Vì sao đột quỵ khi ngủ?
Nâng cao khả năng hồi phục cho người đột quỵ bằng trí tuệ nhân tạo AI Tăng nguy cơ đột quỵ vì thói quen ăn vội? |
Phần lớn người bệnh phải đối mặt với các di chứng nặng nề như liệt, méo miệng,… làm suy giảm chất lượng cuộc sống, ảnh hưởng đến tâm lý, công việc.
Yếu tố nguy cơ gây đột quỵ khi ngủ
Đột quỵ khi ngủ là tình trạng đột quỵ xảy ra trong lúc người bệnh đang ngủ. Trong những trường hợp này, người bệnh có thể vẫn đi ngủ với cảm giác bình thường. Ước tính có khoảng 8 – 28% ca bệnh đột quỵ xảy ra khi ngủ.
Có nhiều nguyên nhân xảy ra đột quỵ khi ngủ trong đó thường gặp là những nguyên nhân ảnh hưởng đến mạch máu, não bộ. Những bệnh lý mạn tính như cao huyết áp, đái tháo đường, tim mạch, rối loạn mỡ máu điều trị không ổn định hay tối ưu, béo phì… cũng dẫn đến nguy cơ đột quỵ.
Đột quỵ khi ngủ là một tình trạng nguy hiểm và khó nhận biết. |
Ngoài ra, có các các yếu tố nguy cơ khác như:
Tắm đêm trước khi ngủ
Nhiệt độ cơ thể sẽ đột ngột thay đổi nếu tắm đêm trước khi ngủ, khiến các mạch máu co lại. Điều này cũng sẽ tác động xấu đến việc tuần hoàn máu lên não, làm nguy cơ mắc đột quỵ tăng.
Khi tắm lạnh và đặc biệt là tắm đêm do thay đổi nhiệt độ đột ngột có thể ảnh hưởng gián tiếp đến các yếu tố nguy cơ như tăng huyết áp, đái tháo đường, xơ vữa mạch máu… và đó là các nguyên nhân gây ra đột quỵ não.
Do rượu bia trước khi ngủ
Thường xuyên uống rượu bia nhất là trong bữa tối muộn, nhậu kéo dài trước ngủ cũng là nguy cơ tiềm ẩn cao xảy ra bệnh. Thói quen này có thể làm tắc nghẽn mạch máu, tăng khả năng bị xơ vữa động mạch, sinh ra cục máu đông.
Ngoài ra, sử dụng rượu bia trước khi ngủ cũng có thể làm huyết áp tăng đột ngột trong thời gian ngắn, dẫn đến nguy cơ đột quỵ.
Do ăn đêm
Ăn khuya sẽ không có lợi đối với cơ thể. Đặc biệt là khi bạn chọn những thức ăn có nhiều chất béo, thức ăn nhanh, nước có gas… Nếu bạn giữ thói quen này sẽ dễ dàng gây ra hiện tượng tăng huyết áp, khiến nồng độ mỡ máu tăng cao, kích thích quá trình xơ vữa động mạch, hình thành những cục máu đông dẫn đến hiện tượng đột quỵ.
Do căng thẳng, lo lắng
Lo lắng, căng thẳng quá độ cũng là yếu tố làm gia tăng nguy cơ xuất hiện triệu chứng đột quỵ khi ngủ. Hệ thần kinh trung ương sẽ bị ảnh hưởng khi tình trạng lo âu, stress kéo dài. Lúc này, cơ thể sẽ tiết nhiều hormone làm huyết áp tăng, có thể bị co thắt mạch máu não trong một khoảng thời gian ngắn. Từ đó làm nguy cơ đột quỵ tăng cao hơn nữa.
Do dùng thiết bị điện tử nhiều
Dùng các thiết bị điện tử như vi tính, tivi, điện thoại di động… quá lâu trước khi ngủ sẽ khiến bạn thức khuya hơn. Đây cũng chính là lý do khiến cơ thể mỏi mệt, thường xuyên bị khó thở, làm tăng nguy cơ mắc đột quỵ.
Cách phòng tránh đột quỵ khi ngủ
Khác với đột quỵ khi tỉnh, đột quỵ khi ngủ sẽ không nhận biết được các dấu hiệu. Các dấu hiệu cũng xảy ra âm thầm hơn. Thông thường người bệnh thấy tay chân bất thường, người khác quan sát cũng thấy vậy nhưng khi người bệnh ngủ và người bên cạnh cũng ngủ, các dấu hiệu đó sẽ bị chậm hơn.
Chính vì sự phát hiện chậm và khó nhận biết nên đột quỵ khi ngủ sẽ gây nguy cơ tử vong cao hơn. Nếu được cứu sống, di chứng đột quỵ khi ngủ hầu hết sẽ nặng nề hơn đột quỵ khi tỉnh.
Thời gian vàng để điều trị, đặc biệt trong nhồi máu não, khi có triệu chứng là 3 giờ đồng hồ. Hiện nay, một số thuốc mới có thể kéo dài thời gian hơn, nhưng 3 giờ sau khi phát hiện triệu chứng vẫn là thời gian tốt nhất để hồi phục não bị tổn thương. Người bệnh ngủ sẽ không biết khi nào có triệu chứng nên lúc họ thức dậy, có thể đã qua thời gian vàng.
Vì vậy, để ngăn đột quỵ khi ngủ xảy ra, nên loại bỏ những nguyên nhân gây ra đột quỵ bằng các biện pháp sau đây:
Tránh thói quen xấu
Không uống rượu bia hoặc các chất kích thích khác trước khi ngủ. Không ăn đêm, tắm đêm. Hạn chế sử dụng bia rượu hoặc để các thiết bị điện tử quanh người.
Giữ tâm trạng bình tĩnh, thoải mái để bắt đầu giấc ngủ. Không hút thuốc lá.
Ngoài ra, cần cải thiện chế độ dinh dưỡng trong đó chú trọng bổ sung các loại ngũ cốc, các sản phẩm họ đậu, rau củ quả.
Tránh đồ ngọt, thực phẩm có chất béo xấu, thức ăn nhanh, đồ chiên xào, cay nóng. Hạn chế thực phẩm chứa nhiều sữa động vật, chất béo, đường. Uống nhiều nước lọc hoặc các loại hạt tốt cho tim mạch huyết áp.
Nên ăn cá và rau xanh để bảo vệ sức khoẻ. |
Tập thể dục thường xuyên
Tập thể dục giúp cải thiện hệ tuần hoàn máu tốt hơn, từ đó tránh nguy cơ đột quỵ. Các chuyên gia khuyến cáo bạn nên tập luyện 5 lần/tuần, mỗi lần 30 phút sẽ giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch và đột quỵ.
Giữ ấm cơ thể
Giữ ấm cơ thể nói riêng và giữ gìn sức khỏe nói chung chính là điều quan trọng nhất để phòng tránh bệnh tật, đặc biệt là bệnh đột quỵ.
Giữ ấm cơ thể giúp phòng tránh tăng huyết áp, từ đó ngăn ngừa tình trạng đột quỵ do vỡ mạch máu.
Kiểm tra sức khỏe định kỳ
Kiểm tra, tầm soát sức khỏe giúp phát hiện sớm các yếu tố nguy cơ gây đột quỵ. Nếu có các yếu tố nguy cơ gây đột quỵ, cần chủ động điều trị hoặc can thiệp kịp thời giúp phòng tránh tối đa nguy cơ gây đột quỵ.
Đối với những người mắc các bệnh lý như đái tháo đường, mỡ trong máu, tim mạch, cần theo dõi sức khỏe sát sao và điều trị hiệu quả.
Tin liên quan
Quốc hội thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược
16:06 | 21/11/2024 Tin tức
Bộ Y tế ban hành quy định mới về thanh toán dịch vụ kỹ thuật thuộc phạm vi bảo hiểm y tế
10:42 | 21/11/2024 Tin tức
Dự báo thời tiết ngày 21/11/2024: Bắc Bộ đêm không mưa, ngày nắng
05:00 | 21/11/2024 Môi trường xanh
Cùng chuyên mục
Y học cổ truyền là gì, ngành Y học cổ truyền, khám y học cổ truyền là học và khám những gì?
16:11 | 16/10/2024 Tư vấn
Kết quả bất ngờ của công nghệ chụp đáy mắt màu với hệ thống SLO
21:52 | 09/08/2024 Tư vấn
Có cần nhịn ăn trước khi xét nghiệm máu?
15:57 | 01/08/2024 Tư vấn
Hội chứng ruột kích thích cần xử trí như thế nào?
13:52 | 04/07/2024 Tư vấn
Các dạng đau nửa đầu và biện pháp điều trị
11:08 | 17/06/2024 Tư vấn
Các tin khác
Cần lưu ý những gì trong điều trị bệnh rối loạn thần kinh thực vật?
06:50 | 05/06/2024 Tư vấn
Vì sao bệnh nhồi máu cơ tim ngày càng "trẻ hóa"?
06:50 | 23/05/2024 Tư vấn
Ung thư được hình thành ra sao, cách phòng bệnh hiệu quả?
14:13 | 21/05/2024 Tư vấn
Một số món ăn nhẹ có ích cho người bệnh đái tháo đường
17:56 | 17/05/2024 Tư vấn
Giải pháp toàn diện trong tầm soát, chẩn đoán và điều trị bệnh lý tuyến vú
10:20 | 14/05/2024 Tư vấn
Tìm hiểu các cấp độ của bệnh gan nhiễm mỡ
19:00 | 09/05/2024 Tư vấn
Ngộ độc thuốc lá điện tử: Hệ lụy khôn lường
07:00 | 09/05/2024 Tư vấn
Bí quyết “vàng” giúp cải thiện bệnh thiểu năng tuần hoàn não
13:55 | 06/05/2024 Tư vấn
Dấu hiệu điển hình của cơn nhồi máu cơ tim
13:48 | 01/05/2024 Tư vấn
Điều trị dự phòng đem lại hy vọng cho người bệnh máu khó đông
16:50 | 30/04/2024 Tư vấn
An Giang: Hội nghị khoa học Đông dược bào chế
12-11-2024 10:00 Hoạt động hội
Hội Nam y Việt Nam công bố quyết định thành lập Chi hội Nam y Thái Bình
21-10-2024 00:00 Hoạt động hội
Hội Nam Y Việt Nam và Công ty Cổ phần Ao Vua hỗ trợ, sẻ chia khó khăn với nhân dân xã Phượng Vĩ (Cẩm Khê, Phú Thọ)
12-10-2024 00:00 Hoạt động hội
Hội Nam y Việt Nam chia sẻ khó khăn với đồng bào vùng cao Nậm Nhùn (Lai Châu)
12-10-2024 00:00 Hoạt động hội
Hội Nam Y Việt Nam: Xây dựng nội dung, kế hoạch tổ chức "Giải thưởng Tuệ Tĩnh" năm 2024
06-10-2024 15:00 Hoạt động hội