Cây xạ đen - Thảo dược quý giá có khả năng chống ung thư
Cây hoa thiên lý có tác dụng gì? |
Cúc tím - thảo dược tăng cường miễn dịch tự nhiên trong Y học cổ truyền |
Cây xạ đen
Cây xạ đen hay còn gọi là cây ung thư (theo dân tộc Mường ở tỉnh Hòa Bình), cây quả nâu, bách giải, bạch vạn hoa, thanh giang đằng, dây gối,... Tên khoa học của xạ đen là Celastrus hindsii Benth et Hook, thuộc họ dây gối (Celastraceae). Ở nước ta, cây xạ đen mọc nhiều ở khu vực rừng núi, đặc biệt là tỉnh Hòa Bình, Thanh Hóa và Ninh Bình.
Cây xạ đen là một loại thực vật dây leo và thân gỗ, dài khoảng 3 đến 10m. Xạ đen mọc thành bụi, nhưng cây non thường có màu xám nhạt và không có lông, còn cây trưởng thành thì có màu xanh nâu và nhiều lông.
Lá của cây xạ đen mọc so le, phiến lá hình bầu dục và đầu nhọn, chiều dài của lá khoảng từ 7 - 12cm, chiều rộng khoảng 3 - 5cm, mép lá có răng cưa ngắn. Cuống lá tương đối ngắn, chỉ từ 5 - 7mm.
Hoa của cây xạ đen có màu trắng, 5 cánh, thường mọc từng chùm ở nách hoặc ngọn lá, chùm hoa dài từ 5 - 10cm, còn cuống hoa dài khoảng 2 - 4mm. Quả xạ đen có hình giống quả trứng và dài khoảng 1cm. Quả thường có màu xanh, chuyển vàng khi chín và tách thành 3 mảnh. Cây xạ đen ra hoa vào tháng 3 đến tháng 5 và có quả từ tháng 8 đến tháng 12.
Có thể hái lá cây xạ đen để dùng làm dược liệu vào bất kỳ lúc nào, nhưng để đạt được dược tính cao, cần đợi đến khi cây già. Rửa sạch bằng nước các phần của cây xạ đen sau khi thu hoạch, cắt từng đoạn ngắn rồi mang phơi khô hoặc sấy khô, cho vào túi nilon để dùng dần.
Đặc điểm nhận biết cây xạ đen
Thân cây xạ đen: Xạ đen là loại cây dây leo thân gỗ, thường bọc thành từng bụi rậm. Chiều dài trung bình của cây là từ 3 đến 10m. Cành cây xạ đen khá tròn và dẻo. Khi còn non, thân cây thường không có lông và có màu xanh hơi nhạt, nhưng sau khi cây trưởng thành thì chúng lại có rất nhiều. Dòng thời, thân cây cũng dần dần chuyển sang màu nâu, sau đó là màu xanh thẫm.
Lá cây xạ đen: Thường mọc so le nhau. Phần lá cây có đầu nhọn, phiến lá hình bầu dục xoay ngược. Lá cây xạ đen không có răng cưa với phần mép lá có 7 cặp gân phụ. Cũng giống như phần thân lúc còn non, các mặt lá xạ đen đều không có lông. Cuống lá khá ngắn với chiều dài chỉ từ 5 – 7 mm. Không giống như nhiều loại cây khác, lá xạ đen thường không rụng theo mùa.
Hoa cây xạ đen: Hoa của cây chủ yếu mọc thành chùm ở ngọn cây hoặc ở phần nách, với chiều dài trung bình là từ 5 đến 10cm. Các cánh hoa thường có màu trắng tinh khôi, thường ra hoa vào cuối mùa xuân, đầu mùa hè (khoảng tháng 3 đến tháng 5). Cuống hoa cũng rất ngắn, chỉ khoảng 2 – 4mm
Quả cây xạ đen: Loại cây này có quả nhỏ, dài khoảng 1cm và hình trứng, thường mọc thành từng chùm với nhiều cuống dài. Khi quả của cây xạ đen khô, chúng sẽ tự nổ ra thành 3 mảnh. Lúc đó người ta sẽ nhìn thấy hạt bên trong có màu hồng. Thời gian ra quả của cây xạ đen thường vào khoảng tháng 8 – 12.
Phân biệt cây xạ đen với các loại cây khác
Nằm trong họ xạ còn có cây xạ trắng, xạ vàng, xạ lai, vì vậy người ta thường dễ nhầm lẫn các cây thuộc họ xạ với nhau. Tuy nhiên, xạ vàng và xạ đen là hai loại phổ biến nhất được dùng để làm dược liệu. Dưới đây là cách phân biệt cây xạ đen với những cây khác cùng họ:
Cây xạ đen: Cây tươi có lá dày và màu tím xanh, thân cây đậm màu. Sau khi phơi khô, lá cây bị nát nhưng không giòn, có mùi thơm nhẹ, thân cây chuyển sang màu đen và có mùi thơm.
Cây xạ vàng: Cây tương có lá mỏng và màu xanh, mép lá không có răng cưa. Sau khi phơi khô, lá cây rất dễ bị nát và giòn, thân cây chuyển sang màu trắng và không có mùi thơm.
Ngoài các cây cùng họ, xạ đen cũng bị nhầm lẫn với cây chùm rụm, cây dót và cây xạ đen Hòa Bình. Tuy nhiên, về thành phần khi được nghiên cứu lại thấy rất khác nhau, đặc biệt là khả năng ức chế tế bào ung thư phổi và gan.
Lá xạ đen giúp hỗ trợ trị bệnh ung thư rất hiệu quả. Ảnh internet |
Công dụng cây xạ đen
Theo Y học cổ truyền
Theo Y học cổ truyền, cây xạ đen có vị hơi chát và đắng, tính hàn và có những tác dụng sau:
Điều trị bệnh viêm gan, xơ gan, hỗ trợ chữa gan nhiễm mỡ làm vàng da
Giải độc, tiêu viêm, mụn nhọt trên da
Ổn định huyết áp, hoạt huyết
Giúp giải tỏa căng thẳng, an thần, tăng sức đề kháng
Chữa khối u
Trị các bệnh xương khớp, cột sống
Tùy từng bài thuốc liều dùng xạ đen sẽ tương ứng, tuy nhiên tối đa chỉ nên dùng xạ đen khoảng 70g/ngày và cần tham khảo ý kiến thầy thuốc để được tư vấn liều dùng phù hợp.
Theo y học hiện đại
Theo các nghiên cứu mới nhất hiện nay, trong cây xạ đen có chứa các thành phần hoạt chất như: Quinon, flavonoid, may zenfone A và saponin triterpenoid. Trong đó, flavonoid là hoạt chất có vai trò quan trọng nhất trong việc chữa bệnh và được ứng dụng nhiều trong thực tiễn.
Bên cạnh đó, loại cây này còn chứa một số thành phần hóa học khác như: Polyphenol, tanin, cyanoglucoside, các acid amin và một lượng nhỏ đường khử. Những thành phần này cũng góp phần quan trọng trong việc mang lại giá trị to lớn cho cây xạ đen đối với y học.
Nhờ những thành phần trên mà cây xạ đen mang đến nhiều công dụng trị bệnh tuyệt vời. Trong những năm gần đây, y học thế giới nói chung và y học Việt Nam nói riêng luôn quan tâm đến việc nghiên cứu sâu về những công dụng mà cây xạ đen mang lại. Điển hình phải kể đến là điều trị bệnh ung thư, các nghiên cứu đã cho thấy nhiều thành quả vượt ngoài mong đợi. Dưới đây là những công dụng của cây xạ đen được dùng phổ biến hiện nay:
Cây xạ đen - Vị thuốc quý trong Y học cổ truyền và hiện đại. Ảnh internet |
Lá xạ đen chữa ung thư
Lá xạ đen có chứa chất Flavonoid và Quinon. Nhờ đó, loại cây này được xem là thảo dược quý hỗ trợ trị các bệnh ung thư hiệu quả. Cụ thể, Flavonoid và Quinon có thể loại bỏ các tác nhân xấu như tế bào lão hóa, tế bào ung thư,… bằng cách làm chậm quá trình oxy hóa của các gốc tự do và hóa lỏng các tế bào ung thư.
Cây xạ đen hiện được sử dụng trong cả y học cổ truyền và y học hiện đại nhằm phòng ngừa và hỗ trợ điều trị các bệnh về ung thư rất hiệu quả.
Hỗ trợ điều trị khối u bướu
Cũng nhờ hai hoạt chất nêu trên có tác dụng hóa lỏng các tế bào ung thư mà cây xạ đen có thể giúp tiêu diệt và làm chậm lại sự phát triển của các khối u ác tính, nhất là khi chúng mới hình thành. Tác dụng này đã được nhiều nghiên cứu khoa học chứng minh và kết luận xạ đen có thể phòng ngừa và hỗ trợ điều trị các khối u, kế cả u ác tính.
Hỗ trị điều trị cao huyết áp, tình trạng huyết áp không ổn định
Ngoài khả năng phòng ngừa và hỗ trợ điều trị u bướu, ung thư, xạ đen còn có công dụng tốt trong việc điều trị huyết áp cao, khắc phục tình trạng huyết áp không ổn định. Người bệnh chỉ cần nấu nước lá cây xạ đen hoặc pha trà uống hàng ngày là có thể mang công dụng hữu hiệu trong việc điều hòa huyết áp.
Cải thiện bệnh máu nhiễm mỡ, gan nhiễm mỡ
Những người bị bệnh máu nhiễm mỡ, gan nhiễm mỡ sử dụng cây xạ đen sẽ mang lại hiệu quả rất tốt. Điều này đã được minh chứng qua công trình nghiên cứu của Gs. Lê Thế Trung. Nghiên cứu này chỉ ra rằng, chỉ với việc sử dụng nước đun sắc từ cây xạ đen mỗi ngày, sẽ giúp cải thiện rất tốt tình trạng máu nhiễm mỡ hoặc gan nhiễm mỡ trong cơ thể.
Hỗ trợ trị xơ gan, men gan cao và viêm gan
Ngoài trị máu nhiễm mỡ, gan nhiễm mỡ, xạ đen còn được đánh giá là một trong những loại dược liệu quý, có thể hỗ trợ điều trị bệnh xơ gan, viêm gan rất hiệu quả. Vì vậy, trong y học hiện đại, người ta thường sử dụng chiết xuất từ cây xạ đen để điều trị các bệnh lý về gan.
Ngoài ra, trong Đông y, các thầy thuốc cùng thường sử dụng loại cây này trong việc hỗ trợ điều trị các bệnh lý liên quan đến gan, điển hình như: Xơ gan, viêm gan hay men gan cao.
Theo một số nghiên cứu mới nhất, việc sử dụng xạ đen còn giúp giảm lượng cholesterol xấu trong cơ thể, đồng thời tăng cường sức đề kháng và chống lại sự xâm nhập của các tác nhân gây bệnh.
Cải thiện chứng mất ngủ, hoặc thần kinh bị suy nhược
Cây xạ đen giúp tăng cường tuần hoàn máu não và hỗ trợ điều trị chứng hoa mắt chóng mặt hiệu quả. Ngoài những tác dụng chính nêu trên, xạ đen còn được dùng để trị một số bệnh khác cũng rất hiệu quả như:
Tiêu viêm, dùng để chữa mụn nhọt, ngứa, chốc lở và loét da
Điều trị bệnh xương khớp, cột sống: Hiện nay, trong dân gian vẫn còn lưu truyền một số bài thuốc dùng cây xạ đen để khắc phục tình trạng tổn thương cột sống, xương khớp như: chữa bệnh đau thần kinh tọa, thoái hóa khớp, điều trị viêm khớp dạng thấp,…
Cây xạ đen cũng có tác dụng chống viêm, kháng khuẩn khá hiệu quả.
Cây xạ đen là loại cây được dùng để làm dược liệu. Ảnh internet |
Bài thuốc chữa bệnh từ cây xạ đen
Phòng ngừa và hỗ trợ điều trị ung thư: Dùng 40g cây xạ đen khô, 25g cỏ lưỡi trắng khô, 7g cam thảo dây khô. Đem các nguyên liệu trên sau khi rửa sạch cho vào ấm sắc với 1000ml nước, uống thay nước hàng ngày.
Hỗ trợ phòng ngừa bệnh tiểu đường: Lấy 20g cây xạ đen khô, 15g nấm linh chi, 20g giảo cổ lam. Cho tất cả các nguyên liệu trên vào ấm sắc với 1000ml nước, uống thay nước hàng ngày sử dụng thường xuyên trong vòng 2 – 3 tháng giúp phòng ngừa bệnh tiểu đường hiệu quả.
Hỗ trợ điều trị ung thư gan, ung thư phổi: Lấy 50g xạ đen, 50g hoàn ngọc, 10g bán chi liên, 20g bạch hoa xà. Sắc lấy nước uống. Nên uống sau mỗi bữa ăn khoảng 30 phút và uống 2 lần/ngày.
Cải thiện các bệnh lý về gan: 40g cây xạ đen khô, 15g cây mật nhân, 30g cà gai leo. Cho các nguyên liệu trên cho vào ấm sắc với 1000ml, uống thay nước hàng ngày, nên sử dụng trong ngày, không sử dụng nước qua đêm bởi dễ bị ôi thiu và hỏng sẽ gây nên tác hại đối với gan.
Hoặc nấu 2 lít nước với 50g gồm lá và thân cây xạ đen, 10g mật nhân, 30g cà gai leo rồi lọc lấy nước uống hàng ngày.
Chữa mụn nhọt, vết lở loét: Lấy khoảng 4 – 5 lá cây xạ đen giã nát sau đó đắp vùng da bị vùng da bị lở loét, mụn nhọt sau khi đã được vệ sinh sạch sẽ trong vòng 15 phút. Sau đó tiến hành rửa sạch lại với nước sạch.
Hỗ trợ hệ tiêu hóa, phòng chống ung thư: Nấu 1,5 lít nước với 100g xạ đen và 100g xạ vàng, 30g cây B1, cây máu gà (kê huyết đằng) để uống trong ngày. Hoặc cũng có thể nấu với 70g bao gồm lá và thân cây xạ đen, sau đó lọc rồi để nguội uống hàng ngày.
Thanh nhiệt, lợi tiểu, thông kinh: Phơi khô 15g xạ đen và sao vàng, 12g kim ngân hoa, sau đó hãm lấy nước uống trong ngày.
Tăng cường đề kháng, giảm căng thẳng: mỗi loại 15g các loại dược liệu xạ đen, nấm linh chi, giảo cổ lam, sắc lấy nước uống hàng ngày.
Cầm máu, chữa mụn nhọt: Vệ sinh da sạch sẽ rồi lấy khoảng 3 - 5 lá xạ đen còn tươi đã giã nát đắp lên, sau đó băng lại để tránh nhiễm trùng.
Nên sao vàng hạ thổ cây xạ đen nhằm thay đổi tính năng của thảo dược, giảm bớt tính kích thích, dễ uống cân bằng âm dương rất tốt cho sức khỏe. Bà con có thể sao vàng hạ thổ cây xạ đen theo các bước sau:
Bước 1: Sau khi cây xạ đen được thu hái về, tiến hành rửa sạch, chặt từng khúc sau đó đem phơi khô.
Bước 2: Cho xạ đen đã được phơi khô vào chảo đun trên bếp (lưu ý sử dụng nồi đất hoặc nồi gang) sau đó đảo đều cho vàng, khi xuất hiện mùi thơm tắt bếp.
Bước 3: Đổ chảo xạ đen xuống nền đất để hạ thổ, có thể phủ một lớp giấy báo lên trên bề mặt. Đời khoảng một vài phút cho xạ đen nguội cho vào túi để nơi khô ráo, tránh chỗ ẩm ướt, sử dụng đến đâu gói lại kỹ đến đó.
Lá xạ đen có nhiều công dụng như thanh nhiệt, lợi tiểu. Ảnh internet |
Lưu ý khi dùng cây xạ đen
Cũng như nhiều loại thuốc và thảo dược khác, trước khi sử dụng cây xạ đen làm dược liệu cần tham khảo ý kiến của thầy thuốc, bác sĩ để tránh gặp tác dụng phụ hoặc tương tác thuốc. Một số lưu ý đối với cây xạ đen cần thận trọng khi sử dụng bao gồm:
Không dùng vượt quá liều lượng cho phép vì có thể làm tụt huyết áp, gây hoa mắt, chóng mặt.
Thuốc hoặc trà từ cây xạ đen sau khi nấu hoặc hãm cần pha vừa đủ, đúng liều lượng và dùng hết trong ngày. Tránh để thuốc qua đêm khi sử dụng sẽ làm đau bụng, đi ngoài và đầy bụng.
Xạ đen có tác dụng an thần và chữa mất ngủ nên có thể gây ngủ gà, ngủ gật.
Không nên sử dụng đối với người bị bệnh thận vì có thể làm suy thận.
Không được tự ý tăng giảm liều lượng hoặc phối hợp với các loại dược liệu khác để tránh gây ra những tác dụng không mong muốn.
Phụ nữ đang mang thai hoặc nuôi con cho bú, trẻ nhỏ dưới 5 tuổi là những đối tượng không được sử dụng, nếu muốn dùng xạ đen để điều trị các bệnh ung thư cần hỏi ý kiến của bác sĩ.
Không sử dụng thức uống có cồn, các loại thực phẩm như cà pháo, đậu xanh, măng chua, rau muống,... khi uống cây xạ đen vì có thể làm giảm tác dụng.
Nếu đang dùng thuốc Tây y để điều trị, nên uống thuốc Tây và các bài thuốc từ cây xạ đen cách nhau tối thiểu 30 phút để đạt hiệu quả và tránh tương tác thuốc.
Cây xạ đen là loại thuốc nam rất quý nhờ đặc tính phòng chống bệnh ung thư. Ngoài ra, cây còn có tác dụng an thần, giải tỏa căng thẳng, tăng cường hệ miễn dịch và điều trị các bệnh về gan,...
Như vậy có thể thấy rằng công dụng mà cây xạ đen mang lại cho sức khỏe là rất lớn. Tuy nhiên, để đạt được mục đích sử dụng xạ đen một cách tối ưu, tốt nhất người dùng nên tham vấn ý kiến của người có chuyên môn để tránh trường hợp lạm dụng hoặc dùng sai cách dẫn đến tác dụng phụ không mong muốn./.
Tin liên quan
Nhận thức đúng đắn để phòng ngừa và điều trị hiệu quả ung thư
08:21 | 02/10/2024 Tin tức
Phê duyệt đề án dự phòng, phát hiện, quản lý điều trị bệnh không lây nhiễm và rối loạn sức khỏe tâm thần
11:47 | 15/06/2024 Tin tức
Sandoz hợp tác với Bệnh viện K đào tạo nâng cao năng lực chuyên môn và khả năng điều trị bệnh ung thư
16:58 | 13/06/2024 Tin tức
Cùng chuyên mục
Những tác dụng chữa bệnh nổi bật của cây xạ đen
06:30 | 25/11/2024 Y học cổ truyền
Đề xuất cơ cấu tổ chức khoa Y, Dược cổ truyền trong bệnh viện
18:25 | 15/11/2024 Y học cổ truyền
Tác dụng chữa bệnh của cây huyết dụ
11:15 | 11/11/2024 Y học cổ truyền
Kháng sinh tự nhiên trong cây sim rừng
14:53 | 05/11/2024 Y học cổ truyền
[E-Magazine] Công dụng của lá vối với sức khỏe
06:45 | 04/11/2024 SKV- Mag
Thuốc cổ truyền nào được miễn thử lâm sàng tại Việt Nam?
14:00 | 02/11/2024 Y học cổ truyền
Các tin khác
Nguyên tắc xét tặng giải thưởng Hải Thượng Lãn Ông về công tác y dược cổ truyền
07:52 | 02/11/2024 Y học cổ truyền
Chức năng của ngũ tạng trong cơ thể con người
11:12 | 31/10/2024 Y học cổ truyền
BHYT bổ sung thêm nhiều bài thuốc y học cổ truyền vào danh mục chi trả
11:18 | 30/10/2024 Y học cổ truyền
Cảm lạnh và các phương pháp điều trị cảm lạnh từ thảo dược
11:17 | 30/10/2024 Y học cổ truyền
Tổng hợp những loại thảo dược trị ho hiệu quả
16:10 | 28/10/2024 Y tế 24h
Hiệu lực bảo vệ thần kinh của một số loại gia vị
21:04 | 27/10/2024 Y học cổ truyền
Triển khai các biện pháp phát huy thế mạnh của y học cổ truyền
08:41 | 27/10/2024 Y học cổ truyền
Lợi ích của gừng đen đối với sức khỏe
16:50 | 25/10/2024 Y học cổ truyền
Một số loại cây thuốc quý chữa bệnh ung thư và lưu ý khi sử dụng
09:49 | 24/10/2024 Y học cổ truyền
Phát triển cây dược liệu hướng đi bền vững cho nông nghiệp và tăng trưởng kinh tế tại Nghệ An
09:48 | 24/10/2024 Y học cổ truyền
An Giang: Hội nghị khoa học Đông dược bào chế
12-11-2024 10:00 Hoạt động hội
Hội Nam y Việt Nam công bố quyết định thành lập Chi hội Nam y Thái Bình
21-10-2024 00:00 Hoạt động hội
Hội Nam Y Việt Nam và Công ty Cổ phần Ao Vua hỗ trợ, sẻ chia khó khăn với nhân dân xã Phượng Vĩ (Cẩm Khê, Phú Thọ)
12-10-2024 00:00 Hoạt động hội
Hội Nam y Việt Nam chia sẻ khó khăn với đồng bào vùng cao Nậm Nhùn (Lai Châu)
12-10-2024 00:00 Hoạt động hội
Hội Nam Y Việt Nam: Xây dựng nội dung, kế hoạch tổ chức "Giải thưởng Tuệ Tĩnh" năm 2024
06-10-2024 15:00 Hoạt động hội