Câu kỷ tử: Công dụng, liều dùng và cách sử dụng hiệu quả

Câu kỷ tử là một trong những vị thuốc được dùng phổ biến từ xa xưa, trong các bài thuốc. Dược liệu mang đến nhiều tác dụng tốt cho sức khoẻ.

Cây kỷ tử (khởi tử, địa cốt tử, câu khởi…) là một trong những vị thuốc được dùng phổ biến từ xa xưa. Theo nhiều nghiên cứu, dược liệu có tác dụng làm sáng mắt, chống lão hóa, tăng cường hệ miễn dịch, tăng cường chức năng thận, sinh lý… Bài viết dưới đây, bạn đọc cùng chuyên trang tìm hiểu một số thông tin hữu ích nhất về loại dược liệu này.

Câu Kỷ Tử: Công Dụng, Liều Dùng & Cách Sử Dụng Hiệu Quả
Quả khô cây câu kỷ tử có hình bầu dục,chiều dài khoảng 0.5 -1 cm, đường kính 0.2 cm.

Đặc điểm nhận biết câu kỷ tử

Câu kỷ tử còn được gọi với nhiều cái tên khác nhau như:

Kỷ tử, Khởi tử, Câu khởi, Địa cốt tử, Khủ khởi. Danh pháp khoa học là Fructus Lycii, thuộc họ Cà (Solanaceae).

Bộ phận dùng, chế biến, bảo quản

Bộ phận dùng: Quả khô rụng (Fructus Lycii). Quả khô cây câu kỷ tử có hình bầu dục,chiều dài khoảng 0.5 -1 cm, đường kính 0.2 cm. Phần vỏ quả có màu đỏ tươi hoặc tím, nhăn nheo, bên trong có nhiều hạt hình tạng thận màu vàng, có vệt ở cuống quả.

Thu hái: Tháng 8 – 9 hằng năm. Nên hái quả chín đỏ vào lúc sáng sớm hoặc chiều mát, sau đó đem phơi trong bóng râm. Khi trái bắt đầu nhăn thì mới đem ra nắng phơi cho khô.

Bào chế:

  • Lựa quả đỏ tươi đem tẩm với rượu vừa đều, để qua ngày, giã dập.
  • Thường dùng sống, có khi tẩm với rượu rồi sấy khô hoặc tẩm với mật rồi đem sắc lấy nước đặc, sấy nhẹ đến khi khô thì tán thành bột mịn.

Bảo quản: Cho nguyên liệu vào trong lọ kín, để cho khô. Nếu dược liệu chuyển sang màu thâm đen, xông hơi diêm sinh hoặc phun với rượu rồi đem xóc lên là nguyên liệu có thể trở lại màu đỏ đẹp.

Thành phần hóa học

Trong câu kỷ tử có chứa các chất hóa học sau đây:

  • Betain
  • axit amin
  • polysaccharid
  • vitamin B1, B2, C,
  • acid nicotinic
  • Chất khoáng: Ca, P, Fe
  • Amon sunfat
  • Carotene, Riboflavin, Thiameme, Vitamin C, b-Sitosterol, Linoleic acid.
    Câu Kỷ Tử: Công Dụng, Liều Dùng & Cách Sử Dụng Hiệu Quả
    Theo y học cổ truyền, câu kỷ tử có có vị ngọt, tính bình

Tác dụng của kỷ tử và cách dùng hiệu quả

Theo nhiều kết quả nghiên cứu của y học hiện đại, cây kỷ tử có tác dụng dược lý sau đây:

  • Cải thiện và điều tiết chức năng miễn dịch của cơ thể.
  • Tăng cường khả năng hoạt động của hệ thống nội tiết khâu não – tuyến thượng thận – tuyến tiền liệt.
  • Bảo vệ gan, ức chế sự lắng đọng mỡ trong gan, đẩy nhanh tốc độ tái sinh tế bào gan.
  • Điều chỉnh rối loạn lipid máu.
  • Hạ và làm chậm sự hình thành những mảng xơ vữa trong huyết quản.
  • Hạ huyết áp và giãn mạch.
  • Đấy nhanh tốc độ tạo huyết của tủy xương
  • Chống oxy hóa, làm chậm quá trình lão hóa của cơ thể.
  • Chống phóng xạ, ức chế sự phát triển của tế bào ung thư bên trong cơ thể.
  • Hạ đường huyết.

Theo y học cổ truyền, câu kỷ tử có có vị ngọt, tính bình, mang đến những tác dụng sau đây:

  • Bổ ích tinh huyết, cường thịnh âm đạo (theo Bản Thảo Kinh Tập Chú).
  • Bổ ích tinh bất túc, an thần, minh mục (sáng mắt) (theo Dược Tính Bản Thảo).
  • Nhuận phế, tư thận (theo Bản Thảo Cương Mục).
  • Nhuận phế, bổ thận, sinh tân, ích khí (theo Bản Thảo Kinh Sơ).
  • Bổ can, thận, minh mục, nhuận phế, sinh tinh huyết (theo Trung dược học).
  • Tư dưỡng Can Thận (theo Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).

Liều dùng và cách dùng:

  • Liều dùng: từ 8 – 20 gam.
  • Cách dùng: Dùng độc vị hoặc phối hợp với các vị thuốc khác.

Bài thuốc chữa bệnh từ câu kỷ tử

Vị thuốc được ứng dụng trong các bài thuốc sau đây:

Tác dụng của câu kỷ tử với da mặt trị mặt nám, da dẻ sần sùi:

  • Chuẩn bị: 10 cân câu kỷ tử, 3 cân sinh địa.
  • Thực hiện: Đem tất cả các nguyên liệu trên tán thành bột. Khi dùng, lấy ra 1 muỗng uống kèm một ly nước ấm, dùng 3 lần/ ngày.

Trị chảy nước mắt do can hư:

  • Chuẩn bị: 960 gam câu kỷ tử.
  • Thực hiện: Cho nguyên liệu vào trong túi vải, đem ngâm rượu, đậy kín, ủ kĩ trong 21 ngày.

Trị đau mắt đỏ, mắt sinh mộng thịt:

  • Chuẩn bị: câu kỷ tử.
  • Thực hiện: Giã lấy nước, điểm lên khóe mắt. Thực hiện 3 – 4 lần/ ngày.

Trị can thận âm hư, ra mồ hôi trộm, sốt về chiều, mắt mờ, đau rít sáp trong mắt

  • Chuẩn bị: 12 gam Câu kỷ tử, Cúc hoa, 16g Thục địa, 8g Sơn dược, 6g Phục linh, Đơn bì.
  • Thực hiện: Đem tất cả dược liệu trên tán thành bột, làm hoàn. Ngày dùng 12 gam chia làm 2 lần uống, dùng kèm với nước muối nhạt.

Trị suy nhược cơ thể vào mùa hè:

  • Chuẩn bị: Câu kỷ tử, Ngũ vị tử.
  • Thực hiện: Đem tán các nguyên liệu trên với nước sôi, uống thay trà.

Trị bệnh viêm gan mạn tính, xơ gan do âm hư:

  • Chuẩn bị: Mạch môn 12g, Bắc sa sâm 12g, Đương qui 12g, Sinh địa 24 – 40g, Xuyên luyện tử 6g, Kỷ tử 12 – 24g.
  • Thực hiện: Sắc nước uống.

Trị thận hư, đau lưng, mỏi gối, di tinh, huyết trắng ra nhiều:

  • Chuẩn bị: Sơn dược (sao) 160g, Thục địa 320g, Câu kỷ tử 160g, Ngưu tất 120g, Thỏ ty tử 160g, Sơn thù nhục 160g, Quy bản (sao) 160g, Lộc giao (sao) 160g.
  • Thực hiện: Đem tán đều tất cả các nguyên liệu trên thành bột mịn làm hoàn. Dùng 12 -16 gam mỗi ngày, 2 – 3 lần/ ngày.

Trị hoa mắt, suy giảm thị lực, cườm mắt tuổi già, đục thủy tinh thể:

  • Chuẩn bị: Sơn thù 1690, Thục địa 320g, Sơn dược 160g, Câu kỷ tử 80g, Phục linh 80g, Đơn bì 80g, Cúc hoa 120g, Câu kỷ tử 120g.
  • Thực hiện: Tán các nguyên liệu trên thành bột, dùng 2 -3 lần/ ngày, mỗi lần từ 10 – 12 gam thuốc.

Bổ thận, sinh tinh, tăng chất lượng tinh trùng:

  • Chuẩn bị: câu kỷ tử 50g, nhục thung dung 100g, Thục địa 100g, huỳnh tinh 100g, sinh địa 50g, hắc táo nhân 40g, dâm dương hoắc 50g, quy đầu 50g, cốt toái bổ 40g, cam cúc hoa 30g, xuyên ngưu tất 40g, nhân sâm 40g, xuyên tục đoạn 40g, bắc kỳ 50g, đỗ trọng 50g, phòng đảng sâm 50g, đan sâm 40g, đại táo 30 quả, lộc nhung 20g, trần bì 20g, lộc giác giao 40g.
  • Thực hiện: Sắc uống.

Trị dạ dày viêm teo mạn tính:

  • Chuẩn bị: Cây kỷ tử.
  • Thực hiện: Rửa sạch dược liệu, sao khô, giã nát, đóng gói. Mỗi ngày lấy ra 20 gam uống, dùng khi bụng đói. Sau 2 tháng là hoàn tất một liệu trình. Trong thời gian điều trị, ngưng các loại thuốc khác.

Ai không nên dùng kỷ tử ?

Không dùng vị thuốc câu kỷ tử cho các đối tượng sau đây:

  • Phụ nữ đang mang thai.
  • Người có tỳ vị thấp trệ, tỳ vị hư nhược, tiêu chảy kéo dài.
Minh Thuỳ (t/h)
https://suckhoeviet.org.vn/

Tin liên quan

Đẩy mạnh phát triển sản phẩm y học cổ truyền phục vụ khách du lịch

Đẩy mạnh phát triển sản phẩm y học cổ truyền phục vụ khách du lịch

Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành Quyết định số 1289/QĐ-TTg về Kế hoạch thực hiện Kết luận số 86-KL/TW của Ban Bí thư về phát triển nền Y học cổ truyền Việt Nam và Hội Đông y Việt Nam trong giai đoạn mới.
Không phân biệt hạng bệnh viện trong kê đơn thuốc BHYT

Không phân biệt hạng bệnh viện trong kê đơn thuốc BHYT

Từ 1/1/2025, các cơ sở y tế sẽ được sử dụng toàn bộ các thuốc trong danh mục BHYT phù hợp với phạm vi hoạt động chuyên môn, hướng dẫn chẩn đoán và điều trị.

Cùng chuyên mục

Phát huy vai trò của người đứng đầu ở Bệnh viện y học Cổ truyền tỉnh Đắk Lắk​

Phát huy vai trò của người đứng đầu ở Bệnh viện y học Cổ truyền tỉnh Đắk Lắk​

SKV- Với lối sống trong sáng, giản dị và sự nỗ lực cống hiến không ngừng nghỉ của bản thân, nhiều năm qua bác sĩ CKII Trịnh Đăng Anh, Bí thư Chi bộ, Giám đốc Bệnh viện Y học cổ truyền (YHCT) tỉnh đã có nhiều đóng góp thiết thực cho ngành y tế tỉnh nhà. Ghi nhận sự nỗ lực này, vừa qua bác sĩ CKII Trịnh Đăng Anh đã vinh dự nhận bằng khen của Thủ tướng Chính phủ.
Những bài thuốc từ thảo mộc giúp điều trị một số bệnh về đường hô hấp

Những bài thuốc từ thảo mộc giúp điều trị một số bệnh về đường hô hấp

Giai đoạn chuyển mùa, không khí ô nhiễm khiến các bệnh về đường hô hấp gia tăng. Cùng tham khảo một số bài thuốc đơn giản, lành tính lại dễ thực hiện dưới đây để hỗ trợ điều trị các bệnh về hô hấp như ho, viêm họng, cảm cúm, nghẹt mũi...
Nên ăn gừng vào mùa đông: Lợi ích và những điều lưu ý

Nên ăn gừng vào mùa đông: Lợi ích và những điều lưu ý

SKV - Gừng là một loại gia vị và thảo dược quen thuộc trong ẩm thực và y học cổ truyền, đặc biệt được ưa chuộng vào mùa đông nhờ tính ấm và khả năng hỗ trợ sức khỏe. Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể sử dụng gừng. Dưới đây là tổng hợp về lợi ích và những cảnh báo cần lưu ý khi sử dụng gừng vào mùa đông.
Những loại thảo dược nên trồng trong vườn nhà

Những loại thảo dược nên trồng trong vườn nhà

Trồng thảo dược vừa tạo không gian sống xanh lại luôn sẵn nguồn thuốc lành tính từ thiên nhiên. Những loại thảo dược dưới đây dễ trồng, dễ chăm sóc, hỗ trợ điều trị một số bệnh thường gặp khá hiệu quả.
[E-Magazine] Hương nhu - "Nữ hoàng thảo mộc"

[E-Magazine] Hương nhu - "Nữ hoàng thảo mộc"

Hương nhu là một loại thảo dược quen thuộc trong đời sống. Không chỉ là gia vị trong ẩm thực, hương nhu còn được biết đến với nhiều công dụng tuyệt vời cho sức khỏe.
Phát huy tiềm năng và thế mạnh của y học cổ truyền

Phát huy tiềm năng và thế mạnh của y học cổ truyền

Ngày 30/11, Hội Quân dân Y Việt Nam và Cục Quản lý y, dược cổ truyền (Bộ Y tế) phối hợp tổ chức hội thảo “Phát huy tiềm năng và thế mạnh của y học cổ truyền Việt Nam” tại Hà Nội.

Các tin khác

10 bài thuốc chữa các bệnh thường gặp từ tía tô

10 bài thuốc chữa các bệnh thường gặp từ tía tô

Tía tô là loại cây gia vị quen thuộc trong đời sống. Không những vậy, tía tô còn là một dược liệu với nhiều công dụng hữu ích. Cùng tham khảo một số bài thuốc chữa các bệnh thường gặp từ cây tía tô.
[E-Magazine] Gừng - Vị thuốc quý trong mùa lạnh

[E-Magazine] Gừng - Vị thuốc quý trong mùa lạnh

Theo Đông y, gừng có vị cay, tính ấm, vào 3 kinh phế, tỳ, vị, có tác dụng phát biểu, tán hàn, ôn trung, tiêu đàm, hành thủy, giải độc, đặc biệt hữu ích trong những ngày mùa đông lạnh giá. Ngoài ra, tùy theo hình thức sử dụng, gừng có nhiều công dụng khác nhau.
Những tác dụng chữa bệnh nổi bật của cây xạ đen

Những tác dụng chữa bệnh nổi bật của cây xạ đen

Cây xạ đen là một loại dược liệu quý được sử dụng rộng rãi trong đời sống. Lá xạ đen có thể dùng riêng lẻ hoặc kết hợp với một số loại thảo dược khác, nấu lấy nước uống chữa bệnh và tăng cường sức đề kháng rất tốt, đặc biệt là bệnh ung thư.
Đề xuất cơ cấu tổ chức khoa Y, Dược cổ truyền trong bệnh viện

Đề xuất cơ cấu tổ chức khoa Y, Dược cổ truyền trong bệnh viện

Bộ Y tế đang dự thảo Thông tư quy định vị trí, chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức của khoa Y, Dược cổ truyền trong bệnh viện đa khoa, bệnh viện chuyên khoa tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, trung tâm y tế quận, huyện có chức năng khám bệnh, chữa bệnh.
Tác dụng chữa bệnh của cây huyết dụ

Tác dụng chữa bệnh của cây huyết dụ

Cây huyết dụ, một loại cây quen thuộc thường dùng làm cây cảnh, không chỉ mang vẻ đẹp mộc mạc mà còn ẩn chứa những công dụng chữa bệnh tuyệt vời.
Kháng sinh tự nhiên trong cây sim rừng

Kháng sinh tự nhiên trong cây sim rừng

Kháng sinh tự nhiên trong cây sim rừng
[E-Magazine] Công dụng của lá vối với sức khỏe

[E-Magazine] Công dụng của lá vối với sức khỏe

Lá vối là một vị thuốc quý, được dùng nhiều để điều trị một số bệnh lý như tiểu đường, rối loạn đường tiêu hóa, mỡ máu và gout.
Thuốc cổ truyền nào được miễn thử lâm sàng tại Việt Nam?

Thuốc cổ truyền nào được miễn thử lâm sàng tại Việt Nam?

Bộ Y tế đang dự thảo Thông tư quy định việc đăng ký lưu hành thuốc cổ truyền, vị thuốc cổ truyền, dược liệu.
Nguyên tắc xét tặng giải thưởng Hải Thượng Lãn Ông về công tác y dược cổ truyền

Nguyên tắc xét tặng giải thưởng Hải Thượng Lãn Ông về công tác y dược cổ truyền

Bộ Y tế vừa ban hành Thông tư 24/2024/TT-BYT sửa đổi Thông tư 16/2020/TT-BYT về tiêu chuẩn và hướng dẫn xét tặng giải thưởng Hải Thượng Lãn Ông về công tác y dược cổ truyền. Thông tư có hiệu lực thi hành từ ngày 14/12/2024.
Chức năng của ngũ tạng trong cơ thể con người

Chức năng của ngũ tạng trong cơ thể con người

Ngũ tạng, gồm tâm, can, tỳ, phế, thận là 5 cơ quan quan trọng nằm ở vùng ngực và vùng bụng trong cơ thể con người. Tâm, can, tỳ, phế, thận có sự gắn kết hợp thành một thể hoàn chỉnh, cùng hoạt động trong cơ thể con người, nuôi dưỡng cơ thể phát triển và phòng tránh các loại bệnh tật.
Xem thêm
Hội Nam Y Việt Nam tổ chức Lễ dâng hương kỷ niệm 50 năm ngày mất cố Lương Y Nguyễn Kiều

Hội Nam Y Việt Nam tổ chức Lễ dâng hương kỷ niệm 50 năm ngày mất cố Lương Y Nguyễn Kiều

Sáng 01/12/2024, Tại nhà thờ cố Lương Y Nguyễn Kiều, xã Phượng Dc, huyện Phú Xuyên, thành phố Hà Nội Hội Nam Y Việt Nam đã tổ chức Lễ dâng hương tưởng niệm 50 năm ngày mất của cố Lương Y Nguyễn Kiều.
An Giang: Hội nghị khoa học Đông dược bào chế

An Giang: Hội nghị khoa học Đông dược bào chế

SKV - Hội nghị khoa học Đông dược bào chế được Trường trung cấp Quốc Tế Khôi Việt phối hợp cùng Chi hội Nam y tỉnh An Giang tổ chức vào sáng ngày 09/11, tại huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang.
Hội Nam y Việt Nam công bố quyết định thành lập Chi hội Nam y Thái Bình

Hội Nam y Việt Nam công bố quyết định thành lập Chi hội Nam y Thái Bình

Chiều 20/10/2024, tại TP Thái Bình, Hội Nam y Việt Nam đã long trọng tổ chức lễ công bố quyết định thành lập và Đại hội lần thứ nhất Chi hội Nam y Thái Bình, nhiệm kỳ 2024-2029.
Hội Nam Y Việt Nam và Công ty Cổ phần Ao Vua hỗ trợ, sẻ chia khó khăn với nhân dân xã Phượng Vĩ (Cẩm Khê, Phú Thọ)

Hội Nam Y Việt Nam và Công ty Cổ phần Ao Vua hỗ trợ, sẻ chia khó khăn với nhân dân xã Phượng Vĩ (Cẩm Khê, Phú Thọ)

Đoàn công tác của Hội Nam Y Việt Nam và Công ty Cổ phần Ao Vua đã tổ chức chương trình thăm và tặng quà cho bà con bị ảnh hưởng bởi bão số 3 tại xã Phượng Vĩ, huyện Cẩm Khê.
Hội Nam y Việt Nam chia sẻ khó khăn với đồng bào vùng cao Nậm Nhùn (Lai Châu)

Hội Nam y Việt Nam chia sẻ khó khăn với đồng bào vùng cao Nậm Nhùn (Lai Châu)

Đây là chương trình ý nghĩa, nhân văn, góp phần hỗ trợ, tháo gỡ những khó khăn cho đồng bào dân tộc cũng như trong công tác dạy và học nơi biên giới.
Phiên bản di động