Hậu cuộc đua lãi suất huy động, điều gì chờ đón ngân hàng?
Mặc dù có nhiều hoạt động kinh doanh bổ trợ nhưng nguồn thu của các ngân hàng vẫn chủ yếu đến từ tín dụng. Việc mặt bằng lãi suất huy động tăng mạnh ảnh hưởng ít nhiều tới lợi nhuận của các ngân hàng.
Năm 2022, cuộc đua tăng lãi suất huy động để hút tiền gửi của người dân liên tiếp lập đỉnh mới. Theo thống kê, lãi suất huy động đã tăng khoảng 3-4%/năm tại nhiều ngân hàng kể từ đầu năm đến cuối năm.
Điển hình như thời điểm từ tháng 9,10,11/2022, SCB đưa lãi suất huy động lên mức 9,3%/năm, một số ngân hàng khác cũng đẩy lãi suất lên mức cao hơn, NCB công bố lãi suất lên tới 10,5%/năm; NamABank: 11%/năm; VPBank lãi suất cao nhất lên tới 11,1%/năm;…
Đến giữa tháng 12/2022 dù đã có yêu cầu khống chế lãi suất tiết kiệm dưới mức 9,5%, song thực tế khảo sát lại cho thấy vẫn có một số ngân hàng huy động cao hơn. Theo các chuyên gia, các hệ quả của cuộc đua lãi suất có thể được nhìn thấy trong quý 1/2023.
Thực tế cho thấy, báo cáo tài chính quý 1/2023 của các ngân hàng ghi nhận chi phí trả lãi tiền gửi tăng đột biến so với giai đoạn trước từ đó bào mòn lợi nhuận.
![]() |
Điển hình tại TPBank, năm 2022, trả lãi tiền gửi tăng 40% so với năm 2021, chiếm 68% tổng chi phí lãi và các khoản chi phí tương tự.
Đến 3 tháng đầu năm 2023, phí trả lãi tiền gửi bất ngờ tăng tới 130% so với quý 1/2022, lên hơn 3.196 tỷ đồng, chiếm tới 80% tổng chi phí lãi và các khoản chi phí tương tự. Từ đó, ‘ăn mòn’ lợi nhuận tại TPBank (quý 1/2023 TPBank thu được 1.413 tỷ đồng lãi sau thuế, chỉ tăng 9% so với cùng kỳ năm trước).
Tương tự tại ngân hàng MB, năm 2022, trả lãi tiền gửi chỉ tăng 21% lên hơn 10.889 tỷ đồng. Tuy nhiên, kết thúc 3 tháng đầu năm 2022, phí trả lãi tiền gửi đã tăng vọt 126% so với cùng kỳ 2022, lên mức 5.186 tỷ đồng, chiếm 50% tổng chi phí lãi và các chi phí tương tự.
Đặc biệt, trong quý đầu năm 2023, chi phí lãi phát hành giấy tờ có giá tại ngân hàng MB cũng tăng mạnh 105% so với cùng kỳ, lên hơn 1.384 tỷ đồng. Ngoài ra, chi phí lãi tiền vay tăng 104% lên gần 536 tỷ đồng và chi phí các hoạt động tín dụng khác cũng tăng khiến tỏng chi phí lãi và các chi phí tương tự tăng vọt 118% so với cùng kỳ, ghi nhận gần 7.156 tỷ đồng.
Một ngân hàng khác tên VIB cũng tăng mạnh chi phí trả lãi tiền gửi trong quý 1/2023 lên tới 3.983 tỷ đồng, tương đương tăng tới 110% so với cùng kỳ, chiếm tới 83% tổng chi phí lãi và các chi phí tương tự.
Đáng chú ý, quý 1/2023, chi phí tiền vay và vốn ủy thác tại VIB bất ngờ tăng mạnh tới 248% so với cùng kỳ, lên hơn 367 tỷ đồng. Do đó tổng chi phí lãi và các khoản tương tự tăng 89% so với cùng kỳ, ghi nhận hơn 4.784 tỷ đồng.
Tại ngân hàng MSB, phí trả lãi tiền gửi đã tăng tới 152% so với cùng kỳ, lên mức 1.850 tỷ đồng, chiếm tới 78% tổng chi phí lãi và các chi phí tương tự. Cộng với chi phí trả lãi tiền vay tăng vọt 142% lên gần 356 tỷ đồng. Do đó đã đẩy tổng chí phí lãi và các chi phí tương tự tăng tới 125%, lên hơn 2.380 tỷ đồng. Vì vậy đã ‘ăn mòn’ lợi nhuận khiến lãi sau thuế quý 1/2023 chỉ tăng nhẹ 6%, đạt hơn 1.217 tỷ đồng.
Ngân hàng quy mô nhỏ như ABBank cũng ghi nhận phí trả lãi tiền gửi quý 1/2023 tăng vọt 112% so với cùng kỳ, lên mức 1,573 tỷ đồng, chiếm tới 91% tổng chi phí lãi và các khoản chi phí tương tự. Từ đó ‘bào mòn’ lợi nhuận tại ABBank (quý 1/2023 lãi sau thuế chỉ tăng nhẹ 6% lên hơn 488 tỷ đồng).
Ngoài ra, còn nhiều ngân hàng khác cũng đang ghi nhận chi phí lãi tiền gửi tăng mạnh trong quý 1/2023 như Techcombank tăng tới 185% lên mức 5.012 tỷ đồng; Sacombank tăng 88% lên gần 7.462 tỷ đồng; BIDV tăng 66% ghi nhận gần 20.579 tỷ đồng;…
![]() |
Ngoài chi phí trả lãi tiền gửi, nhiều loại chi phí khác như trả lãi tiền vay, trả lãi phát hành giấy tờ có giá, hoạt động tín dụng khác cũng tăng lên ở đa số các ngân hàng là một trong những nguyên nhân khiến lợi nhuận ngành ngân hàng giảm tốc trong quý đầu năm 2023.
Theo các chuyên gia, việc huy động với mức lãi suất cao có thể khiến cho chi phí đầu vào của các ngân hàng tăng lên. Để đảm bảo biên lãi ròng (NIM) các ngân hàng có thể chọn việc đẩy áp lực này sang người tiêu dùng bằng cách tăng lãi suất đầu ra. Tuy nhiên, điều này lại góp phần làm giảm khả năng hoàn thành nghĩa vụ nợ của người đi vay. Từ đó, chất lượng tài sản của các nhà băng cũng sẽ bị ảnh hưởng.
Tin liên quan

Ngân hàng đang kém 'mặn mà' với trái phiếu doanh nghiệp?
11:13 | 23/05/2023 Tài chính

Thị trường mua bán nợ xấu vẫn “èo uột”.....
10:50 | 28/02/2023 Tài chính
Cùng chuyên mục

Hậu cuộc đua lãi suất huy động, điều gì chờ đón ngân hàng?
09:49 | 24/05/2023 Tài chính
Các tin khác

Quý 1/2023, ngân hàng còn lãi lớn từ bán bảo hiểm
14:50 | 22/05/2023 Tài chính

Xuất nhập khẩu, thu hút FDI gặp nhiều thách thức
20:48 | 10/05/2023 Tài chính

Nhận định thị trường chứng khoán ngày 5-5: Thị trường vẫn khó đoán định
03:19 | 05/05/2023 Tài chính

Thị trường chứng khoán ngày 4-5: Phiên trả điểm
17:17 | 04/05/2023 Tài chính

Cổ đông lớn chuẩn bị xả gần 90 triệu cổ phiếu NVL
03:15 | 01/05/2023 Tài chính

Thị trường chứng khoán ngày 28-4: Nhóm bất động sản tăng mạnh, VN Index áp sát mốc 1.050 điểm
20:47 | 28/04/2023 Tài chính

Nhận định thị trường chứng khoán ngày 28-4: Quay lại trạng thái sideway với biên độ hẹp
04:06 | 28/04/2023 Tài chính

Thị trường chứng khoán ngày 27-4: Bộ 3 nhà Vin tạo áp lực xấu đến VN Index
16:55 | 27/04/2023 Tài chính

Nhận định thị trường chứng khoán ngày 27-4: Vẫn cần sự thận trọng
03:15 | 27/04/2023 Tài chính

Thị trường chứng khoán ngày 26-4: Thị trường hồi phục, nhóm nhựa thăng hoa
21:07 | 26/04/2023 Tài chính

Học thuyết nguyên nhân gây bệnh và phương pháp điều trị bệnh từ gốc
22-05-2023 23:25 Hoạt động hội

Chi hội Văn phòng Hội Nam y Việt Nam tổ chức Đại hội Đại biểu nhiệm kỳ 2023-2028
21-05-2023 07:12 Hoạt động hội

Chủ tịch Hội Nam y Việt Nam thăm và làm việc tại Đà Nẵng
18-05-2023 14:00 Hoạt động hội

Phỏng vấn trước thềm Đại hội đại biểu lần thứ 2 của Chi hội Văn phòng Hội Nam Y Việt Nam
10-05-2023 10:13 Hoạt động hội

Vận dụng thuyết ngũ hành để tăng cường sức khoẻ, chống lão hoá và chữa bệnh
27-04-2023 12:22 Hoạt động hội