Công dụng và bài thuốc chữa bệnh từ bạch cập
Bạch cập
Tên gọi, danh pháp
Tên Tiếng Việt: Bạch cập.
Tên khác: liên cập thảo, bạch cấp, bạch căn, cam căn, hát tất đa, võng lạt đa, nhược lan lan hoa, từ lan, trúc túc giao, tuyết như lai, tử tuệ căn, tử lan căn.
Tên khoa học: Bletilla striata (Thunb.) Reichb.f.
Đặc điểm tự nhiên
Bạch cập là một loài Lan địa sinh, sống nhiều năm, mọc hoang và được trồng nơi ẩm ướt, mát. Thân rễ phát triển, mang nhiều vảy, mọc bò ngang chia 2 – 3 nhánh, mỗi nhánh hình cầu dẹt. Lá mọc từ thân rễ lên, khoảng 3 – 5 lá hình mũi mác dài 18 – 40 cm, rộng 2,5 - 5 cm, có nhiều nếp nhăn dọc chiều dài các gân song song.
Cây ra hoa màu hồng tím, mọc thành chùm ở ngọn, mang 3 – 6 hoa. Lá bắc cùng màu, rụng sớm. Bao hoa có lá đài và cánh hoa giống nhau, cánh môi có màu tím sẫm, đầu mép uốn lượn. Nhị mang bao phấn có các phấn khối xếp thành 2 mảng. Quả dạng hình thoi, có 6 cạnh.
![]() |
Bạch cập hay bạch liên thảo là loại cây mọc hoang, họ Lan |
Phân bố
Bạch cập phân bố ở những nơi hoang dại, khí hậu mát mẻ như các tỉnh miền núi phía Bắc như Cao Bằng, Lạng Sơn, Lào Cai, Yên Bái, Hà Giang, Tuyên Quang.
Thu hái và chế biến
Tiến hành thu mẫu vào mùa thu, lấy thân rễ, rửa sạch. Sau đó, bỏ các rễ con, luộc hoặc đồ cho đến khi thấy phần lõi không còn màu trắng, phơi khô tương đối rồi bóc vỏ, sau đó phơi tiếp đến khô.
Hoặc có thể lấy Bạch cập hấp cho mềm đều, sau đó cắt lát mỏng và phơi khô.
Bộ phận sử dụng
Thân rễ phơi hay sấy khô của cây Bạch cập (Rhizoma Bletilla). Thân rễ hình cầu dẹt, không đều, có 2 – 3 ngạnh giống cái móng, dài 1,5 – 5cm, dày 0,5 – 1,5cm. Mặt ngoài trắng ngà hoặc trắng xám, có các vòng đồng tâm, và các sẹo của rễ con là những nốt màu nâu; sẹo của thân thì nhô lên cao, bên dưới thì có vết nối với phần thân rễ khác. Phần thân rễ này khá cứng, khó bẻ gãy, mặt cắt ngang có màu trắng ngà, không mùi, dính và dẻo.
Bột dược liệu sẽ có màu trắng ngà đến vàng nhạt, hơi có ánh nâu.
Thành phần hoá học
Bạch cập chứa tinh dầu, tinh bột và chất nhầy. Chất nhầy là các polysaccarid (bletilamanan) bao gồm manose, glucose, ngoài ra còn có batatasin và 3’ – 0 – methylbatatasin.
![]() |
Bạch cập tốt là loại củ mập có màu trắng đục |
Công dụng của bạch cập
Theo y học cổ truyền
Bạch cập có tính bình, vị đắng quy và phế kinh. Đây là dược liệu có tác dụng bổ phế, hóa ứ làm tan máu đông và cầm máu, giúp nhanh lành vết thương. Hiện nay, Bạch cập chủ yếu được sử dụng theo kinh nghiệm cổ của dân gian, làm thuốc cầm máu, trong những trường hợp nôn ra máu, lỵ ra máu, chảy máu cam, đau mắt đỏ và sử dụng ngoài đắp mụn nhọt sưng tấy và bỏng lửa. Liều lượng có thể dùng từ 4 gram đến 12 gram dưới dạng thuốc sắc hoặc thuốc bột.
Theo y học hiện đại
Nghiên cứu cho thấy các hoạt chất chứa trong loại cây có tác dụng kháng khuẩn và cầm máu.
Kháng khuẩn: Biphenanthren được phân lập có tác dụng kháng khuẩn trên một số vi khuẩn gây bệnh thông thường.
Cầm máu: Điều trị xuất huyết đường tiêu hóa: Một nghiên cứu ứng dụng Bạch cập trên 70 bệnh nhân, khỏi 68 (tỷ lệ khỏi 97,2%), số ngày điều trị là 4,13 ± 3 ngày. Một nghiên cứu khác trên 100 bệnh nhân, khỏi 90 (tỷ lệ khỏi 90%), số ngày điều trị là 3.51 ± 1.54 ngày. Trong một tài liệu Trung Quốc, người ta đã nghiên cứu trên 300 bệnh nhân bị xuất huyết đường hô hấp trên cũng thu được kết quả tốt.
![]() |
Bạch cập cũng được chế biến thành các món ăn bài thuốc để hỗ trợ điều trị |
Bài thuốc chữa bệnh từ bạch cập
Điều trị nôn ra máu, chảy máu dạ dày: Một số bài thuốc điều trị nôn ra máu và chảy máu dạ dày bao gồm:
Bạch cập tán nhỏ và uống với nước cháo hoặc nước cơm, liều lượng 10-15 gram/ngày.
Bạch cập 2 phần và tam thất 1 phần. Tán thuốc nhỏ và uống với nước cháo hoặc cơm. Mỗi lần uống từ 4-8 gram và ngày chia uống làm 2-4 lần.
Chảy máu cam: Lấy vị thuốc tán nhỏ, trộn với nước và đắp lên sống mũi và uống từ 1-3 gram.
Chữa vết thương do chém: Các vị thuốc bao gồm bạch cập 20 gram và thạch cao 20 gram. Hai vị thuốc này tán nhỏ và trộn đều. Rắc bột lên vết thương và rất nhanh hàn miệng.
Chữa ung nhọt sưng đau: Tán nhỏ dược liệu và trộn với một ít nước, đặt trên giấy bản và đắp.
Điều trị bỏng do lửa: Tán nhỏ vị thuốc bạch cập, sau đó hòa vào dầu vừng rồi bôi vào vết bỏng.
Điều trị sa dạ con: Các vị thuốc bao gồm: bạch cập, ô đầu mỗi vị một lượng bằng nhau sau đó tán nhỏ. Lấy khoảng 4 gram bọc vào bông vô trùng để sâu vào trong âm đạo. Khi thấy trong bụng nóng lên thì bỏ ra ngoài. Thực hiện này 1 lần.
Lưu ý: Không dùng cho người ung phổi thời kỳ đầu, không dùng cho trường hợp khái huyết do thực nhiệt và ngoại cảm.
Trên đây là một số thông tin giúp bạn nắm được bạch cập là gì, công dụng, liều dùng, các bài thuốc chữa bệnh thông dụng. Những thông tin mà chúng tôi đưa ra chỉ mang tính chất tham khảo, nếu muốn sử dụng, bạn phải tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc thầy thuốc có chuyên môn cao./.
Cùng chuyên mục

Cây Hoắc hương – Thảo dược quý trong y học cổ truyền giúp giải cảm, sát khuẩn, chống nôn và giảm đau
11:18 | 12/06/2025 Y học cổ truyền

Xuyên phá thạch – Vị thuốc quý hỗ trợ trị đau lưng, ho ra máu, lao phổi
11:04 | 12/06/2025 Y học cổ truyền

Cách sử dụng Đông trùng hạ thảo hiệu quả
11:03 | 12/06/2025 Y học cổ truyền

Một số bài thuốc dân gian từ cây nhàu
17:17 | 11/06/2025 Y học cổ truyền

Một số bài thuốc dân gian từ quả mướp đắng
09:12 | 11/06/2025 Y học cổ truyền

Thay thế động vật hoang dã trong y học cổ truyền
17:05 | 10/06/2025 Y học cổ truyền
Các tin khác

A Ngùy: Thảo dược có công dụng chữa đầy hơi, chướng bụng
16:57 | 10/06/2025 Y học cổ truyền

An Nam Tử: Dược liệu có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, chữa ho
16:57 | 10/06/2025 Y học cổ truyền

Người bị sỏi thận có nên ăn rau mồng tơi không
09:21 | 10/06/2025 Y học cổ truyền

Một số bài thuốc dân gian tiêu biểu từ cây Khổ sâm
15:04 | 09/06/2025 Y học cổ truyền

Một số bài thuốc dân gian từ cây Đại hồi
15:01 | 09/06/2025 Y học cổ truyền

Cây Ô môi - Dược liệu quý hỗ trợ xương khớp và tiêu hóa
15:01 | 09/06/2025 Y học cổ truyền

Những ai không nên ăn rau ngót – Loại rau lành tính nhưng không dành cho tất cả mọi người
10:14 | 09/06/2025 Y học cổ truyền

Cây Đinh hương – Vị thuốc quý hỗ trợ chữa phong thấp, đau xương, nhức mỏi chân tay
21:27 | 08/06/2025 Y học cổ truyền

Củ Tam Thất Bắc (khô) – Dược liệu quý giúp bồi bổ cơ thể, ngăn ngừa bệnh tim mạch, chống lão hóa
21:27 | 08/06/2025 Y học cổ truyền

Tác dụng dược lý của Mộc hoa trắng
09:30 | 08/06/2025 Y học cổ truyền

Ra mắt Chi hội Nam Y Thọ Khang Đường - Hà Nội: Dấu ấn mới của Y học cổ truyền
4 ngày trước Hoạt động hội

Chi hội Nam Y An Giang: Lan tỏa yêu thương, chung tay vì cộng đồng
17-05-2025 21:00 Hoạt động hội

Hội Nam Y Việt Nam: Dâng hương tưởng niệm Đại danh y - Thiền sư Tuệ Tĩnh tại di tích Đền Bia
28-04-2025 01:26 Hoạt động hội

Thanh Oai, Hà Nội: Chăm sóc sức khỏe người cao tuổi - Lan tỏa giá trị y học cổ truyền trong cộng đồng
22-04-2025 13:55 Hoạt động hội

Chi Hội Nam Y An Giang tổ chức trao quà thiện nguyện tại khóm Phước Quản, thị trấn Đa Phước
18-04-2025 09:27 Hoạt động hội