Giao ban công tác thu dung, điều trị các bệnh truyền nhiễm khu vực phía Nam
Sau các báo cáo và thảo luận của các đơn vị tham dự, hội nghị thống nhất những nhận định về tình hình dịch bệnh sốt xuất huyết, tay chân miệng trong 9 tháng đầu năm 2023.
Cụ thể, về bệnh sốt xuất huyết, số ca mắc, ca nặng và ca tử vong thấp hơn nhiều so với cùng kỳ năm 2022 và trung bình 5 năm, đã có 18 trường hợp tử vong trong khu vực (1 trường hợp ngụ tại TPHCM). Tuy nhiên, số ca bệnh tại TPHCM đang có xu hướng tăng nhẹ từ tuần 24 đến nay, trong bối cảnh những đợt nắng nóng xen kẽ đợt mưa nhiều, là điều kiện thuận lợi cho sự gia tăng muỗi truyền bệnh sốt xuất huyết. Phân bố các tuýp virus đa số vẫn là D2.
Về bệnh tay chân miệng, trong 9 tháng đầu năm 2023, tỷ lệ mắc mới trung bình của khu vực phía Nam là 229 ca/100.000 dân, số ca mắc tích lũy tăng gấp đôi so với cùng kỳ năm 2022, chủ yếu tại các tỉnh miền Đông Nam Bộ. Tuy nhiên, về các trường hợp nặng và tử vong thì tại các tỉnh miền Tây lại chiếm tỉ lệ phần lớn (với 81%), bệnh nặng tập trung ở trẻ em dưới 3 tuổi (chiếm 77%), đã ghi nhận 23 trường hợp tử vong trong khu vực phía Nam (TPHCM chưa có trường hợp tử vong). Tác nhân chủ yếu gây tay chân miệng năm nay là virus EV71.
Công tác thu dung, điều trị các bệnh truyền nhiễm trong 9 tháng đầu năm 2023 của khu vực phía Nam cơ bản được đảm bảo. Các địa phương có sự quan tâm, đầu tư đúng mức cho công tác chăm sóc sức khỏe người dân và đã chủ động trong đảm bảo nguồn cung ứng thuốc điều trị người bệnh. Bệnh viện đa khoa tuyến cuối và bệnh viện nhi của các tỉnh được sự hỗ trợ chuyên môn từ các bệnh viện của TPHCM đã triển khai thực hiện những dịch vụ kỹ thuật chuyên sâu (như hồi sức cấp cứu, lọc máu…), từ đó nâng cao được năng lực điều trị tại chỗ, kịp thời cứu sống nhiều trường hợp bệnh nặng, đáp ứng được nhu cầu chăm sóc sức khỏe cho người dân ngay tại địa phương.
![]() |
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, hiện vẫn còn một số bệnh viện chuyên khoa sản nhi ở một số tỉnh trong khu vực chưa có đủ các thuốc thiết yếu (như gamma globulin, phenobarbital, milrinone), có bệnh viện tỉnh chưa triển khai được kỹ thuật lọc máu… nên chưa đáp ứng yêu cầu điều trị kịp thời cho bệnh nhi ngay khi chuyển nặng, buộc phải chuyển viện, dẫn đến tình trạng chuyển bệnh không an toàn, bệnh nhân không được điều trị kịp thời dẫn đến biến chứng nặng, thậm chí tử vong. Việc chuyển bệnh hàng loạt lên TPHCM cũng đồng thời gây quá tải cục bộ tại các bệnh viện tuyến cuối của thành phố (70% tổng số bệnh nhi tay chân miệng đang điều trị nội trú tại 4 bệnh viện tuyến cuối của TPHCM là từ các tỉnh chuyển về).
Nhằm đảm bảo hiệu quả công tác thu dung, điều trị bệnh sốt xuất huyết, tay chân miệng và bệnh truyền nhiễm khác, các chuyên gia thống nhất đề nghị thực hiện một số nội dung sau:
Những bệnh viện tuyến cuối của các tỉnh tiếp tục phát huy năng lực điều trị, khẩn trương mua sắm đầy đủ thuốc, vật tư trang thiết bị y tế thiết yếu để điều trị tay chân miệng và sốt xuất huyết để đảm bảo công tác chẩn đoán, điều trị, chăm sóc người bệnh ngay tại chỗ. Chủ động hội chẩn từ xa những ca bệnh khó với các bệnh viện tuyến cuối hạn chế tình trạng chuyển viện không an toàn. Sở Y tế các tỉnh thành phố có trách nhiệm hỗ trợ, đôn đốc và giám sát các bệnh viện trực thuộc trong việc cung ứng thuốc, vật tư trang thiết bị y tế, trong công tác điều trị bệnh.
Đối với các trường hợp người bệnh nặng, nguy kịch quá khả năng điều trị và cần thiết phải chuyển viện đến các bệnh viện của TPHCM, bệnh viện cần hội chẩn trước khi chuyển và bố trí đầy đủ về phương tiện, trang thiết bị y tế, theo dõi sát tình trạng người bệnh, đảm bảo người bệnh được chuyển viện an toàn, hạn chế thấp nhất tình trạng tử vong trong quá trình chuyển viện (hạn chế tình trạng để bệnh nhân di chuyển tự túc).
Tăng cường giám sát các ca việm phổi nặng do virus, thu thập mẫu gửi Viện Pasteur để kịp thời phát hiện trường hợp viêm phổi do cúm gia cầm.
Đồng thời, tiếp tục tăng cường những hoạt động truyền thông với nhiều hình thức đến người dân về biện pháp phòng chống các dịch bệnh (bao gồm sốt xuất huyết, tay chân miệng, Mpox và các dịch bệnh mới nổi, tái nổi) để người dân hiểu và thực hiện, nhằm bảo vệ sức khỏe của bản thân, gia đình, cộng đồng. Tăng cường triển khai các khuyến cáo và hướng dẫn người dân khi có triệu chứng nghi ngờ cần liên hệ hoặc đến cơ sở y tế gần nhất để khám, điều trị.
Chủ động, sẵn sàng các phương án ứng phó với tình trạng ngập lụt do mưa lớn, triều cường và xả lũ trên địa bàn, tiếp tục tăng cường công tác quản lý, xử lý nước thải, chất thải nhằm đảm bảo chất lượng vệ sinh nguồn nước, kiểm soát hiệu quả các véc tơ truyền bệnh.
Bên cạnh đó, Sở Y tế TPHCM tiếp tục chỉ đạo Bệnh viện Nhi đồng 1, Nhi đồng 2, Nhi đồng thành phố và Bệnh viện Bệnh nhiệt đới tăng cường vai trò chỉ đạo tuyến, hỗ trợ chuyên môn cho cơ sở khám chữa bệnh của các tỉnh, đặc biệt là tỉnh hiện đang có dịch tay chân miệng với số ca mắc và ca nặng tăng cao. Bệnh viện Bệnh nhiệt đới và Bệnh viện Nhi đồng thành phố khẩn trương cử ngay tổ chuyên gia đến bệnh viện chuyên khoa sản nhi của tỉnh An Giang, Kiên Giang để hỗ trợ chuyên môn về điều trị bệnh tay chân miệng, đào tạo về lọc máu, giúp các đơn vị củng cố, nâng cao năng lực, đáp ứng nhu cầu điều trị cho người dân ngay tại địa phương.
Tin liên quan

Hà Nội: Tiếp tục tăng cường phòng chống bệnh sởi và tay chân miệng
21:15 | 16/04/2025 Sức khỏe

Smart A đến Thạch Hà (Hà Tĩnh): Giải pháp nhỏ, tác động lớn trong y tế cơ sở
09:38 | 10/04/2025 Tin tức

Đề xuất đưa thêm 2 vaccine vào Chương trình tiêm chủng mở rộng
22:08 | 20/03/2025 Sức khỏe
Cùng chuyên mục

Đắk Lắk: Làm rõ nhóm 5 thiếu niên trộm cắp tài sản trên ô tô
17:29 | 19/04/2025 Tin tức

Quảng Nam: Nhiều hoạt động ý nghĩa thiết thực nhận kỷ niệm 79 năm Ngày truyền thống lực lượng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội
09:14 | 19/04/2025 Sức khỏe tinh thần

Kiểm tra, giám sát chặt thị trường sữa, thuốc, thực phẩm bảo vệ sức khỏe
20:29 | 18/04/2025 Tin tức

Đắk Lắk: Sôi nổi các hoạt động kỷ niệm 79 năm thành lập lực lượng cảnh sát QLHC về TTXH
17:25 | 18/04/2025 Tin tức

TP. HCM: Tránh trùng lắp tên phường, xã sau khi sáp nhập
17:25 | 18/04/2025 Tin tức

“Mang âm nhạc đến bệnh viện” số 215: Hơn cả những giai điệu âm nhạc, là tình người ấm áp
21:00 | 17/04/2025 Sức khỏe tinh thần
Các tin khác

Cách mạng làm đẹp không xâm lấn: Tương lai của y học tái sinh
13:56 | 17/04/2025 Tin tức

Sữa Hiup phản hồi về vụ quảng cáo sai sự thật, bị réo tên trong đường dây sữa giả
17:28 | 16/04/2025 Tin tức

Người tiêu dùng cần tỉnh táo trước “cái bẫy” quảng cáo sản phẩm sức khỏe
16:59 | 16/04/2025 Tin tức

Bộ Y tế “tuýt còi” mỹ phẩm của Hana HP Group
16:14 | 16/04/2025 Pháp luật & Sức khỏe

Phương án sắp xếp, tổ chức cơ sở y tế sau sáp nhập
13:13 | 16/04/2025 Tin tức

Beautycare 2025 – Điểm hẹn đẳng cấp của ngành làm đẹp châu Á
02:42 | 16/04/2025 Tin nổi bật

Sen Việt – 5 năm một hành trình nghệ thuật bằng trái tim
22:17 | 15/04/2025 Tin tức

Từ vụ sữa bột giả: Bộ Y tế yêu cầu rà soát toàn diện
20:50 | 15/04/2025 Pháp luật & Sức khỏe

Đắk Lắk: Hội nghị tiếp xúc cử tri chuyên đề về lĩnh vực y tế
10:04 | 15/04/2025 Tin tức

Bệnh viện Nhi Trung ương: Sức khỏe trẻ em hôm nay là sự phồn vinh của xã hội ngày mai
09:18 | 15/04/2025 Tin tức

Chi Hội Nam Y An Giang tổ chức trao quà thiện nguyện tại khóm Phước Quản, thị trấn Đa Phước
1 ngày trước Hoạt động hội

Hội Nam Y TP. HCM tổ chức khám chữa bệnh và tặng quà cho người khiếm thị tại chùa Chánh Giác
30-03-2025 07:48 Hoạt động hội

Hợp tác chiến lược toàn diện cùng kế thừa, bảo tồn và phát triển tinh hoa y dược cổ truyền
26-03-2025 22:00 Hoạt động hội

Ứng dụng y học cổ truyền với y học hiện đại và dinh dưỡng vào phòng ngừa đột quỵ
26-03-2025 10:43 Thông tin đa chiều

Chi hội Nam y Sóc Trăng lan tỏa yêu thương đến với bà con có hoàn cảnh khó khăn tại Tịnh xá Ngọc Châu Như
25-03-2025 15:59 Hoạt động hội