Điều trị cảm cúm không dùng thuốc

Bệnh cúm (ICD-10: J10-J11: Influenza) là bệnh nhiễm virus cấp tính đường hô hấp với biểu hiện sốt, đau đầu, đau cơ, mệt mỏi, sổ mũi, đau họng và ho… (hình 1). Ho thường nặng và kéo dài. Có thể kèm theo các triệu chứng đường tiêu hóa (như buồn nôn, nôn, tiêu chảy…), đặc […]

Bệnh cúm (ICD-10: J10-J11: Influenza) là bệnh nhiễm virus cấp tính đường hô hấp với biểu hiện sốt, đau đầu, đau cơ, mệt mỏi, sổ mũi, đau họng và ho… (hình 1). Ho thường nặng và kéo dài. Có thể kèm theo các triệu chứng đường tiêu hóa (như buồn nôn, nôn, tiêu chảy…), đặc […]

Bệnh cúm (ICD-10: J10-J11: Influenza) là bệnh nhiễm virus cấp tính đường hô hấp với biểu hiện sốt, đau đầu, đau cơ, mệt mỏi, sổ mũi, đau họng và ho… (hình 1). Ho thường nặng và kéo dài. Có thể kèm theo các triệu chứng đường tiêu hóa (như buồn nôn, nôn, tiêu chảy…), đặc biệt ở trẻ em. Thông thường bệnh diễn biến nhẹ và hồi phục trong vòng 3-8 ngày. Ở trẻ em và người lớn tuổi hay người mắc bệnh mạn tính về tim phổi, thận, bệnh chuyển hóa, thiếu máu hoặc người có suy giảm miễn dịch, bệnh có thể diễn biến nặng hơn như viêm tai, viêm phế quản, viêm phổi, viêm não, có thể dẫn đến tử vong. Ngoài ra, hiện nay các loại virus cúm nguy hiểm, có khả năng lây lan rộng, đang ngày càng xuất hiện nhiều hơn như H5N1, H1N1, H7N9… Khác với các bệnh nhiễm trùng gây ra do vi khuẩn, bệnh cúm do virus hiện chưa có thuốc đặc trị hữu hiệu.

Hình 1. Người ảnh người bị bệnh cảm cúm.

Hình 1. Người ảnh người bị bệnh cảm cúm.

Nhân dân ta đã có nhiều bài thuốc dân gian để chữa bệnh này như xông hơi các lá cây (nồi nước xông), đánh cảm… Tuy nhiên có một liệu pháp điều trị đơn giản hơn cả nồi nước xông mà hiệu quả rất cao, xong ít người biết và sử dụng: Uống nước và vận động (viết tắt là UV).

Trước tiên xin sơ lược qua về cơ chế bệnh sinh của cảm cúm. Virus cúm (Influenza virus) thuộc nhóm Orthomyxoviridae và được chia thành 3 typs A, B và C (loại A là dạng phổ biến nhất), xâm nhập vào cơ thể chúng ta qua đường hô hấp (do chúng ta hít các hạt nước bọt bé tí chứa virus của người mang bệnh cảm cúm vào cơ thể, virus nhân lên nhanh chóng trong tế bào và gây bệnh cảm cúm với các triệu chứng lâm sàng như kể trên. Virus đào thải ra khỏi cơ thể qua các đường hô hấp, nước tiểu, mồ hôi…

Điều trị: Hầu hết người bệnh bị cảm cúm chỉ cần điều trị triệu chứng. Cơ thể sẽ loại trừ virus trong vài ngày. Kháng sinh không có tác dụng diệt virus. Trong nhiều năm qua, 4 loại thuốc điều trị cúm đã được sử dụng. Các thuốc này ngăn sự nhân lên của virus cúm. Nếu uống thuốc trước khi bị bệnh hay trong ngày đầu của bệnh, những thuốc này có thể phòng được nhiễm bệnh hay giảm số ngày bị bệnh. Amantadine và Rimantadine được sử dụng trong nhiều năm qua, tương đối rẻ, có hiệu quả trong điều trị cúm A nhưng chúng thường gây nên tác dụng phụ ở người già (nếu sử dụng liều cao) và có xu hướng dẫn đến kháng thuốc. Amantadine gây phản ứng phụ ở hệ thần kinh trung ương trong số 5-10% người uống thuốc. Phản ứng phụ có thể nặng hơn ở những người già hoặc những người bị suy thận. Những thuốc mới ức chế men Neuraminidase như Zanamivir and Oseltamivir, có ít tác dụng phụ hơn và ít dẫn đến kháng thuốc hơn. Tuy nhiên thuốc này đắt hơn và không phổ biến ở nhiều nước. Đối với các trường hợp cúm nặng, cần phải nhập viện, chăm sóc tăng cường và điều trị kháng sinh để đề phòng nhiễm khuẩn thứ phát và hỗ trợ hô hấp.

Như trên đã cho biết, virus cúm không bị diệt bởi kháng sinh, thuốc diệt virus khó tiếp cận và dễ bị kháng lại. Các biện pháp Y học cổ truyền như nồi nước xông, đánh cảm… đôi khi không sẵn có hay phải mất thời gian chuẩn bị, không được tiện lợi. Một liệu pháp điều trị rất dân dã, đơn giản, luôn sẵn có mà hiệu quả cao xin được giới thiệu là UV.

Liệu pháp như sau: Khi nhận thấy có dấu hiệu của cảm cúm như sốt, đau đầu, đau xương khớp… (giai đoạn mới khởi bệnh) thì:

  • Uống khoảng 150 đến 250ml nước (có thể là nước pha Oresol, nước trái cây hoặc nước sôi nguội…)
  • Rồi vận động liên tục (như chạy, tập thể dục, tập xà nếu có thể… không bơi lội) trong vòng 45 phút đến 90 phút (tùy người) (hình 2 và 3). Ra mồ hơi và thở sâu, hổn hển càng nhiều càng tốt (hình 4).
  • Vào khoảng giữa thời gian vận động trên uống thêm 150 đến 250ml nước nữa.

Hình 2. Chạy là liệu pháp điều trị cảm cúm có hiệu quả cao.

Hình 2. Chạy là liệu pháp điều trị cảm cúm có hiệu quả cao.

Bệnh cảm cúm có thể thuyên giảm được 70-90%, tùy người và tùy vào cường độ và thời gian vận động UV trên đây. Một ngày có thể thực hành UV 2-3 lần, cách nhau 3-5 tiếng. Có thể thực hành này được dùng cùng với sử dụng thuốc chống cảm cúm hay các biện pháp Y học cổ truyền.

Điều kiện chỉ định thực hành UV: Trước hết, người bệnh phải có quyết tâm cao (vì khi bị cảm cúm thường mệt mỏi), không có quyết tâm cao thì không thực hiện được. Thực hành này được chỉ định vào thời kỳ đầu của bệnh cảm cúm, cơ thể không quá mệt mỏi, không bị bệnh tim hay huyết áp cao… Nơi vận động nên tránh gió lùa. Liệu pháp này cũng có thể được sử dụng trong giai đoạn đầu của bệnh sởi.

Hình 3. Tập thể dục thể lực.

Hình 3. Tập thể dục thể lực.

Giải thích cơ chế: Vận động trong liệu pháp UV (như chạy, tập thể dục, tập xà…) làm tăng tuần hoàn của cơ thể, tăng bài tiết qua hô hấp, nước tiểu, mồ hôi. Uống nước vào sẽ làm cho quá trình bài tiết này tăng mạnh hơn nữa và sẽ đào thải virus rất nhanh. Nồng độ virus trong tế bào cơ thể giảm mạnh. Hơn nữa, vận động lại làm tăng cường thể trạng của người bệnh nên tăng sức đề kháng của cơ thể với virus. Nếu thực hành UV 2-3 lần/ngày thì nồng độ virus trong cơ thể giảm được tối đa, cơ thể tăng cường đề kháng với virus tối đa, như vậy sẽ thuyên giảm bệnh cảm cúm tối đa.

Hình 4. Chảy mồ hôi sau vận động. Hình 4. Chảy mồ hôi sau vận động.

Hình 4. Chảy mồ hôi sau vận động.

Lợi ích của liệu pháp UV: Giảm nhanh các triệu chứng cảm cúm ngay sau thực hành, có thể chữa khỏi hoàn toàn cảm cúm sau 2-3 lần tập. Liệu pháp rất đơn giản, dễ làm và thực hành bất kì nơi nào thậm chí ngay trong phòng ngủ. Hầu như không tốn kém chi phí gì.

Chú ý: Không nên áp dụng liệu pháp này cho các bệnh gây ra do virus khác (Sốt xuất huyết).

Khi cần các bạn có thể liên hệ tư vấn liệu pháp UV theo số máy: 0912.505.023.

Chúc các bạn thành công!

Tài liệu tham khảo:

  1. Bệnh cảm cúm (Influenza), https://iph.org.vn/index.php/bnh-truyn-nhim/228-bnh-cum-influenza,
  2. Lê Giang, Nguyễn Thường Hanh, Cúm (cảm cúm) là bệnh gì? https://hellobacsi.com/benh/cum/,
  3. Hoàng Văn Khẩn (2014) Uống nhiều nước giúp cơ thể đào thải virus sởi, https://baotintuc.vn/khoa-hoc-doi-song/uong-nhieu-nuoc-giup-co-the-dao-thai-virus-soi-20140420170222473.htm,

Nguồn: Điều trị cảm cúm không dùng thuốc

PGS.TS Y học Vũ Khắc Lương, Giảng viên cao cấp Trường Đại học Y Hà Nội
yhocbandia.vn

Tin liên quan

Smart A được giới chuyên môn đánh giá cao tại Hội thảo khoa học: Minh chứng từ thực tiễn

Smart A được giới chuyên môn đánh giá cao tại Hội thảo khoa học: Minh chứng từ thực tiễn

Ngày 18/12/2024, tại Hà Nội, Hội Giáo dục Chăm sóc Sức khỏe Cộng đồng Việt Nam phối hợp cùng Công ty TNHH Ứng dụng Khoa học Công nghệ Quốc tế tổ chức hội thảo khoa học với chủ đề: “Smart A và sức khỏe cộng đồng”. Hội thảo thu hút đông đảo chuyên gia, nhà khoa học, bác sĩ đầu ngành cùng thảo luận và chia sẻ những nghiên cứu, ứng dụng và thành tựu nổi bật của sản phẩm Smart A trong chăm sóc sức khỏe cộng đồng.
Hà Nội: Hội thảo sức khỏe “Sinh lý và Bệnh lý lão khoa”

Hà Nội: Hội thảo sức khỏe “Sinh lý và Bệnh lý lão khoa”

Sáng 21/12/2024, tại Trường tiểu học & THCS Xanh Tuệ Đức (Hà Nội) đã diễn ra hội thảo sức khỏe “Sinh lý và Bệnh lý lão khoa” do TTND.GS.TS Trương Việt Bình - nguyên Giám đốc Học viện Y dược học cổ truyền Việt Nam, Chủ tịch Hội Nam y Việt Nam - chia sẻ thông tin. Hội thảo được tổ chức theo hình thức trực tiếp và trực tuyến.
Dự báo thời tiết ngày 21/12/2024: Bắc Bộ trời rét, ngày nắng

Dự báo thời tiết ngày 21/12/2024: Bắc Bộ trời rét, ngày nắng

Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia vừa đưa ra thông tin dự báo thời tiết ngày 21/12/2024 tại Hà Nội và các khu vực khác trên cả nước.

Cùng chuyên mục

6 câu hỏi thường gặp về bệnh giãn phế quản

6 câu hỏi thường gặp về bệnh giãn phế quản

Giãn phế quản là tình trạng các phế quản bị giãn ra và khó hồi phục được, dễ gây những biến chứng nguy hiểm, đe dọa tính mạng người bệnh nếu không được điều trị và quản lý bệnh tốt.
Y học cổ truyền là gì, ngành Y học cổ truyền, khám y học cổ truyền là học và khám những gì?

Y học cổ truyền là gì, ngành Y học cổ truyền, khám y học cổ truyền là học và khám những gì?

Y học cổ truyền là gì, ngành Y học cổ truyền, khám y học cổ truyền là học và khám những gì? Câu hỏi này được rất nhiều bạn sĩ tử và người bệnh quan tâm hiện nay. Khám Y học cổ truyền là phương pháp được dùng trong điều trị nhiều bệnh lý hiện nay. Khi đến khám tại phòng khám Y học cổ truyền, bệnh nhân nên tìm hiểu kỹ để lựa chọn những địa chỉ thăm khám Y học cổ truyền uy tín để bệnh được chữa trị hiệu quả.
Kết quả bất ngờ của công nghệ chụp đáy mắt màu với hệ thống SLO

Kết quả bất ngờ của công nghệ chụp đáy mắt màu với hệ thống SLO

Các thiết bị được trang bị hệ thống SLO không chỉ mang lại chất lượng hình ảnh tốt hơn, mà còn cung cấp nhiều hơn các thông tin trên các cấu trúc võng mạc ở các độ sâu khác nhau so với công nghệ thông thường.
Có cần nhịn ăn trước khi xét nghiệm máu?

Có cần nhịn ăn trước khi xét nghiệm máu?

Có cần nhịn ăn trước khi xét nghiệm máu hay không, nếu có thì trước bao nhiêu tiếng... là những câu hỏi khá nhiều người quan tâm khi đi kiểm tra sức khỏe.
Hội chứng ruột kích thích cần xử trí như thế nào?

Hội chứng ruột kích thích cần xử trí như thế nào?

Hội chứng ruột kích thích hay còn gọi là viêm đại tràng co thắt, là các rối loạn chức năng của đại tràng, thường bị tái đi tái lại nhiều lần, khó điều trị dứt điểm.
Các dạng đau nửa đầu và biện pháp điều trị

Các dạng đau nửa đầu và biện pháp điều trị

Đau nửa đầu hay còn gọi là đau đầu Migraine, là bệnh rất thường gặp, dễ chẩn đoán và dễ tái phát. Do đó bệnh cần được theo dõi và điều trị lâu dài.

Các tin khác

Vì sao đột quỵ khi ngủ?

Vì sao đột quỵ khi ngủ?

Đột quỵ khi ngủ là tình trạng nguy hiểm và khó nhận biết. Trên thực tế nhiều trường hợp đi ngủ bị đột quỵ dẫn đến nguy cơ gặp biến chứng, thậm chí là tử vong.
Cần lưu ý những gì trong điều trị bệnh rối loạn thần kinh thực vật?

Cần lưu ý những gì trong điều trị bệnh rối loạn thần kinh thực vật?

Rối loạn thần kinh thực vật là một rối loạn có ảnh hưởng đến chức năng tự động cơ thể bao gồm nhịp tim, huyết áp, mồ hôi và tiêu hóa. Đây là bệnh ngày càng phổ biến, mặc dù bệnh không ảnh hưởng đến tính mạng nhưng tác động rất lớn tới sinh hoạt của người bệnh.
Vì sao bệnh nhồi máu cơ tim ngày càng "trẻ hóa"?

Vì sao bệnh nhồi máu cơ tim ngày càng "trẻ hóa"?

Nhồi máu cơ tim là căn bệnh nguy hiểm, có xu hướng tăng và ngày càng trẻ hóa.
Ung thư được hình thành ra sao, cách phòng bệnh hiệu quả?

Ung thư được hình thành ra sao, cách phòng bệnh hiệu quả?

Tỷ lệ tử vong do bệnh ung thư vẫn tiếp tục gia tăng, là một thách thức lớn đối với y học và là nỗi ám ảnh của nhiều người. Một trong những câu hỏi được đặt ra là ung thư xuất phát từ đâu, sự hình thành của tế bào ung thư như thế nào, nên làm gì để phòng ngừa bệnh ung thư?
Một số món ăn nhẹ có ích cho người bệnh đái tháo đường

Một số món ăn nhẹ có ích cho người bệnh đái tháo đường

(SKV) - Chúng ta biết, việc ăn đúng giúp chế độ duy trì được lượng đường máu phù hợp, không gây thừa đường, gây nhiễm độc đường hoặc không gây ra hạ đường máu do thực hiện chế độ ăn khắc khổ, thiếu năng lượng. Người bệnh đái tháo đường nên ăn chính vào bữa ăn sáng, trung bình vào bữa ăn trưa, ăn nhẹ vào bữa ăn tối (mức độ dựa vào lượng tinh bột - mức carbohydrates). Với bữa ăn phụ cần hợp lý với giai đoạn bệnh, nghề nghiệp và thói quen dinh dưỡng.
Giải pháp toàn diện trong tầm soát, chẩn đoán và điều trị bệnh lý tuyến vú

Giải pháp toàn diện trong tầm soát, chẩn đoán và điều trị bệnh lý tuyến vú

(SKV) - Ngày 11 tháng 5 năm 2024, Fujifilm Việt Nam phối hợp cùng với Hội Điện quang và Y học Hạt nhân Việt Nam đã tổ chức hội thảo khoa học chuyên đề "Chẩn đoán hình ảnh tuyến vú: Sàng lọc bệnh lý tuyến vú - Quá khứ, Hiện tại và Tương lai".
Tìm hiểu các cấp độ của bệnh gan nhiễm mỡ

Tìm hiểu các cấp độ của bệnh gan nhiễm mỡ

Gan nhiễm mỡ là tình trạng mỡ tích tụ quá nhiều ở gan. Bệnh thường diễn ra âm thầm nên rất khó nhận biết, chỉ được phát hiện khi kiểm tra sức khỏe định kỳ, siêu âm tổng quát.
Ngộ độc thuốc lá điện tử: Hệ lụy khôn lường

Ngộ độc thuốc lá điện tử: Hệ lụy khôn lường

Hằng tuần, Trung tâm Chống độc, Bệnh viện Bạch Mai liên tục tiếp nhận bệnh nhân ngộ độc thuốc lá điện tử. Trong đó rất nhiều trường hợp là học sinh, thanh thiếu niên phải cấp cứu do ngộ độc chất ma túy trộn thuốc lá điện tử.
Bí quyết “vàng” giúp cải thiện bệnh thiểu năng tuần hoàn não

Bí quyết “vàng” giúp cải thiện bệnh thiểu năng tuần hoàn não

Đông y có nhiều giải pháp giúp cải thiện tình trạng thiểu năng tuần hoàn não. Trong đó, phương pháp kết hợp không dùng thuốc như xoa bóp, bấm huyệt, châm cứu kết hợp với các loại thảo dược dược các chuyên gia đánh giá là mang lại rất nhiều lợi ích trong việc cải thiện tình trạng thiểu năng tuần hoàn não.
Dấu hiệu điển hình của cơn nhồi máu cơ tim

Dấu hiệu điển hình của cơn nhồi máu cơ tim

Mỗi năm, Việt Nam có hàng trăm nghìn bệnh nhân nhập viện vì nhồi máu cơ tim tại các bệnh viện trên toàn quốc. Nhồi máu cơ tim đã trở thành căn bệnh phổ biến ở nước ta.
Xem thêm
Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (Liên hiệp Hội Việt Nam)  tổ chức Hội thảo chuyển đổi số

Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (Liên hiệp Hội Việt Nam) tổ chức Hội thảo chuyển đổi số

Chiều ngày 18/12, tại Hà Nội, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (Liên hiệp Hội Việt Nam) đã tổ chức Hội thảo chuyển đổi số với chủ đề “Định hướng công tác chuyển đổi số tại Liên hiệp Hội Việt Nam trong thời gian tới”.
Lễ dâng hương và báo cáo kết quả thừa kế di sản của Đại danh y Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác

Lễ dâng hương và báo cáo kết quả thừa kế di sản của Đại danh y Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác

Sáng 7/12, Học viện Y Dược học cổ truyền Việt Nam tổ chức Lễ dâng hương và báo cáo kết quả thừa kế di sản của Đại danh y Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác.
Hội Nam Y Việt Nam tổ chức Lễ dâng hương kỷ niệm 50 năm ngày mất cố Lương Y Nguyễn Kiều

Hội Nam Y Việt Nam tổ chức Lễ dâng hương kỷ niệm 50 năm ngày mất cố Lương Y Nguyễn Kiều

Sáng 01/12/2024, Tại nhà thờ cố Lương Y Nguyễn Kiều, xã Phượng Dc, huyện Phú Xuyên, thành phố Hà Nội Hội Nam Y Việt Nam đã tổ chức Lễ dâng hương tưởng niệm 50 năm ngày mất của cố Lương Y Nguyễn Kiều.
An Giang: Hội nghị khoa học Đông dược bào chế

An Giang: Hội nghị khoa học Đông dược bào chế

SKV - Hội nghị khoa học Đông dược bào chế được Trường trung cấp Quốc Tế Khôi Việt phối hợp cùng Chi hội Nam y tỉnh An Giang tổ chức vào sáng ngày 09/11, tại huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang.
Hội Nam y Việt Nam công bố quyết định thành lập Chi hội Nam y Thái Bình

Hội Nam y Việt Nam công bố quyết định thành lập Chi hội Nam y Thái Bình

Chiều 20/10/2024, tại TP Thái Bình, Hội Nam y Việt Nam đã long trọng tổ chức lễ công bố quyết định thành lập và Đại hội lần thứ nhất Chi hội Nam y Thái Bình, nhiệm kỳ 2024-2029.
Phiên bản di động