Nguyên tắc sơ, cấp cứu kịp thời: Hạn chế những biến chứng, chấn thương cho nạn nhân tai nạn giao thông
Cấp cứu y tế là hoạt động nhằm can thiệp nhanh, kịp thời để cứu sống, hồi phục chức năng sống, hạn chế di chứng lâu dài cho nạn nhân:
Theo tài liệu của Bộ Y tế phát hành về hướng dẫn sơ, cấp cứu nạn nhân tai nạn giao thông (TNGT), quá trình cấp cứu phân loại nạn nhân tại hiện trường bao gồm việc ổn định hiện trường và thực hiện đánh giá, phân loại ban đầu. Khi đến hiện trường việc đầu tiên là thông báo kêu gọi sự giúp đỡ từ bên ngoài và xung quanh, nhất là trường hợp đi cấp cứu một mình, phương tiện cấp cứu hạn chế, ở nơi xa trung tâm. Sau đó, phân công công việc cho từng người trong nhóm, để thực hiện nhanh chóng và hiệu quả việc cấp cứu nạn nhân. Đồng thời, nhanh chóng kiểm tra tại hiện trường để loại bỏ các nguy cơ có thể gây tổn thương thêm nạn nhân và ảnh hưởng đến quá trình cấp cứu, ví dụ như chất độc, cháy nổ, đường điện, khói...Cùng đó, đánh giá nhanh mức độ thương tích: phương tiện gây tai nạn, số phương tiện, số nạn nhân...
Đối với phân loại nạn nhân cấp cứu, cần đánh giá nhanh tình trạng nạn nhân (đánh giá ban đầu) để có thái độ xử trí cấp cứu ngay. Lưu ý đây là khoảng thời gian vàng (thường không quá 10 phút), nếu không sẽ không có cơ hội cứu sống nạn nhân. Tiếp đó, đưa nạn nhân ra khỏi hiện trường gây tai nạn một cách nhanh chóng nhưng an toàn và luôn đảm bảo các chức năng sống. Tốt nhất nên để bệnh nhân nơi bằng phẳng thoáng mát để có thể thực hiện động tác sơ cứu ban đầu.
Việc thực hiện phân loại nạn nhân để tiến hành cấp cứu phải theo nguyên tắc: "Cấp cứu được càng nhiều nạn nhân càng tốt, có thể phải chấp nhận trì hoãn hoặc bỏ qua các trường hợp nặng không có khả năng cứu sống để tập trung cấp cứu cho nhiều nạn nhân khác". Mỗi nạn nhân chỉ đánh giá phân loại trong 30 đến 60 giây là tối đa nếu có nhiều nạn nhân cần cấp cứu.
Nên có bảng chỉ thị màu để phân loại nạn nhân: Màu đỏ (nạn nhân nặng, cần cấp cứu ngay) bao gồm các dấu hiệu: rối loạn chức năng sống, nguy cơ tử vong cao, cần cấp cứu sớm trước 6h, nên chuyển ngay vào khu cấp cứu nặng. Màu vàng (nạn nhân trung bình) bao gồm các dấu hiệu: chấn thương nhưng không có rối loạn chức năng sống, không có nguy cơ tử vong sớm chuyển vào khu cấp cứu nhẹ. Màu xanh (nạn nhân nhẹ) khi nạn nhân không có tổn thương đáng kể, trấn an tinh thần, cung cấp đồ ăn uống, chăn áo ấm, đưa vào khu nạn nhân nhẹ. Màu đen (nạn nhân đã tử vong) thì không cần cấp cứu nữa, tập trung vào khu riêng, bảo toàn thi thể, che đậy và có dấu hiệu nhận dạng.
Sau khi phân loại nạn nhân cần cấp cứu theo từng loại nạn nhân theo nguyên tắc ABCDE. Trong đó, A (airway): Đường thở; B (Breathing): Hô hấp; C (Circulation): Tuần hoàn; D (Disability): Thần kinh và E (Exposure): Bộc lộ toàn thân để biết rõ tổn thương.
![]() |
Hô hấp nhân tạo và ép tim ngoài lồng ngực là cấp cứu tối khẩn cấp khi nạn nhân ngừng thở, ngừng tim. Ảnh SKĐS |
Các nhận biết phân loại tình trạng nạn nhân cấp cứu:
- Người bị thương nhẹ: có biểu hiện tỉnh táo, không chảy máu, không có vết thương hở và tự đứng dậy được thì cần phải nằm nghỉ ngơi, sau đó đến cơ sở y tế kiểm tra.
- Nếu bệnh nhân bị chảy máu: phải cầm máu tại chỗ bằng cách dùng tay hay khăn hoặc một cục bông ấn chặt vào vết thương. Động tác này rất đơn giản nhưng cầm máu hiệu quả.
- Nạn nhân tổn thương mạnh ở xương: như gãy xương, tay, chân, cổ, lưng... thì phải cố định chỗ gãy. Gãy chi trên thì nên lấy khăn làm máng treo tay, nếu là chi dưới thì phải nẹp rồi mới đưa đi bệnh viện. Trong quá trình di chuyển tránh gây chuyển động mạnh.
- Người bị thương nặng: trong tình trạng hôn mê thì nên tiến hành sơ cứu theo lần lượt 3 bước: khai thông đường thở, phải làm bệnh nhân thở được bằng nhiều biện pháp như hà hơi, hồi sức, hô hấp nhân tạo; kiểm tra nhịp tim, xoa bóp tim và lồng ngực nếu cần thiết rồi chuyển ngay đến cơ sở y tế gần nhất.
Khi sơ cứu nạn nhân bị tai nạn giao thông lưu ý, không bế xốc hay bế gập nạn nhân lại mà cần hai đến ba người nâng nạn nhân lên ván cứng, đưa đến chỗ an toàn, gọi xe cứu thương hoặc chuyển ngay đến bệnh viện gần nhất. Cần lưu ý không được lấy, bỏ bất cứ một dị vật nào ở da đầu và xương sọ. Nếu bị vật nhọn đâm vào cơ thể, nhất là ngực, bụng, tuyệt đối không được rút ra, vì các vật đó có tác dụng bịt mạch máu. Không dùng tay nâng đầu lên cao làm gập cổ người bị nạn, có thể gây tổn thương cột sống cổ. Đồng thời, không di chuyển người bị nạn khỏi hiện trường khi chưa cố định các chi bị gãy hoặc đưa nạn nhân lên ván cứng. Không di chuyển người bị nạn bằng xe đạp hoặc xe gắn máy vì có nhiều trường hợp bị gãy cột sống cổ, tử vong trước khi vào viện vì liệt hô hấp. Tùy từng điều kiện, hoàn cảnh, nếu không thể gọi cấp cứu 115, cần chở nạn nhân bằng ô tô hoặc các phương tiện bảo đảm khác như công nông, xe lam,... tới bệnh viện hoặc các trung tâm y tế gần nhất.
Tin liên quan

Tổng duyệt diễu binh, diễu hành kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước
11:14 | 27/04/2025 Dấu ấn Việt Nam

CEO Vinamilk chia sẻ về chiến lược đổi mới tại Đại hội cổ đông năm 2025
21:50 | 26/04/2025 Doanh nghiệp

Dự báo thời tiết ngày 27/4/2025: Bắc Bộ có mưa rào vài nơi, ngày nắng
05:05 | 27/04/2025 Môi trường xanh
Cùng chuyên mục

Những điều cần biết về Quân - Thần - Tá - Sứ trong đơn thuốc Đông y cổ phương
15:38 | 03/04/2025 Tư vấn

Essential Minerals Iron: Bí quyết cho cơ thể khỏe mạnh, đầy năng lượng
18:29 | 31/03/2025 Tư vấn

DÂN GIAN ĐIỀU TRỊ CHỨNG CHẤN CHIÊN PHONG TRẠO (PARKINSON)
17:21 | 12/03/2025 Tư vấn

CHẨN ĐOÁN PARKINSON VÀ CHỨNG CHẤN CHIÊN THEO Y HỌC CỔ TRUYỀN
17:17 | 12/03/2025 Tư vấn

Sai lầm nguy hiểm: Hành động nhỏ, hậu quả lớn
08:35 | 25/02/2025 Tư vấn

Hướng dẫn phòng ngừa, điều trị và dinh dưỡng cho trẻ nhiễm vi khuẩn HP dạ dày
07:00 | 22/02/2025 Tư vấn
Các tin khác

Chuyên gia chia sẻ bí quyết hữu ích cho tất cả cặp đôi sinh con khỏe mạnh
19:18 | 14/02/2025 Tư vấn

Chuyên gia lý giải nguyên nhân gia tăng ca mắc cúm mùa
14:58 | 13/02/2025 Tư vấn

Kinh nghiệm chẩn đoán chứng Đởm thạch (Sỏi mật) dưới góc nhìn Y học hiện đại
16:19 | 07/02/2025 Tư vấn

Nên ăn uống và tập luyện như thế nào sau khi mổ cắt túi mật?
10:35 | 04/02/2025 Tư vấn

6 câu hỏi thường gặp về bệnh giãn phế quản
09:53 | 29/11/2024 Tư vấn

Y học cổ truyền là gì, ngành Y học cổ truyền, khám y học cổ truyền là học và khám những gì?
16:11 | 16/10/2024 Tư vấn

Kết quả bất ngờ của công nghệ chụp đáy mắt màu với hệ thống SLO
21:52 | 09/08/2024 Tư vấn

Có cần nhịn ăn trước khi xét nghiệm máu?
15:57 | 01/08/2024 Tư vấn

Hội chứng ruột kích thích cần xử trí như thế nào?
13:52 | 04/07/2024 Tư vấn

Các dạng đau nửa đầu và biện pháp điều trị
11:08 | 17/06/2024 Tư vấn

Thanh Oai, Hà Nội: Chăm sóc sức khỏe người cao tuổi - Lan tỏa giá trị y học cổ truyền trong cộng đồng
4 ngày trước Hoạt động hội

Chi Hội Nam Y An Giang tổ chức trao quà thiện nguyện tại khóm Phước Quản, thị trấn Đa Phước
18-04-2025 09:27 Hoạt động hội

Hội Nam Y TP. HCM tổ chức khám chữa bệnh và tặng quà cho người khiếm thị tại chùa Chánh Giác
30-03-2025 07:48 Hoạt động hội

Hợp tác chiến lược toàn diện cùng kế thừa, bảo tồn và phát triển tinh hoa y dược cổ truyền
26-03-2025 22:00 Hoạt động hội

Ứng dụng y học cổ truyền với y học hiện đại và dinh dưỡng vào phòng ngừa đột quỵ
26-03-2025 10:43 Thông tin đa chiều