế bào gốc phục vụ việc điều trị" - các bác sĩ ngành huyết học mong mỏi.
Cần được bảo hiểm y tế hỗ trợ
Chi phí điều trị ung thư máu tại Việt Nam chỉ bằng 1/5 ở Singapore, khoảng 1/50 tại Mỹ và thuộc hàng thấp nhất thế giới. Thế nhưng, so với thu nhập của người dân Việt Nam vẫn còn rất cao. Những phác đồ điều trị tốn hàng trăm triệu đồng khiến nhiều người khánh kiệt do phải dùng các thuốc ngoài danh mục bảo hiểm.
Do đó, nhiều ý kiến đề nghị cơ quan quản lý sớm cấp phép cho các thuốc, phương pháp điều trị đặc hiệu thế hệ mới, đồng thời cũng cần bảo hiểm y tế thanh toán cho người bệnh khi các thuốc và những kỹ thuật này được triển khai.
Tại TP HCM, mới đây các chuyên gia Việt - Pháp công bố nhiều công trình mới về điều trị huyết học, nâng chất lượng sống cho người bệnh.
Nguồn: Bước tiến mới trong điều trị tế bào gốc
Tin liên quan
Sóng sinh học tế bào gốc và giả thuyết mới về cơ chế tác dụng của huyệt
16:02 | 16/01/2025 Y học cổ truyền
Vì sao Bộ Y tế thu hồi khẩn cấp kem nám 3 in 1 của SH Today Hai Duong Cosmetics?
10:58 | 16/01/2025 Pháp luật & Sức khỏe
Nhà máy vắc xin của VNVC có quy mô 2.000 tỷ, được thiết kế bởi tập đoàn hàng đầu thế giới
08:00 | 16/01/2025 Doanh nghiệp
Cùng chuyên mục
6 câu hỏi thường gặp về bệnh giãn phế quản
09:53 | 29/11/2024 Tư vấn
Y học cổ truyền là gì, ngành Y học cổ truyền, khám y học cổ truyền là học và khám những gì?
16:11 | 16/10/2024 Tư vấn
Kết quả bất ngờ của công nghệ chụp đáy mắt màu với hệ thống SLO
21:52 | 09/08/2024 Tư vấn
Có cần nhịn ăn trước khi xét nghiệm máu?
15:57 | 01/08/2024 Tư vấn
Hội chứng ruột kích thích cần xử trí như thế nào?
13:52 | 04/07/2024 Tư vấn
Các dạng đau nửa đầu và biện pháp điều trị
11:08 | 17/06/2024 Tư vấn
Các tin khác
Vì sao đột quỵ khi ngủ?
14:40 | 12/06/2024 Tư vấn
Cần lưu ý những gì trong điều trị bệnh rối loạn thần kinh thực vật?
06:50 | 05/06/2024 Tư vấn
Vì sao bệnh nhồi máu cơ tim ngày càng "trẻ hóa"?
06:50 | 23/05/2024 Tư vấn
Ung thư được hình thành ra sao, cách phòng bệnh hiệu quả?
14:13 | 21/05/2024 Tư vấn
Một số món ăn nhẹ có ích cho người bệnh đái tháo đường
17:56 | 17/05/2024 Tư vấn
Giải pháp toàn diện trong tầm soát, chẩn đoán và điều trị bệnh lý tuyến vú
10:20 | 14/05/2024 Tư vấn
Tìm hiểu các cấp độ của bệnh gan nhiễm mỡ
19:00 | 09/05/2024 Tư vấn
Ngộ độc thuốc lá điện tử: Hệ lụy khôn lường
07:00 | 09/05/2024 Tư vấn
Bí quyết “vàng” giúp cải thiện bệnh thiểu năng tuần hoàn não
13:55 | 06/05/2024 Tư vấn
Dấu hiệu điển hình của cơn nhồi máu cơ tim
13:48 | 01/05/2024 Tư vấn
Ninh Thuận: Hội Nam y Việt Nam Công bố quyết định thành lập Chi hội Nam y Ninh Thuận
4 ngày trước Hoạt động hội
Sóc Trăng: Đại hội Chi hội Nam Y tỉnh Sóc Trăng lần thứ II, nhiệm kỳ 2025-2030
6 ngày trước Hoạt động hội
Hội Nam y Việt Nam: Phát huy thành tích, đổi mới phương thức, tạo đà cho các hoạt động trong năm 2025
30-12-2024 19:25 Hoạt động hội
Hợp tác phát triển nền y học cổ truyền dân tộc, chung tay chăm sóc sức khỏe nhân dân
27-12-2024 14:49 Hoạt động hội
Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (Liên hiệp Hội Việt Nam) tổ chức Hội thảo chuyển đổi số
18-12-2024 20:34 Hoạt động hội