Công dụng và bài thuốc chữa bệnh từ cây ké đầu ngựa
Công dụng tuyệt vời của sầu đâu với sức khỏe và những lưu ý khi sử dụng |
Cây xạ đen - Thảo dược quý giá có khả năng chống ung thư |
Cây ké đầu ngựa
Cây ké đầu ngựa mọc hoang dại tại nhiều khu vực. Nhiều tài liệu chỉ ra rằng quê hương đầu tiên của ké đầu ngựa là vùng đất châu Mỹ, sau đó nó phát triển tại các khu vực nhiệt đới và cận nhiệt đới như vùng châu Phi, châu Á,... Ké đầu ngựa xuất hiện trên dọc lãnh thổ Việt Nam, nơi thường thấy nhất là bờ ruộng, bờ mương hay bãi đất trống, thậm chí là vùng trung du, vùng núi và đồng bằng Bắc bộ từ Nghệ An trở ra.
Theo ngôn ngữ người Tày, ké đầu ngựa còn được người dân gọi là mac nháng, phắc ma hay xương nhĩ. Còn trong khoa học nó có tên là Xanthium strumarium L., họ Cúc.
Ké đầu ngựa được chia thành các loại khác nhau như ké hoa đào, ké hoa vàng, ké đồng tiền và ké đầu ngựa. Về mùi vị loài cây này có vị hơi đắng, ngọt nhạt, tính ấm. Theo tài liệu Đông y cổ, loài cây này nằm trong nhóm các vị thuốc “Tân ôn giải biểu". Hàm ý là loài thảo dược tính ấm, trị được bệnh cảm lạnh và các bệnh xâm nhập vào phần biểu (phần ngoài) của cơ thể.
Xét về hình thái và sinh trưởng, loài cây này có những đặc điểm sau:
Là giống cây ưa ẩm và ánh sáng, tập trung theo những đám lớn;
Trồng vào mùa xuân và mùa hè, nhất là khi hè sang ké đầu ngựa phát triển rất nhanh. Sau khi đã đơm hoa kết trái sẽ lụi tàn dần, và đó cũng là khi mùa vụ của nó đã bước qua thu;
Số lượng quả trên một cây khá nhiều. Một điểm thú vị là quả được thiên tạo thiết kế có gai móc, do đó khi con người hay động vật đi qua đám cỏ ké đầu ngựa quả sẽ vướng vào lông thú hay quần áo người để phát tán hạt đi xa;
Ké đầu ngựa có thể sinh trưởng tốt trên nhiều loại đất, chỉ trừ đất quá khô cằn nhiều sỏi đá hoặc đất ngập úng.
Ké đầu ngựa xuất hiện trên dọc lãnh thổ Việt Nam và mọc hoang dại. Ảnh internet |
Công dụng cây ké đầu ngựa
Thành phần hóa học của ké đầu ngựa khá đa dạng, bao gồm iot, saponin, alcaioid, chất béo, vitamin C, chất nhựa, xanthamin, xantheti, cacboxi atratylozit,... Ngoài ra còn có những chất độc hại cho gia súc như cholin, hydroquinon,...
Ké đầu ngựa còn có chứa dầu béo màu vàng nhạt, dạng lỏng, không mùi còn vị thì tương tự như dầu thực vật. Quả của ké đầu ngựa chứa một số chất như sequiterpen lacton (xanthinin, xathanin và xanthumin), iod hữu cơ. Còn phần rễ có nhiều stigmasterol và sitosterol. Toàn cây còn chứa rất nhiều đạm, là một nguồn phân hữu cơ dồi dào.
Nhờ những thành phần trên mà ké đầu ngựa mang đến nhiều công dụng trị bệnh tuyệt vời.
Tác dụng của ké đầu ngựa giúp kháng viêm
Theo một số nghiên cứu đã chỉ ra trong hạt ké đầu ngựa có chứa thành phần hoạt chất sitosterol-D-glucoside. Đây là thành phần có tác dụng giúp ức chế quá trình hình thành viêm và loại bỏ các vi khuẩn gây viêm.
Ngoài tác dụng kháng viêm, các nhà khoa học còn phát hiện ra chiết xuất từ hạt ké đầu ngựa còn có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn. Hầu hết các loại vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể qua miệng vết thương hở.
Tác dụng của ké đầu ngựa giúp giảm căng thẳng
Giúp giảm căng thẳng là câu trả lời cho thắc mắc “cây ké đầu ngựa có tác dụng gì”. Theo các tài liệu nghiên cứu của các nhà khoa học, trong thành phần của ké đầu ngựa có chứa hoạt chất xanthumin. Đây là hoạt chất có tác dụng ức chế hệ thần kinh trung ương, giúp giảm căng thẳng, mệt mỏi và mang lại cho cơ thể một cảm giác nhẹ nhàng, thư thái.
Ké đầu ngựa có tác dụng ổn định đường huyết
Theo báo cáo của một số nghiên cứu mới đây, trong các chiết xuất của ké đầu ngựa có một số hoạt chất giúp ức chế sự hấp thụ đường. Nó còn có công dụng thúc đẩy cơ thể sản sinh một lượng lớn hoạt chất insulin.
Ké đầu ngựa có tác dụng trị mụn nhọt, lở loét
Xanthium là thành phần đặc trưng trong thảo dược này và chỉ có duy nhất trong vị thuốc này. Xanthium với tác dụng chống viêm, kháng khuẩn mạnh mẽ, vì vậy làm lành các vết thương, vết loét, mụn nhọt nhanh chóng.
Quả và hạt phơi khô rồi tán nhỏ làm thành phần vụn cho thuốc mỡ dùng ngoài da trong một số bệnh da liễu như eczema, ngứa, vết sâu bọ cắn và ghẻ. Dầu ép từ quả của cây có thể chữa bệnh về herpes, bàng quang và bệnh viêm quầng do liên cầu.
Về cách làm thì người ta thường lấy quả khô, xay nhuyễn thành bột, đắp lên vết thương để mau lành. Ngày nay, do sự xuất hiện của nhiều loại thuốc trị mụn, nhiều người đã dần quên đi công dụng hữu hiệu này của nó.
Tác dụng của ké đầu ngựa chữa viêm xoang
Trong thành phần của trái ké đầu ngựa có chứa hoạt chất kháng sinh, chống virus, giúp bảo vệ các tế bào niêm mạc mũi và hạn chế bị tổn thương. Qua đó, giúp ngăn ngừa tình trạng ngạt mũi, chảy nước mũi, hắt hơi, cũng như các triệu chứng khác của bệnh viêm xoang.
Theo khảo sát của những người đang mắc viêm xoang đã thử uống nước sắc từ ké đầu ngựa. Sau 2 tháng, họ cho biết đã cảm thấy thoải mái và bớt cảm giác khó chịu hơn rất nhiều, các triệu chứng của viêm xoang gần như đã giảm hẳn.
Ké đầu ngựa dự phòng bệnh bướu cổ
Trong y học cổ của Trung Quốc, ké đầu ngựa là dược liệu quý được dùng phổ biến để làm thuốc uống chống bướu cổ ở những vùng có bệnh. Cây còn dùng làm thuốc ra mồ hôi, hạ nhiệt, trị thấp khớp, cảm lạnh và an thần.
Công dụng điều trị lở loét, mụn nhọt trên da
Ké đầu ngựa được coi là vị thảo dược duy nhất có chứa thành phần xanthium. Như đã đề cập, đây là một loại hoạt chất giúp kháng khuẩn và chống viêm mạnh mẽ, thúc đẩy nhanh quá trình làm lành vết thương, điều trị mụn nhọt và lở loét ngoài da.
Bên cạnh đó, khi dùng bột nghiền từ hạt và quả ké đầu ngựa phơi khô để dùng điều trị các bệnh lý về da liễu như ngứa ngáy, ghẻ, eczema hay vết sâu bọ cắn đều đem lại hiệu quả khả quan. Đặc biệt, dầu ép từ quả ké đầu ngựa còn có công năng hỗ trợ điều trị bệnh về bàng quang, herpes hay viêm quầng do liên cầu.
Bạn có thể xay nhuyễn quả đã phơi khô thành bột và đắp trực tiếp lên vùng da bị thương sẽ giúp nhanh lành vết thương. Bởi vì ngày nay có rất nhiều loại thuốc trị mụn Tây y trên thị trường nên nhiều người đã quên mất công dụng này của ké đầu ngựa.
Những công dụng khác của ké đầu ngựa
Ké đầu ngựa còn được coi là một loại dược liệu quý được chế biến thành thuốc phòng bệnh bướu cổ, hỗ trợ hạ nhiệt, ra mồ hôi, điều trị cảm lạnh, thấp khớp, giúp an thần, lợi tiểu.
Đặc biệt bộ phận lá còn được ứng dụng trong điều trị bệnh lao hạch, dự phòng giang mai. Phần rễ dùng để chữa một số loại bệnh ung thư, khi nấu thành cao còn được sử dụng để cải thiện tại chỗ những vết loét, áp xe và mụn nhọt.
Ké đầu ngựa thường được dùng làm thuốc để điều trị nhiều loại bệnh lý khác nhau. Ảnh internet |
Bài thuốc chữa bệnh từ cây ké đầu ngựa
Chữa bệnh sỏi thận: Dùng khoảng 20g ké đầu ngựa, 40g vòi voi, 20g lá lốt và cuối cùng là 10g ngưu tất. Đem chúng đi hãm với nước sôi, chia thành nhiều lần dùng trong ngày. Hoặc có thể dùng 12g ké đầu ngựa, 40g rễ cỏ xước, 30g hy thiêm, 20g thổ phục linh, 16g cỏ nhọ nồi và 12g ngải cứu. Đem sao vàng rồi sắc lấy nước uống.
Chữa bệnh viêm thấp khớp: Dùng khoảng 12g ké đầu ngựa, 16g ngưu tất, 16g hy thiêm, 12g cành dâu, 12g tỳ giải, 12g thổ phục linh, 12g cà gai leo và cuối cùng là 10g lá lốt.
Hoặc dùng ké đầu ngựa 12g, rễ cỏ xước 40g, hy thiêm 28g, thổ phục linh 20g, cỏ nhọ nồi 16g, ngải cứu 12g. Tất cả sao vàng, sắc đặc uống. Dùng trong 7–10 ngày.
Chữa phong thấp, tê thấp, tay chân co rút: Quả ké đầu ngựa 12g, giã nát rồi sắc nước uống.
Chữa đợt cấp của viêm da tiến triển: Ké đầu ngựa 12g, ngưu tất 16g, hy thiêm 16g, thổ phục linh 12g, cành dâu 12g, tỳ giải 12g, cà gai leo 12g, lá lốt 10g. Tất cả đem sắc uống, mỗi ngày một thang.
Chữa phong thấp đau khớp, tê bại đau buốt người hoặc chân tay lở ngứa ra mồ hôi, viêm xoang, đau trước trán hay đau trên đỉnh đầu: Ké đầu ngựa 12g, kinh giới 8g, bạch chỉ 8g, xuyên khung 6g, thiên niên kiện 6g. Sắc uống.
Chữa đau răng: Quả ké đầu ngựa (liều vừa phải), sắc lấy nước rồi ngậm 10 phút xong nhổ đi. Làm nhiều lần trong ngày.
Chữa bướu cổ: Quả hay cây ké đầu ngựa, phơi khô rồi tán bột. Ngày uống 4–5g, dạng thuốc sắc (đun sôi, giữ sôi 15 phút).
Chữa mụn nhọt, chốc lở: Ké đầu ngựa 10g, kim ngân 20g. Bào chế thành chè uống mỗi ngày, hãm với 500ml nước sôi chia làm nhiều lần dùng. Trẻ dưới 1 tuổi uống nửa gói một ngày.
Hoặc dùng ké đầu ngựa 10g, bồ công anh 15g, sài đất 10g, kim ngân 5g, cam thảo đất 2g. Bào chế thành chè uống (đóng thành gói 42g). Mỗi ngày uống 1 gói, hãm với nước sôi và chia làm 3 lần uống.
Chữa viêm mũi mạn tính: Ké đầu ngựa 16g, hạ khô thảo 12g, tân di 8g, bạc hà 6g, bạch chỉ, cát cánh, cam thảo mỗi vị 4g. Sắc uống mỗi ngày một thang.
Ké đầu ngựa thường dùng trong điều trị bướu cổ do có chứa nhiều i-ốt. Ảnh internet |
Lưu ý khi sử dụng cây ké đầu ngựa
Sau đây là một số lưu ý bạn cần ghi nhớ nếu muốn sử dụng ké đầu ngựa để điều trị bệnh:
Nên hỏi ý kiến của bác sĩ Đông y hoặc bác sĩ Y học cổ truyền trước khi dùng ké đầu ngựa chữa bệnh. Ngoài ra, hãy cung cấp thông tin về các loại thuốc và thực phẩm chức năng mà bạn đang sử dụng vì thành phần của thuốc có thể xảy ra tương tác với hoạt chất trong ké đầu ngựa;
Công dụng đối với cơ địa của từng người là khác nhau, do đó bạn nên kiên trì khi điều trị bằng dược liệu Đông y;
Ké đầu ngựa được khuyến cáo là không dùng cho trẻ em, phụ nữ có thai và đang cho con bú;
Khi dùng ké đầu ngựa, người bệnh nên kiêng thịt ngựa và thịt lợn vì đối với những trường hợp mẫn cảm có thể gặp tình trạng nổi quầng trên da.
Không dùng ké đầu ngựa khi bạn đang bị nhức đầu do khí huyết kém hoặc cây đã mọc mầm.
Tóm lại, ké đầu ngựa là loại thuốc có tác dụng giải cảm lạnh và chữa trị một số bệnh do ngoại tà xâm phạm vào phần “biểu” hay mặt ngoài của cơ thể. Tuy nhiên, ké đầu ngựa không nên dùng khi nhức đầu do huyết hư hay dược liệu đã mọc mầm./.
Tin liên quan
Phòng chẩn trị y học cổ truyền Thiên An: Tận tâm phụng sự cộng đồng
14:08 | 02/07/2024 Y học cổ truyền
Bài thuốc chữa bệnh của dược liệu hương nhu
07:00 | 21/03/2024 Thuốc nam cho người Việt
Vai trò của thuốc Nam trong y học hiện đại
19:00 | 26/02/2024 Thuốc nam cho người Việt
Cùng chuyên mục
[Infographic] Tìm hiểu về cây bảy lá một hoa
15:00 | 12/10/2024 Y tế 24h
Công dụng và bài thuốc từ cây nhội
10:30 | 11/10/2024 Y học cổ truyền
[E-Magazine] Hoa hồng - Vị thuốc quý từ thiên nhiên
06:45 | 30/09/2024 SKV- Mag
Điều trị các bệnh xương khớp ở người cao tuổi bằng phương pháp y học cổ truyền.
16:47 | 28/09/2024 Y học cổ truyền
Đề xuất sửa đổi quy định người được kê đơn thuốc cổ truyền, thuốc dược liệu
19:59 | 23/09/2024 Y học cổ truyền
[E-Magazine] Những lợi ích tuyệt vời của quả bí đao
06:45 | 23/09/2024 Y học cổ truyền
Các tin khác
Núc nác - Dược liệu tự nhiên với nhiều công dụng
11:12 | 20/09/2024 Y học cổ truyền
Thuốc nam trị bệnh ngoài da, hô hấp sau mưa lũ
07:00 | 16/09/2024 Y học cổ truyền
Sự kết hợp giữa y học cổ truyền và công nghệ dưỡng sinh hiện đại
08:00 | 10/09/2024 Y học cổ truyền
Bộ Y tế ban hành Danh mục dược liệu độc làm thuốc
10:55 | 09/09/2024 Y học cổ truyền
Bộ Y tế hướng dẫn phương pháp chế biến dược liệu và vị thuốc cổ truyền
23:39 | 08/09/2024 Y học cổ truyền
Cây phan tả diệp có tác dụng gì?
14:49 | 03/09/2024 Y học cổ truyền
[E-Magazine] Lá trầu không: Vị thuốc quý trong vườn nhà
15:00 | 02/09/2024 SKV- Mag
Bạn có biết tác dụng chữa bệnh của cây sử quân tử?
09:00 | 31/08/2024 Y học cổ truyền
Mần tưới - Cây thuốc nam có tác dụng thanh nhiệt, chữa cảm nắng
07:00 | 28/08/2024 Y học cổ truyền
[E-Magazine] Lợi ích sức khỏe và bài thuốc chữa bệnh từ quả na
17:56 | 27/08/2024 Y học cổ truyền
Hội Nam Y Việt Nam: Xây dựng nội dung, kế hoạch tổ chức "Giải thưởng Tuệ Tĩnh" năm 2024
7 ngày trước Hoạt động hội
Hội Nam Y Việt Nam đẩy mạnh phương án phát triển nền y học cổ truyền
30-09-2024 18:58 Tin tức
Hội Nam Y Việt Nam hỗ trợ người dân vùng bão lũ tại Yên Bái
29-09-2024 01:19 Hoạt động hội
Chi hội Nam y Pháp Bảo Khoẻ tặng 1000 phần quà cho thiếu nhi dịp Tết Trung thu 2024
16-09-2024 19:40 Hoạt động hội
Thành lập và Đại hội đại biểu Chi hội Nam y Liên Hoa - Biên Hoà lần thứ I nhiệm kỳ 2024-2029
11-09-2024 07:15 Hoạt động hội