Lý do tình trạng thiếu thuốc tại Châu Âu trở nên trầm trọng
Forxiga của AstraZeneca được khuyên dùng cho bệnh suy tim mãn tính EU phê chuẩn phương pháp mới điều trị ung thư tiền liệt tuyến của Novartis |
Tình trạng thiếu thuốc kháng sinh tại châu Âu ngày càng nghiêm trọng. Ảnh: Xinhua |
Trong bối cảnh xung đột Ukraina khiến giá thành sản xuất tăng cao, nhiều công ty dược phẩm tại Châu Âu không muốn mở rộng quy mô cung cấp thuốc kháng sinh. Theo 13 nhà sản xuất và 6 hiệp hội ngành công nghiệp dược phẩm, nhiều công ty đang phải vật lộn để kiếm đủ tiền sản xuất nên việc tăng sản lượng thuốc là gần như không thể.
“Chúng tôi không thể giữ mức giá giới hạn như được quy định khi tất cả chi phí sản xuất, hậu cần đều đang tăng ở mức hai con số trở lên” - Adrian van den Hoven, Tổng giám đốc Hiệp hội Thuốc Châu Âu (EGA) chia sẻ.
Hiện nay, thuốc kháng sinh chiếm khoảng 70% tổng số dược phẩm được phân phối tại Châu Âu, nhưng chỉ nhận được 29% số tiền các cơ quan y tế quốc gia chi cho thuốc. Nhiều nhà sản xuất thuốc kháng sinh cho biết hệ thống đấu thầu và giá cả được quy định đã khiến lợi nhuận thuốc chạm đáy, doanh nghiệp dược cũng vì vậy mà liên tục cắt giảm sản lượng.
Nhiều hãng dược không tăng sản lượng do chi phí sản xuất bị ảnh hưởng bởi xung đột Ukraina. Ảnh: Cơ quan Dược phẩm Châu Âu |
Các CEO ngành dược thông tin, việc xem xét lại kế hoạch định giá là cách duy nhất để khôi phục hoạt động sản xuất thuốc kháng sinh tại Châu Âu. Biện pháp này vừa tránh tình trạng thiếu hụt thuốc trong tương lai vừa giúp “lục địa già” giảm sự phụ thuộc vào Châu Á.
Giáo sư Rena Conti, chuyên gia về giá thành dược phẩm cho biết: “Ngày càng có nhiều người nhận thức được rằng chúng ta có thể phải trả nhiều tiền hơn để đảm bảo nguồn cung kháng sinh và giảm sự phụ thuộc vào khu vực khác, tất cả là vì sức khỏe của người dân và an ninh quốc gia”.
Cơ quan Dược phẩm Châu Âu (EMA) và Ủy ban Châu Âu (EC) đã nhiều lần gặp gỡ các nhà sản xuất thuốc và nhóm thương mại kể từ khi tình trạng thiếu hụt được báo cáo lần đầu tiên vào tháng 10.2022. Tuy nhiên theo các bên liên quan, vẫn chưa có hành động lớn nào được công bố.
“Lục địa già” đang phụ thuộc vào Châu Á trong vấn đề nguồn cung dược phẩm. Ảnh: Xinhua |
Giám đốc y tế EMA Steffen Thirstrup thông tin: “Khá bất thường khi ngày càng nhiều quốc gia báo cáo tình trạng thiếu hụt các loại dược phẩm giống nhau, nhưng dự báo nhu cầu sẽ giảm khi thời tiết ấm hơn đến gần. Tạm thời, các loại thuốc thay thế có thể được sử dụng khi không có sẵn kháng sinh chuyên dụng”.
Ủy ban Châu Âu dự kiến sẽ thảo luận các sửa đổi đối với Luật Dược phẩm của khối vào tháng 3. EC đang đề xuất các biện pháp bao gồm yêu cầu nhà sản xuất nắm giữ nguồn cung dự trữ lớn hơn và đưa ra cảnh báo sớm về tình trạng thiếu hụt.
Ông Giovanni Barbella, người đứng đầu chuỗi cung ứng toàn cầu Tập đoàn dược phẩm Sandoz nhận định: “Vấn đề dài hạn quan trọng không phải là chi phí sản xuất, mà là khuôn khổ thị trường chung Châu Âu không cho phép doanh nghiệp điều chỉnh giá linh hoạt để phản ánh sự thay đổi của chi phí đầu vào, đặc biệt là đối với các loại thuốc thiết yếu”.
Trong năm 2023, Quốc hội Đức sẽ xem xét các thay đổi pháp lý đối với hệ thống đấu thầu thuốc. Bộ Y tế Tây Ban Nha cũng tuyên bố chính phủ đang xem xét thay đổi đối với hệ thống định giá.
EC dự kiến thảo luận các sửa đổi Luật Dược phẩm vào tháng 3.2023. Ảnh: Cơ quan Dược phẩm Châu Âu |
Các giám đốc điều hành và nhóm thương mại khẳng định họ không biết khi nào có nguy cơ thiếu hụt thuốc kháng sinh vì EU không có hệ thống trung ương theo dõi nguồn cung ở mỗi quốc gia. Nhiều năm áp lực về giá đã buộc nhiều công ty sản xuất nhỏ phải rời khỏi ngành kinh doanh, hiện chỉ còn một số nhà sản xuất dược phẩm phục vụ phần lớn Châu Âu.
Nguồn: Lý do tình trạng thiếu thuốc tại Châu Âu trở nên trầm trọng
Tin liên quan
Hội thi pháo đất huyện Vĩnh Bảo – lưu giữ trò chơi truyền thống độc đáo của miền đất nhiều di sản văn hóa
20:46 | 22/11/2024 Du lịch & Sức khỏe
Petrovietnam là doanh nghiệp nộp ngân sách lớn nhất Việt Nam
19:05 | 22/11/2024 Doanh nghiệp
VIETRAMED EXPO 2024: Cơ hội xúc tiến thương mại cho thuốc cổ truyền và các sản phẩm từ dược liệu
15:47 | 22/11/2024 Kinh tế
Cùng chuyên mục
WHO phê duyệt vaccine phòng bệnh đậu mùa khỉ thứ hai
11:30 | 20/11/2024 Thế giới
Canada phê duyệt vaccine phòng ngừa virus hợp bào hô hấp cho người cao tuổi
10:35 | 12/11/2024 Thế giới
WHO phân bổ vaccine phòng bệnh đậu mùa khỉ cho 9 quốc gia châu Phi
22:30 | 07/11/2024 Thế giới
Hành tây có thể là nguyên nhân gây bùng phát vi khuẩn E.coli tại Mỹ
11:22 | 31/10/2024 Thế giới
Thuốc điều trị tiểu đường dạng uống giúp giảm 14% nguy cơ liên quan đến tim mạch
14:23 | 29/10/2024 Thế giới
Nga thử nghiệm giai đoạn đầu thuốc chống ung thư vú
16:50 | 25/10/2024 Thế giới
Các tin khác
Mỹ khuyến nghị tăng mũi vaccine ngừa COVID-19 cho nhóm dễ bị tổn thương
11:06 | 25/10/2024 Thế giới
Dịch bệnh đậu mùa khỉ bùng phát ở 15 nước châu Phi
20:50 | 13/10/2024 Thế giới
Anh nghiên cứu, phát triển vaccine phòng ung thư buồng trứng
22:01 | 08/10/2024 Thế giới
Vương quốc Anh: Khoảng 1 triệu người trưởng thành đang sử dụng thuốc lá điện tử
21:47 | 07/10/2024 Thế giới
Sáng kiến có thể ngăn 1,2 triệu ca tử vong do ung thư phổi
13:00 | 05/10/2024 Thế giới
Rwanda: Bùng phát dịch bệnh nguy hiểm, tỷ lệ tử vong lên tới 88%
14:58 | 03/10/2024 Thế giới
Hàn Quốc: 16 người nhập viện do rò rỉ hóa chất độc hại
22:11 | 27/09/2024 Thế giới
Hoa Kỳ chấp thuận vaccine cúm dạng xịt FluMist
10:38 | 24/09/2024 Thế giới
Hợp chất mới giúp điều trị bệnh Alzheimer
10:38 | 21/09/2024 Thế giới
Siêu vi khuẩn kháng thuốc đe dọa tính mạng hơn 39 triệu người
22:33 | 17/09/2024 Thế giới
An Giang: Hội nghị khoa học Đông dược bào chế
12-11-2024 10:00 Hoạt động hội
Hội Nam y Việt Nam công bố quyết định thành lập Chi hội Nam y Thái Bình
21-10-2024 00:00 Hoạt động hội
Hội Nam Y Việt Nam và Công ty Cổ phần Ao Vua hỗ trợ, sẻ chia khó khăn với nhân dân xã Phượng Vĩ (Cẩm Khê, Phú Thọ)
12-10-2024 00:00 Hoạt động hội
Hội Nam y Việt Nam chia sẻ khó khăn với đồng bào vùng cao Nậm Nhùn (Lai Châu)
12-10-2024 00:00 Hoạt động hội
Hội Nam Y Việt Nam: Xây dựng nội dung, kế hoạch tổ chức "Giải thưởng Tuệ Tĩnh" năm 2024
06-10-2024 15:00 Hoạt động hội