Các bài thuốc Y học cổ truyền chữa bệnh viêm da dị ứng, an toàn, hiểu quả

Viêm da dị ứng là một bệnh ngoài da da thể mãn tính do hệ miễn dịch của cơ thể phản ứng quá mẫn với một hoặc một vài yếu tố kích thích nào đó, dẫn tới các triệu chứng viêm nhiễm trên da như nổi dát đỏ, mẩn ngứa, da khô sần, nhạy cảm…và dễ bị nhiễm trùng do bệnh nhân gãi nhiều. Hiện nay chữa viêm da dị ứng bằng bài thuốc Y học cổ truyền đang được nhiều người lựa chọn nhằm loại bỏ bệnh từ gốc và đảm bảo an toàn cho sức khỏe.
Cỏ chân vịt và các bài thuốc chữa bệnh trong Y học cổ truyền Cỏ chân vịt và các bài thuốc chữa bệnh trong Y học cổ truyền
Dẻ thơm và các bài thuốc chữa bệnh trong Y học cổ truyền Dẻ thơm và các bài thuốc chữa bệnh trong Y học cổ truyền

Viêm da dị ứng là gì?

Viêm da dị ứng là bệnh lý chàm cơ địa, hay còn gọi là chàm thể tạng. Viêm da cơ địa khá phổ biến, thường xuất hiện nhiều ở trẻ dưới 5 tuổi và không có tính lây nhiễm.

Bất kỳ ai cũng có thể bị viêm da dị ứng. Theo tỷ lệ phổ biến giữa một số dân tộc thì người châu Á chiếm khoảng 13%; trong khi đó người da trắng vào khoảng 11%, 10% là người da đen và 13% là người Mỹ bản địa.

Cấp độ bệnh lý

Có thể chia viêm da dị ứng thành 2 cấp độ là cấp tính và mạn tính.

Viêm da dị ứng cấp tính: Thời gian bệnh thường kéo dài từ vài ngày cho tới vài tháng. Viêm da dị ứng cấp tính có hiện tượng xuất hiện triệu chứng phù nề, nóng rát, ửng đỏ, có mụn nước,… Nếu xuất hiện bọng nước thì dễ bị vỡ và chảy dịch.

Viêm da dị ứng mạn tính: Là tình trạng tái đi tái lại viêm da nhiều lần. Ở cấp độ mạn tính, bệnh gây ra nhiều tổn thương hơn đến da so với dị ứng cấp tính. Việc điều trị viêm da mạn tính cũng gặp nhiều khó khăn hơn.

Các bài thuốc Y học cổ truyền chữa bệnh viêm da dị ứng, an toàn, hiểu quả
Chữa viêm da dị ứng bằng bài thuốc Nam đang được nhiều người lựa chọn nhằm loại bỏ bệnh từ gốc và đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Các loại viêm da dị ứng

Dựa theo đặc điểm bệnh, có thể phân loại viêm da dị ứng theo các nhóm như sau:

Viêm da dị ứng tiếp xúc

Xảy ra do phản ứng của hệ thống miễn dịch khi da tiếp xúc với các yếu tố gây dị ứng trong môi trường như kim loại, hóa chất, mỹ phẩm, nọc cắn của côn trùng,… Bệnh thường thuyên giảm và khỏi hẳn sau 1-4 tuần.

Viêm da dị ứng thời tiết

Liên quan tới sự thay đổi thời tiết. Do đó bệnh cũng thường phát triển mạnh vào thời điểm giao mùa hoặc vào mùa đông lúc không khí trở lạnh, hanh khô.

Viêm da dị ứng tiếp xúc bội nhiễm

Là tình trạng ở thể nặng của viêm da dị ứng khi các mụn nước vỡ làm cửa cho vi trùng xâm nhập vào cơ thể, khiến da sưng , ngứa, đỏ, đau rát nhiều. Nếu không điều trị đúng cách bệnh có thể tái phát nhiều lần và gây ra những biến chứng nguy hiểm như nhiễm trùng máu, hoại tử da,…

Viêm da dị ứng cơ địa

Loại viêm da này thường gặp ở người có gien dị ứng hoặc cơ địa dị ứng. Viêm da dị ứng cơ địa khó kiểm soát hoàn toàn được bệnh (do tương tác giữa gien cơ địa dị ứng và môi trường xung quanh) và cũng dễ tái phát.

Các bài thuốc Y học cổ truyền chữa bệnh viêm da dị ứng, an toàn, hiểu quả
Theo Y học cổ truyền, nguyên nhân gây nên căn bệnh viêm da dị ứng chủ yếu là do sức đề kháng suy yếu, can thận bất túc, nội tiết kém điều hòa

Nguyên nhân gây ra viêm da dị ứng

Nguyên nhân gây viêm da dị ứng bắt nguồn từ những tác động phức tạp lẫn nhau giữa yếu tố môi trường, hệ miễn dịch và di truyền.

Trong đó, hệ thống miễn dịch hoạt động quá mức khi da tiếp xúc với các chất kích ứng bên ngoài là lý do thường gặp gây viêm da dị ứng. Một số tác nhân gây kích ứng quen thuộc có thể kể đến như:

Chất tẩy rửa, xà phòng, mỹ phẩm,…

Thời tiết khô và lạnh, ẩm ướt

Bụi, nấm mốc, lông thú cứng, phấn hoa, mồ hôi,…

Các thực phẩm như sữa bò, trứng, lúa mì hoặc đậu phộng

Len hoặc sợi vải tổng hợp

Thay đổi nội tiết tố khi mang thai hoặc trong kỳ kinh nguyệt

Tâm trạng căng thẳng, lo lắng

Nhiễm trùng da

Ngoài ra khi bố mẹ mắc bệnh dị ứng (viêm da dị ứng, viêm mũi dị ứng, hen suyễn) thì khi sinh con, em bé cũng có nguy cơ bị viêm da cơ địa cao hơn bình thường. Lý do là viêm da cơ địa có liên quan tới các gien dị ứng, đặc biệt là gien có liên quan đến cấu tạo da, khi gien này bị khiếm khuyết thì ảnh hưởng tới chức năng bảo vệ của da (chức năng giữ ẩm, chống thoát nước, điều hòa thân nhiệt và bảo vệ cơ thể khỏi vi khuẩn) – làm da bị bệnh và ảnh hưởng đến các cơ quan khác trong cơ thể.

Các bài thuốc Y học cổ truyền chữa bệnh viêm da dị ứng, an toàn, hiểu quả
Trẻ em là đối tượng dễ mắc phải viêm da dị ứng

Các biến chứng của viêm da dị ứng

Người bị viêm da dị ứng nếu không có cách điều trị và kiểm soát bệnh có thể gặp phải một số vấn đề sức khỏe cả thể chất lẫn tâm lý.

Nhiễm trùng da

Khi bị viêm da dị ứng, da thường ở tình trạng nứt nẻ, khô ráp, bong tróc,… kết hợp thêm việc gãi ngứa nhiều sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn, vi rút xâm nhập.

Nếu thấy da tiết dịch vàng, xuất hiện các đốm nhỏ trắng/ vàng trong vết chàm hoặc da trở nên sưng tấy/ đau nhức, cơ thể cảm thấy mỏi mệt/ ớn lạnh hay rùng mình thì nên đi khám bác sĩ sớm – đó chính là dấu hiệu cảnh báo nhiễm trùng.

Hen suyễn và viêm mũi dị ứng

Hơn một nửa số trẻ nhỏ bị viêm da dị ứng sau đó phát triển thêm thành tình trạng hen suyễn và viêm mũi dị ứng (thường dưới 13 tuổi). Hai bệnh này có liên quan tới nhau và thường tác động khiến cả bệnh cảnh cả hai đều tăng lên. Trong đó hen suyễn có thể khiến người bệnh ngừng hô hấp, đe dọa tới tính mạng.

Ảnh hưởng tâm lý

Vấn đề này đặc biệt có tác động lớn đến trẻ em. Ở những trẻ trong độ tuổi mầm non, nếu bị viêm da dị ứng thường có nhiều nguy cơ gặp phải các vấn đề về hành vi như tăng động giảm chú ý hơn những trẻ không mắc bệnh. Không chỉ thế trẻ bị viêm da cũng có xu hướng phụ thuộc, bám dính ba mẹ nhiều hơn.

Việc bị trêu chọc, bắt nạt về vấn cũng có thể gây tổn thương tâm lý đối với trẻ khiến trẻ dễ trở nên mặc cảm, nhút nhát, tự tách biệt bản thân, khó hòa nhập tập thể.

Ảnh hưởng giấc ngủ

Tình trạng ngứa ngáy, đau rát khi bị viêm da dị ứng khiến giấc ngủ của người bệnh bị ảnh hưởng không nhỏ. Thiếu ngủ dẫn đến các tác động tới cả tâm trạng và hành vi như khiến người bị viêm da dị ứng khó tập trung, hay mệt mỏi hoặc dễ cáu gắt.

Điều trị bệnh viêm da dị ứng bằng các bài thuốc Y học cổ truyền

Theo Y học cổ truyền, nguyên nhân gây nên căn bệnh viêm da dị ứng chủ yếu là do sức đề kháng suy yếu, can thận bất túc, nội tiết kém điều hòa dẫn tới cơ thể dễ bị kích thích bởi các yếu tố dị nguyên bên ngoài. Từ đó, Y học cổ truyền chỉ ra rằng, muốn điều trị hiệu quả căn bệnh này phải đi từ gốc đến ngọn, trước hết phải tập trung xử lý căn nguyên gây bệnh bên trong, điều dưỡng cơ thể.

Khi sức đề kháng khỏe, nội tiết cơ thể ổn định, độc tố được giải trừ bệnh tự nhiên sẽ hết. Đồng thời sử dụng những thảo dược tự nhiên có tác dụng sát khuẩn, chống viêm, giảm ngứa để làm lành các tổn thương trên da, giúp bệnh nhân giảm triệu chứng khó chịu. Cần kết hợp điều trị trong ngoài cùng lúc mới đạt hiệu quả tối ưu.

Hiện nay có khá nhiều cách được áp dụng để khắc phục tình trạng này. Trong đó, điều trị viêm da dị ứng bằng thuốc nam là một trong những phương pháp được nhiều người áp dụng. Bởi cách chữa trị này có thể làm giảm được những triệu chứng mà bệnh gây ra. Thêm vào đó, chúng đều có nguồn gốc từ thiên nhiên nên rất an toàn, ít gây ra tác dụng phụ.

Dưới đây là một số bài thuốc nam chữa viêm da dị ứng:

Các bài thuốc Y học cổ truyền chữa bệnh viêm da dị ứng, an toàn, hiểu quả
Lá đơn đỏ là loại thảo dược tự nhiên có nhiều tác dụng hữu ích trong việc kiểm soát và làm giảm bớt các triệu chứng viêm da

Cách chữa viêm da dị ứng bằng lá đơn đỏ

Cách chữa bệnh từ lá đơn đỏ được cho là mang lại tác dụng rất tốt trong việc làm giảm các triệu chứng bệnh viêm da dị ứng. Bởi theo Y học cổ truyền, lá của loại cây này có vị đắng, hơi cay, có tác dụng làm mát gan, giúp thanh nhiệt, giải độc cho cơ thể. Chưa hết, sử dụng đúng cách còn giúp làm giảm nhanh chóng tình trạng ngứa ngáy, sưng đỏ, giúp làm sạch lớp vảy sừng do bệnh gây ra.

Bạn có thể áp dụng bài thuốc từ lá đơn đỏ chữa viêm da dị ứng theo cách như sau:

Nấu nước để tắm

Chuẩn bị nguyên liệu: 1 nắm lá đơn đỏ, 2 lít nước, 1 thìa muối biển

Thực hiện: Lá đơn đỏ đem đi ngâm với nước muối loãng, rửa sạch và để cho ráo nước. Nấu nồi nước cho sôi, sau đó cho lá đơn đỏ vào nấu thêm khoảng 5 phút nữa. Pha nước lá đơn đỏ với nước mát để ngâm rửa vùng da bị viêm da cơ địa. Trường hợp viêm da cơ địa xuất hiện trên diện rộng thì tốt nhất nên dùng nước lá để tắm.

Uống nước lá đơn đỏ

Chuẩn bị nguyên liệu: 7 – 9 lá đơn đỏ (người lớn), 3 – 5 lá (đối với trẻ em). 500ml nước sôi

Cách thực hiện: Ngâm lá đơn đỏ với nước muối loãng để làm sạch bụi bẩn, sau đó vớt ra và để ráo nước. Cho lá đơn đỏ vào đun sôi với 500ml nước cho đến khi nước cạn còn khoảng 1 chén. Đợi thuốc nguội thì chia thành 2 lần uống và dùng hết trong ngày. Bệnh nhân viêm da cơ địa sử dụng bài thuốc liên tục từ 5 – 7 ngày. Đối với các trường hợp nghiêm trọng, thì thời gian sử dụng thuốc cũng dài hơn.

Bài thuốc từ cây rau sam chữa viêm da dị ứng

Theo Y học cổ truyền, cây rau sam có tính hàn, vị chua, lành tính, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, sát trùng, tiêu thũng… Vì thế, nó được dùng trong các trường hợp bị nóng ngoài, dùng để chữa mụn nhọt, sưng đau, chướng bụng, viêm da, mẩn ngứa, viêm đường tiết niệu… Trong đó, dùng rau sam để điều trị viêm da dị ứng cũng có thể giảm bớt các biểu hiện của bệnh, giúp bệnh nhân cảm thấy thoải mái hơn.

Để điều trị viêm da dị ứng bằng rau sam, bạn có thể áp dụng theo cách sau:

Chuẩn bị: 250g lá rau sam

Cách làm: Rau sam đem đi rửa sạch, sau đó đem sắc cùng với nước. Đun nhỏ lửa cho đến khi thấy nước thuốc sôi kỹ thì tắt bếp. Dùng lượng thuốc vừa thu được đem chia thành 2 lần dùng, uống hết trong ngày. Kiên trì thực hiện bài thuốc, bạn sẽ thấy được hiệu quả mà nó mang lại.

Bên cạnh cách uống nước rau sam, bạn hãy dùng rau sam để thoa lên vùng da bị tổn thương theo cách sau: Đem lá rau sam đi rửa cho thật sạch rồi giã nát. Sau đó đem trộn với khoảng 2, 5% băng phiến để thoa lên vùng da bị tổn thương. Thực hiện đồng thời cả 2 cách chữa viêm da dị ứng từ rau sam sẽ giúp thuốc phát huy tác dụng tốt hơn.

Chữa viêm da dị ứng bằng lá khế

Dùng lá khế cũng là một trong những bài thuốc nam chữa viêm da cơ địa dị ứng mang lại hiệu quả. Lá của loại cây này có tính hàn, vị chát, có thể tán nhiệt giải độc. Do đó, nó thường được sử dụng để điều trị mụn nhọt, ngứa da, nổi mề đay… Bạn có thể dùng lá khế chữa viêm da dị ứng theo cách sau đây:

Lấy một nắm lá khế tươi mang đi rửa sạch, cho vào nồi và đun sôi lên cùng với nước. Dùng nước lá khế vừa được đun sôi để tắm hoặc dùng để ngâm vùng da bị viêm. Thực hiện thường xuyên, các triệu chứng bệnh sẽ được giảm đi trông thấy.

Chữa viêm da dị ứng bằng lá trầu không

Tương tự như các bài thuốc trên, chữa viêm da dị ứng bằng lá trầu không cũng mang đến hiệu quả tốt. Bởi lá trầu không có vị cay nồng, tính ấm, có tác dụng kháng viêm mạnh. Chính vì vậy mà lá trầu không có thể ức chế quá trình phát triển của một vài loại nấm và vi khuẩn gây hại. Từ đó khắc phục dược các triệu chứng bệnh. Bạn có thể dùng lá trầu không trị viêm da dị ứng theo cách sau:

Chuẩn bị từ 1 – 2 lá trầu không khô, cho vào ấm và đun sôi lên cùng với nước. Sau khi nước đã sôi, cho ít muối hạt vào rồi đem pha loãng với nước sạch để tắm. Thực hiện vài lần sẽ thấy tình trạng ngứa ngáy, sưng đỏ giảm đi đáng kể.

Các bài thuốc Y học cổ truyền chữa bệnh viêm da dị ứng, an toàn, hiểu quả
Y học cổ truyền chỉ ra rằng, muốn điều trị hiệu quả căn viêm da dị ứng cần tập trung xử lý căn nguyên gây bệnh bên trong và điều dưỡng cơ thể

Phòng ngừa bệnh viêm da dị ứng?

Phương pháp phòng ngừa viêm da dị ứng hiệu quả là phòng ngừa các tác nhân khiến da phản ứng.

Dưỡng ẩm: Người bị viêm da dị ứng nên bổ sung dưỡng ẩm cho da ít nhất 2 lần mỗi ngày – đặc biệt là vào lúc thời tiết hanh khô – thông qua các sản phẩm như kem dưỡng, thuốc mỡ hoặc xịt khoáng. Khi tắm cũng không nên tắm nước quá nóng hoặc tắm quá lâu. Ngoài ra bạn cũng đừng quên uống nước (khoảng 2-3 lít nước mỗi ngày) – uống đủ nước cũng hỗ trợ giữ ẩm cho da.

Chọn sản phẩm dịu nhẹ: Các sản phẩm tiếp xúc với da như xà phòng, kem dưỡng, bột giặt,… nên là những loại có thành phần dịu nhẹ, không kiềm, không hương liệu hoặc phẩm màu để hạn chế thấp nhất nguy cơ gây kích ứng da.

Chọn quần áo trơn mát: Quần áo thoáng mát với chất vải cotton hay sợi tự nhiên không chỉ ngừa ngừa tình trạng đổ nhiều mồ hôi mà còn hạn chế ma sát vào da khiến da bị trầy xước. Vải sợi len, lụa và các loại vải nhân tạo như polyester dễ gây kích ứng da hơn.

Giữ môi trường xung quanh sạch sẽ: Thường xuyên vệ sinh, lau dọn để giảm bớt bụi bẩn, lông thú, phấn hoa và không hút thuốc lá/ tránh xa khói thuốc sẽ giúp bảo vệ làn da nhạy cảm của bạn tốt hơn.

Điều trị căng thẳng: Rối loạn cảm xúc có thể khiến tình trạng viêm da dị ứng thêm nghiêm trọng. Do đó việc thư giãn, giải tỏa áp lực cũng là một trong những cách ngăn ngừa viêm da tái phát.

Thúy Hà (t/h)
https://suckhoeviet.org.vn

Cùng chuyên mục

Cây qua lâu: Công dụng, cách dùng trị bệnh

Cây qua lâu: Công dụng, cách dùng trị bệnh

Cây qua lâu, còn được biết đến với những tên gọi khác như dưa trời, dưa núi, hoa bát, hoặc vương qua tại miền Bắc, và dây bạc bát, bát bát châu ở miền Nam, thậm chí người Tày còn gọi nó là thau ca. Cây có vị ngọt, đắng và tính hàn rõ rệt. Các bộ phận của cây như vỏ, hạt và rễ được sử dụng làm thuốc, mỗi phần mang lại những công dụng chữa bệnh khác nhau. Dưới đây là một số bài thuốc hữu ích từ vỏ (bì), hạt (nhân) và rễ của cây qua lâu mà quý vị có thể tham khảo
Bài thuốc chữa bệnh tuyệt vời từ mộc nhĩ

Bài thuốc chữa bệnh tuyệt vời từ mộc nhĩ

Mộc nhĩ, hay còn được biết đến với những cái tên như nấm mèo, nấm tai mèo, hắc mộc nhĩ, mộc nhu, mộc nga và mộc tung, sở hữu vị ngọt cùng tính bình, là nguyên liệu quen thuộc không thể thiếu trong ẩm thực. Không chỉ mang lại hương vị đặc sắc cho các món ăn, mộc nhĩ còn là một dược liệu quý trong Đông y, nổi bật với những công dụng tuyệt vời như bổ huyết, thông kinh, điều trị kiết lỵ và bồi bổ sức khỏe.
Bài thuốc chữa bệnh bất ngờ từ cây mít

Bài thuốc chữa bệnh bất ngờ từ cây mít

Cây mít không chỉ nổi tiếng với những trái ngon ngọt mà còn là một vị thuốc quý trong dân gian mà ít ai ngờ tới. Rất nhiều người yêu thích thưởng thức mít, nhưng ít ai biết rằng lá, hạt và vỏ của cây mít có khả năng chữa trị nhiều căn bệnh. Từ làm lợi sữa, hỗ trợ điều trị hen suyễn đến cải thiện tình trạng mụn nhọt và huyết áp, cây mít thực sự đa dụng hơn chúng ta tưởng. Dưới đây là một số bài thuốc hiệu quả từ cây mít mà bạn có thể tham khảo và áp dụng trong cuộc sống hàng ngày.
Công dụng và các bài thuốc chữa bệnh từ cây cúc tím

Công dụng và các bài thuốc chữa bệnh từ cây cúc tím

Cúc tím có tên gọi khác là hoa tím, cỏ bướm tím, tô liên cọng, nhả ma bả (Tày)...có vị ngọt, hơi đắng, cay. Theo đông y cúc tím có công dụng giúp bổ cho âm khí, làm nhẹ đầu, sáng mắt và giúp kích thích hệ miễn dịch, hỗ trợ trị cảm lạnh, trị viêm họng, viêm amidan... Dưới đây là một số bài thuốc từ cây cúc tím mời bà con tham khảo.
Bài thuốc chữa bệnh hiệu quả từ cây bầu đất

Bài thuốc chữa bệnh hiệu quả từ cây bầu đất

Bầu đất, còn được biết đến với các tên gọi như kim thất, rau lúi, thiên hắc địa hồng, hay dây chua lè, sở hữu vị đắng và hương thơm đặc trưng, cùng với tính mát lành. Không chỉ đơn thuần là một loại rau xanh trong bữa ăn, bầu đất còn là một vị thuốc quý giúp chữa trị nhiều bệnh tật. Hãy cùng khám phá những công dụng tuyệt vời của cây bầu đất trong việc điều trị bệnh qua những bài thuốc thú vị dưới đây.
Công dụng và bài thuốc chữa bệnh từ hoa tam thất

Công dụng và bài thuốc chữa bệnh từ hoa tam thất

Hoa tam thất, còn được biết đến với những cái tên như sâm tam thất, kim bất hoán hay điền thất nhân sâm, mang trong mình một sức mạnh tiềm ẩn đáng kinh ngạc. Với tính mát và vị ngọt nhẹ, hoa tam thất không chỉ là một loại thảo dược tự nhiên mà còn là một giải pháp hiệu quả giúp thanh nhiệt, điều hòa can khí và bổ sung huyết dịch cho cơ thể. Lá và nụ hoa tam thất sở hữu nhiều tác dụng tuyệt vời đối với sức khỏe. Chúng có thể cải thiện tình trạng sức khỏe tổng thể, hỗ trợ điều trị một số căn bệnh phổ biến.

Các tin khác

Quả vải: Bài thuốc dân gian chữa bệnh tại nhà

Quả vải: Bài thuốc dân gian chữa bệnh tại nhà

Vải, còn được biết đến với tên gọi lệ chi, không chỉ là một loại trái cây thơm ngon mà còn mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Theo y học cổ truyền, long vải có vị ngọt, chua, và có tính ấm, trong khi hạt vải lại có vị hơi đắng, chát, nhưng cũng có chút ngọt, và tính chất của nó cũng ấm. Quả vải nổi bật với khả năng tăng cường hệ miễn dịch, giảm viêm, ngăn ngừa ung thư, và bảo vệ sức khỏe tim mạch.
Công dụng và bài thuốc chữa bệnh tuyệt vời từ cây xoài

Công dụng và bài thuốc chữa bệnh tuyệt vời từ cây xoài

Xoài, một loại trái cây quen thuộc và được nhiều người yêu thích, còn được biết đến với các tên gọi như sài, yêm la, hay muỗm. Loại quả này nổi bật với vị chua ngọt và tính mát, mang lại cảm giác sảng khoái cho người thưởng thức. Trong nền y học cổ truyền, mỗi bộ phận của cây xoài – từ quả, hoa, lá, hạt cho đến vỏ cây – đều được công nhận với khả năng chữa bệnh ấn tượng.
Bài thuốc chữa bệnh tuyệt vời của dưa chuột

Bài thuốc chữa bệnh tuyệt vời của dưa chuột

Dưa chuột, hay còn gọi là dưa leo, thanh qua, hồ qua (dưa non vỏ xanh) và huỳnh qua (dưa chín vàng), mang trong mình tính mát và vị ngọt dễ chịu. Loại thực phẩm này không chỉ đơn thuần là một loại rau củ, mà còn là một kho báu cho sức khỏe con người. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ giới thiệu đến bạn một số bài thuốc chữa bệnh hữu hiệu từ dưa chuột mà bạn có thể tham khảo để chăm sóc sức khỏe cho bản thân và gia đình.
Bệnh run tay và phương pháp điều trị theo y học cổ truyền

Bệnh run tay và phương pháp điều trị theo y học cổ truyền

Chứng run tay không chỉ đơn thuần là một triệu chứng, mà nó còn phản ánh rất rõ ràng tình trạng sức khỏe của người bệnh, đặc biệt là những người cao tuổi từ 60 trở lên, thường liên quan đến bệnh Parkinson. Căn bệnh này không chỉ gây khó khăn trong các hoạt động hàng ngày mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể và tuổi thọ của người bệnh. Đáng buồn thay, cho đến nay chưa có phương pháp điều trị triệt để nào. Tuy nhiên, bên cạnh các loại thuốc Tây, phương pháp bấm huyệt và châm cứu đã cho thấy hiệu quả đáng kể trong việc cải thiện tình trạng run tay.
Bấm huyệt: Liệu pháp bổ trợ hiệu quả cho sức khỏe

Bấm huyệt: Liệu pháp bổ trợ hiệu quả cho sức khỏe

Bấm huyệt không chỉ đơn thuần là một kỹ thuật, mà là một liệu pháp mang lại sự an lạc và sức khỏe cho cơ thể. Bằng việc tác động nhẹ nhàng lên các huyệt đạo trên bàn chân, tay hay tai, bấm huyệt giúp bạn xua tan những căng thẳng, lo âu và mệt mỏi, đồng thời mang lại cảm giác thoải mái và đầy sức sống.
Bài thuốc chữa bệnh từ cây bắp cải

Bài thuốc chữa bệnh từ cây bắp cải

Bắp cải, hay còn gọi là cải bắp, là loại rau củ không chỉ mang đến vị ngọt thanh, mà còn có tính mát dễ chịu. Đây là món rau rất được ưa chuộng không chỉ trong bữa ăn hàng ngày mà còn nổi bật với khả năng chữa bệnh vô cùng hiệu quả. Khi so với nhiều loại rau củ khác, bắp cải chứa hàm lượng vitamin cao vượt trội, đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe.
Bài thuốc dân gian chữa bệnh từ khoai lang

Bài thuốc dân gian chữa bệnh từ khoai lang

Khoai lang, hay còn được biết đến dưới cái tên sâm nam, không chỉ đơn thuần là một loại thực phẩm mà còn là một vị thuốc quý giá trong y học cổ truyền. Theo nghiên cứu Đông y, cả củ lẫn lá khoai đều có vị ngọt, tính bình, hoàn toàn không độc hại. Khoai lang đóng vai trò quan trọng trong chế độ dinh dưỡng hàng ngày. Loại củ này có thể được chế biến thành nhiều món ăn ngon miệng và bổ dưỡng. Tuy nhiên, điều đặc biệt hơn cả là khoai lang còn được sử dụng như một liệu pháp thiên nhiên để điều trị nhiều vấn đề sức khỏe, bao gồm táo bón, tiểu đường, loãng xương và kiểm soát cholesterol trong cơ thể.
Cách sử dụng đậu xanh trong các bài thuốc chữa bệnh

Cách sử dụng đậu xanh trong các bài thuốc chữa bệnh

Đậu xanh, còn được biết đến với những tên gọi như lục đậu, đỗ xanh, thanh tiểu đậu hay đậu tằm, không chỉ đơn thuần là một loại thực phẩm. Với vị ngọt nhẹ nhàng và tính mát mẻ, đậu xanh không hề độc hại. Trong y học cổ truyền, đậu xanh được coi là một vị thuốc quý, nổi bật với những tác dụng vượt trội như tiêu độc, giảm sưng, chống viêm, thanh nhiệt và giải độc hiệu quả.
Bài thuốc dân gian chữa bệnh hay từ lạc

Bài thuốc dân gian chữa bệnh hay từ lạc

Lạc, hay còn được biết đến với những tên gọi khác như đậu phụng, thúa đin (theo tiếng Tày), lạc hoa sinh, quả trường sinh, hay đường nhân đậu, là một loại thực phẩm giàu dinh dưỡng với tính bình và vị ngọt, bùi, béo. Trong y học cổ truyền, mọi bộ phận của cây lạc, từ thân, lá, củ (hạt) đến vỏ lụa hạt đều sở hữu những đặc tính chữa bệnh tuyệt vời. Chúng giúp dưỡng huyết, bổ tỳ, nhuận phế, hóa đàm, mang lại sự khỏe mạnh và cải thiện sức khỏe toàn diện.
Công dụng trị bệnh không ngờ của măng cụt

Công dụng trị bệnh không ngờ của măng cụt

Măng cụt, hay còn được biết đến với nhiều tên gọi như sơn trúc tử, măng cụt tía và giáng châu, là một loại quả không chỉ thơm ngon mà còn mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Với vị ngọt dịu và tính ấm, măng cụt được sử dụng rộng rãi trong y học cổ truyền.Vỏ quả và vỏ thân của cây măng cụt chứa nhiều dược chất quý, có tác dụng tích cực trong việc điều trị các bệnh, như tiêu chảy, kiết lỵ và giúp giảm cân hiệu quả. Đặc biệt, măng cụt còn được nghiên cứu có khả năng ngăn ngừa ung thư, mang lại một bức tranh tươi sáng cho sức khỏe cộng đồng.
Xem thêm
Hội Nam Y Việt Nam: Dâng hương tưởng niệm Đại danh y - Thiền sư Tuệ Tĩnh tại di tích Đền Bia

Hội Nam Y Việt Nam: Dâng hương tưởng niệm Đại danh y - Thiền sư Tuệ Tĩnh tại di tích Đền Bia

Sáng 27/4/2025, Hội Nam Y Việt Nam phối hợp cùng UBND huyện Cẩm Giàng đã long trọng tổ chức Lễ dâng hương tưởng niệm Đại danh y - Thiền sư Tuệ Tĩnh.
Thanh Oai, Hà Nội: Chăm sóc sức khỏe người cao tuổi - Lan tỏa giá trị y học cổ truyền trong cộng đồng

Thanh Oai, Hà Nội: Chăm sóc sức khỏe người cao tuổi - Lan tỏa giá trị y học cổ truyền trong cộng đồng

Sáng 19/4, tại hội trường UBND xã Cự Khê (huyện Thanh Oai, TP Hà Nội), chương trình “Chăm sóc sức khỏe cộng đồng - Dưỡng Sinh Viện chăm sóc người cao tuổi” đã được tổ chức thành công tốt đẹp.
Chi Hội Nam Y An Giang tổ chức trao quà thiện nguyện tại khóm Phước Quản, thị trấn Đa Phước

Chi Hội Nam Y An Giang tổ chức trao quà thiện nguyện tại khóm Phước Quản, thị trấn Đa Phước

SKV – Ngày 16/4/2025, thực hiện kế hoạch công tác quý II năm 2025, Chi Hội Nam Y tỉnh An Giang đã tổ chức đoàn thiện nguyện đến trao quà cho các hộ dân có hoàn cảnh khó khăn tại khóm Phước Quản, thị trấn Đa Phước, huyện An Phú. Hoạt động diễn ra trong không khí ấm áp, nghĩa tình và đầy tính nhân văn.
Hội Nam Y TP. HCM tổ chức khám chữa bệnh và tặng quà cho người khiếm thị tại chùa Chánh Giác

Hội Nam Y TP. HCM tổ chức khám chữa bệnh và tặng quà cho người khiếm thị tại chùa Chánh Giác

SKV - ngày 29/03/2025, Chi Hội Nam Y TP. HCM cùng các đơn vị đồng hành đã tổ chức chương trình khám chữa bệnh và tặng quà cho bà con tại chùa Chánh Giác Suối Rao, huyện Châu Đức, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Trong chương trình, gần 200 người, bao gồm người khiếm thị, bà con nghèo và tăng ni Phật tử, đã được khám chữa bệnh miễn phí. Đồng thời, gần 300 phần quà thiết thực đã được trao tận tay những hoàn cảnh khó khăn. Sự kiện này thể hiện vai trò tiên phong của Hội Nam Y TP. HCM trong việc chăm sóc sức khỏe cộng đồng và lan tỏa tinh thần nhân ái.
Hợp tác chiến lược toàn diện cùng kế thừa, bảo tồn và phát triển tinh hoa y dược cổ truyền

Hợp tác chiến lược toàn diện cùng kế thừa, bảo tồn và phát triển tinh hoa y dược cổ truyền

Chiều 26/3, tại Khu du lịch sinh thái Tuần Châu (Sài Sơn, Quốc Oai, Hà Nội) đã diễn ra lễ ký kết hợp tác chiến lược toàn diện giữa Hội Nam y Việt Nam và Tập đoàn Đông y dược Việt Nam.
Phiên bản di động