Cần lưu ý những gì trong điều trị bệnh rối loạn thần kinh thực vật?
Tư vấn sức khỏe cộng đồng về sa sút trí tuệ và bệnh Alzheimer WHO cảnh báo hơn 42% dân số thế giới mắc chứng rối loạn thần kinh |
![]() |
Hệ thần kinh thực vật còn được gọi với cái tên khác là hệ thần kinh tự chủ. Nó có cấu tạo bao gồm: hệ thần kinh giao cảm và phó giao cảm. Theo đó, hệ thần kinh giao cảm và phó giao cảm hoạt động đối lập nhưng cân bằng và thực hiện nhiệm vụ trong việc giúp điều hòa huyết áp, nhịp tim, đồng thời là hoạt động hệ tiêu hóa, hệ thần kinh, thân nhiệt...
Rối loạn thần kinh thực vật là căn bệnh xảy ra khi xuất hiện tình trạng trong đó hệ thần kinh giao cảm và phó giao cảm bị mất cân bằng hoạt động, khiến nhiều cơ quan của cơ thể bị ảnh hưởng do chúng bị rối loạn hoạt động.
Chẩn đoán rối loạn hệ thần kinh thực vật (hệ thần kinh tự chủ) cần có sự đánh giá của bác sĩ, bao gồm khám thực thể, ghi lại huyết áp khi bệnh nhân nằm và đứng, kiểm tra phản ứng mồ hôi, điện tâm đồ... Chẩn đoán rối loạn thần kinh thực vật thường khó khăn vì nhiều khi cả khám thực thể và xét nghiệm đều có thể cho kết quả bình thường.
Hiện tại không có thuốc đặc trị bệnh, tuy nhiên, tùy thuộc vào loại rối loạn, có nhiều cách để điều trị các triệu chứng, trong đó có việc tránh lạm dụng ma túy, rượu, ăn uống lành mạnh để tránh thiếu hụt dinh dưỡng. Đồng thời tham gia hoạt động thể chất phù hợp thường xuyên và điều trị các tình trạng sức khỏe liên quan.
Ăn một chế độ ăn uống thiếu cân bằng, sự thiếu hụt vitamin, đặc biệt là thiếu vitamin B12, có thể làm hỏng hệ thống thần kinh tự chủ.
Nguyên nhân của bệnh rối loạn thần kinh thực vật
- Các bệnh lý như đái tháo đường, bệnh Parkinson, bệnh thoái hóa thần kinh, một số bệnh tự miễn như loét dạ dày, viêm khớp dạng thấp, Lupus ban đỏ...
- Điều trị bằng dùng thuốc, nhất là hóa trị ung thư
- Nhiễm virus hay vi trùng do bệnh HIV, bệnh Lyme…
- Do yếu tố di truyền
- Tuổi già cũng làm suy yếu đi hoạt động của các cơ quan
- Tình trạng gặp phải áp lực, căng thẳng kéo dài, tâm lý bị rối loạn
![]() |
Người bệnh hay bị chóng mặt, choáng váng khi đứng hoặc khi thay đổi tư thế, dễ ngất xỉu. |
Triệu chứng của bệnh rối loạn thần kinh thực vật
- Tim đập nhanh bất thường, luôn có cảm giác hồi hộp làm người bệnh cảm thấy hốt hoảng, sợ hãi.
- Chóng mặt, choáng váng khi đứng hoặc khi thay đổi tư thế, dễ ngất xỉu
- Khó thở, cảm giác hụt hơi, có thể tăng lên khi ở những nơi tập trung đông đúc nhiều người
- Ở vùng ngực xuất hiện những cơn đau thắt hoặc đau nhói một cách bất ngờ khiến tạo cảm giác nghẹt thở ở người bệnh
- Tay chân run, ra nhiều mồ hôi
- Giấc ngủ bị rối loạn như thường xuyên mất ngủ, ngủ không được ngon, ngủ không sâu giấc...
- Cơ thể cảm giác mệt mỏi, thiếu sức sống
- Không thể vận động mạnh
- Tiểu khó, giảm cảm giác buồn tiểu, bí tiểu...
- Tiêu hóa bị rối loạn như bị đầy bụng, táo bón, tiêu chảy, chán ăn…
- Mắt gặp khó khăn khi không nhìn rõ trong đêm do phản xạ đồng tử giảm
- Cảm giác mất tự tin, lo âu, trầm cảm hoặc tính tình thay đổi như trở nên hay cáu gắt
Các dưỡng chất quan trọng với người bị rối loạn thần kinh thực vật
Bên cạnh cân bằng hệ thống thần kinh thực vật, người bệnh có thể bổ sung các chất dinh dưỡng sau theo tư vấn của bác sĩ:
Vitamin B
Họ vitamin B tham gia vào nhiều quá trình sinh hóa khác nhau. Đặc biệt, vitamin B1, B3 (niacin), B6, B7 (biotin) và B12 góp phần vào hoạt động bình thường của hệ thần kinh. Cùng với folate, các vitamin B này cũng đóng một vai trò quan trọng trong chức năng tâm lý bình thường. Nghiên cứu cho thấy, thiếu vitamin B12 có thể dẫn đến rối loạn chức năng tự chủ và rối loạn chức năng tự chủ được cải thiện bằng cách điều trị bằng vitamin B12.
Vitamin nhóm này có nhiều trong rau lá xanh đậm.
Vitamin C
Vitamin C là chất chống oxy hóa mạnh giúp bảo vệ cơ thể khỏi tác hại của các gốc tự do. Gốc tự do có thể làm hỏng tế bào, góp phần gây ra các bệnh mạn tính như bệnh tim, ung thư... Vitamin C cũng giúp tăng cường hệ miễn dịch, hỗ trợ hấp thụ sắt.
![]() |
Bổ sung các loại vitamin. |
Magie
Magie là một khoáng chất thiết yếu tham gia vào hơn 300 quá trình sinh hóa, góp phần vào hoạt động bình thường của hệ thần kinh. Nó cũng hỗ trợ chức năng tâm lý bình thường. Hạt bí ngô là nguồn bổ sung magie tự nhiên.
Vitamin D3
Vitamin D rất quan trọng cho sức khỏe tốt. Một số chuyên gia tin rằng mức độ thấp có thể ảnh hưởng đến hệ thần kinh. Lòng đỏ trứng giàu vitamin D.
Theanine
Acid amin có trong trà, theanine, là một chất bổ sung hữu ích cho những người muốn hỗ trợ chức năng hệ thần kinh và sức khỏe cảm xúc.
Curcumin
Curcumin là hợp chất hoạt tính trong củ nghệ là đã được chứng minh có nhiều lợi ích. Nhiều người dùng nó để hỗ trợ sức khỏe tổng thể.
Một số lưu ý về chế độ dinh dưỡng cho người bị rối loạn thần kinh thực vật
Ăn nhiều trái cây, rau, ngũ cốc nguyên hạt: Những thực phẩm này là nguồn cung cấp vitamin, khoáng chất và chất xơ dồi dào, tất cả đều cần thiết cho sức khỏe của hệ thần kinh tự chủ.
- Chọn protein nạc: Protein nạc như cá, thịt gà, đậu nành là nguồn cung cấp acid amin thiết yếu, cần thiết cho việc sửa chữa và chức năng của cơ thể.
- Chọn thực phẩm giàu chất xơ: Chất xơ giúp hỗ trợ hệ tiêu hóa khỏe mạnh, giúp kiểm soát lượng đường trong máu.
- Uống nhiều nước: Nước rất cần thiết cho tất cả các chức năng của cơ thể, bao gồm cả hệ thần kinh tự chủ. Người bệnh nên có một chế độ dinh dưỡng phù hợp và bổ sung đủ nước cho cơ thể.
- Ăn các bữa ăn nhỏ thường xuyên: Ăn các bữa ăn nhỏ đúng cách giúp kiểm soát lượng đường trong máu, ngăn ngừa hạ đường huyết thường gây chóng mặt hay ngất xỉu.
- Bổ sung vitamin và khoáng chất: Nếu không nhận đủ vitamin, khoáng chất từ chế độ ăn uống, bạn có thể cần bổ sung. Tuy nhiên, điều quan trọng là phải nói chuyện với bác sĩ trước khi bắt đầu bất kỳ chế độ bổ sung nào.
- Hạn chế chất béo bão hòa, chất béo chuyển hóa: Những chất béo này có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim và các vấn đề sức khỏe khác, ví dụ như bệnh đái tháo đường type 2.
- Hạn chế caffeine và rượu: Caffeine, rượu có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng của rối loạn thần kinh tự chủ.
Nếu bạn bị rối loạn thần kinh thực vật, nên hỏi ý kiến bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng để được tư vấn về chế độ ăn uống phù hợp, xây dựng một kế hoạch ăn uống đáp ứng nhu cầu cá nhân, cải thiện các triệu chứng. Ăn nhiều bữa nhỏ, thường xuyên để chống lại các vấn đề về tiêu hóa. Tăng chất lỏng, lựa chọn thực phẩm ít chất béo, nhiều chất xơ cải thiện tiêu hóa.
Ngoài ra, người bệnh cũng nên tập thể dục thường xuyên, ngủ đủ giấc, kiểm soát căng thẳng.
Tin liên quan

Phát hiện hàng loạt cơ sở dược và mỹ phẩm vi phạm
08:24 | 19/06/2025 Pháp luật & Sức khỏe

Dự báo thời tiết ngày 19/6/2025: Nắng nóng, có lúc mưa rào và dông
05:05 | 19/06/2025 Môi trường xanh

Bộ Y tế cam kết về chất lượng thuốc tại bệnh viện
14:58 | 18/06/2025 Tin tức
Cùng chuyên mục

Xoa bóp bấm huyệt chữa bệnh phổi: Liệu pháp Đông y toàn diện cho hệ hô hấp
15:54 | 18/06/2025 Thông tin đa chiều

Xoa bóp bấm huyệt chữa hen suyễn: Giải pháp Đông y an toàn cho người bệnh
15:54 | 18/06/2025 Thông tin đa chiều

Xoa bóp bấm huyệt điều trị viêm quanh khớp vai: Giải pháp giảm đau tận gốc từ Đông y
15:54 | 18/06/2025 Thông tin đa chiều

Bấm huyệt chữa rối loạn tiêu hóa, khó tiêu: Giải pháp tự nhiên không cần thuốc
15:54 | 18/06/2025 Thông tin đa chiều

Bài thuốc nam chữa suy nhược thần kinh: Giải pháp an toàn từ thiên nhiên
15:54 | 18/06/2025 Thông tin đa chiều

Phương pháp xoa bóp bấm huyệt chữa khó thở: Giải pháp tự nhiên hiệu quả từ Đông y
15:53 | 18/06/2025 Thông tin đa chiều
Các tin khác

Phương pháp bấm huyệt đúng cách giúp giảm căng thẳng, lo âu
10:09 | 18/06/2025 Thông tin đa chiều

Phương pháp xoa bóp huyệt gan bàn chân giúp khí huyết lưu thông
10:08 | 18/06/2025 Thông tin đa chiều

Phương pháp bấm huyệt thái xung giúp hạ huyết áp
10:08 | 18/06/2025 Thông tin đa chiều

Huyệt Nhân Trung - Huyệt vị với những tác dụng bất ngờ cho sức khỏe
10:07 | 18/06/2025 Y học cổ truyền

Bấm huyệt chữa ù tai: Phương pháp tự nhiên hiệu quả được nhiều người áp dụng
10:06 | 18/06/2025 Y học cổ truyền

Những công dụng của cây bạch cập
10:01 | 18/06/2025 Y học cổ truyền

Công dụng chữa bệnh của cây Đại hồi
06:56 | 17/06/2025 Y học cổ truyền

Sâm Bố Chính mở ra tiềm năng phát triển kinh tế dược liệu bền vững
06:56 | 17/06/2025 Y học cổ truyền

Hoàng liên gai – cây thuốc quý giữa núi rừng đại ngàn
23:04 | 16/06/2025 Y học cổ truyền

Quả dâu trong y học cổ truyền
18:36 | 16/06/2025 Y học cổ truyền

Ra mắt Chi hội Nam Y Thọ Khang Đường - Hà Nội: Dấu ấn mới của Y học cổ truyền
08-06-2025 20:00 Hoạt động hội

Chi hội Nam Y An Giang: Lan tỏa yêu thương, chung tay vì cộng đồng
17-05-2025 21:00 Hoạt động hội

Hội Nam Y Việt Nam: Dâng hương tưởng niệm Đại danh y - Thiền sư Tuệ Tĩnh tại di tích Đền Bia
28-04-2025 01:26 Hoạt động hội

Thanh Oai, Hà Nội: Chăm sóc sức khỏe người cao tuổi - Lan tỏa giá trị y học cổ truyền trong cộng đồng
22-04-2025 13:55 Hoạt động hội

Chi Hội Nam Y An Giang tổ chức trao quà thiện nguyện tại khóm Phước Quản, thị trấn Đa Phước
18-04-2025 09:27 Hoạt động hội