Mới nhất Đọc nhiều

Cây nhân trần: Công dụng và 8 bài thuốc dân gian trị bệnh

Cây nhân trần có tính mát nên được sử dụng phổ biến làm thức uống thanh nhiệt mùa hè. Không dừng lại ở đó, nó còn là dược liệu quen thuộc trong y học giúp hỗ trợ điều trị nhiều bệnh lý như: Điều trị bệnh gan, trị viêm túi mật, hạ cholesterol trong máu,…

Tổng quan về cây nhân trần

Cây nhân trần còn có nhiều tên gọi khác như chè nội, tuyến hương lam, hoắc hương núi, chè cát. Giải đáp câu hỏi “cây nhân trần có mấy loại?”, chuyên gia cho biết, nhân trần gồm 3 loại:

  • Cây nhân trần bồ bồ: Có tên khoa học là Adenosma capitatum Benth, được xếp vào họ Hoa mõm chó Scrophulariacase.
  • Cây nhân trần Trung Quốc: Có tên khoa học là Artemisia capillaris Thunb, được xếp vào họ Cúc Compositae.
  • Cây nhân trần Việt Nam: Tên khoa học là Adenosma caeruleum R. Br, xếp vào họ Hoa mõm chó Scrophulariaceae. Loại này còn được chia nhỏ thành cây nhân trần bắc và cây nhân trần nam.
Cây nhân trần còn có nhiều tên gọi khác như chè nội, tuyến hương lam, hoắc hương núi,...
Cây nhân trần còn có nhiều tên gọi khác như chè nội, tuyến hương lam, hoắc hương núi,…

Đặc điểm hình dạng cây nhân trần

Dưới đây là cách nhận biết cây nhân trần thông qua các đặc điểm thực vật:

  • Thân cây: Đây là loại cây thân thảo lâu năm, chiều cao khoảng 0.5 – 1m. Thân cây có màu xanh tía, nhiều lông và có mùi thơm nhẹ.
  • Lá cây: Lá nhân trần hình trái xoan, mọc cách, mép lá có răng cửa, dài khoảng 4 – 6cm. Cả 2 mặt lá đều được phủ 1 lớp lông và có gân.
  • Hoa: Hoa nhân trần mọc thành chùm ở đầu cành hoặc các kẽ lá. Hoa có màu tím, đài hoa xẻ thành 5 răng tạo hình chuông.
  • Quả nhân trần: Quả hình trứng, có độ dài bằng đài hoa, bên trong chứa nhiều hạt nhỏ.

Phân bố

Nhân trần thích nghi với khí hậu nhiệt đới, được tìm thấy ở một số đảo lớn của châu Âu. Tại châu Á, chè nội được phân bố chủ yếu tại Trung Quốc (Phúc Kiến, Hải Nam, Giang Tây, Quảng Tây, Vân Nam), Campuchia, Indonesia, Lào, Malaysia, Thái Lan.

Ở Việt Nam, dược liệu mọc hoang tại các bãi đất, đồi núi, bờ ruộng. Hiện nay, với nhu cầu sử dụng ngày càng tăng, nhân trần được trồng tại các các trung tâm dược liệu hoặc tại gia bằng cách gieo hạt.

Thu hoạch và sơ chế

Thảo dược được thu hái vào khoảng thời gian từ tháng 4 đến tháng 7. Đây là lúc hoa đang nở, bạn có thể sử dụng các bộ phận như cành, lá, hoa, rễ cây nhân trần để làm thuốc.

Cách sơ chế và bảo quản:

  • Bước 1: Thu hoạch dược liệu, đem rửa sạch để cuốn trôi toàn bộ bụi bẩn.
  • Bước 2: Đem phơi dược liệu dưới bóng râm hoặc cho vào hầm sấy đến khi khô.
  • Bước 3: Cắt cây nhân trần khô thành khúc ngắn và bảo quản dược liệu trong túi kín, để nơi khô ráo, thoáng mát, tránh ẩm ướt, tránh ánh nắng mặt trời rọi trực tiếp.

Thành phần hóa học

Các nghiên cứu cho kết quả, toàn thân cây nhân trần có chứa khoảng 1% tinh dầu, bao gồm các hoạt chất như paracymen, limonen, pinen, cineol và anethol. Ngoài ra, trong thành phần dược liệu còn có một lượng lớn chất chống oxy hóa polyphenol, coumarin và flavonoid.

Toàn thân cây nhân trần có chứa khoảng 1% tinh dầu
Toàn thân cây chè nội có chứa khoảng 1% tinh dầu

Xem thêm: Kim Ngân Hoa: Tổng Quan, Công Dụng Và 11 Bài Thuốc Áp Dụng

Uống cây nhân trần có tác dụng gì?

Công dụng của cây nhân trần đã được công nhận trong cả Y học cổ truyền và Y học hiện đại, cụ thể như sau:

Y học cổ truyền

Theo Y học cổ truyền, cây nhân trần chữa được bệnh gì? Trong tài liệu Y học cổ truyền, dược liệu có tính hàn, vị đắng, cay, tác dụng vào kinh Vị, Can, Đởm và Tỳ giúp thanh nhiệt, lợi thấp, chữa vàng da, bí tiểu, tiểu rắt, thân thể nóng,…

Y học hiện đại

Với thành phần hoạt chất đa dạng, sử dụng nhân trần có thể hỗ trợ điều trị nhiều bệnh lý, cụ thể như sau:

  • Cây nhân trần chữa bệnh gan: Tác dụng của cây nhân trần đối với bệnh gan được chuyên gia đánh giá rất cao. Cụ thể, các hoạt chất kháng viêm, kháng khuẩn trong dược liệu giúp ức chế sự phát triển của virus gây viêm gan cấp, thúc đẩy tăng cường chức năng thải độc gan. Nhờ đó cải thiện sức khỏe, giảm nhanh các triệu chứng như vàng da, chán ăn, khó tiêu, đầy bụng,….
  • Trị viêm túi mật: Trong nước nhân trần có dimethoxycoumarin giúp lợi mật, giảm trương lực cơ vòng Oddi. Nhờ điều này giúp tăng khả năng tiết mật, tránh chứng bệnh tắc mật gây viêm.
  • Ức chế một số vi khuẩn phát triển: Các hoạt chất trong chè nội có tác dụng tăng đề kháng cho cơ thể, ức chế sự hình thành và phát triển của một số loại vi khuẩn gây bệnh như vi khuẩn lao, thương hàn, trực khuẩn bạch hầu, trực khuẩn mủ xanh, tụ cầu vàng, E.coli, trực khuẩn lỵ, các virus gây cảm cúm,… Nhờ đó giảm tỷ lệ mắc các bệnh liên quan.

Ngoài những tác dụng trên, nhân trần còn hỗ trợ tích cực trong điều trị các bệnh như:

  • Kiểm soát lipid máu.
  • Cây nhân trần chữa bệnh gì? Viêm loét miệng.
  • Ổn định huyết áp, giúp trị bệnh huyết áp cao.
  • Nấm da, eczema ở trẻ em.
  • Ức chế sự hình thành và phát triển của tế bào gây ung thư.
  • Thiểu năng mạch vành, giun chui ống mật.
  • Vàng da do thương hàn thường mắc ở trẻ sơ sinh.

8 bài thuốc sử dụng cây nhân trần trị bệnh

Để phát huy tối đa hiệu quả điều trị bệnh từ cây nhân trần, người dùng cần sử dụng đúng cách, kết hợp với những dược liệu phù hợp. Cụ thể, dưới đây là 8 bài thuốc hay từ nhân trần được sử dụng phổ biến trong Y học cổ truyền.

1. Bài thuốc điều trị viêm gan gây vàng da, kèm nóng sốt

Đối với người mắc bệnh viêm gan kèm nóng sốt, vàng da, có thể sử dụng chè nội theo 1 trong 3 cách dưới đây để nhanh chóng cải thiện sức khỏe.

  • Cách 1: Chuẩn bị 30g chè nội đen sắc với 1.5 lít nước đến khi sôi thì tắt bếp, lọc bỏ bã, lấy phần nước. Dùng nước nhân trần đem nấu cùng 50g gạo lứt, nêm thêm gia vị vừa miệng và ăn ngay khi còn ấm nóng.
  • Cách 2: Chuẩn bị nguyên liệu gồm 50 gram hoắc hương núi, 15 gram đường trắng và 25 gram bồ công anh. Cho các nguyên liệu vào sắc cùng 500ml nước, đợi khi nước sôi thì tắt bếp và rót ra 3 cốc, chia đều uống trước bữa sáng, trưa và tối trong ngày.
  • Cách 3: Đem tán mịn các dược liệu gồm 150g chè nội, 50g sinh cam thảo và 500g bạch hoa xà thiệt thảo. Mỗi ngày, lấy 60g hỗn hợp trên pha với nước sôi và uống khi còn ấm nóng.
Uống nước nhân trần giúp điều trị vàng da hiệu quả
Uống nước chè nội giúp điều trị vàng da hiệu quả

2. Bài thuốc lợi tiểu

Để điều trị tiểu rắt, bí tiểu,… người bệnh sử dụng bài thuốc kết hợp giữa nhân trần với râu ngô. Sau khoảng 5 – 7 ngày sẽ thấy chứng bệnh giảm rõ rệt.

  • Nguyên liệu: 25g nhân trần, 25g râu ngô.
  • Cách thực hiện: Đem rửa sạch các nguyên liệu, sau đó cho vào 500ml nước sắc đến khi sôi. Chắt nước ra cốc nhỏ và uống trong ngày.

3. Bài thuốc trị huyết áp cao

Huyết áp cao đang ngày càng phổ biến hiện nay, bệnh có thể gây các biến chứng tim mạch nguy hiểm, thậm chí đe dọa tính mạng. Để điều chỉnh huyết áp về mức ổn định, người bệnh áp dụng bài thuốc với nhân trần mỗi ngày.

  • Nguyên liệu: 30g chè nội.
  • Cách thực hiện: Rửa sạch nguyên liệu, cho vào ấm hãm cùng 500ml nước, khoảng 20 phút sau có thể uống được. Uống nước hãm nhân trần hằng ngày, sau khoảng nửa tháng sẽ thấy huyết áp dần được ổn định.

4. Bài thuốc giúp thanh nhiệt

Với tính mát, cây nhân trần thường được sử dụng nhằm thanh nhiệt, giải độc, làm mát cho cơ thể. Để hiệu quả tăng cao hơn, bài thuốc được bổ sung thêm các dược liệu khác gồm bông mã đề, bán biên liên.

  • Nguyên liệu: Chuẩn bị nguyên liệu gồm chè nội, bông mã đề, bán biên liên theo tỉ lệ 1:1:1.
  • Cách thực hiện: Cho toàn bộ nguyên liệu trên đi phơi khô, tán mịn. Mỗi ngày, lấy 3g bột pha với nước sôi rồi uống. Nên uống khi nước còn nóng để hiệu quả đạt được tốt nhất.

5. Bài thuốc chữa đau mắt đỏ

Đau mắt đỏ là bệnh lý về mắt thường gặp, tuy không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng triệu chứng đau ngứa khó chịu ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống sinh hoạt và tinh thần người bệnh. Nếu không may mắc phải, bạn có thể áp dụng bài thuốc từ cây nhân trần như sau.

  • Nguyên liệu: 1 nắm lá nhân trần, 1 nắm lá mã đề.
  • Cách thực hiện: Rửa sạch các dược liệu, sau đó sắc với 500ml nước. Nên uống sau bữa ăn và uống liên tục đến khi các triệu chứng bệnh đau mắt đỏ thuyên giảm.

6. Bài thuốc hỗ trợ điều trị viêm túi mật và sỏi mật

Một trong những công dụng tuyệt vời của cây nhân trần là điều trị bệnh viêm túi mật và sỏi mật. Người bệnh có thể thực hiện 1 trong 2 cách dưới đây để hiệu quả phát huy tốt nhất.

  • Cách 1: Chuẩn bị 150g chè nội, 150g bồ công anh, 300g râu ngô. Đem nguyên liệu trên tán mịn, mỗi ngày lấy 60g hãm với nước sôi để uống.
  • Cách 2: Chuẩn bị 63g nhân trần, 63g uất kim, 63g bồ công anh và 16gm nghệ vàng. Đem các nguyên liệu trên sắc nước uống. Mỗi thang thuốc này có thể sử dụng trong 2 ngày. Khi nước thứ nhất hết, bạn tiếp tục rót thêm nước lần 2, sắc sôi và tiếp tục dùng.
Bài thuốc từ nhân trần hỗ trợ điều trị viêm túi mật và sỏi mật
Bài thuốc từ nhân trần hỗ trợ điều trị viêm túi mật và sỏi mật

7. Bài thuốc trị đau đầu, sốt, say nắng

Để nhanh chóng giảm triệu chứng đau đầu, sốt cao do cảm nắng, bạn áp dụng bài thuốc sau đây:

  • Nguyên liệu: Chuẩn bị dược liệu gồm 6g chè nội, 8g mộc thông, 20g hoàng cầm, 8g thạch xương bồ, 20g hoạt thạch 6g liên kiều, 6g hoắc hương, 6g xạ can, 6g bạch đậu khấu.
  • Cách thực hiện: Rửa sạch dược liệu, cho vào nồi sắc với 1 lít nước. Đợi đến khi nước sôi, cạn còn 500ml thì tắt bếp và rót ra cốc uống trong ngày.

8. Bài thuốc trị, ngứa da

Các triệu chứng ngứa da, viêm da, eczema sẽ thuyên giảm dễ dàng sau khi áp dụng bài thuốc từ nhân trần và lá sen khô.

  • Nguyên liệu: 30g chè nội, 15g lá sen.
  • Cách thực hiện: Phơi khô nguyên liệu theo định lượng trên rồi tán thành bột mịn. Mỗi ngày dùng 3g pha cùng nước ấm, thêm 1 thìa mật ong uống trước bữa ăn.

Một số câu hỏi liên quan đến dược liệu nhân trần

Không chỉ quan tâm đến vấn đề “cây nhân trần uống có tác dụng gì”, có rất nhiều vấn đề khác người dùng quan về xoay quanh loại dược liệu này. Dưới đây, Viện Y Dược Cổ Truyền Dân Tộc sẽ giải đáp chi tiết về một số câu hỏi có lượng tìm kiếm lớn gần đây.

  • Có nên uống nhân trần hằng ngày không?

Các thầy thuốc, bác sĩ cho biết, nhân trần có khả năng hỗ trợ điều trị nhiều bệnh lý nên thường được đưa vào danh sách thực uống hằng ngày. Nhưng trong trường hợp cơ thể khỏe mạnh thì không nên uống trà nhân hằng hằng ngày. Bởi nhân trần có tính mát và lợi tiểu, sử dụng quá thường xuyên sẽ gây lạnh bụng, cơ thể mất nước, mệt mỏi,…

  • Tác dụng phụ của cây nhân trần là gì?

Nhân trần được đánh giá là dược liệu lành tính, nhưng cũng giống các loại dược liệu khác, nếu sử dụng sai cách sẽ gây một số tác dụng phụ như: Cơ thể mất nước, mệt mỏi, mất khả năng tập trung, chức năng gan bị tổn thương.

  • Những ai không nên sử dụng nhân trần?

Người bị lạnh bụng, mới cảm gió dậy không nên sử dụng chè nội vì dược liệu có tính mát khiến tình trạng bệnh thêm nặng hơn. Đặc biệt, phụ nữ có thai và phụ nữ đang cho con bú không cũng không nên dùng nhân trần vì có thể làm ảnh hưởng tới tuyến sữa, gây tình trạng mất sữa hoặc rất ít sữa.

Giá bán, mua nhân trần ở đâu?

Giá cây chè nội sẽ phụ thuộc vào từng thời điểm trong năm và tùy từng cơ sở cung cấp. Hiện nay, mức giá dược liệu nhân trần dao động trong khoảng từ 80.000 – 100.000 đồng/kg.

Bạn có thể mua dược liệu trực tiếp tại các nhà thuốc Y học cổ truyền, các cửa hàng chuyên cung cấp dược liệu hoặc mua trên sàn thương mại điện tử. Nhưng cần lưu ý, để tránh mua phải hàng kém chất lượng, bạn nên mua sản phẩm tại các đơn vị có đầy đủ giấy phép kinh doanh, đảm bảo cung cấp được đầy đủ giấy tờ chứng minh nguồn gốc xuất xứ của dược liệu.

Mức giá dược liệu nhân trần dao động trong khoảng từ 80.000 - 100.000 đồng/kg
Mức giá dược liệu nhân trần dao động trong khoảng từ 80.000 – 100.000 đồng/kg

Lưu ý khi sử dụng dược liệu cải thiện sức khỏe

Cách sử dụng cây nhân trần quyết định lớn đến hiệu quả trị bệnh và độ an toàn cho sức khỏe. Vậy nên, Viện Y Dược Cổ Truyền Dân Tộc khuyến nghị người dùng cần sử dụng đúng cách, đúng hướng dẫn của thầy thuốc và lưu ý một số vấn đề dưới đây:

  • Không kết hợp cùng cam thảo: Thầy thuốc cho biết, nhân trần có tính chất lợi tiểu, giúp đào thải nước khỏi cơ thể, trong khi đó cam thảo lại có tác dụng giữ nước. Do đó, nếu kết hợp 2 thảo dược này với nhau sẽ gây tương tác thuốc, giảm hiệu quả trị bệnh và có thể gây tác dụng phụ ảnh hưởng đến sức khỏe.
  • Liều lượng sử dụng: Mỗi loại dược liệu sẽ có liều lượng sử dụng khác nhau. Đối với chè nội, thầy thuốc khuyến nghị sử dụng từ 20 – 60g mỗi ngày, có thể dùng dưới dạng pha trà hoặc sắc nước uống.
  • Kiên trì thực hiện: Các bài thuốc từ chè nội hoàn toàn sử dụng dược liệu thiên nhiên nên tác dụng chậm hơn so với thuốc Tây y. Vậy nên, người bệnh cần kiên trì thực hiện, không bỏ dở liệu trình. Thông thường từ 7 – 10 ngày các triệu chứng bệnh sẽ có tín hiệu thuyên giảm rõ rệt.
  • Dừng sử dụng khi thấy dấu hiệu bất thường: Trong quá trình sử dụng, nếu thấy cơ thể xuất hiện các dấu hiệu bất thường như nổi mẩn, phát ban, mệt mỏi, chóng mặt,… cần dừng dùng ngay và đến cơ sở y tế theo dõi sức khỏe.
  • Không tự ý sử dụng các bài thuốc từ chè nội: Cũng giống như các dược liệu khác, nếu sử dụng sai cách sẽ gây những tác hại không ngờ tới. Vậy nên, người bệnh không tự ý sử dụng bài thuốc nào, đồng thời không tăng giảm liều lượng uống khi chưa được sự hướng dẫn từ thầy thuốc, bác sĩ.

Cây nhân trần có tính mát và chứa nhiều hoạt chất cần thiết hỗ trợ cải thiện nhiều bệnh lý khác nhau. Tuy nhiên, tuyệt đối không phụ thuộc vào cách trị bệnh này mà cần thăm khám chuyên khoa để được bác sĩ chỉ định những phương pháp chữa trị chuyên sâu, đảm bảo hiệu quả nhanh chóng và an toàn cho sức khỏe.

Nguồn: Cây nhân trần: Công dụng và 8 bài thuốc dân gian trị bệnh

Theo vienyduocdantoc
vienyduocdantoc.org.vn

Tin liên quan

Lật mặt nhóm tội phạm giả danh thanh tra y tế để lừa đảo

Lật mặt nhóm tội phạm giả danh thanh tra y tế để lừa đảo

Các điều tra viên, trinh sát Đội Cảnh sát hình sự CAQ Bắc Từ Liêm đã làm rõ nhóm đối tượng giả danh thanh tra y tế lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Tuần lễ Du lịch TP HCM và các tỉnh Tây Bắc: Du lịch “Sắc màu Sơn La - Tây Bắc”

Tuần lễ Du lịch TP HCM và các tỉnh Tây Bắc: Du lịch “Sắc màu Sơn La - Tây Bắc”

Sự kiện du lịch “Sắc màu Sơn La - Tây Bắc” trong tuần lễ Du lịch TP HCM và các tỉnh Tây Bắc sắp diễn ra tại TP HCM. Mục đích đẩy mạnh công tác truyền thông quảng bá xúc tiến du lịch Sơn La, đặc biệt là thương hiệu “Điểm đến thiên nhiên khu vực hàng đầu thế giới” đối với Khu du lịch Quốc gia Mộc Châu.
Bạn có biết “ruột khỏe” thì “não vui?”

Bạn có biết “ruột khỏe” thì “não vui?”

TS.BS. Trần Khánh Vân, Trưởng khoa Vi chất, Viện Dinh dưỡng Quốc gia cho biết, hệ tiêu hóa tốt đóng vai trò cốt lõi cho một sức khỏe toàn diện. Khi khỏe đường ruột đồng nghĩa sức khỏe tinh thần được cải thiện, tâm lý trở nên thư thái hơn.

Cùng chuyên mục

Hoa tam thất: Mô tả dược liệu và hướng dẫn dùng đúng cách

Hoa tam thất: Mô tả dược liệu và hướng dẫn dùng đúng cách

Trong Đông y hoa tam thất được dùng để chữa mất ngủ, cơ thể suy nhược, hỗ trợ giảm cân, điều trị vết loét tá tràng, ổn định huyết áp...
Công dụng và bài thuốc chữa bệnh từ hoắc hương

Công dụng và bài thuốc chữa bệnh từ hoắc hương

Hoắc hương hay còn được gọi là hợp hương, tô hợp hương, thổ hoắc hương, quảng hoắc hương ... thuộc nhóm cây thân thảo, sống lâu năm, cây có vị ngọt đắng, hơi cay, mùi thơm đặc trưng tính ôn. Hoắc hương có tác dụng trong việc chữa cảm cúm, sổ mũi, nôn mửa, tiêu chảy, ăn không tiêu...
Kinh nghiệm thuốc nam Nguyễn Kiều trong điều trị các bệnh rối loạn chuyển hóa, các bệnh mạn tính

Kinh nghiệm thuốc nam Nguyễn Kiều trong điều trị các bệnh rối loạn chuyển hóa, các bệnh mạn tính

Sáng 1/12/2023, tại Học viện Y dược học cổ truyền, Hội Nam Y Việt Nam đã tổ chức hội thảo khoa học “Nam dược Thần diệu” với chủ đề: Ứng dụng thuốc nam nói chung và kinh nghiệm thuốc nam Nguyễn Kiều trong điều trị các bệnh rối loạn chuyển hóa, các bệnh mạn tính.
Bài thuốc nam trị trào ngược dạ dày thực quản

Bài thuốc nam trị trào ngược dạ dày thực quản

Trào ngược dạ dày thực quản là bệnh thường gặp trong số các bệnh lý liên quan đến đường tiêu hóa. Trào ngược dạ dày có thể được điều trị bằng nhiều phương pháp, đặc biệt chữa trào ngược dạ dày bằng thuốc nam là biện pháp được nhiều người áp dụng do an toàn, đơn giản, dễ thực hiện.
Chè dây - dược liệu được sử dụng nhiều cho người mắc bệnh dạ dày

Chè dây - dược liệu được sử dụng nhiều cho người mắc bệnh dạ dày

Chè dây là loại dược liệu được sử dụng nhiều cho người mắc bệnh dạ dày. Đây là loại thảo dược phổ thông nhưng công dụng chữa bệnh rất tốt.
Cây lược vàng chữa được bệnh gì?

Cây lược vàng chữa được bệnh gì?

Nhiều người sử dụng cây lược vàng như một vị thuốc đa năng để điều trị các bệnh viêm họng, viêm phế quản, đau lưng, mỏi khớp, bướu cổ, huyết áp, tim mạch, u nang buồng trứng, các bệnh về gan…

Các tin khác

Làm trắng da hiệu quả từ những bài thuốc Y học cổ truyền

Làm trắng da hiệu quả từ những bài thuốc Y học cổ truyền

Từ thời xa xưa, trong dân gian ta đã truyền nhau những bí quyết làm đẹp da bằng các bài thuốc Y học cổ truyền, mang lại hiệu quả làm trắng da đến ngoài sức mong đợi. Bằng cách sử dụng các loại dược liệu đã qua xử lý cẩn thận, cùng việc kết hợp chúng một cách hợp lý tạo ra những bài thuốc này giúp dưỡng trắng da từ bên trong, làm cho làn da trở nên hồng hào và tươi tắn.
Đông y Phúc Thành - Địa chỉ khám, điều trị bệnh bằng Y học cổ truyền

Đông y Phúc Thành - Địa chỉ khám, điều trị bệnh bằng Y học cổ truyền

Trải qua nhiều năm xây dựng và phát triển khám, chữa bệnh bằng Y học cổ truyền, Phòng khám Đông y Phúc Thành đã xây dựng một danh tiếng vững chắc và khẳng định uy tín trong việc khám chữa bệnh nội khoa, ngoại khoa bằng Y học cổ truyền, điển hình như cơ xương khớp, viêm xoang, viêm gan, viêm dạ dày, thận tiết niệu, da liễu, yếu sinh lý, hiếm muộn… Điều này đã thu hút sự tin tưởng của nhiều bệnh nhân đến khám và điều trị.
Một số cây thuốc nam chữa bệnh tê tay chân an toàn, hiệu quả

Một số cây thuốc nam chữa bệnh tê tay chân an toàn, hiệu quả

SKV - Hiện nay, trong dân gian lưu truyền những cây thuốc như lá lốt, ngải cứu, gừng hay thổ phục linh là những cây thuốc nam chữa bệnh tê tay chân phổ biến, lành tính. Tuy nhiên, vẫn cần biết cách sử dụng một cách đúng và hợp lý để không gây phản tác dụng.
Một số vị thuốc nam giúp hỗ trợ kiểm soát đường huyết

Một số vị thuốc nam giúp hỗ trợ kiểm soát đường huyết

Hơn 400 loài thực vật có tác dụng hạ đường huyết đã được ghi nhận có chứa các thành phần dược lý như: Glycoside, alkaloid, terpenoid, flavonoid, carotenoids...
Hy thiêm - dược liệu quen thuộc, nhiều công dụng tốt cho sức khoẻ

Hy thiêm - dược liệu quen thuộc, nhiều công dụng tốt cho sức khoẻ

Hy thiêm còn được gọi với nhiều cái tên khác nhau như cỏ đĩ, chó đẻ hoa vàng, hy tiên, hy kiểm thảo, cứt lợn hoa vàng,… Đây là loại dược liệu quen thuộc, được sử dụng làm thuốc phổ biến nhờ có nhiều công dụng tốt cho sức khỏe.
Cây Nhót - vị thuốc trị ho hiệu quả

Cây Nhót - vị thuốc trị ho hiệu quả

SKV - Nhót còn có tên khác là cây Lót, Hồ đối tử, Bất xá. Nhót được biết đến nhiều như là một thực phẩm chế biến nhiều món ăn bổ dưỡng. Ngoài ra, Nhót còn có tác dụng trị ho, hen, viêm phế quản, đau dạ dày, tiêu lỏng,…
Bài thuốc sử dụng đinh hương trị bệnh

Bài thuốc sử dụng đinh hương trị bệnh

Đinh hương không chỉ là gia vị trong các món ăn mà còn là dược liệu được sử dụng phổ biến trong điều trị và phòng ngừa nhiều bệnh lý.
Những cây thuốc nam chữa sỏi thận trong dân gian

Những cây thuốc nam chữa sỏi thận trong dân gian

SKV - Trong dân gian, từ xưa ông bà ta đã sử dụng nhiều loại cây thuốc nam để trị sỏi thận, được chứng minh mang lại hiệu quả tốt và ít gây tác dụng phụ. Ngày nay, sự quan tâm và tìm kiếm về những bài thuốc nam này ngày càng thu hút nhiều người bệnh vì tính tiện dụng, an toàn và tiết kiệm chi phí.
Bài thuốc từ cây hoa sữa

Bài thuốc từ cây hoa sữa

Cây hoa sữa còn có tên gọi khác là mùa cua, mò cua, mồng cua… Theo y học cổ truyền, cây hoa sữa có vị đắng, tính mát, quy vào phế, can giúp tẩy giun, trị bệnh sán, trị sốt, tiêu chảy, bệnh phong, nấm da, côn trùng đốt…
Món ăn, bài thuốc từ cây bưởi

Món ăn, bài thuốc từ cây bưởi

Hầu hết các bộ phận của cây bưởi đều dùng làm thuốc: lá, hoa, dịch ép múi bưởi, vỏ quả và hạt.
Xem thêm
Kinh nghiệm thuốc nam Nguyễn Kiều trong điều trị các bệnh rối loạn chuyển hóa, các bệnh mạn tính

Kinh nghiệm thuốc nam Nguyễn Kiều trong điều trị các bệnh rối loạn chuyển hóa, các bệnh mạn tính

Sáng 1/12/2023, tại Học viện Y dược học cổ truyền, Hội Nam Y Việt Nam đã tổ chức hội thảo khoa học “Nam dược Thần diệu” với chủ đề: Ứng dụng thuốc nam nói chung và kinh nghiệm thuốc nam Nguyễn Kiều trong điều trị các bệnh rối loạn chuyển hóa, các bệnh mạn
TP.HCM: Hội thảo khoa học “Năng lượng sinh học trong chăm sóc sức khoẻ cộng đồng” lần thứ I – năm 2023

TP.HCM: Hội thảo khoa học “Năng lượng sinh học trong chăm sóc sức khoẻ cộng đồng” lần thứ I – năm 2023

SKV - Ngày 26/11, Chi hội Nam y Đồng Nai phối hợp với Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch đã tổ chức Hội thảo khoa học “Năng lượng sinh học trong chăm sóc sức khoẻ cộng đồng” lần thứ I – năm 2023.
Chi hội Nam y huyện Ba Vì tổ chức Đại hội lần thứ II nhiệm kỳ 2023-2028

Chi hội Nam y huyện Ba Vì tổ chức Đại hội lần thứ II nhiệm kỳ 2023-2028

Ngày 26/9/2023 Chi hội Nam y huyện Ba Vì tổ chức Đại hội lần thứ II nhiệm kỳ 2023-2028 và xây dựng phương hướng nhiệm vụ nhiệm kỳ 2023-2028.
Hội Nam Y Việt Nam: Hội nghị Ban thường vụ lần thứ IV, phát huy trí tuệ, tinh thần để xây dựng Hội vững mạnh

Hội Nam Y Việt Nam: Hội nghị Ban thường vụ lần thứ IV, phát huy trí tuệ, tinh thần để xây dựng Hội vững mạnh

SKV - Sáng 24/9/2023, tại Văn phòng Hội Nam y Việt Nam đã diễn ra Hội nghị Ban thường vụ lần thứ IV
Chi hội Nam y Pháp bảo khỏe đạt nhiều thành tích ấn tượng tại Chương trình Asia Top Brand Awards 2023

Chi hội Nam y Pháp bảo khỏe đạt nhiều thành tích ấn tượng tại Chương trình Asia Top Brand Awards 2023

Ngày 6 tháng 8 năm 2023, tại Hội trường Thống Nhất – Dinh Độc Lập, sự kiện tôn vinh và vinh danh các thương hiệu uy tín hàng đầu tại Châu Á - Asia Top Brand Awards 2023 đã diễn ra, và đáng chú ý, Chi Hội Nam Y Pháp Bảo Khỏe (Hội Nam Y Việt Nam) đã giành được những thành tích ấn tượng tại sự kiện này.
Phiên bản di động