Dấu hiệu phát hiện sớm cục máu đông giúp phòng ngừa đột quỵ
Vì sao đột quỵ khi ngủ? Tuần hoàn máu kém ảnh hưởng đến não thế nào? |
Cục máu đông thường xuất hiện ở vị trí nào và phát hiện ra sao?
Cục máu đông có thể hình thành ở bất kỳ vị trí nào trong cơ thể. Tuy nhiên, một số khu vực cụ thể sẽ dễ xảy ra hơn. Tùy vào vị trí cục máu đông xuất hiện mà có những dấu hiệu khác nhau.
Cục máu đông làm chậm hoặc ngừng lưu thông máu, nó có thể tích tụ trong mạch và khiến mạch sưng lên |
- Cục máu đông ở tay, chân: Cục máu đông đi qua tay chân thường gây sưng tấy, xuất hiện vùng da màu đỏ hoặc xanh ở tay hoặc chân, cảm giác nóng hoặc ngứa kèm đau, chuột rút ở cẳng chân.
- Cục máu đông ở tim: Cảm thấy đau ngực dữ dội, cơ thể đổ nhiều mồ hôi và khó thở, cánh tay đau và nhức mỏi.
- Cục máu đông ở phổi: Thường gặp nhất là cục máu đông ở tĩnh mạch tay, chân vỡ ra và di chuyển đến phổi. Khi đó người bệnh thường có các biểu hiện như khó thở, đau ngực, đổ mồ hôi, chóng mặt, ho.
- Cục máu đông ở thận: Thấy đau ở bên bụng, chân hoặc đùi, đi tiểu ra máu, sốt, buồn nôn hoặc nôn, tăng huyết áp, phù chân.
- Cục máu đông ở não: Cục máu đông hình thành trên não hoặc “chạy” lên não có thể dẫn đến đột quỵ - một biến cố về sức khỏe gây tàn phế và tử vong cao. Có đến 80% trường hợp đột quỵ gây nên bởi cục máu đông. Khi cục máu đông xuất hiện ở não thì người bệnh sẽ có những biểu hiện như đau đầu, hoa mắt, chóng mặt, liệt mặt, méo miệng, chân tay khó cử động, yếu nửa người, giọng nói ngọng lắp...
Làm sao ngăn cục máu đông chạy lên não gây đột quỵ?
Hiện nay, không có phương pháp nào ngăn ngừa hoàn toàn sự hình thành cục máu đông, tuy nhiên, có rất nhiều cách để giảm thiểu nguy cơ, một trong số đó là sử dụng thuốc chống đông máu, thuốc làm tan cục máu đông. Tuy nhiên các loại thuốc này cần có chỉ định của bác sĩ, tránh lạm dụng vì có thể gây tác dụng phụ không mong muốn như gây xuất huyết nguy hiểm nếu không kiểm soát được.
Một lối sống lành mạnh cũng rất quan trọng để phòng ngừa cục máu đông và đột quỵ. Bạn cần duy trì các thói quen có lợi như ăn nhạt, ăn ít chất béo bão hoà, ăn nhiều rau củ quả tươi, không hút thuốc lá, tập thể dục ít nhất 150 phút mỗi tuần.
Việc nghiên cứu tìm hiểu các biện pháp để phòng ngừa sự hình thành và làm tan cục máu đông đã sớm được sự quan tâm của nhiều chuyên gia trên thế giới. Tại Nhật Bản, vào những năm 80 của thế kỷ trước, Tiến sĩ về vi sinh học Sumi Hiroyuki đã phát hiện ra món ăn truyền thống của người Nhật được làm từ đậu tương lên men có một hoạt chất giúp phá sợi tơ huyết rất mạnh và đặt tên là Nattokinase.
Một trong những sản phẩm có thành phần chính là Nattokinase hỗ trợ làm tan cục máu đông, tăng cường lưu thông máu lên não/ https://suckhoeviet.org.vn/ |
Đến nay, có ít nhất 17 nghiên cứu trên thế giới về công dụng hỗ trợ làm tan cục máu đông, phòng đột quỵ của Nattokinase. Qua các nghiên cứu ghi nhận, enzyme này có khả năng phân hủy tơ huyết (sợi fibrin làm đông máu) hữu hiệu gấp 4 lần plasmin của cơ thể (enzym nội sinh làm tan máu đông). Sau khi vào cơ thể sẽ làm tăng tốc phản ứng sinh hóa làm tiêu tan sợi tơ huyết, rút ngắn thời gian phân hủy cục máu đông, cứu nguy cho người nguy cơ đột quỵ cao.
Hiệp hội Nattokinase Nhật Bản (JNKA), tổ chức lớn nhất thế giới chuyên nghiên cứu về Nattokinase cũng khuyến cáo sử dụng enzym này cho người trên 50 tuổi, người mắc bệnh lý tim mạch liên quan đến huyết khối hoặc có độ nhớt máu cao (nhồi máu cơ tim, tiểu đường, xơ vữa mạch máu, rối loạn mỡ máu…). Như vậy, khi áp dụng đồng bộ những giải pháp trên có thể tăng hiệu quả đầy lùi nguy cơ cục máu đông, chủ động ngăn ngừa đột quỵ não.
Tin liên quan
[Infographic] 8 quy tắc vàng phòng chống đột quỵ
06:50 | 14/12/2024 Sức khỏe
TP.HCM cấp cứu 300 ca đột quỵ trong 9 tháng
22:28 | 29/11/2024 Sức khỏe
Ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong điều trị đột quỵ
11:28 | 10/11/2024 Tin tức
Cùng chuyên mục
Vì một lối sống năng động lành mạnh
08:12 | 18/12/2024 Khỏe - Đẹp
Cảnh báo: Bệnh nhân cong vẹo cột sống đang có xu hướng trẻ hóa
19:31 | 17/12/2024 Khỏe - Đẹp
Bệnh viện Tâm Anh cùng các nhà khoa học Mỹ thử nghiệm thuốc mới điều trị ung thư giai đoạn cuối
20:50 | 12/12/2024 Khỏe - Đẹp
Top thực phẩm nên ăn nhiều vào mùa đông
07:00 | 10/12/2024 Y tế 24h
[E-Magazine] Những lợi ích tuyệt vời của cà rốt với sức khỏe
09:12 | 08/12/2024 SKV- Mag
Phương pháp tự nhiên giảm đường huyết hiệu quả cho bệnh nhân tiểu đường
11:00 | 07/12/2024 Khỏe - Đẹp
Các tin khác
HLV Yoga Vũ Thị Hồng: “Càng tập luyện, càng cuốn hút và đam mê”
06:35 | 06/12/2024 Khỏe - Đẹp
[Infographic] Lợi ích khi dùng mật ong vào buổi sáng
07:00 | 04/12/2024 Y tế 24h
Mùa đông ăn gì để giữ ấm cơ thể hiệu quả?
14:30 | 28/11/2024 Khỏe - Đẹp
[Infographic] Những lợi ích tuyệt vời của táo đỏ
06:30 | 28/11/2024 Khỏe - Đẹp
Top thực phẩm tự nhiên tốt cho xương khớp
08:03 | 24/11/2024 Y tế 24h
[Infographic] Những người nên hạn chế ăn quả lê
15:55 | 23/11/2024 Infographic
Khởi nghiệp trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe cùng với TT-GREEN
12:06 | 22/11/2024 Khỏe - Đẹp
[Infographic] 7 loại trà thảo mộc dành cho người tiểu đường
06:15 | 18/11/2024 Infographic
Top các loại rau là nguồn thuốc quý
18:00 | 16/11/2024 Khỏe - Đẹp
Hội chứng ống cổ tay và các cách điều trị đơn giản
06:30 | 14/11/2024 Khỏe - Đẹp
Lễ dâng hương và báo cáo kết quả thừa kế di sản của Đại danh y Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác
07-12-2024 13:48 Hoạt động hội
Hội Nam Y Việt Nam tổ chức Lễ dâng hương kỷ niệm 50 năm ngày mất cố Lương Y Nguyễn Kiều
01-12-2024 20:00 Hoạt động hội
An Giang: Hội nghị khoa học Đông dược bào chế
12-11-2024 10:00 Hoạt động hội
Hội Nam y Việt Nam công bố quyết định thành lập Chi hội Nam y Thái Bình
21-10-2024 00:00 Hoạt động hội
Hội Nam Y Việt Nam và Công ty Cổ phần Ao Vua hỗ trợ, sẻ chia khó khăn với nhân dân xã Phượng Vĩ (Cẩm Khê, Phú Thọ)
12-10-2024 00:00 Hoạt động hội