Công dụng cầm máu tuyệt vời của những cây cỏ trong vườn nhà
Cỏ nhọ nồi mọc nhiều trong vườn nhà |
Cỏ nhọ nồi
Loại cỏ này còn có tên gọi khác là cỏ mực, hạn liên thảo hoặc bạch hoa thảo. Cỏ nhọ nồi mọc hoang ở khắp nơi như ven đường, bờ ruộng, bờ ao, trong vườn. Thân cỏ nhọ nồi thẳng đứng, có lông cứng, hoa màu trắng, mọc ở kẽ lá hoặc đầu cành.
Theo Đông y, cỏ nhọ nồi có vị ngọt, chua, tác dụng chữa lỵ, đại tiện ra máu. Ngoài ra, những người bị rong kinh, chảy máu cam, trĩ ra máu, chảy máu vết thương thường dùng cỏ nhọ nồi để điều trị.
Bạn có thể lấy khoảng 50g cỏ tươi, rửa sạch, giã nhỏ rồi vắt lấy nước uống 2 – 3 lần trong một ngày. Với vết thương chảy máu, trĩ ra máu, ngoài uống, bạn có thể lấy gạc vô trùng thấm nước cỏ nhọ nồi rồi băng vào vị trí chảy máu.
Trường hợp thu hái được nhiều cỏ nhọ nồi cùng một lúc, bạn lấy cả thân và lá phơi khô, để nơi thoáng mát rồi dùng dần. Khi cần, bạn có thể lấy khoảng 50g cỏ khô sắc với khoảng 150ml nước, uống một lần, dùng mỗi ngày 2 – 3 lần.
Rau ngổ
Bạn thường gặp loại rau gia vị này trong món canh chua hoặc các món rau sống tổng hợp. Chúng mọc hoang và dễ trồng trong vườn nhà ở các nước thuộc khu vực Đông Nam Á như Việt Nam, Indonesia, Thái Lan, Malaysia.
Các nghiên cứu cho thấy thành phần hoá học của rau ngổ khá đa dạng. Chúng có 93% nước, 2,1% protein, 1,2% glucide, 2,1% cellulose, vitamin B, C và nhiều chất có ích khác.
Ngoài công dụng làm gia vị trong bữa ăn hằng ngày, rau ngổ còn là vị thuốc hay để chữa chứng ăn uống không tiêu, đặc biệt có tác dụng cầm máu trong các bệnh thổ huyết, băng huyết.
Cách dùng: Bạn lấy 12 - 20g rau ngổ rửa sạch, đem sắc với nước, uống trong ngày. Nếu muốn cầm máu vết thương, bạn chỉ cần lấy cây rau ngổ tươi rửa sạch, giã nát, đắp vào vết thương và cố định lại bằng gạc vô trùng.
Cỏ nến
Vì hoa có hình cây nến nên người ta gọi là cỏ nến. Khác với cỏ nhọ nồi, các lương y có thể dùng cả thân và lá để chữa bệnh, dân gian chỉ dùng hoa của cỏ nến trong các bài thuốc cầm máu.
Vào mùa hẹ, khoảng tháng 4 – 6, nếu gặp cây cỏ này, bạn cắt lấy phần trên của bông hoa (gọi là phần hoa đực) rồi đem về phơi khô. Sau đó, bạn tiếp tục giũ hoặc giã rồi rây qua rây, lấy phần phấn hoa, tiếp tục gũi và phơi lần nữa. Phấn hoa cỏ nến có tác dụng chữa các bệnh như ho ra máu, chảy máu cam, tiểu tiện ra máu. Mỗi ngày, bạn dùng 5 – 8g dưới dạng thuốc sắc hoặc thuốc bột.
Trong các bài thuốc cầm máu, bạn lấy 5g hoa cỏ nến, 4g cao ban long, 2g cam thảo bỏ vào nồi, đổ 600ml nước, sắc còn khoảng 200ml. Bạn uống 2 – 3 lần trong ngày.
Cây mào gà
Gồm mào gà đỏ và mào gà trắng. Cả hai loại này đều được người dân lấy hoa và hạt sử dụng như một vị thuốc cầm máu hiệu quả và dễ tìm.
Tháng Chín là khoảng thời gian hạt mào gà trắng đã già, người dân lấy hoa phơi khô rồi đập lấy hạt, loại bỏ tạp chất, phơi lại thật khô. Hạt hoa mào gà trắng dùng để chữa một số bệnh như chảy máu ruột, chảy máu cam, xuất huyết tử cung, thổ huyết. Bạn có thể dùng 4 – 12g/ngày, dưới dạng thuốc sắc.
Bên cạnh đó, hoa mào gà đỏ có thể chữa chảy máu ở dạ dày, ruột, lỵ, đại tiện ra máu, xuất huyết tử cung, kinh nguyệt dài ngày không dứt. Liều dùng: Bạn lấy 15 – 30g hoa mào gà đỏ tươi đem sấy khô, tán nhỏ, chia nhiều lần uống trong ngày.
Tin liên quan
Dự báo thời tiết ngày 4/12/2024: Hà Nội có sương mù, nhiệt độ tăng nhẹ
05:05 | 04/12/2024 Môi trường xanh
Bộ Y tế yêu cầu đảm bảo cung ứng thuốc trong dịp Tết 2025
16:25 | 03/12/2024 Tin tức
Dự báo thời tiết ngày 3/12/2024: Bắc Bộ có sương mù nhẹ rải rác
05:05 | 03/12/2024 Môi trường xanh
Cùng chuyên mục
Nên ăn gừng vào mùa đông: Lợi ích và những điều lưu ý
07:00 | 03/12/2024 Y học cổ truyền
Những loại thảo dược nên trồng trong vườn nhà
07:00 | 02/12/2024 Y tế 24h
[E-Magazine] Hương nhu - "Nữ hoàng thảo mộc"
14:00 | 01/12/2024 SKV- Mag
Phát huy tiềm năng và thế mạnh của y học cổ truyền
17:23 | 30/11/2024 Y học cổ truyền
10 bài thuốc chữa các bệnh thường gặp từ tía tô
06:30 | 27/11/2024 Y tế 24h
[E-Magazine] Gừng - Vị thuốc quý trong mùa lạnh
06:30 | 26/11/2024 SKV- Mag
Các tin khác
Những tác dụng chữa bệnh nổi bật của cây xạ đen
06:30 | 25/11/2024 Y học cổ truyền
Đề xuất cơ cấu tổ chức khoa Y, Dược cổ truyền trong bệnh viện
18:25 | 15/11/2024 Y học cổ truyền
Tác dụng chữa bệnh của cây huyết dụ
11:15 | 11/11/2024 Y học cổ truyền
Kháng sinh tự nhiên trong cây sim rừng
14:53 | 05/11/2024 Y học cổ truyền
[E-Magazine] Công dụng của lá vối với sức khỏe
06:45 | 04/11/2024 SKV- Mag
Thuốc cổ truyền nào được miễn thử lâm sàng tại Việt Nam?
14:00 | 02/11/2024 Y học cổ truyền
Nguyên tắc xét tặng giải thưởng Hải Thượng Lãn Ông về công tác y dược cổ truyền
07:52 | 02/11/2024 Y học cổ truyền
Chức năng của ngũ tạng trong cơ thể con người
11:12 | 31/10/2024 Y học cổ truyền
BHYT bổ sung thêm nhiều bài thuốc y học cổ truyền vào danh mục chi trả
11:18 | 30/10/2024 Y học cổ truyền
Cảm lạnh và các phương pháp điều trị cảm lạnh từ thảo dược
11:17 | 30/10/2024 Y học cổ truyền
Hội Nam Y Việt Nam tổ chức Lễ dâng hương kỷ niệm 50 năm ngày mất cố Lương Y Nguyễn Kiều
2 ngày trước Hoạt động hội
An Giang: Hội nghị khoa học Đông dược bào chế
12-11-2024 10:00 Hoạt động hội
Hội Nam y Việt Nam công bố quyết định thành lập Chi hội Nam y Thái Bình
21-10-2024 00:00 Hoạt động hội
Hội Nam Y Việt Nam và Công ty Cổ phần Ao Vua hỗ trợ, sẻ chia khó khăn với nhân dân xã Phượng Vĩ (Cẩm Khê, Phú Thọ)
12-10-2024 00:00 Hoạt động hội
Hội Nam y Việt Nam chia sẻ khó khăn với đồng bào vùng cao Nậm Nhùn (Lai Châu)
12-10-2024 00:00 Hoạt động hội