CCB Nguyễn Thế Vinh: Làm vì đam mê, cho đi là hạnh phúc

“Trở về từ cõi chết” ở các cuộc chiến đấu và chiến thắng bệnh hiểm nghèo, CCB Nguyễn Thế Vinh (68 tuổi, hiện ở phường Nguyễn Văn Cừ, TP Quy Nhơn, Bình Định) đã dám nghĩ, dám làm, tự tạo cơ hội làm giàu. Đặc biệt, ông còn dành hết tâm lực cho các hoạt động vì cộng đồng.

Khắc sâu những năm tháng hào hùng

Năm 1972, khi mới 16 tuổi, chàng thanh niên Nguyễn Thế Vinh thoát ly gia đình tham gia cách mạng tại Huyện đội An Nhơn. Sau ngày đất nước giải phóng, ông tiếp tục xung phong lên đường tham gia chiến trường Campuchia. Bước ra khỏi chiến tranh, ông bị thương tật và được công nhận là thương binh 3/4. Giờ đây, mỗi lúc trái gió trở trời là các vết thương lại đau nhức dữ dội như lời nhắc nhở thiêng liêng về thời kỳ anh dũng đấu tranh vì lý tưởng độc lập dân tộc.

CCB Nguyễn Thế Vinh: Làm vì đam mê, cho đi là hạnh phúc
CCB Nguyễn Thế Vinh và mô hình nuôi ong dú.

* Ắt hẳn thanh xuân của ông có nhiều kỷ niệm đẹp?

- 50 năm nhìn lại, tôi tự hào vì tuổi trẻ của mình đã không uổng phí. Không ai chọn cho mình cách chết, cũng không ai muốn mình phải chết và không có cái chết nào có ý nghĩa bằng được sống. Ngày ấy tôi cũng như các đồng đội đều là những chàng trai, cô gái tuổi đôi mươi, tuổi còn rất trẻ. Để được tham gia cách mạng, chúng tôi phải viết đơn tình nguyện và mong ngóng được chấp thuận. Ai ai cũng muốn gác lại việc riêng, để đi thẳng vào chiến trường làm nhiệm vụ đánh thắng kẻ thù, bảo vệ Tổ quốc. Dù biết phía trước sẽ có vô vàn khó khăn, gian khổ, nhưng lúc đó tôi không ai sợ khó, sợ khổ, một lòng hướng về Tổ quốc về Đảng và Bác kính yêu.

* Những CCB tham gia chiến trường Campuchia thường ví đó là những ngày tháng “khua sương, đạp rắn, cắn mìn”, có thể “chạm tay” vào cái chết bất kỳ lúc nào. Vì sao lúc ấy ông xung phong đi chiến trường Campuchia?

- Trong tâm thức, chúng tôi luôn hiểu rằng mình tham gia cuộc chiến này không chỉ vì bạn mà còn chiến đấu, hy sinh vì đất nước, vì nhân dân Việt Nam, để đất nước có hòa bình, đồng bào ta không bị Pol Pot tàn sát. Và cái chết dĩ nhiên đáng sợ, nhưng nếu ai cũng sợ chết thì ai ra trận. Chúng tôi tự hỏi điều đó và cuối cùng luôn động viên nhau phải đánh với tinh thần không có ngày mai.

Thấu hiểu được khó khăn, những gian nan, nguy hiểm mà quân tình nguyện Việt Nam đối mặt, người dân Campuchia rất thương quý những người cùng chung lưng đấu cật, kề vai sát cánh với họ để khép lại một trang sử đau thương, thực hiện công cuộc hồi sinh dân tộc.

CCB Nguyễn Thế Vinh: Làm vì đam mê, cho đi là hạnh phúc
Ông Nguyễn Thế Vinh đã dám nghĩ, dám làm, tìm cách làm giàu từ nuôi ong.

Mật ngọt từ ong dú

Năm 2019 sau khi nghỉ hưu, ông Vinh phát hiện mình bị bệnh ung thư vòm họng. Trong 1 năm điều trị tại TP Hồ Chí Minh, ông được người nuôi bệnh cùng phòng “mách” về công dụng của mật ong dú. Sau một năm thực hiện giải phẫu, hóa trị kết hợp dùng mật ong dú hằng ngày, ông thấy sức khỏe của mình khỏe lên. Sau đó, ông xuống tận tỉnh Bến Tre để mua tổ, bắt đầu hành trình đi tìm mật ngọt...

* Ở độ tuổi của ông, lại vừa thoát khỏi bệnh hiểm nghèo, vì sao ông không chọn nghỉ ngơi mà lại dấn thân vào việc nuôi ong dú?

- Đây gọi là duyên đó (cười). Sau khi xuống Bến Tre tham quan tôi thấy họ nuôi rất đơn giản, mật lại ngon, ngọt. Hơn nữa có cả “nhân chứng sống” là mẹ của chủ vườn mắc bệnh ung thư chỉ uống mật ong dú mà khỏe nên tôi tin và mua 2 tổ ong dú (1,7 triệu đồng/tổ) về để nuôi. Ý tưởng của tôi khi đó là nuôi để tạo thành sản phẩm cho bản thân nói riêng và người dân trong tỉnh nói chung sử dụng, không phải đi xa để mua.

* Vậy ông đã thực hiện ý tưởng như thế nào?

- Tôi đem 2 tổ ong dú mua ở tỉnh Bến Tre về huyện An Lão để hỏi người dân thì họ nói ở trên rừng cũng có loại ong này. Chúng thường làm tổ trong các thân cây, người dân đi rẫy thường lấy mật để ăn cho khỏe. Sau đó, tôi đặt hàng các hộ dân, nếu đi rừng thấy được tổ ong này thì mang về bán cho tôi.

Mấy tháng liên tiếp sau đó, hàng chục tổ ong mua về từ người dân được tôi cho vào trang trại ở xã An Trung (An Lão) để nuôi. Tuy nhiên, vì điều kiện thời tiết cộng với kinh nghiệm chọn giống dẫn đến việc nuôi bị thất bại. Mấy chục triệu đầu tư cũng bay theo mây gió.

CCB Nguyễn Thế Vinh: Làm vì đam mê, cho đi là hạnh phúc
Ông Nguyễn Thế Vinh và các sản phẩm từ mật ong.

* Thất bại, nhưng ông không nản chí?

- Đúng vậy! Vì thất bại lần đầu nên tôi hiểu rằng không có gì là dễ dàng, phải tính toán kỹ lưỡng, chắc chắn. Sau đó, tôi dành nhiều thời gian cho việc trải nghiệm, học tập tại các cơ sở nuôi ong dú đã thành công để nâng cao kiến thức cho bản thân.

Chẳng hạn, qua việc học tập tôi biết được rằng các tổ ong tôi đặt hàng người đồng bào ở An Lão lên rừng bắt về đều không thể nuôi được, chỉ có giống ong dú vuva (ong bụng màu vàng, trong tổ có keo nâu) mới có thể nuôi được. Khi thấy mình đã đủ kiến thức, tự tin, tôi tiếp tục mua 4 tổ ong dú mới về nuôi.

Đến nay, tôi đã nhân đàn lên được hơn 400 tổ. Với tôi, được trải nghiệm, đi nhiều nơi, học hỏi để áp dụng vào thực tế là “chìa khóa” của thành công.

Quan sát mô hình nuôi ong dú của ông Vinh, trong khuôn viên vườn rộng hơn 100m2, ông trồng nhiều loại hoa để giữ được môi trường thiên nhiên trong lành, đa đạng hoa cỏ dại cho ong về làm mật. Đồng thời, hàng trăm thùng ong các loại được ông xếp ngăn nắp trên kệ sắt. Trong quá trình nuôi, ông Vinh dần thay thế những ống tre, thân cây gỗ thô sơ ban đầu thành những hộp gỗ nhỏ, trong hộp gỗ phân nhiều thành, một mặt ốp nhựa trắng để dễ quan sát phân loại các tầng trứng, số lượng quân và mật. Ngoài ra, khi lấy mật sẽ không làm giảm số lượng ong trong một đàn.

Ong dú có tên chung là Stingless Bess, tạm dịch là “ong không ngòi đốt”. Ở các nước Trung và Nam Mỹ, ong dú có tên địa phương là Meliponi, ở Úc chúng có tên là Sugarbag Bess. Còn ở Việt Nam, ong dú còn được gọi là ong rú, ong lỗ hoặc ong muỗi… tùy từng địa phương. Theo các nghiên cứu khoa học, trong mật ong dú nguyên chất chứa nhiều chất dinh dưỡng, bao gồm vitamin, axit amin, axit béo thiết yếu, vi chất dinh dưỡng và chất chống ôxy hóa có lợi cho sức khỏe.

* Đặc tính gì của loài ong dú khiến ông đam mê với chúng?

- Ong dú rất thân thiện với con người, không chích đốt nên có thể đặt thùng ong bên hiên nhà để thư giãn, giải trí. Loài ong này có kích thước nhỏ như con muỗi nên có thể lấy mật ở những cây cỏ, cây dược liệu có hoa nhỏ li ti mà ong mật có kích thước lớn không thể lấy được. Hơn nữa nuôi ong dú không cần cho ăn, không tốn nhiều công chăm sóc.

* Và đến nay, sau nhiều năm phát triển thì quy mô và hiệu quả kinh tế của nuôi ong dú ra sao?

- Ong dú cho sản lượng mật rất ít. 1 tổ ong dú để cả năm, khai thác 1 - 2 lần chỉ thu được khoảng 200ml mật. Với gần 500 tổ ong dú tại 2 trang trại ở An Lão và TP Quy Nhơn, bình quân mỗi năm tôi thu hoạch được từ 80 - 100 lít mật.

Đặc biệt, với con ong dú, chúng lấy rất nhiều keo ong để kiến trúc nên tổ. Keo ong được biết đến là một hỗn hợp các chất cao phân tử từ thực vật, có dược tính cao giúp tăng đề kháng và sức khỏe cho người sử dụng. Mật ong Dú được trữ trong những túi mật cấu tạo từ keo ong và sáp ong. Mật ong này có vị chua thanh đặc trưng, thơm mùi hoa cỏ, đặc biệt có hàm lượng dược tính cao. Nhờ đó,đặc sản này có giá trị kinh tế cao với giá bán từ 2 triệu đồng/lít trở lên. Bình quân mỗi năm tôi thu được ít nhất 200 triệu đồng từ các sản phẩm từ ong dú như mật, phấn hoa, rượu và thùng ong giống.

Trách nhiệm với cộng đồng

Không chỉ là một CCB điển hình trong làm kinh tế giỏi, trong nhiều năm qua, ông Vinh luôn sống có trách nhiệm với cộng đồng; luôn sẵn sàng hỗ trợ, giúp đỡ người có mong muốn phát triển mô hình nuôi ong dú cũng như hỗ trợ các hoạt động nghĩa tình của các tổ chức hội, đoàn thể trong tỉnh.

CCB Nguyễn Thế Vinh: Làm vì đam mê, cho đi là hạnh phúc
CCB Nguyễn Thế Vinh luôn hỗ trợ các hoạt động nghĩa tình của các tổ chức hội, đoàn thể trong tỉnh.

* Mức lợi nhuận từ việc nuôi ong dú đối với nhiều người có thể không cao lắm, nhưng đối với một CCB tuổi cao như ông thì đây là điều đáng tự hào. Ông có thể chia sẻ bí quyết mang lại thành công của mình?

- Đây là mô hình nuôi ong thân thiện và bền vững với môi trường, cho ra sản phẩm đặc thù từ thiên nhiên, góp phần bảo vệ đa chủng loài sinh vật cũng như tạo ra sản phẩm tốt cho sức khỏe mọi người. Mô hình nuôi ong dú không tốn kém nhiều chi phí đầu tư và nguồn nhân lực, có tính khả thi cao. Đi qua thất bại để có được thành quả hôm nay, tôi thấy mình làm gì cũng phải có sự đam mê và có tính chịu khó.

Hiện tại, tôi đang hoàn thiện các thủ tục để đăng ký các sản phẩm từ ong dú để đăng ký sản phẩm OCOP. Sau đó, tôi sẽ tiếp tục nhân thêm nhiều đàn ong, mở rộng trang trại theo hướng du lịch sinh thái để mọi người có thể đến tham quan, học tập kinh nghiệm để xây dựng mô hình này.

CCB Nguyễn Thế Vinh: Làm vì đam mê, cho đi là hạnh phúc

* Được biết, ông còn thường xuyên tham gia các hoạt động cộng đồng...

- Tôi quan niệm rằng, cho đi là hạnh phúc vì hiểu rằng tài sản không ở mãi với mình. Hơn nữa tôi năm nay đã 68 tuổi rồi và cũng là một người lính, từng bị bệnh hiểm nghèo nên mọi khó khăn, gian khổ hay đau thương đều đã trải qua. Vì vậy nên khi tôi đã ổn định về kinh tế, sản phẩm mình làm ra tốt cho sức khỏe nên tôi không ngần ngại góp chút sức, chia sẻ thành quả của mình.

Trong 2 năm qua, tôi chỉ trích lại một phần lợi nhuận để tái đầu tư cho 2 trang trại. Số tiền còn lại tôi vào các sản phẩm từ ong dú để tặng cho đồng đội, hội viên các hội, đoàn thể có hoàn cảnh khó khăn. Trong đó, bình quân mỗi năm tôi tặng khoảng 300 phần quà bằng hiện vật (trị giá từ 300 - 700 nghìn đồng). Với tôi, lương hưu cộng với lương thương binh tháng hơn 10 triệu là đủ dùng rồi...

* Xin cảm ơn ông. Chúc ông luôn sức khỏe, gặt hái nhiều thành công hơn nữa!

Năm 1981, sau khi hoàn thành nghĩa vụ quốc tế tại Camphuchia, ông Nguyễn Thế Vinh được phân công làm Trợ lý tham mưu Tiểu đoàn 8 (Trung đoàn 93, Bộ CHQS tỉnh). Giai đoạn 1982 - 2001, ông chuyển ngành và được điều về công tác tại UBND huyện An Lão, trải qua nhiều chức vụ, trong đó có thời điểm làm Chánh văn phòng UBND huyện An Lão. Năm 2002, ông được điều động về làm Giám đốc Nhà khách Tỉnh ủy. Năm 2006 ông được điều sang khách sạn Sài Gòn - Quy Nhơn làm Phó Giám đốc, đến năm 2016 ông nghỉ hưu. Quá trình chiến đấu, công tác ông đã nhận được huân, huy chương cùng nhiều bằng khen của nhà nước, chính phủ, các cấp, ngành.

Hồng Phúc (Thực hiện)

https://suckhoeviet.org.vn/
Bình luận

Cùng chuyên mục

Hé lộ bí mật quản trị doanh nghiệp xuất sắc từ tinh hoa Nhật Bản

Hé lộ bí mật quản trị doanh nghiệp xuất sắc từ tinh hoa Nhật Bản

Hội thảo “Vương đạo kinh doanh” - Bí mật quản trị doanh nghiệp xuất sắc mang đến những góc nhìn sâu sắc về nghệ thuật quản trị doanh nghiệp theo tinh thần chính đạo của Nhật Bản.
Hội Nhà báo Việt Nam - 75 năm sứ mệnh vẻ vang

Hội Nhà báo Việt Nam - 75 năm sứ mệnh vẻ vang

Trong hành trình 75 năm lịch sử, Hội Nhà báo Việt Nam đã phát huy vai trò là tổ chức chính trị - xã hội - nghề nghiệp của những người làm báo, đổi mới phương thức hoạt động, đáp ứng yêu cầu của tình hình mới.
Dược liệu là gì? Dược liệu có vai trò gì và cách đánh giá dược liệu như thế nào?

Dược liệu là gì? Dược liệu có vai trò gì và cách đánh giá dược liệu như thế nào?

Dược liệu là cái tên gắn liền với đời sống của nhân dân ta từ hàng ngàn đời nay, chúng chiếm vị trí vô cùng quan trọng trong chăm sóc sức khỏe của con người và nền kinh tế nước nhà. Vậy dược liệu là gì? Tầm quan trọng của chúng như thế nào? Và các đánh giá chất lượng của dược liệu?
Đại đức Thích Huệ Hạnh - Hành trình phụng sự đạo pháp, dân tộc và xã hội

Đại đức Thích Huệ Hạnh - Hành trình phụng sự đạo pháp, dân tộc và xã hội

Trong dòng chảy lịch sử của Phật giáo Việt Nam, các bậc chân tu không chỉ giữ vai trò truyền bá giáo pháp mà còn đóng góp sâu rộng vào sự phát triển của đất nước. Một trong những tấm gương tiêu biểu của thời đại hôm nay chính là Đại đức Thích Huệ Hạnh, trụ trì chùa Cây Thị. Với tâm nguyện hoằng pháp lợi sinh, Đại đức đã không ngừng học tập, cống hiến và đưa tinh thần Phật giáo gắn liền với sự phát triển bền vững của xã hội.
Các tiêu chí chẩn đoán suy sinh dục nam và nguyên tắc điều trị theo Y học cổ truyền

Các tiêu chí chẩn đoán suy sinh dục nam và nguyên tắc điều trị theo Y học cổ truyền

Chẩn đoán suy sinh dục Nam theo Y học cổ truyền (YHCT) mang đến giải pháp điều trị đơn giản nhưng đảm bảo tính khoa học, an toàn và thuận tự nhiên nhằm nâng cao chất lượng sống cho người bệnh. Trong dân gian gọi suy sinh dục là Yếu sinh lý và gây nhầm lẫn cơ bản trong chẩn đoán. Yếu sinh lý nam và suy sinh dục nam hoàn toàn có thể phục hồi nếu chữa trị đúng nguyên nhân gây ra. Việc YHHĐ ngày càng khám phá được nguyên nhân đích thực mức độ phân tử, tế bào càng thúc đẩy YHCT hiểu rõ hơn các phương pháp chữa trị cổ truyền thành công và mở ra một ngành y học chứng cứ khoa học làm tiện cận giữa YHHĐ và YHCT ngày càng xích lại gần nhau.
Tập đoàn Dầu khí Việt Nam chính thức đổi tên thành Tập đoàn Công nghiệp - Năng lượng Quốc gia Việt Nam

Tập đoàn Dầu khí Việt Nam chính thức đổi tên thành Tập đoàn Công nghiệp - Năng lượng Quốc gia Việt Nam

Tập đoàn Công nghiệp - Năng lượng Quốc gia Việt Nam (Petrovietnam) kế thừa toàn bộ quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam theo quy định tại Luật Dầu khí năm 2022 và các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành...

Các tin khác

Hội thảo khoa học: Nghiên cứu triển khai thử lâm sàng dược chất Coenzyme NAD+ từ cây nấm tuyết Nhật Bản tại Việt Nam

Hội thảo khoa học: Nghiên cứu triển khai thử lâm sàng dược chất Coenzyme NAD+ từ cây nấm tuyết Nhật Bản tại Việt Nam

Mới đây, tại Hà Nội, Viện Đông y Việt Nam phối hợp với Viện Công nghệ Y học Việt Nam và đối tác Nhật Bản đã tổ chức Hội thảo khoa học: Nghiên cứu triển khai thử lâm sàng dược chất Coenzyme NAD+ từ cây nấm tuyết Nhật Bản tại Việt Nam.
Ứng dụng y học cổ truyền với y học hiện đại và dinh dưỡng vào phòng ngừa đột quỵ

Ứng dụng y học cổ truyền với y học hiện đại và dinh dưỡng vào phòng ngừa đột quỵ

Sáng 25/3/2025, tại Ao Vua, Ba Vì (TP Hà Nội), đã diễn ra Hội thảo khoa học “Ứng dụng y học cổ truyền với y học hiện đại và dinh dưỡng vào phòng ngừa đột quỵ”. Sự kiện do Hội Nam y Việt Nam, Hội Quân Dân y Việt Nam, Hội Giáo dục Chăm sóc sức khỏe cộng đồng Việt Nam, Hội Đông y TP Hà Nội, Viện Nghiên cứu Y dược học Tuệ Tĩnh phối hợp tổ chức.
Chương trình phát triển công nghiệp hóa dược đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045

Chương trình phát triển công nghiệp hóa dược đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045

Ngành công nghiệp hóa dược đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe và góp phần phát triển kinh tế đất nước. Việt Nam đang nỗ lực phát triển ngành công nghiệp này, không chỉ để đáp ứng nhu cầu nội địa mà còn hướng tới xuất khẩu ra thị trường quốc tế.
Tiếp tục mở chiến dịch tiêm vaccine phòng sởi

Tiếp tục mở chiến dịch tiêm vaccine phòng sởi

Chiều 13/3, tại trụ sở Chính phủ, Phó Thủ tướng Lê Thành Long đã tiếp bà Angela Pratt - Trưởng Đại diện Tổ chức Y tế thế giới tại Việt Nam (WHO) và bà Silvia Danilov - Trưởng đại diện Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc tại Việt Nam (UNCIEF), trao đổi về việc hợp tác phòng chống dịch bệnh, trong đó có bệnh sởi.
Ăn bánh mì kết hợp dầu ô liu giúp cải thiện sức khỏe, tăng cường tuổi thọ

Ăn bánh mì kết hợp dầu ô liu giúp cải thiện sức khỏe, tăng cường tuổi thọ

Chúng ta thường nghe về sự quan trọng của chế độ ăn uống đối với sức khỏe, nhưng ít ai biết rằng những lựa chọn đơn giản trong mỗi bữa ăn có thể mang lại tác động lớn lao đến tuổi thọ của chúng ta. Một nghiên cứu mới đây từ các nhà khoa học tại Trường Y Harvard đã chỉ ra rằng việc thay thế bơ bằng dầu ô liu khi thưởng thức bánh mì không chỉ cải thiện sức khỏe mà còn có thể giúp kéo dài tuổi thọ.
Tăng cường hệ thống an toàn thực phẩm là nền tảng cho sức khỏe và thương mại quốc tế

Tăng cường hệ thống an toàn thực phẩm là nền tảng cho sức khỏe và thương mại quốc tế

Trong bối cảnh dân số toàn cầu đang tăng lên từng ngày, đô thị hóa diễn ra mạnh mẽ và thu nhập của người tiêu dùng cũng không ngừng gia tăng... ngành thực phẩm hiện đang đứng trước những thách thức không thể chối cãi. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã nhận định rằng việc tăng cường hệ thống an toàn thực phẩm là một nhu cầu bức thiết, là nền tảng cho sức khỏe và thương mại quốc tế.
Lần đầu tiên tại Việt Nam: Phẫu thuật nội soi trên cung mày cắt bỏ khối u ở tầng trước nền sọ

Lần đầu tiên tại Việt Nam: Phẫu thuật nội soi trên cung mày cắt bỏ khối u ở tầng trước nền sọ

SKV - Trong một bước tiến đột phá của y học Việt Nam, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức đã thực hiện thành công ca phẫu thuật nội soi qua đường rạch nhỏ trên cung mày để cắt bỏ khối u ở tầng trước nền sọ. Đây là lần đầu tiên kỹ thuật này được áp dụng tại Việt Nam, mở ra hướng đi mới trong điều trị các bệnh lý thần kinh ít xâm lấn.
Đại hội chi bộ Viện Nghiên cứu Tài chính, Đầu tư và Hợp tác, Thương mại Đông Nam Á, nhiệm kỳ 2025-2027 thành công tốt đẹp

Đại hội chi bộ Viện Nghiên cứu Tài chính, Đầu tư và Hợp tác, Thương mại Đông Nam Á, nhiệm kỳ 2025-2027 thành công tốt đẹp

(SKV) - Sáng ngày 24/02/2025, Đại hội Chi bộ Viện Nghiên cứu Tài chính, Đầu tư và Hợp tác, Thương mại Đông Nam Á (SEAFIT), nhiệm kỳ 2025-2027 đã được tổ chức thành công.
Chiến dịch truyền thông thảo dược người Dao: Nâng cao nhận thức cộng đồng về y học cổ truyền và sức khỏe bền vững

Chiến dịch truyền thông thảo dược người Dao: Nâng cao nhận thức cộng đồng về y học cổ truyền và sức khỏe bền vững

(SKV) - Y học cổ truyền và các phương pháp chữa bệnh tự nhiên từ lâu đã là một phần không thể thiếu trong đời sống của người Việt Nam. Trong đó, thảo dược của người Dao được biết đến với nhiều công dụng quý báu trong việc chăm sóc sức khỏe và phòng ngừa bệnh tật. Mục tiêu của chiến dịch này là nâng cao nhận thức cộng đồng về giá trị của thảo dược người Dao, góp phần bảo tồn và phát triển y học cổ truyền, đồng thời thúc đẩy sức khỏe bền vững cho cộng đồng.
Đề xuất quy định mới về mức đóng bảo hiểm y tế

Đề xuất quy định mới về mức đóng bảo hiểm y tế

Dự kiến từ ngày 1/7/2025 sẽ bắt đầu áp dụng mức đóng bảo hiểm y tế mới theo quy định tại Luật Bảo hiểm y tế 2024.
Xem thêm
Thanh Oai, Hà Nội: Chăm sóc sức khỏe người cao tuổi - Lan tỏa giá trị y học cổ truyền trong cộng đồng

Thanh Oai, Hà Nội: Chăm sóc sức khỏe người cao tuổi - Lan tỏa giá trị y học cổ truyền trong cộng đồng

Sáng 19/4, tại hội trường UBND xã Cự Khê (huyện Thanh Oai, TP Hà Nội), chương trình “Chăm sóc sức khỏe cộng đồng - Dưỡng Sinh Viện chăm sóc người cao tuổi” đã được tổ chức thành công tốt đẹp.
Chi Hội Nam Y An Giang tổ chức trao quà thiện nguyện tại khóm Phước Quản, thị trấn Đa Phước

Chi Hội Nam Y An Giang tổ chức trao quà thiện nguyện tại khóm Phước Quản, thị trấn Đa Phước

SKV – Ngày 16/4/2025, thực hiện kế hoạch công tác quý II năm 2025, Chi Hội Nam Y tỉnh An Giang đã tổ chức đoàn thiện nguyện đến trao quà cho các hộ dân có hoàn cảnh khó khăn tại khóm Phước Quản, thị trấn Đa Phước, huyện An Phú. Hoạt động diễn ra trong không khí ấm áp, nghĩa tình và đầy tính nhân văn.
Hội Nam Y TP. HCM tổ chức khám chữa bệnh và tặng quà cho người khiếm thị tại chùa Chánh Giác

Hội Nam Y TP. HCM tổ chức khám chữa bệnh và tặng quà cho người khiếm thị tại chùa Chánh Giác

SKV - ngày 29/03/2025, Chi Hội Nam Y TP. HCM cùng các đơn vị đồng hành đã tổ chức chương trình khám chữa bệnh và tặng quà cho bà con tại chùa Chánh Giác Suối Rao, huyện Châu Đức, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Trong chương trình, gần 200 người, bao gồm người khiếm thị, bà con nghèo và tăng ni Phật tử, đã được khám chữa bệnh miễn phí. Đồng thời, gần 300 phần quà thiết thực đã được trao tận tay những hoàn cảnh khó khăn. Sự kiện này thể hiện vai trò tiên phong của Hội Nam Y TP. HCM trong việc chăm sóc sức khỏe cộng đồng và lan tỏa tinh thần nhân ái.
Hợp tác chiến lược toàn diện cùng kế thừa, bảo tồn và phát triển tinh hoa y dược cổ truyền

Hợp tác chiến lược toàn diện cùng kế thừa, bảo tồn và phát triển tinh hoa y dược cổ truyền

Chiều 26/3, tại Khu du lịch sinh thái Tuần Châu (Sài Sơn, Quốc Oai, Hà Nội) đã diễn ra lễ ký kết hợp tác chiến lược toàn diện giữa Hội Nam y Việt Nam và Tập đoàn Đông y dược Việt Nam.
Ứng dụng y học cổ truyền với y học hiện đại và dinh dưỡng vào phòng ngừa đột quỵ

Ứng dụng y học cổ truyền với y học hiện đại và dinh dưỡng vào phòng ngừa đột quỵ

Sáng 25/3/2025, tại Ao Vua, Ba Vì (TP Hà Nội), đã diễn ra Hội thảo khoa học “Ứng dụng y học cổ truyền với y học hiện đại và dinh dưỡng vào phòng ngừa đột quỵ”.
Phiên bản di động