Đơn lá đỏ - dược liệu giải độc, giảm đau trong Y học cổ truyền

Theo Y học cổ truyền, đơn lá đỏ có vị đắng ngọt, tính mát có tác dụng thanh nhiệt giải độc, thông kinh, hoạt lạc, chỉ thống. Nó thường dùng chữa mẩn ngứa, mụn nhọt, đi lỵ, tiểu ra máu, đại tiện ra máu, tiêu lỏng lâu ngày.
Công dụng của cây Tầm bóp với sức khoẻ và những lưu ý khi sử dụng Công dụng của cây Tầm bóp với sức khoẻ và những lưu ý khi sử dụng
Các bài thuốc Y học cổ truyền chữa bệnh viêm da dị ứng, an toàn, hiểu quả Các bài thuốc Y học cổ truyền chữa bệnh viêm da dị ứng, an toàn, hiểu quả

Đơn lá đỏ

Cây đơn lá đỏ còn có các tên gọi khác như là đơn tướng quân, đơn mặt trời, đơn tía, liễu đỏ, liễu hai da, hồng bối quế hoa. Tên khoa học của cây đơn đỏ là Excoecaria cochinchinensis Lour thuộc họ thầu dầu (Euphorbiaceae).

Cây đơn lá đỏ thường được trồng làm cảnh, tuy nhiên đây còn là một vị thuốc có thể trị được nhiều bệnh. Cây được trồng ở nhiều vùng trên cả nước để làm cảnh hoặc làm thuốc.

Cây đơn đỏ có phần thân nhỏ, cao khoảng 1 mét. Lá cây đơn đỏ có hình bầu dục ngược thuôn mọc đối nhau, mặt bên trên lá có màu lục bóng, mặt dưới lá có màu tía, mép lá có răng cưa. Hoa của cây đơn lá đỏ thường mọc ở ngọn hoặc nách lá, cây ra hoa vào mùa hè.

Công dụng đơn lá đỏ

Bộ phận dùng làm thuốc của cây đơn lá đỏ là phần lá cây. Lá cây đơn đỏ có thể thu hái quanh năm. Tuy nhiên, vào khoảng tháng 4 cho đến tháng 6, trời thường xuyên có nắng to, cây phát triển tốt, nên lá to, dày, nhiều nhựa và màu lá đỏ tía, nên thu hoạch vào thời điểm này rất tốt bởi vì hàm lượng dược chất trong cây tương đối cao.

Lá cây đơn đỏ sau khi thu hái về rửa sạch, thái thành từng đoạn sau đó đem sao vàng hoặc phơi khô. Dược liệu sau khi bào chế cần được bảo quản ở nơi khô ráo, thoáng mát, tránh ẩm mốc.

Theo nghiên cứu hiện đại, trong lá cây đơn đỏ có chứa hàm lượng flavonoid tương đối cao (khoảng 1,5%). Flavonoid là hoạt chất có khả năng chống oxy hóa và kháng khuẩn. Ngoài ra, các nhà khoa học cũng tìm thấy trong lá đơn đỏ các thành phần hóa học khác có tác dụng kháng khuẩn, chống dị ứng, tiêu viêm như: Saponin, coumarin, tanin, anthranoid,...

Theo Y Học Cổ Truyền, lá cây đơn đỏ có vị đắng, tính mát. Theo các y thư cổ, lá cây đơn đỏ có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, khu phong, trừ thấp, giảm đau, lợi niệu. Nhờ vào những đặc tính trên, lá cây đơn đỏ được sử dụng trong điều trị: Mụn nhọt, mẩn ngứa, dị ứng, tiêu chảy lâu ngày, lỵ, đại tiện hoặc tiểu tiện ra máu,...

Theo nghiên cứu hiện đại lá cây đơn đỏ được sử dụng để điều trị những bệnh lý sau:

Mẩn ngứa, mụn nhọt

Zona

Mề đay, dị ứng

Vú sưng tấy

Sốt, cảm, nhức đầu, đau nhức phong thấp.

Kinh nguyệt không đều

Kiết lỵ

Tiểu ra máu

Huyết nhiệt mụn nhọt lở ngứa.

Đơn lá đỏ - dược liệu  giải độc, giảm đau trong Y học cổ truyền
Sử dụng nước sắc cây đơn lá đỏ tươi có hiệu quả giảm mẩn ngứa, mề đay nhanh chóng

Bài thuốc từ đơn lá đỏ

Trị vú sưng đỏ, đau nhức, mụn nhọt ở vú: Dùng 15 – 20g lá đơn đỏ, đem ngâm và rửa sạch bằng nước muối. Cho lá thuốc với nước vào nồi sắc theo tỉ lệ đổ 3 còn 1. Phần nước thuốc sau khi sắc được chia làm 3 phần uống trong ngày. Ngoài ra, để trị nhanh những nốt mụn có thể lấy một nắm lá đơn đỏ sao nóng, vò nát rồi bọc bằng vải sạch rồi áp vào phần bị đau. Chú ý khi áp vào nhiệt độ vừa đủ, không nên để quá nóng để tránh gây bỏng da.

Trị kiết lỵ, đại tiện ra máu ở trẻ em: Lấy 1 nắm lá đơn đỏ, rửa sạch và sắc cùng với nước uống hàng ngày. Cho trẻ uống nước thuốc thường xuyên các triệu chứng suy giảm dần, trẻ không còn quấy khóc và có thể ăn uống, sinh hoạt bình thường.

Hoặc dùng ké đầu ngựa, kim ngân đằng, đơn lá đỏ và liên kiều mỗi vị 8 – 12g. Đem các vị thuốc sắc lấy nước và chia thành 3 lần uống trong ngày. Mỗi ngày dùng 1 thang, uống trước khi ăn để có hiệu quả tốt nhất.

Chữa mề đay, dị ứng: Lá đơn đỏ 20g kết hợp với vỏ núc nác, ké đầu ngựa và kim ngân mỗi vị 10g. Đem các vị thuốc sắc với 700ml nước để lấy nước thuốc uống hàng ngày. Mỗi ngày 1 thang, chia uống 2 – 3 lần trong ngày để mang lại hiệu quả tốt nhất.

Hoặc lấy 1 nắm lá đơn đỏ rửa sạch bằng nước muối sau đó cắt nhỏ. Đem lá thuốc sắc với 500ml nước đến khi cạn còn 100ml thì chia ra làm 2 phần uống vào buổi trưa và tối.

Cũng có thể lấy 100g đơn lá đỏ và tầm phỏng đun cùng nước rồi dùng để tắm hằng ngày đến khi bệnh tình khỏi hẳn. Chú ý chỉ nên tắm khi nước còn ấm và dùng khăn mềm để tắm, tránh dùng nước quá nóng có thể khiến tình trạng ngứa gia tăng hoặc gây bỏng da.

Trị bệnh mất ngủ, mẩn ngứa và zona thần kinh: Lấy 20 – 30g lá đơn đỏ, đem sao vàng hạ thổ. Sau đó dùng lá thuốc sắc với 500ml nước. Sắc đến khi còn khoảng 150ml, thì chia ra ngày dùng 2 lần.

Trị mụn nhọt và mẩn ngứa ngoài da: Cành đơn lá đỏ 30g kết hợp với đậu ván tía, thài lài tía và bầu đất tía. Mỗi ngày sắc 1 thang thuốc, chia nước thuốc uống hết trong ngày. Kiên trì dùng các nốt mẩn ngứa, mụn nhọt sẽ nhanh chóng suy giảm.

Trị tiêu chảy lâu ngày: Chuẩn bị 1 miếng gừng nước và 15g lá đơn đỏ đã sao vàng. Đem các nguyên liệu đã chuẩn bị sắc với 600ml đến còn lại 200ml thì chia làm 3 lần uống trong ngày. Sử dụng thuốc hàng ngày đến khi tình trạng tiêu hóa diễn ra bình thường thì dừng thuốc.

Trị bệnh viêm da cơ địa: Lấy 4 – 5 lá đơn đỏ, đem rửa sạch rồi giã nát với muối. Sau đó vắt lấy nước cốt uống 2 lần/ ngày, phần bã còn lại dùng đắp lên vùng da cần điều trị.

Hoặc lấy 7 – 8 lá cây đơn đỏ sắc với 500ml nước đến khi cạn còn 1 chén nước thuốc thì đem dùng. Chia nước thuốc thành 2 phần bằng nhau và dùng hàng ngày để có hiệu quả cao nhất.

Cũng có thể lấy 2 – 3 lá cây đơn đỏ và lá khế, đem đi rửa sạch, để ráo nước rồi vò nát. Cho lá thuốc vào máy xay sinh tố xay nhuyễn. Sau đó dùng hỗn hợp trực tiếp đắp lên vị trí da bị tổn thương rồi cố định bằng bông gạc. Giữ thuốc đắp trong vòng 20 phút rồi rửa sạch bằng nước ấm.

Trị bệnh viêm đại tràng bằng lá đơn đỏ: Lấy 20g lá cây đơn lá đỏ sao vàng, sắc với 1 lít nước đến còn lại 300ml thì thêm vài lát gừng vào. Chia nước thuốc uống nhiều lần trong ngày và tốt nhất khi uống thuốc còn ấm. Sử dụng nước thuốc hàng ngày các triệu chứng bệnh đại tràng giảm dần và ngăn ngừa nguy cơ biến chứng nặng.

Trị thấp khớp: Lá bạc thau (sao vàng), lá đơn tướng quân và lá cây đơn đỏ mỗi loại 12g; phắc ma, rễ kim lê mỗi loại 16g, lá thông 8g và dây kim ngân 10g. Đem các vị thuốc sắc cùng 600ml nước bằng lửa nhỏ cho đến khi còn 200ml. Chia nước thuốc dùng nhiều lần trong ngày và nên uống trước khi ăn. Sử dụng thuốc hàng ngày, sau 5 – 7 ngày các triệu chứng thấp khớp sẽ suy giảm hoàn toàn.

Đơn lá đỏ - dược liệu  giải độc, giảm đau trong Y học cổ truyền
Lá cây đơn đỏ sau khi sơ chế có thể điều trị một số bệnh lý

Lưu ý khi dùng đơn lá đỏ

Cần lựa chọn dược liệu có mùi thơm đặc trưng, không bị ẩm mốc, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng để đảm bảo hiệu quả bài thuốc.

Trường hợp bị bệnh máu khó đông, đang bị chảy máu, phụ nữ đang mang thai nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.

Sử dụng lá đơn tươi chữa bệnh cần phải rửa sạch bằng nước muối để loại bỏ bụi bẩn và ngăn ngừa vi khuẩn, kí sinh trùng xâm nhập vào cơ thể gây bệnh.

Trong quá trình sử dụng nếu cơ thể xuất hiện các triệu chứng như: dị ứng, hoa mắt, chóng mặt, buồn nôn, người nôn nao,… Khi đó người bệnh cần sử dụng và đến ngay cơ sở y tế để được thăm khám cũng như điều trị.

Các bài thuốc chữa bệnh từ cây đơn mặt trời là các bài thuốc dân gian nên hiệu quả phụ thuộc vào cơ địa của mỗi người. Do đó khi kiên trì sử dụng, nếu bệnh không có dấu hiệu suy giảm cần thay đổi phương án trị bệnh./.

Thúy Hà (t/h)
https://suckhoeviet.org.vn

Cùng chuyên mục

Tác dụng chữa bệnh của lá xương sông

Tác dụng chữa bệnh của lá xương sông

Lá xương sông là một loại rau gia vị quen thuộc. Bên cạnh đó, lá xương sông còn có tác dụng chữa bệnh như cảm sốt, ho, viêm họng...
Hoa đồng tiền có tác dụng chữa ho hiệu quả

Hoa đồng tiền có tác dụng chữa ho hiệu quả

Theo Đông y, hoa đồng tiền có tác dụng thanh nhiệt, tiêu viêm, long đờm, chỉ khái, đi vào kinh phế. Do đó, loài hoa này là một vị thuốc chữa ho hiệu quả.
Bộ Y tế: Tăng cường quản lý khám, chữa bệnh y học cổ truyền

Bộ Y tế: Tăng cường quản lý khám, chữa bệnh y học cổ truyền

Bộ Y tế vừa có công văn yêu cầu bệnh viện y học cổ truyền trực thuộc Bộ Y tế, Sở Y tế các tỉnh, thành phố, bệnh viện y học cổ truyền các tỉnh, thành phố tăng cường quản lý khám bệnh, chữa bệnh y học cổ truyền.
Cây hoàng bá chữa bệnh gì?

Cây hoàng bá chữa bệnh gì?

Hoàng bá được ví như "kháng sinh tự nhiên". Hoàng bá là một dược liệu được sử dụng phổ biến trong y học.
Lào Cai tập huấn kỹ thuật trồng cây dược liệu cát cánh theo tiêu chuẩn GACP

Lào Cai tập huấn kỹ thuật trồng cây dược liệu cát cánh theo tiêu chuẩn GACP

Mới đây, Trung tâm Khuyến nông và Dịch vụ nông nghiệp Lào Cai phối hợp với Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Bắc Hà (Lào Cai) tổ chức lớp tập huấn kỹ thuật trồng cây dược liệu cát cánh theo tiêu chuẩn GACP.
Bạn có biết tác dụng chữa bệnh của cây lưỡi hổ?

Bạn có biết tác dụng chữa bệnh của cây lưỡi hổ?

Trong đời sống, cây lưỡi hổ thường được biết tới là một loại cây cảnh. Tuy nhiên, cây lưỡi hổ còn là một dược liệu với khá nhiều tác dụng chữa bệnh.

Các tin khác

Ba Vì (Hà Nội) phục hồi, bảo tồn và khai thác cây dược liệu tại các xã miền núi

Ba Vì (Hà Nội) phục hồi, bảo tồn và khai thác cây dược liệu tại các xã miền núi

Ngày 19/7, tại khu du lịch Ao Vua, UBND huyện Ba Vì phối hợp tổ chức tọa đàm với chủ đề “Phục hồi và bảo tồn, khai thác cây dược liệu của các xã miền núi trên địa bàn huyện Ba Vì gắn với xây dựng nông thôn mới”.
Bài thuốc trị đau vai gáy từ dược liệu tự nhiên

Bài thuốc trị đau vai gáy từ dược liệu tự nhiên

Trong Y học cổ truyền, những bài thuốc điều trị đau vai gáy là sự kết hợp của các loại thảo dược trên từng thể bệnh. Những bài thuốc này tác động đến xương khớp, các mạch máu và các khối cơ giúp lưu thông khí huyết, giải phóng kinh lạc ứ trệ, giảm co cứng, giảm đau, giảm tê bì hiệu quả và cải thiện chức năng của xương khớp.
[E-Magazine] Lợi ích sức khỏe và bài thuốc từ cây dành dành

[E-Magazine] Lợi ích sức khỏe và bài thuốc từ cây dành dành

Dành dành là một loại cây bụi, mọc xanh tốt quanh năm, thường được trồng làm cây cảnh. Bên cạnh đó, dành dành còn là nguồn dược liệu quý, có tác dụng đối với nhiều bệnh lý.
Tác dụng chữa bệnh của cây dướng

Tác dụng chữa bệnh của cây dướng

Cây dướng là một loại cây lớn, mọc nhiều ở các tỉnh miền núi phía Bắc nước ta. Trong y học cổ truyền, cây dướng, đặc biệt là quả dướng, có tác dụng điều trị nhiều loại bệnh.
Bài thuốc quý chữa bệnh bạch hầu

Bài thuốc quý chữa bệnh bạch hầu

Mới đây, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương tăng cường phòng, chống bệnh bạch hầu do đã có trường hợp tử vong. Trong Đông y, bạch hầu cũng được coi là bệnh lý nguy hiểm, cần được chẩn đoán và điều trị kịp thời.
Huy động các nguồn lực tham gia phát triển nền y học cổ truyền Việt Nam

Huy động các nguồn lực tham gia phát triển nền y học cổ truyền Việt Nam

Kết luận số 86-KL/TW của Ban Bí thư về phát triển nền y học cổ truyền Việt Nam và Hội Đông y Việt Nam trong giai đoạn mới nêu yêu cầu tăng cường công tác xã hội hóa nhằm huy động các nguồn lực, thành phần tham gia phát triển nền y học cổ truyền Việt Nam.
Tác dụng chữa bệnh của lá xoài

Tác dụng chữa bệnh của lá xoài

Lá xoài từ lâu đã được sử dụng trong y học dân gian và ngày nay được khoa học chứng minh hiệu quả trong việc hỗ trợ điều trị và phòng ngừa nhiều bệnh lý.
Lương y Đỗ Sơn Hà: Y học cổ truyền chiếm ưu thế trong phòng và phục hồi sau đột quỵ (Bài 1)

Lương y Đỗ Sơn Hà: Y học cổ truyền chiếm ưu thế trong phòng và phục hồi sau đột quỵ (Bài 1)

Đột quỵ được biết đến là căn bệnh nguy hiểm và người bệnh có nguy cơ tử vong cao. Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng: Sau đột quỵ cấp, người bệnh có thể bị mất trí nhớ, mất ngôn ngữ, sa sút trí tuệ hoặc dễ trầm cảm, rối loạn cảm xúc…Căn bệnh này nếu không có dự phòng và điều trị tốt sẽ có hậu quả rất nguy hiểm đến tính mạng và tàn phế sau này.
Thỏ ty tử - Vị thuốc lạ mà quen

Thỏ ty tử - Vị thuốc lạ mà quen

Thỏ ty tử là hạt sấy hay phơi khô của cây tơ hồng. Thỏ ty tử là một vị thuốc quan trọng trong y học cổ truyền được sử dụng để dưỡng can thận, điều trị chứng bất lực và di tinh, ngăn ngừa sảy thai, cải thiện thị lực...
[E-Magazine] Tác dụng chữa bệnh của lá mơ lông

[E-Magazine] Tác dụng chữa bệnh của lá mơ lông

Lá mơ lông vừa là một loại rau gia vị, vừa là một vị thuốc quý hỗ trợ điều trị nhiều bệnh như lỵ trực trùng, ăn uống không tiêu, đau dạ dày...
Xem thêm
Chi hội Nam y tỉnh Thái Nguyên sơ kết hoạt động 6 tháng đầu năm 2024 và tổ chức hội thảo chia sẻ về bệnh xương khớp theo YHCT

Chi hội Nam y tỉnh Thái Nguyên sơ kết hoạt động 6 tháng đầu năm 2024 và tổ chức hội thảo chia sẻ về bệnh xương khớp theo YHCT

Ngày 19/7/2024, Chi hội Nam y tỉnh Thái Nguyên sơ kết hoạt động 6 tháng đầu năm 2024 và tổ chức Hội thảo: “Cập nhật kiến thức phòng và chăm sóc sức khoẻ chủ động các bệnh về xương khớp theo quan điểm YHCT và ứng dụng thừa kế các bài thuốc nam chữa các
Hà Nội: Nhà báo Chúc Kim Vinh giữ chức vụ Tổng biên tập Tạp chí Sức khoẻ Việt

Hà Nội: Nhà báo Chúc Kim Vinh giữ chức vụ Tổng biên tập Tạp chí Sức khoẻ Việt

Ngày 19/7, Hội Nam y Việt Nam cùng Tạp chí Sức khoẻ Việt long trọng tổ chức Lễ công bố quyết định về công tác cán bộ.
Chi hội Nam y tỉnh An Giang tổ chức Hội nghị Sơ kết 6 tháng đầu năm và đề ra nhiệm vụ 6 tháng cuối năm

Chi hội Nam y tỉnh An Giang tổ chức Hội nghị Sơ kết 6 tháng đầu năm và đề ra nhiệm vụ 6 tháng cuối năm

Ngày 15/07/ 2024, Chi hội Nam y tỉnh An Giang (Hội Nam y Việt Nam) tổ chức Hội nghị sơ kết báo cáo, đánh giá kết quả hoạt động của Chi hội trong 6 tháng đầu năm và đề ra phương hướng nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2024.
Hội Nam Y Việt Nam công bố Quyết định thành lập Chi hội CLB Healing In Balance

Hội Nam Y Việt Nam công bố Quyết định thành lập Chi hội CLB Healing In Balance

Sáng ngày 12/07/2024, tại hội trường Tầng 5 Công ty AIVA số 24 Nguyễn Cơ Thạch, Nam Từ Liêm, Hà Nội. Hội Nam Y Việt Nam đã tổ chức Lễ công bố và trao Quyết định thành lập Chi hội câu lạc bộ Healing In Balance.
Hội nghị Ban chấp hành Hội Nam Y Việt Nam lần thứ V: Thông qua 10 nội dung quan trọng

Hội nghị Ban chấp hành Hội Nam Y Việt Nam lần thứ V: Thông qua 10 nội dung quan trọng

Ngày 29/6, tại Hà Nội, Ban Chấp hành Hội Nam Y Việt Nam nhiệm kỳ 2022-2027 tổ chức Hội nghị lần thứ V
Phiên bản di động