Ung thư được hình thành ra sao, cách phòng bệnh hiệu quả?
Loại rễ được ví như “vàng không đổi được” giúp chống ung thư, có nhiều ở Việt Nam 8 loại thực phẩm là “khắc tinh” của ung thư |
Xin giới thiệu bài viết của TS.BS. Nguyễn Minh Đức - bác sĩ chẩn đoán hình ảnh tại Bệnh viện Ung bướu TP HCM về vấn đề này.
Ung thư phát triển thế nào và di căn
Ung thư là do xuất hiện đột biến gen bất lợi và khối ung thư hình thành được khi cán cân hình thành ung thư mạnh (xuất hiện đột biến gen + phân bào) vượt hơn cơ chế tiêu diệt ung thư (hệ miễn dịch gồm Natural killer cell và Lympho T).
Nguồn gốc của đột biến bất lợi là do tế bào bị tổn thương từ ngoài vào (thuốc lá, rượu bia, ăn nhiều thịt đỏ- thịt nướng..) hoặc tự nội tại tế bào có nguy cơ tăng cao đột biến (di truyền).
Trong một cơ thể khỏe mạnh, có hàng nghìn tỷ tế bào được tạo ra từ sự phát triển, phân chia nhằm duy trì các hoạt động hàng ngày của cơ thể. Các tế bào khỏe mạnh đều có những chu kỳ sống riêng biệt, sinh sản và chết đi theo chương trình định sẵn, tùy theo mỗi loại tế bào. Các tế bào mới được sinh ra thay thế cho các tế bào già cỗi, hoặc các tế bào bị hư tổn khi chúng chết đi.
Các khối u ác tính hay còn gọi là ung thư đặc trưng bởi tính xâm lấn và di căn xa. |
Trên thực tế, ung thư làm phá vỡ quá trình bình thường ở trên, dẫn đến sự phát triển hỗn loạn các tế bào. Điều này được giải thích là do những biến đổi hoặc sự đột biến DNA trong tế bào.
DNA tồn tại trong các gen riêng lẻ của mỗi tế bào, chúng giúp định hướng cho tế bào thực hiện đúng chức năng và cả sự phát triển, phân chia tế bào. Hầu hết các đột biến DNA được tế bào sửa chữa nhưng một khi có một lỗi nào đó không sửa chữa được, tế bào có thể sẽ bị ung thư hóa. Các tế bào ung thư sẽ phát triển quá mức, không kiểm soát dẫn tới hình thành các khối u. Tùy thuộc vào vị trí khối u mà nó gây ra những mức độ ảnh hưởng khác nhau cho cơ thể.
Không phải tất cả các khối u đều gọi là ung thư. Có những khối u lành tính, không gọi là ung thư, chúng không xâm lấn và lan ra các mô cơ quan khác. Dù vậy, khi chúng phát triển quá mức chèn ép vào các cơ quan lân cận sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe.
Các khối u ác tính hay còn gọi là ung thư đặc trưng bởi tính xâm lấn và di căn xa. Các tế bào ung thư có thể di cư thông qua dòng chảy mạch máu hay hệ bạch huyết để đi đến các vùng khác của cơ thể, gọi là hiện tượng di căn xa. Ung thư đã di căn xa thường khó điều trị và có tiên lượng xấu.
Không ai được chọn lựa nơi sinh ra để đảm bảo mình không có di truyền nguy cơ tăng cao ung thư nhưng lại có thể quyết định mình tránh xa khói các nguy cơ nhìn thấy được như thuốc lá và rượu bia.
Ngoài ra, việc tầm soát sớm chỉ là phát hiện bệnh sớm giúp quá trình điều trị ít tốn kém và nhanh hồi phục chứ không phải là phòng bệnh ung thư.
Bí quyết để phòng ung thư hiệu quả
Muốn phòng bệnh hay khỏi bệnh ung thư mà không có sự thay đổi tích cực trong ý thức, hành vi, thay đổi các thói quen xấu (như hút thuốc lá, uống rượu bia) thành thói quen tốt (không hút thuốc lá và không uống rượu bia) là chuyện không bao giờ xảy ra.
Hằng ngày giữ thói quen tốt tránh xa khói thuốc lá, không sử dụng rượu bia, sử dụng các chất tốt cho sức khỏe như mật ong, trà xanh, lựu đỏ, sô cô la đắng đen, rau và trái cây có thể giúp chúng ta tránh xa ung thư.
Hải sản là những thức ăn bổ dưỡng, tốt cho cơ thể. Ảnh minh họa |
Ung thư không phải tự nhiên mà xuất hiện, chúng phát sinh theo đúng quy luật khoa học và vật lý. Ở giai đoạn quá muộn, mỗi bệnh nhân có một cách đáp ứng điều trị khác nhau và cần tổng hợp nhiều các phương pháp điều trị khoa học, bổ trợ hệ miễn dịch và các phương pháp y học cổ truyền... mới hy vọng quá trình đột biến này kết thúc và hệ miễn dịch mạnh trở lại (Natural killer cell và lympho T) để đảm bảo sự tái phát không xuất hiện.
Đừng bị ám ảnh bởi tại sao lại là ung thư giai đoạn cuối, hãy thay đổi ngay hôm nay, cho bản thân và gia đình. Thói quen khoa học tốt cùng tầm soát sớm là hai vũ khí giúp bạn chiến thắng ung thư.
Tin liên quan
Hà Nội: Dùng ngân sách chi trả 7 dịch vụ cấp cứu ngoại viện và khám bệnh, chữa bệnh y học gia đình
09:53 | 05/10/2024 Tin tức
Tăng cường kiểm tra, giám sát an toàn thực phẩm khu vực trường học
06:45 | 05/10/2024 Tin tức
Dự báo thời tiết ngày 5/10/2024: Hà Nội sáng trời lạnh, ngày nắng hanh
06:00 | 05/10/2024 Môi trường xanh
Cùng chuyên mục
Kết quả bất ngờ của công nghệ chụp đáy mắt màu với hệ thống SLO
21:52 | 09/08/2024 Tư vấn
Có cần nhịn ăn trước khi xét nghiệm máu?
15:57 | 01/08/2024 Tư vấn
Hội chứng ruột kích thích cần xử trí như thế nào?
13:52 | 04/07/2024 Tư vấn
Các dạng đau nửa đầu và biện pháp điều trị
11:08 | 17/06/2024 Tư vấn
Vì sao đột quỵ khi ngủ?
14:40 | 12/06/2024 Tư vấn
Cần lưu ý những gì trong điều trị bệnh rối loạn thần kinh thực vật?
06:50 | 05/06/2024 Tư vấn
Các tin khác
Vì sao bệnh nhồi máu cơ tim ngày càng "trẻ hóa"?
06:50 | 23/05/2024 Tư vấn
Một số món ăn nhẹ có ích cho người bệnh đái tháo đường
17:56 | 17/05/2024 Tư vấn
Giải pháp toàn diện trong tầm soát, chẩn đoán và điều trị bệnh lý tuyến vú
10:20 | 14/05/2024 Tư vấn
Tìm hiểu các cấp độ của bệnh gan nhiễm mỡ
19:00 | 09/05/2024 Tư vấn
Ngộ độc thuốc lá điện tử: Hệ lụy khôn lường
07:00 | 09/05/2024 Tư vấn
Bí quyết “vàng” giúp cải thiện bệnh thiểu năng tuần hoàn não
13:55 | 06/05/2024 Tư vấn
Dấu hiệu điển hình của cơn nhồi máu cơ tim
13:48 | 01/05/2024 Tư vấn
Điều trị dự phòng đem lại hy vọng cho người bệnh máu khó đông
16:50 | 30/04/2024 Tư vấn
Kỹ năng vận động và hướng dẫn dành cho cha mẹ trẻ mắc rối loạn phổ tự kỷ
17:14 | 28/04/2024 Tư vấn
Sốt mò ở người bệnh đái tháo đường: Cẩn thận với biến chứng nguy hiểm
13:54 | 27/04/2024 Tư vấn
Hội Nam Y Việt Nam đẩy mạnh phương án phát triển nền y học cổ truyền
4 ngày trước Tin tức
Hội Nam Y Việt Nam hỗ trợ người dân vùng bão lũ tại Yên Bái
6 ngày trước Hoạt động hội
Chi hội Nam y Pháp Bảo Khoẻ tặng 1000 phần quà cho thiếu nhi dịp Tết Trung thu 2024
16-09-2024 19:40 Hoạt động hội
Thành lập và Đại hội đại biểu Chi hội Nam y Liên Hoa - Biên Hoà lần thứ I nhiệm kỳ 2024-2029
11-09-2024 07:15 Hoạt động hội
Ấm áp tình cảm sẻ chia nơi "rốn lũ" Sơn La
24-08-2024 17:09 Hoạt động hội