Công dụng tuyệt vời của sầu đâu với sức khỏe và những lưu ý khi sử dụng
Bạch linh và những công dụng tuyệt vời đối với sức khỏe và sắc đẹp |
Chè dưỡng nhan và những công dụng tuyệt vời mà chị em vô cùng yêu thích |
Cây sầu đâu
Sầu đâu xuất xứ Ấn Độ, tên khoa học là Azadirachta indica và được gọi với nhiều tên khác như: khổ sâm, khổ luyện tử, bạt bỉnh. Tại Việt Nam, sầu đâu Ấn Độ là sầu đâu rừng, còn sầu đâu bản địa là cây xoan được trồng phổ biến ở miền Bắc và miền Trung. Xoan có hoa màu tím, không ăn được vì rất độc.
Sầu đâu Ấn Độ thanh mát, không chứa độc tố. Tất cả các bộ phận của cây đều có thể làm thuốc, từ rễ cho đến hoa và quả. Trong đó, lá và hoa sầu đâu có thể ăn sống hoặc nấu với các thực phẩm khác. Quả sầu đâu chín có thể phơi khô, loại bỏ tạp chất và sử dụng trong 10 năm mà không bị hư hỏng.
Cây sầu đâu ở nước ta có nhiều loại khác nhau, trong đó chủ yếu là sầu đâu bản địa, sầu đâu rừng, sầu đâu Ấn Độ. Một số đặc điểm để phân biệt 3 loại sầu đâu này như sau:
Cây sầu đâu bản địa: Cây to, thân gỗ, cao từ 8 - 15m, lá kép lông chim, hoa mọc ở lá sầu đâu thành cụm, có màu trắng hoặc màu tím nhạt.
Cây sầu đâu rừng: Cây nhỏ, thân yếu không thành gỗ, cao từ 1.6 - 2.5m, lá sầu đâu xẻ lông chim không đều, 4 - 6 đôi lá chét, hoa nhỏ khác gốc, mọc thành chùm.
Cây sầu đâu Ấn Độ: Cây to, thân gỗ, có thể cao đến 20m, các nhánh xèo tạo thành tán rộng, lá sầu đâu mọc xen kẽ với các lá chét chứa từ 8 đến 19 lá, cây cho sản lượng gỗ chất lượng cao và kẹo cao su thương mại.
Các loại cây sầu đâu đều có tác dụng trị bệnh nhưng độc tính cũng cao. Ảnh internet |
Công dụng cây sầu đâu
Điều trị bệnh tiểu đường: Theo chuyên gia sức khỏe, lá sầu đâu có thể được sử dụng để điều trị bệnh tiểu đường típ 2, nhờ công dụng duy trì ổn định hàm lượng đường huyết và kích thích quá trình chuyển hóa đường hấp thu trong cơ thể.
Làm đẹp da: Nhờ đặc điểm giàu vitamin C, lá sầu đâu thường được xem là thảo dược giúp điều trị các vấn đề về da chẳng hạn như mụn trứng cá, mụn đầu đen, vết thâm, nám và ngăn ngừa lão hóa da. Bạn có thể xay lá sầu đâu thành bột để làm mặt nạ dưỡng da hoặc thuốc bôi ngoài da.
Hỗ trợ tiêu hóa: Loại dược liệu này đặc biệt có lợi cho hoạt động tiêu hóa, cũng như chữa trị các bệnh rối loạn tiêu hóa (như chứng đầy hơi và táo bón) nhờ chứa hàm lượng cao chất xơ.
Điều trị bệnh hen suyễn: Thường xuyên tiêu thụ lá sầu đâu có thể giúp chữa trị bệnh hen suyễn, đồng thời giúp kiểm soát các triệu chứng của bệnh như giảm dịch đờm, thở khò khè, ho…
Tốt cho sức khỏe răng miệng: Các nhánh cây sầu đâu được coi là dược liệu tốt cho sức khỏe răng miệng, nhờ chứa các thành phần có công dụng phòng ngừa bệnh nha chu. Được biết, lá sầu đâu cũng được chứng minh có đặc tính tương tự và chiết xuất của nó được sử dụng trong một số loại kem đánh răng.
Cây sầu đâu là một loại dược liệu quý. Ảnh internet |
Bài thuốc chữa bệnh từ cây sầu đâu
Hỗ trợ kiểm soát bệnh tiểu đường: Người bị tiểu đường có thể dùng 5 – 10 lá sầu đâu tươi hoặc phơi trong mát cho héo rồi đun sôi lấy nước uống mỗi ngày. Nước thuốc có vị rất đắng như sau khi uống bạn sẽ cảm nhận được vị ngọt.
Trị bệnh sốt rét, sốt mãn tính: Dùng vỏ cây giã dập, đun với 100 ml nước đến khi còn một nửa là dùng được. Người lớn dùng liều từ 30-60g, trẻ em dùng từ 10-20g trong một vài ngày sẽ khỏi bệnh.
Hoặc: Lấy 60g lá sầu đâu tươi và 4 quả hạt tiêu đen xay nhuyễn, sau đó cho thêm 125ml nước vào trộn kỹ rồi uống. Sử dụng thường xuyên các triệu chứng bệnh sẽ giảm dần và không tái phát lại.
Trị rắn, rết cắn: Lấy một nắm lá cây sầu đâu, thêm 1 chút muối giã nát rồi vắt lấy nước cho bệnh nhân uống, phần xác dùng đắp trên vết thương. Sau 1 lúc dùng thuốc sẽ hết nhức và giúp vết thương nhanh liền da.
Giảm đau: Dùng 100g lá sầu đâu ngâm vào 100g cồn 90 độ trong 1 ngày. Sau đó cho dầu dừa vào chưng cách thuỷ thêm 3 tiếng để được tinh dầu màu xanh lục. Dùng dầu này xoa bóp vào những chỗ nhức mỏi giúp giảm đau rất tốt.
Trị bệnh ngoài da: Dùng 100g lá sầu đâu ngâm vào 100g cồn 90 độ trong 24 giờ, sau đó thêm 100g dầu dừa, chưng cách thủy trong 3 giờ. Bạn sẽ thu được dầu xanh lục dùng để xoa bóp trị đau nhức và trị bệnh ngoài da (mụn nhọt, sưng…).
Trị tiêu chảy mãn tính: Lấy 1g hạt cây sầu đâu, thêm một chút đường và đem xay nhuyễn. Sử dụng nước để uống và chỉ nên ăn cơm trắng trong quá trình điều trị.
Trị chứng khó tiêu: Lấy 25 lá cây sầu đâu, 3 lá đinh hương, 3 hạt tiêu đen đem đi xay nhuyễn. Sau đó cho thêm một ít nước và đường, trộn đều lên và uống 2 lần một ngày. Sử dụng bài thuốc trong vòng 3 ngày các triệu chứng bệnh sẽ suy giảm nhanh chóng.
Trị hói đầu: Lấy lá sầu đâu trộn với lá của cây táo tàu hoặc mận Ấn Độ rồi đem đi đun với nước. Dùng nước thuốc này gội đầu mỗi ngày để giảm tình trạng rụng tóc, kích thích tóc mọc nhanh và giữ cho tóc đen mượt hơn.
Chữa rận hoặc ngứa da đầu: Bạn chỉ cần ghiền nhuyễn trái sầu đâu sau đó thêm nước vào dùng để tắm hoặc gội đầu.
Trị bệnh viêm loét dạ dày: Sử dụng 20 – 30g vỏ cây đem sắc với nước để uống hàng ngày. Sử dụng thường xuyên, sau 10 ngày sẽ giảm dần các triệu chứng đau bụng, ợ hơi, trào ngược, khó tiêu,…
Chữa viêm túi mật, viêm đường dẫn mật, sỏi túi mật, sỏi đường dẫn mật: Dùng 10g sầu đâu rừng, kim tiền thảo và nhân trần (mỗi vị 40g), sài hồ và mã đề (mỗi vị 16g), 12g chi tử, chỉ xác và uất kim (mỗi vị 8g), 4g đại hoàng 4g. Tất cả đem sao vàng, sắc uống mỗi ngày một thang.
Hoặc: Lấy cây sầu đâu đốt thành tro rồi dùng 1 muỗng hòa với nước lạnh. Uống nước thuốc 3 lần/ ngày để giúp làm tiêu sỏi thận và giảm tình trạng đau nhức, khó chịu.
Chữa lỵ cấp tính do amip, đau quặn bụng, mót rặn nhiều, đại tiện ra chất nhầy (xích bạch lỵ), có sốt, sợ lạnh: Các vị thuốc đây sử dụng 20g sau khi đã được tán thành bột gồm: sầu đâu rừng, hoàng liên gai, hạt dưa hấu, bồ kết, hạt cau, đại hoàng. Uống mỗi ngày 20g, chia làm 2 lần.
Chữa lỵ mạn tính do amip: Sầu đâu rừng (bỏ vỏ): 45g, quán chúng và ngân hoa thán (mỗi loại 15g, đã tán thành bột mịn), sáp vàng 60g. Nấu chảy sáp rồi hòa bột vào trộn đều với quán chúng và ngân hoa thán. Sau đó vê thành hòn bằng hột đỗ tương. Người lớn mỗi ngày 10-15 viên, uống khi đói.
Hoặc: Dùng sầu đâu rừng, bách thảo sương, sáp ong. Tán nhỏ làm viên, ngày dùng 10g.
Sầu đâu Ấn Độ có hoa màu tím và ăn được, sầu đâu bản địa có hoa màu trắng chứa độc tố. Ảnh internet |
Lưu ý khi sử dụng cây sầu đâu
Sầu đâu có thể gây ra một số phản ứng phụ như: nôn mửa, tiêu chảy, buồn ngủ, rối loạn máu, mất ý thức, rối loạn não, sảy thai. Phụ nữ đang mang thai, đang cho con bú không nên dùng sầu đâu. Thận trọng khi sử dụng sầu đâu cho người đang bị nôn mửa, mắc các vấn đề về rối loạn, dị ứng. Các phản ứng phụ của sầu đâu sẽ nghiêm trọng hơn nếu dùng cho trẻ em.
Ngoài ra, sầu đâu còn tương tác với một số loại thuốc dưới đây:
Thuốc chữa tiểu đường: Sầu đâu và thuốc đều có công dụng giảm đường huyết trong máu. Sử dụng đồng thời sẽ làm suy giảm đường huyết quá thấp.
Thuốc ức chế miễn dịch: Sầu đâu làm tăng hệ thống miễn dịch nên sẽ ức chế hiệu quả của thuốc giảm miễn dịch cyclosporine, corticosteroid, azathioprine...
Giảm khả năng thụ thai: Hạt sầu đâu làm suy giảm chức năng của tinh trùng và ngăn ngừa thụ thai. Những ai đang muốn có con không nên dùng sầu đâu.
Thuốc Lithium: Sầu đâu kích thích lợi tiểu nên sẽ làm giảm quá trình đào thải lithium, gây ra các phản ứng phụ nghiêm trọng khi dùng thuốc lithium.
Nếu đang sử dụng bất cứ loại thuốc nào, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ khi muốn dùng thêm sầu đâu. Trường hợp dùng sầu đâu gặp các vấn đề đau đầu, buồn nôn, tiêu chảy thì ngừng ngay và đến cơ sở y tế để thăm khám, điều trị.
Tin liên quan
Phòng chẩn trị y học cổ truyền Thiên An: Tận tâm phụng sự cộng đồng
14:08 | 02/07/2024 Y học cổ truyền
Bài thuốc chữa bệnh của dược liệu hương nhu
07:00 | 21/03/2024 Thuốc nam cho người Việt
Vai trò của thuốc Nam trong y học hiện đại
19:00 | 26/02/2024 Thuốc nam cho người Việt
Cùng chuyên mục
[E-Magazine] Hoa hồng - Vị thuốc quý từ thiên nhiên
06:45 | 30/09/2024 SKV- Mag
Điều trị các bệnh xương khớp ở người cao tuổi bằng phương pháp y học cổ truyền.
16:47 | 28/09/2024 Y học cổ truyền
Đề xuất sửa đổi quy định người được kê đơn thuốc cổ truyền, thuốc dược liệu
19:59 | 23/09/2024 Y học cổ truyền
[E-Magazine] Những lợi ích tuyệt vời của quả bí đao
06:45 | 23/09/2024 Y học cổ truyền
Núc nác - Dược liệu tự nhiên với nhiều công dụng
11:12 | 20/09/2024 Y học cổ truyền
Thuốc nam trị bệnh ngoài da, hô hấp sau mưa lũ
07:00 | 16/09/2024 Y học cổ truyền
Các tin khác
Sự kết hợp giữa y học cổ truyền và công nghệ dưỡng sinh hiện đại
08:00 | 10/09/2024 Y học cổ truyền
Bộ Y tế ban hành Danh mục dược liệu độc làm thuốc
10:55 | 09/09/2024 Y học cổ truyền
Bộ Y tế hướng dẫn phương pháp chế biến dược liệu và vị thuốc cổ truyền
23:39 | 08/09/2024 Y học cổ truyền
Cây phan tả diệp có tác dụng gì?
14:49 | 03/09/2024 Y học cổ truyền
[E-Magazine] Lá trầu không: Vị thuốc quý trong vườn nhà
15:00 | 02/09/2024 SKV- Mag
Bạn có biết tác dụng chữa bệnh của cây sử quân tử?
09:00 | 31/08/2024 Y học cổ truyền
Mần tưới - Cây thuốc nam có tác dụng thanh nhiệt, chữa cảm nắng
07:00 | 28/08/2024 Y học cổ truyền
[E-Magazine] Lợi ích sức khỏe và bài thuốc chữa bệnh từ quả na
17:56 | 27/08/2024 Y học cổ truyền
Bài thuốc dân gian từ cây rau sam
08:00 | 26/08/2024 Y học cổ truyền
Nỗ lực mang tới những sản phẩm dưỡng sinh bền vững cho cộng đồng
00:23 | 26/08/2024 Thông tin đa chiều
Hội Nam Y Việt Nam: Xây dựng nội dung, kế hoạch tổ chức "Giải thưởng Tuệ Tĩnh" năm 2024
3 ngày trước Hoạt động hội
Hội Nam Y Việt Nam đẩy mạnh phương án phát triển nền y học cổ truyền
30-09-2024 18:58 Tin tức
Hội Nam Y Việt Nam hỗ trợ người dân vùng bão lũ tại Yên Bái
29-09-2024 01:19 Hoạt động hội
Chi hội Nam y Pháp Bảo Khoẻ tặng 1000 phần quà cho thiếu nhi dịp Tết Trung thu 2024
16-09-2024 19:40 Hoạt động hội
Thành lập và Đại hội đại biểu Chi hội Nam y Liên Hoa - Biên Hoà lần thứ I nhiệm kỳ 2024-2029
11-09-2024 07:15 Hoạt động hội