Mới nhất Đọc nhiều

Bài thuốc chữa bệnh của dược liệu hương nhu

Cây hương nhu là vị thuốc quý trong Đông y với nhiều tác dụng như tán hàn, lợi thấp, lợi niệu, phát hãn, trị phù thũng,...

Hương nhu là loại cây thân thảo, sống lâu năm, cao khoảng 1 – 2m. Thân hình trụ, có màu nâu tía, hoá gỗ phần gốc. Phần thân non được bao phủ bởi lớp lông màu trắng, đôi khi màu xanh nhạt.

Lá mọc đối xứng, cuống dài từ 1 – 2cm, phiến lá có hình mũi mác, màu nâu tía, khía răng cưa và được bao phủ lớp lông ở 2 mặt. Gân lá hiện rõ và có màu tím đậm. Hoa có màu tím, mọc thành cụm từ nách lá dài 5 – 7cm, hình xim.

Cây Hương Nhu: Gợi Ý 9 Bài Thuốc Và Lưu Ý Khi Dùng Dược Liệu
Cây hương nhu

Quả bế tư, được bao phủ bởi các đài hoa. Cây nở hoa vào tháng 5 – 6 và kết quả vào tháng 6 – 7 hàng năm. Khi vò các bộ phận của cây sẽ có mùi thơm đặc trưng.

Phân loại

Do có hình dáng khá giống nhau nên nhiều người thường nhầm lẫn cây hương nhu và câu quế. Thực chất, hai loại cây này hoàn toàn khác nhau về dược tính và công dụng.

Theo các tài liệu y học, dược liệu hương nhu có 2 loại là màu trắng và màu tía.

  • Hương nhu tía: Đặc điểm của loại cây này là có màu tím từ lá, thân, cành và hoa đều có màu tím.
  • Hương nhu trắng: Thân, hoa và các gân lá của loại cây này có màu tía đặc trưng. Lá hương nhu trắng có màu xanh lục, ở mặt dưới nhạt hơn so với mặt trên.

Cả hai loại cây này đều được ứng dụng trong chữa trị bệnh. Tuy nhiên, tác dụng của hương nhu tía cao hơn so với hương nhu trắng.

Vị thuốc hương nhu

1. Tính vị

Tính ấm nhẹ, vị cay, mùi thơm đặc trưng

2. Quy kinh

Quy vào kinh Phế và Vị

3. Tác dụng dược lý

Theo y học cổ truyền:

  • Công dụng: Tán hàn, lợi thấp, lợi niệu, phát hãn
  • Chủ trị: Đau bụng, nôn mửa, thanh thử, trị phù thũng, bì thuỷ, phong thuỷ,…

Theo y học hiện đại:

  • Giúp làm giảm căng thẳng, mệt mỏi, chống trầm cảm, tâm trạng lo âu
  • Chữa cảm mạo, hạ sốt, đau đầu, cảm lạnh
  • Kháng khuẩn, chống viêm, trị hôi miệng, mang lại hiệu quả trong chống nhiễm trùng
  • Bổ sung vitamin K cho cơ thể, chống oxy hoá và làm giảm cholesterol xấu trong máu.
  • Hỗ trợ chữa trị các bệnh về dạ dày, đường hô hấp và đái tháo đường
  • Kích thích mọc tóc, chữa trị rụng tóc, giúp chân tóc chắc khoẻ hơn

4. Cách dùng – liều lượng

Dược liệu hương nhu thường được dùng phổ biến ở dạng thuốc sắc, hoàn, tán để chữa bệnh. Liều dùng thông thường từ 8 – 20g/ ngày. Tuỳ vào mục đích sử dụng và tình trạng sức khoẻ, thầy thuốc có thể gia giảm liều dùng phù hợp.

Các bài thuốc chữa bệnh từ dược liệu

Trong Đông y lưu truyền nhiều bài thuốc chữa bệnh từ vị thuốc hương nhu an toàn và lành tính. Mặc dù không chứa độc tính nhưng việc áp dụng bài thuốc không phù hợp hoặc dùng quá liều có thể ảnh hưởng đến kết quả chữa trị và sức khoẻ tổng thể.

Bài thuốc chữa đau bụng, tiêu chảy:

  • Chuẩn bị: Tía tô, hương nhu mỗi vị 12g, mộc qua 9g
  • Thực hiện: Các dược liệu đem đi sắc với nước 3 chén nước đến khi cạn còn 1/3 thì tắt bếp. Chia lượng nước thuốc thành nhiều lần và uống hết trong ngày

Bài thuốc chữa cảm, hạ sốt, đau đầu:

  • Chuẩn bị 1 nắm lá hương nhu tươi
  • Thực hiện: Dược liệu sau khi rửa sạch thì mang đi giã nhuyễn, vắt lấy nước cốt và pha với một ít nước ấm để uống. Phần bã đắp lên trán, thái dương để giúp hạ sốt, giảm đau đầu.

Bài thuốc chữa cảm lạnh:

  • Bài thuốc 1: Chuẩn bị hậu phác (tẩm gừng, nướng khô), đậu ván trắng (sao) mỗi vị 200g, hương nhu (sao) 500g. Các vị thuốc đem tán bột mịn. Mỗi lần dùng 8 – 10g bột uống cùng với nước ấm. Mỗi ngày uống 2 lần.
  • Bài thuốc 2: Chuẩn bị hương nhu khô 100g, đem tán bột mịn. Mỗi lần dùng 8g bột pha với nước sôi. Ngày uống 2 lần.
  • Bài thuốc 3: Chuẩn bị lá bưởi, lá hương nhu khô, ngải cứu (sả), lá tre, khuynh diệp, cành lá thanh táo, tía tô, gừng, húng chanh mỗi vị 15g. Các dược liệu sau khi rửa sạch thì cho vào nồi đun với 2 lít nước. Dùng nước này để xông cơ thể để cải thiện bệnh lý.

Bài thuốc chữa hôi miệng:

  • Chuẩn bị 10g hương nhu
  • Thực hiện: Dược liệu rửa sạch rồi cho vào ấm đun với 200ml nước khi cạn còn 100ml thì tắt bếp. Dùng nước này để ngậm rồi súc miệng đều đặn mỗi ngày để giúp cải thiện tình trạng hôi miệng.

Bài thuốc chữa cảm vào mùa hè:

  • Chuẩn bị: Cát căn, hương nhu, điền cơ hoàng, diếp cá mỗi loại 12g, mộc hương 4g và xương bồ 8g.
  • Thực hiện: Các dược liệu sau khi rửa sạch thì cho vào ấm cùng với lượng nước vừa đủ và đun trên lửa nhỏ. Chia nước thuốc thành nhiều lần và uống hết trong ngày.

Bài thuốc chữa phù thũng, nước tiểu đục:

  • Chuẩn bị: Cỏ tranh 30g, hương nhu 9g, ích mẫu thảo 12g
  • Thực hiện: Các vị thuốc đem sắc với 600ml nước đến khi cạn còn 1/3 thì tắt bếp. Chắt lấy nước chia thành nhiều lần và uống hết trong ngày. Thực hiện liên tục trong vòng 10 ngày để cải thiện bệnh lý.

Bài thuốc chữa trường vị viêm cấp tính, kiết lỵ:

  • Chuẩn bị: Hồng lạt liệu, hương nhu, thanh hao mỗi vị 12g
  • Thực hiện: Đem sắc lấy nước uống. Mỗi ngày sắc uống 1 thang đến khi bệnh cải thiện.

Bài thuốc mọc tóc cho trẻ nhỏ:

  • Chuẩn bị: Hương nhu 40g
  • Thực hiện: Dược liệu sau khi rửa sạch thì đem sắc với 200ml nước đến khi cô đặc. Trộn nước thuốc với mỡ lợn rồi dùng hỗn hợp này thoa lên da đầu của trẻ. Mỗi ngày thực hiện từ 1 – 2 lần. Lưu ý cần vệ sinh da đầu của trẻ trước khi bôi, không dùng trên vùng da có vết thương hở, chảy máu, lở loét.

Bài thuốc trị rụng tóc:

  • Chuẩn bị: Lá hoặc vỏ bưởi, cây hương nhu, bồ kết khô mỗi vị 10g
  • Thực hiện: Các dược liệu sau khi rửa sạch thì cho vào nồi đun cùng với 3 lít nước. Pha với nước lạnh vừa đủ dùng để gội đầu. Thực hiện đều đặn 2 lần/ tuần để giúp cải thiện tình trạng rụng tóc.

Lưu ý – Kiêng kỵ khi dùng dược liệu chữa bệnh

Để đạt được hiệu quả chữa bệnh tốt nhất khi dùng dược liệu hương nhu, người bệnh cần lưu ý một số vấn đề sau:

  • Không dùng dược liệu cho người âm hư, khí hư, ra nhiều mồ hôi, mắc bệnh ho lao, người vừa phẫu thuật xong hoặc chuẩn bị phẫu thuật.
  • Phụ nữ mang thai và đang cho con bú cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi áp dụng các bài thuốc chữa bệnh từ hương nhu.
  • Dược liệu có thể gây tương tác, làm giảm tác dụng hoặc gây ra phản ứng ảnh hưởng đến sức khỏe với một số loại thuốc như thuốc chống đông máu, thuốc Pentobarbital.
  • Không áp dụng các bài thuốc từ hương nhu liên tục trên 6 tuần. Tránh lạm dụng dược liệu vì có thể ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ.

Cây hương nhu là dược liệu quý được dùng trong nhiều bài thuốc chữa bệnh và có độ an toàn cao. Tuy nhiên, trước khi dùng dược liệu này, người bệnh cần tham vấn chuyên khoa để được hướng dẫn cụ thể.

vienyduocdantoc.org.vn

Tin liên quan

Những công dụng quý của dược liệu xạ hương

Những công dụng quý của dược liệu xạ hương

Xạ hương là một loại dược liệu quý. Tên gọi Xạ hương bắt nguồn từ chất có mùi hương lan tỏa thu được từ tuyến của hươu xạ đực. Chất này được sử dụng như một chất định hương nước hoa từ thời cổ đại và là một trong những sản phẩm động vật tốn kém nhất thế giới. Ngoài ra, xạ hương còn là một vị thuốc với nhiều công dụng quý trong Đông Y.
Bài thuốc bằng dược liệu tự nhiên trị bệnh thần kinh tọa

Bài thuốc bằng dược liệu tự nhiên trị bệnh thần kinh tọa

Một sốbài thuốc trị bệnh thần kinh tọa sử dụng dược liệu tự nhiên có tác dụng kháng viêm, cải thiện triệu chứng đau do bệnh tương đối hiệu quả nên được nhiều người áp dụng.
Nguyên nhân gây mất ngủ và những bài thuốc điều trị

Nguyên nhân gây mất ngủ và những bài thuốc điều trị

Để điều trị chứng mất ngủ một cách có hiệu quả, có thể căn cứ vào những triệu chứng (biểu hiện) cụ thể để xác định đúng nguyên nhân gây bệnh mà dùng bài thuốc phù hợp.

Cùng chuyên mục

Bồ công anh dược liệu có nhiều công dụng đối với sức khỏe

Bồ công anh dược liệu có nhiều công dụng đối với sức khỏe

Bồ công anh là dược liệu có nhiều công dụng đối với sức khỏe con người. Theo Y học cổ truyền bồ công anh là dược liệu có vị đắng, tính mát, quy vào các kinh can, thận, tâm và có công dụng thanh nhiệt, giải độc, tiêu viêm và hóa thấp. Y học cổ truyền sử dụng cây bồ anh để chữa chứng chán ăn, khó chịu dạ dày, đầy hơi, sỏi mật, đau khớp, đau nhức cơ bắp, bệnh chàm, mẩn ngứa, bầm tím, viêm vú, thông tắc tia sữa...

Các tin khác

Công dụng chữa bệnh của cây lá bỏng

Công dụng chữa bệnh của cây lá bỏng

Cây lá bỏng còn gọi là cây sống đời, nó được gọi là lá bỏng vì lá của nó có thể dùng làm thuốc chữa bỏng.
Vị thuốc chuối hột rừng

Vị thuốc chuối hột rừng

Theo tài liệu Y học cổ truyền, chuối hột rừng có công dụng sát trùng, lương huyết, an thai, lợi tiểu,…
Danh mục một số cây thuốc  Nam theo nhóm bệnh

Danh mục một số cây thuốc Nam theo nhóm bệnh

Việt Nam là một nước có truyền thống lâu đời trong việc dùng cây cỏ để phòng và điều trị bệnh. Vườn thuốc nam có vai trò thiết thực trong việc sơ cứu và chữa trị một số bệnh thông thường.
12 bài thuốc chữa bệnh hiệu quả của xà sàng tử

12 bài thuốc chữa bệnh hiệu quả của xà sàng tử

Xà sàng tử là tên gọi của vị thuốc được dùng điều trị các bệnh lý, chẳng hạn như trĩ, lạnh tử cung, bệnh viêm da hoặc vấn đề sinh lý nam.
Công dụng và các bài thuốc trị bệnh của cây chùm ngây

Công dụng và các bài thuốc trị bệnh của cây chùm ngây

Cây chùm ngây là cây thuốc có nhiều công dụng chữa bệnh và hỗ trợ sức khỏe tốt như điều hòa huyết áp, ngăn ngừa ung thư, bệnh loãng xương...
5 vị thuốc nam phòng chữa bệnh thường gặp

5 vị thuốc nam phòng chữa bệnh thường gặp

Một số bệnh như: Ho, viêm họng, cảm cúm, đầy bụng, đau mỏi... là những bệnh thường gặp trong đời sống hàng ngày có thể dùng những bài thuốc Nam theo kinh nghiệm dân gian để chữa bệnh.
Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác - bậc thầy của những bài thuốc Nam

Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác - bậc thầy của những bài thuốc Nam

Đại danh y Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác không chỉ là biểu tượng của y học truyền thống Việt Nam mà còn là nguồn cảm hứng cho nhiều thế hệ sau này trong việc nghiên cứu và ứng dụng các bài thuốc Nam.
Những lưu ý khi sử dụng nguyên liệu tự nhiên trong các bài thuốc nam gia truyền

Những lưu ý khi sử dụng nguyên liệu tự nhiên trong các bài thuốc nam gia truyền

Các nguyên liệu này được thu hái từ rừng núi, đồng bằng, ao hồ và thậm chí là từ vườn nhà, mỗi loại mang trong mình những đặc tính chữa bệnh riêng biệt.
Vấn đề nguyên liệu tự nhiên của các bài thuốc nam gia truyền

Vấn đề nguyên liệu tự nhiên của các bài thuốc nam gia truyền

Nguyên liệu tự nhiên trong các bài thuốc nam gia truyền của Việt Nam rất đa dạng và phong phú, phản ánh sự hiểu biết sâu sắc của người Việt về môi trường tự nhiên xung quanh họ.
Đặc điểm nổi bật của bài thuốc Nam gia truyền

Đặc điểm nổi bật của bài thuốc Nam gia truyền

Nhiều bài thuốc nam không chỉ dùng để điều trị khi đã mắc bệnh mà còn để tăng cường sức khỏe và phòng chống bệnh tật.
Xem thêm
Chi hội Nam Y An Giang (Hội Nam Y Việt Nam) cấp phát nước miễn phí cho người dân tỉnh Tiền Giang

Chi hội Nam Y An Giang (Hội Nam Y Việt Nam) cấp phát nước miễn phí cho người dân tỉnh Tiền Giang

Trong bối cảnh nắng nóng kéo dài, nhiều tháng không mưa, gây xâm nhập mặn ở các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long ảnh hưởng đến đời sống bà con vùng ven biển, việc chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cộng đồng trở thành một trách nhiệm quan trọng của mỗi cá nhân và tổ chức xã hội. Theo tinh thần đó, ngày 24/4/2024, Chi hội Nam Y tỉnh An Giang đã tổ chức chương trình thiện nguyện quý II năm 2024 với mục đích là phát nước miễn phí cho người dân xã Tân Điền, TP Gò Công Đông, tỉnh Tiền Giang.
Chi Hội Nam Y Pháp Bảo Khỏe tổ chức thành công Đại hội đại biểu lần thứ nhất nhiệm kỳ 2024 – 2029

Chi Hội Nam Y Pháp Bảo Khỏe tổ chức thành công Đại hội đại biểu lần thứ nhất nhiệm kỳ 2024 – 2029

Ngày 20/04, Chi Hội Nam Y Pháp Bảo Khỏe long trọng tổ chức Đại hội đại biểu lần thứ nhất nhiệm kỳ 2024 – 2029 & Diễn đàn tư vấn sức khỏe cộng đồng tại số 139 đường Quảng An, quận Tây Hồ, thành phố Hà Nội.
Hội Nam Y Việt Nam: Dâng hương tưởng nhớ Danh y Tuệ Tĩnh- Một Thiền sư, một nhân cách lớn

Hội Nam Y Việt Nam: Dâng hương tưởng nhớ Danh y Tuệ Tĩnh- Một Thiền sư, một nhân cách lớn

Tuệ Tĩnh Thiền sư (1330 – 1400) là một lang y sống ở giai đoạn cuối thời Trần. Ông được hậu thế suy tôn là tiên thánh của ngành thuốc Nam. Tại Hải Dương còn có các đền thờ ông ở xã Cẩm Văn, Cẩm Vũ ( Đền Bia, Đền Xưa), ở chùa Hải Triều làng Yên Trung, nay
Hội Nam y Việt Nam Tổng kết Công tác Hội năm 2023 và Triển khai nhiệm vụ năm 2024 khu vực phía Nam

Hội Nam y Việt Nam Tổng kết Công tác Hội năm 2023 và Triển khai nhiệm vụ năm 2024 khu vực phía Nam

Sáng ngày 29/2/2024, tại Bảo tàng Phụ nữ Nam Bộ, Hội Nam y Việt Nam đã tổ chức Đại hội Tổng kết Công tác hoạt động năm 2023 và Triển khai nhiệm vụ công tác Hội năm 2024.
Hội Nam y Việt Nam tổ chức Hội nghị Tổng kết Công tác Hội năm 2023 và Triển khai nhiệm vụ công tác năm 2024 khu vực phía Bắc

Hội Nam y Việt Nam tổ chức Hội nghị Tổng kết Công tác Hội năm 2023 và Triển khai nhiệm vụ công tác năm 2024 khu vực phía Bắc

Sáng ngày 28/2/2024, Tại Học viện Y dược học cổ truyền Việt Nam, Hội Nam y Việt Nam tổ chức Hội nghị tổng kết công tác Hội năm 2023 và Triển khai công tác Hội năm 2024 Khu vực phía Bắc.
Phiên bản di động