Mới nhất Đọc nhiều

Ngân hàng ACB: Nợ xấu tăng cao, "đảo nợ" hàng chục nghìn tỷ đồng trái phiếu?

Ngân hàng TMCP Á Châu (ngân hàng ACB) vừa đẩy mạnh mua lại trước hạn trái phiếu cũ, đồng thời phát hành lượng lớn trái phiếu mới trong bối cảnh nợ xấu đang tăng mạnh, nhu cầu tín dụng thấp, lãi suất huy động và cho vay đều giảm.

Ngoài việc kinh doanh chính là cho vay tiền và huy động vốn qua các hợp đồng tiền gửi, chứng chỉ tiền gửi, ngân hàng ACB cũng đang dồn dập gọi vốn từ kênh trái phiếu trong khi nợ xấu cao ngất ngưởng.

Vào cuối tháng 6/2023, số dự nợ xấu của ACB tăng gần 52% lên 4.622 tỷ đồng. Khoảng hơn một nửa trong số này là nợ có khả năng mất vốn (nợ nhóm 5) lên tới 2.829 tỷ đồng, tương đương tăng 31% so với đầu năm. Hai nhóm nợ khác đã tăng gấp đôi trong kỳ là nợ dưới tiêu chuẩn (nợ nhóm 3) tăng tới 90% so với đầu năm, ghi nhận hơn 841 tỷ đồng và nợ nghi ngờ (nợ nhóm 4) tăng vọt 117% lên hơn 950 tỷ đồng. Do đó, kéo tỷ lệ nợ xấu của ACB nhích từ 0,74% vào thời điểm đầu năm lên 1,06% vào cuối quý tháng 6/2023.

Ngân hàng cho biết mặt bằng lãi suất tăng cao từ cuối năm 2022 gây áp lực lên khả năng trả nợ của khách hàng, đã góp phần làm tỷ lệ nợ xấu tăng cao.

Ngân hàng ACB: Nợ xấu tăng cao,
Chi tiết nhóm nợ tại ngân hàng ACB (nguồn: Báo cáo tài chính Hợp nhất Soát xét 6 tháng đầu năm 2023)

Chưa kể, nhà băng này còn đang "sở hữu" tới 3.780 tỷ đồng nợ cần chú ý (nợ nhóm 2 - với khoản vay quá hạn 10-90 ngày) tính đến cuối tháng 6/2023, tương đương tăng 61% so với đầu năm.

Nợ nhóm 2 dù chưa được xếp vào nợ xấu nhưng tình trạng dư nợ khoản vay quá hạn tăng cho thấy nhiều người đi vay không có khả năng trả nợ đúng hạn, tiềm ẩn nguy cơ nợ xấu trong tương lai của ngân hàng.

Ngân hàng ACB "đảo nợ" hàng chục nghìn tỷ đồng trái phiếu?

Vừa qua, ngân hàng ACB mua lại trước hạn 4 lô trái phiếu, gồm ACBH2124005, ACBH2124006, ACBH2124011 và ACBH2124012 với tổng mệnh giá lên tới 10.000 tỷ đồng. Thời gian mua lại 4 lô trái phiếu này lần lượt vào các ngày 22/6, 23/6, 8/7 và 15/7. Nguồn vốn để thực hiện mua lại đến từ nguồn thu từ các khoản cho vay VND trung dài hạn hoặc các nguồn cho vay/đầu tư đến hạn khác hoặc các nguồn vốn hợp pháp khác đến hạn vào thời điểm mua lại trái phiếu.

Ngân hàng ACB: Nợ xấu tăng cao,
Ngân hàng ACB chi 10.000 tỷ đồng mua lại trước hạn 4 lô trái phiếu có kỳ hạn 3 năm. (nguồn: HNX).

Ở diễn biến khác, ngân hàng này lên kế hoạch huy động vốn qua kênh trái phiếu lên tới 20.000 tỷ đồng đã được Hội đồng quản trị phê duyệt.

Theo đó, Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX) ngày 20/9 công bố kết quả phát hành trái phiếu của Ngân hàng ACB. Cụ thể, ACB phát hành lô trái phiếu ACBL2325005 với khối lượng phát hành là 50.000 trái phiếu với mệnh giá 100 triệu đồng/ trái phiếu, tổng giá trị phát hành là 5.000 tỷ đồng.

Lô trái phiếu có thời hạn 2 năm, ngày đăng ký phát hành là 12/9/2023 và ngày đáo hạn là 12/9/2025, được phát hành ở thị trường trong nước và có lãi suất phát hành 6,5%/năm.

Đây là lô trái phiếu thứ 5 được ngân hàng này phát hành trong năm nay. Trong tháng 9 này, ACB cũng đã phát hành lô trái phiếu mã ACBL2325004 với khối lượng 15.000 trái phiếu, tương đương tổng giá trị phát hành là 1.500 tỷ đồng.

Tháng 8/2023, ACB cũng phát hành thành công 3 lô trái phiếu gồm ACBL2325003, ACBL2325002, ACBL2325001 đều kỳ hạn 2 năm với lãi suất 6,5%. Tổng giá trị phát hành lên tới 6.500 tỷ đồng.

Trước đó, vào tháng 7/2023, HĐQT Ngân hàng ACB đã thông qua phương án phát hành trái phiếu riêng lẻ lần 1 trong năm 2023 với tổng quy mô tối đa 20.000 tỷ đồng.

Ngân hàng này sẽ phát hành tối đa 200.000 trái phiếu trong 20 đợt với mệnh giá 100 triệu đồng/trái phiếu hoặc bội số của 100 triệu đồng. Giá phát hành bằng mệnh giá.

Đây là trái phiếu không chuyển đổi, không kèm chứng quyền, không có tài sản và không phải là nợ thứ cấp của ACB. Trái phiếu có kỳ hạn tối đa 5 năm và có lãi suất cố định suốt thời hạn. Số trái phiếu được phát hành nhằm phục vụ nhu cầu cho vay, đầu tư cũng như đảm bảo tuân thủ các chỉ tiêu an toàn theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.

Ngân hàng ACB: Nợ xấu tăng cao,
Ngân hàng ACB phát hành tổng cộng 13.000 tỷ đồng từ trái phiếu trong tổng quy mô 20.000 tỷ đồng trái phiếu được HĐQT phê duyệt. (Nguồn: HNX).

Như vậy, trong lúc nợ xấu đang tăng cao, ngân hàng ACB lại tăng cường vay nợ qua kênh trái phiếu. Kể từ tháng 8/2023 đến nay, ACB đã huy động tổng cộng 13.000 tỷ đồng từ trái phiếu. Trong khi trước đó, từ tháng 6,7/2023 nhà băng này đã chi ra 10.000 tỷ đồng để mua lại trái phiếu trước hạn. Động thái này của ACB diễn ra trước xu hướng lãi suất tiết kiệm và lãi suất cho vay đang giảm.

Vì sao tích cực mua lại, đồng thời phát hành mới trái phiếu?

Không riêng gì ACB, thời gian qua, nhiều ngân hàng thương mại cũng tăng phát hành trái phiếu để hút vốn trung và dài hạn, đồng thời mua lại trái phiếu trước hạn.

Việc phát hành trái phiếu kỳ hạn dài (cùng một số điều kiện khác) là một cách phổ biến để ngân hàng tăng vốn cấp 2, từ đó cải thiện tỷ lệ an toàn vốn, đáp ứng chuẩn mực về quản trị rủi ro theo Basel II. Bên cạnh đó, việc phát hành trái phiếu kỳ hạn dài cũng giúp ngân hàng cân đối tốt hơn cơ cấu kỳ hạn nguồn vốn, nhất là trong bối cảnh quy định tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn tối đa vừa được điều chỉnh từ 34% xuống 30% từ ngày 1/10/2023 tới đây.

Tuy nhiên, theo quy định hiện nay, những trái phiếu dài hạn đã phát hành những năm trước và khi không còn đảm bảo điều kiện thời gian còn lại trên 5 năm, thì bắt đầu từ năm thứ 5 trước khi đến hạn thanh toán, mỗi năm tại ngày đầu tiên của năm (tính theo ngày phát hành), giá trị nợ trái phiếu được tính vào vốn cấp 2 sẽ phải khấu trừ 20% tổng mệnh giá. Chính vì vậy, các ngân hàng sẽ tìm cách mua lại trước hạn các trái phiếu này để có dư địa phát hành trái phiếu mới có kỳ hạn trên 5 năm, nhằm tăng giá trị được tính vào vốn tự có cấp 2 nhiều hơn.

Nói một cách khác, việc mua lại trước hạn các trái phiếu để đảm bảo đủ điều kiện cho kế hoạch phát hành mới là cách mà các ngân hàng tái cơ cấu lại kỳ hạn của trái phiếu theo hướng dài hơn, nhằm duy trì hệ số an toàn vốn luôn ở mức cao, cũng như đảm bảo cho các hệ số khác như tỷ lệ sử dụng vốn ngắn hạn cho vay trung, dài hạn.

Bên cạnh yếu tố kỳ hạn của trái phiếu, theo chuyên gia tài chính ngân hàng, TS. Nguyễn Trí Hiếu, ngân hàng thực hiện đảo nợ trái phiếu cho chính mình cũng nhằm tối ưu hóa chi phí vốn. “Trước đó, một số ngân hàng phải huy động trái phiếu trong giai đoạn lãi suất ở mức cao. Hiện nay, khi mặt bằng lãi suất thị trường đã giảm, họ sẽ mua lại trái phiếu cũ và thay thế bằng trái phiếu mới có lãi suất phát hành thấp hơn để tiết giảm chi phí vốn”, ông Hiếu nhận định.

Trong khi đó, Chứng khoán VnDirect cho rằng, nhu cầu tín dụng yếu cùng với mặt bằng lãi suất huy động đã giảm mạnh và thanh khoản hệ thống ngân hàng dồi dào là điều kiện và động lực để các ngân hàng thực hiện mua lại trước hạn các lô trái phiếu phát hành riêng lẻ của mình.

Hà Phương

Tin liên quan

Loạt doanh nghiệp bất động sản với tên khá "lạ lẫm" tung trái phiếu mới, hút hàng ngàn tỷ đồng

Loạt doanh nghiệp bất động sản với tên khá "lạ lẫm" tung trái phiếu mới, hút hàng ngàn tỷ đồng

Để đảm bảo nguồn vốn tài trợ và phát triển dự án, hàng loạt doanh nghiệp bất động sản khá "lạ lẫm" trên thị trường đã tìm đến kênh trái phiếu, với số lượng phát hành tương đối lớn.

Cùng chuyên mục

MSB báo lãi 1.200 tỷ đồng ngay trong quý đầu năm 2024

MSB báo lãi 1.200 tỷ đồng ngay trong quý đầu năm 2024

Kết thúc quý I/2024, ngân hàng MSB báo lãi nhờ kinh doanh ngoại hối gấp 4 lần cùng kỳ. Tỷ lệ CASA lên hơn 29%. Đặc biệt, dư nợ cho vay khách hàng cá nhân có xu hướng giảm, trong khi cho vay kinh doanh bất động sản tăng mạnh.
"So găng" thu nhập lãi thuần tại các ngân hàng

"So găng" thu nhập lãi thuần tại các ngân hàng

Trong cơ cấu tổng thu nhập hoạt động, mảng thu nhập lãi thuần (NII) đóng vai trò chính giúp ngân hàng thu lại lợi nhuận cao. Tuy nhiên, kết thúc quý I/2024, tăng trưởng thu nhập lãi thuần tại nhiều ngân hàng biến động trái chiều.
VIB kinh doanh ra sao trong quý đầu tiên năm 2024?

VIB kinh doanh ra sao trong quý đầu tiên năm 2024?

Quý I/2024, ngân hàng VIB vẫn đạt lợi nhuận hơn 2.000 tỷ đồng, nhưng nợ xấu hơn 9.000 tỷ đồng. Trong 3 tháng đầu đã thu lại 200 tỷ đồng từ xử lý rủi ro.
3 tháng đầu năm, huy động tiền gửi và cho vay khách hàng tại các ngân hàng biến động ra sao?

3 tháng đầu năm, huy động tiền gửi và cho vay khách hàng tại các ngân hàng biến động ra sao?

Tính đến thời điểm hiện tại, ngân hàng BIDV giữ vị trí dẫn đầu về huy động tiền gửi và cho vay khách hàng. Đặc biệt, tăng trưởng cho vay tại Techcombank bứt phá; TPBank và ABBank đều ghi nhận huy động vốn và tín dụng tăng trưởng âm.
Nam A Bank lãi lớn trong quý I/2024, sắp tăng vốn điều lệ

Nam A Bank lãi lớn trong quý I/2024, sắp tăng vốn điều lệ

Mặc dù ghi nhận lợi nhuận cao trong quý I/2024 nhưng dòng tiền thuần trong kỳ tại Ngân hàng TMCP Nam Á (Nam A Bank - Mã NAB) lại âm tới hơn 2.570 tỷ đồng.
ABBank đạt hơn 150 tỷ đồng lợi nhuận trong quý I/2024

ABBank đạt hơn 150 tỷ đồng lợi nhuận trong quý I/2024

Quý I/2024, các mảng kinh doanh chính đều sụt giảm trong khi chi phí dự phòng rủi ro tăng đã khiến lợi nhuận tại ABBank giảm mạnh, nhưng vẫn đạt hơn 150 tỷ đồng. Tốc độ gia tăng nợ xấu cũng có dấu hiệu chậm lại.

Các tin khác

HDBank tăng trưởng mạnh quý đầu năm, kế hoạch tăng vốn lên hơn 35.000 tỷ đồng

HDBank tăng trưởng mạnh quý đầu năm, kế hoạch tăng vốn lên hơn 35.000 tỷ đồng

Quý I/2024, Ngân hàng TMCP Phát triển Tp. Hồ Chí Minh (HDBank, mã: HDB) thu về 4.028 tỷ đồng lãi trước thuế, tăng 47% so với cùng kỳ. Năm 2024, HDBank lên kế hoạch tăng vốn điều lệ thêm hơn 6.025 tỷ đồng, lên 35.101 tỷ đồng thông qua phát hành trả cổ tức tỷ lệ 30% gồm tiền và cổ phiếu.
3 kịch bản điều hành giá

3 kịch bản điều hành giá

Ngày 24/4, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái đã chủ trì cuộc họp Ban Chỉ đạo điều hành giá xem xét công tác quản lý, điều hành giá Quý I và định hướng công tác điều hành giá những tháng còn lại của năm 2024.
NHNN đề nghị các bộ ngành phối hợp quản lý hiệu quả thị trường vàng

NHNN đề nghị các bộ ngành phối hợp quản lý hiệu quả thị trường vàng

Lãnh đạo NHNN vừa ký loạt văn bản gửi các bộ, ngành chức năng đề nghị phối hợp triển khai chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ trong công tác quản lý thị trường vàng.
Loạt ngân hàng chia cổ tức tiền mặt, cổ đông chuẩn bị đón tin vui

Loạt ngân hàng chia cổ tức tiền mặt, cổ đông chuẩn bị đón tin vui

Năm 2024, tổng số tiền mà các ngân hàng dự kiến dùng để chi trả cổ tức tiền mặt lên tới khoảng 26.000 tỷ đồng. Tuy nhiên, vẫn có số ít ngân hàng không có kế hoạch chia cổ tức tiền mặt lẫn cổ phiếu.
Thủ tướng: Cương quyết phải có hóa đơn điện tử trong các giao dịch mua, bán vàng

Thủ tướng: Cương quyết phải có hóa đơn điện tử trong các giao dịch mua, bán vàng

Văn phòng Chính phủ vừa ban hành Thông báo số 160/TB-VPCP ngày 11/4/2024 kết luận của Thủ tướng Chính phủ tại cuộc họp về các giải pháp quản lý thị trường vàng trong thời gian tới.
Hơn 2.300 tỷ đồng trái phiếu "chảy về" MB chỉ trong hai tuần

Hơn 2.300 tỷ đồng trái phiếu "chảy về" MB chỉ trong hai tuần

Từ ngày 27/3 đến 8/4/2024, ngân hàng MB đã phát hành 6 lô trái phiếu, huy động thành công 2.350 tỷ đồng. Trước đó, trong năm 2023, MB phát hành tới 12 lô trái phiếu, huy động 3.449 tỷ đồng.
Kỳ vọng tăng trưởng tín dụng đạt 3,8% quý 2/2024

Kỳ vọng tăng trưởng tín dụng đạt 3,8% quý 2/2024

Khảo sát cho thấy, các TCTD kỳ vọng dư nợ tín dụng toàn hệ thống sẽ tăng 3,8% trong quý II/2024 và tăng 13,6% trong năm 2024, điều chỉnh giảm 0,6 điểm phần trăm so với mức dự báo 14,2% tại kỳ điều tra trước.
Hưởng lợi thế từ các cổ đông, thị phần và lợi nhuận tại Mcredit đều tăng trưởng

Hưởng lợi thế từ các cổ đông, thị phần và lợi nhuận tại Mcredit đều tăng trưởng

Gia nhập thị trường tài chính tiêu dùng từ năm 2016, sau hơn 7 năm hoạt động, Mcredit đã có sự bứt phá về thị phần và lợi nhuận. Tuy nhiên, năm 2023 kết quả kinh doanh không mấy khả quan do tình trạng khó khăn chung của thị trường.
Chính phủ yêu cầu xử lý tình trạng chênh lệch giá vàng trong nước và quốc tế

Chính phủ yêu cầu xử lý tình trạng chênh lệch giá vàng trong nước và quốc tế

Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết số 44/NQ-CP phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 3 năm 2024 và Hội nghị trực tuyến Chính phủ với địa phương.
Bổ sung đối tượng được phép mua bán tín phiếu với Ngân hàng Nhà nước

Bổ sung đối tượng được phép mua bán tín phiếu với Ngân hàng Nhà nước

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đang xây dựng dự thảo thông tư sửa đổi Điều 2 Thông tư số 16/2019/TT-NHNN quy định về phát hành tín phiếu Ngân hàng Nhà nước, trong đó bổ sung một số đối tượng áp dụng để phù hợp với Luật Các tổ chức tín dụng.
Xem thêm
Hà Nội: Ra mắt Trung tâm Nghiên cứu Văn hóa cội nguồn và Tôn vinh Hùng Vương

Hà Nội: Ra mắt Trung tâm Nghiên cứu Văn hóa cội nguồn và Tôn vinh Hùng Vương

Chiều 15/5/2024, tại Đền thờ Quốc tổ Lạc Long Quân ( Thuộc Đền Nội Bình Đà, xã Bình Minh, huyện Thanh Oai, TP Hà Nội). Dự án: “Đường vào Vương quốc Vua trên không gian thực tế ảo “ đã tổ chức Lễ ra mắt “Trung tâm Nghiên cứu Văn hoá cội nguồn và Tôn vinh Hùng Vương
Chi hội Nam y An Giang cấp phát nước miễn phí cho người dân tại Bến Tre

Chi hội Nam y An Giang cấp phát nước miễn phí cho người dân tại Bến Tre

Đoàn công tác của Chi hội Nam y An Giang (thuộc Hội Nam y Việt Nam) mới đây đã tổ chức cấp phát nước miễn phí cho người dân đang thiếu nước sinh hoạt và nước uống tại xã Thới Thạnh, huyện Thạnh Phú, tỉnh Bến Tre.
Hải Dương: Khai Hội Đền Bia, dâng hương tưởng nhớ Đại danh y - Thiền sư Tuệ Tĩnh

Hải Dương: Khai Hội Đền Bia, dâng hương tưởng nhớ Đại danh y - Thiền sư Tuệ Tĩnh

Sáng 8/5/2024, huyện Cẩm Giàng tỉnh Hải Dương đã tổ chức Lễ hội truyền thống đền Bia và Dâng hương tưởng niệm Đại danh y - Thiền sư Tuệ Tĩnh.
Chi hội Nam Y An Giang (Hội Nam Y Việt Nam) cấp phát nước miễn phí cho người dân tỉnh Tiền Giang

Chi hội Nam Y An Giang (Hội Nam Y Việt Nam) cấp phát nước miễn phí cho người dân tỉnh Tiền Giang

Trong bối cảnh nắng nóng kéo dài, nhiều tháng không mưa, gây xâm nhập mặn ở các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long ảnh hưởng đến đời sống bà con vùng ven biển, việc chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cộng đồng trở thành một trách nhiệm quan trọng của mỗi cá nhân và tổ chức xã hội. Theo tinh thần đó, ngày 24/4/2024, Chi hội Nam Y tỉnh An Giang đã tổ chức chương trình thiện nguyện quý II năm 2024 với mục đích là phát nước miễn phí cho người dân xã Tân Điền, TP Gò Công Đông, tỉnh Tiền Giang.
Chi Hội Nam Y Pháp Bảo Khỏe tổ chức thành công Đại hội đại biểu lần thứ nhất nhiệm kỳ 2024 – 2029

Chi Hội Nam Y Pháp Bảo Khỏe tổ chức thành công Đại hội đại biểu lần thứ nhất nhiệm kỳ 2024 – 2029

Ngày 20/04, Chi Hội Nam Y Pháp Bảo Khỏe long trọng tổ chức Đại hội đại biểu lần thứ nhất nhiệm kỳ 2024 – 2029 & Diễn đàn tư vấn sức khỏe cộng đồng tại số 139 đường Quảng An, quận Tây Hồ, thành phố Hà Nội.
Phiên bản di động