Nhà báo, liệt sỹ Trần Kim Xuyến - Tấm gương sáng của báo chí cách mạng Việt Nam
Người con ưu tú của quê hương Xô viết
Trần Kim Xuyến sinh năm 1921 tại xã Sơn Mỹ (nay là xã Tân Mỹ Hà), huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh - một địa phương giàu truyền thống cách mạng, bên dòng sông Ngàn Phố thanh bình. Lên 10 tuổi, ông đã được chứng kiến không khí hào hùng của phong trào Xô viết Nghệ - Tĩnh. Tinh thần cách mạng và ý chí căm thù thực dân xâm lược trong con người Trần Kim Xuyến được nhen nhóm từ đó. Tinh thần ấy càng được nuôi dưỡng, vun đắp bởi cha của ông – cụ Trần Kim Soa, một nông dân giàu lòng yêu nước; và người mẹ tần tảo – Mẹ Việt Nam Anh hùng Nguyễn Thị Lan, người đã dâng cả hai người con cho nền độc lập của dân tộc.
Nhà báo, liệt sỹ Trần Kim Xuyến. Ảnh: Tư liệu |
Năm 1935, Trần Kim Xuyến thi đậu vào trường Quốc học Vinh (Nghệ An). Đây cũng là mốc thời gian đánh dấu quá trình tham gia cách mạng của ông. Tại đó, Trần Kim Xuyến vừa tham gia học tập vừa bí mật hoạt động cách mạng, ông tích cực đọc và truyền bá các tài liệu của Đảng trong tầng lớp học sinh và công nhân. Khi đó, ông mới bước sang tuổi 14.
Năm 1939, Trần Kim Xuyến tốt nghiệp trường Quốc học Vinh và được chính quyền thực dân Pháp bổ vào tòa sứ Bắc Giang. Làm việc trong bộ máy của thực dân Pháp, chàng thanh niên yêu nước Trần Kim Xuyến được trực tiếp chứng kiến sự tàn ác trong chính sách thực dân và sự thống khổ của một dân tộc thuộc địa. Được sự phân công của tổ chức, ông bí mật tập hợp quần chúng, tuyên truyền và xây dựng phong trào cách mạng tại Bắc Giang và Hà Nội. Năm 1944, hoạt động bị lộ, ông bị thực dân Pháp bắt giam vào ngục Hỏa Lò. Đầu năm 1945, ông cùng các đồng chí vượt ngục thành công, tiếp tục hoạt động cách mạng và tham gia giành chính quyền tại Hà Nội, trong Cách mạng tháng Tám.
Ngày 22/8/1945, Trần Kim Xuyến được giao trách nhiệm giúp Bộ trưởng Tuyên truyền Trần Huy Liệu tổ chức bộ máy của Chính phủ Lâm thời nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Sau đó, ông được cử giữ chức Phó giám đốc Nha Thông tin Việt Nam (tiền thân của Thông tấn xã Việt Nam). Ngày 23/8/1945, Trần Kim Xuyến thay mặt chính quyền cách mạng, trực tiếp đến tiếp quản phòng thu tin của Sở thông tin tuyên truyền báo chí Pháp và ngay lập tức tổ chức cho các cán bộ thực hiện việc thu, dịch tin của các hãng thông tấn nước ngoài nhằm phục vụ cho chính quyền cách mạng.
Nhà báo quên mình vì nhiệm vụ
Nhà báo Trần Kim Xuyền là người trực tiếp ghi lại và truyền phát ra thế giới nhiều sự kiện trọng đại của lịch sử dân tộc. Với những máy móc, vật tư thô sơ thu được của chính quyền thực dân, ngày 2/9/1945, Trần Kim Xuyến đã tổ chức thành công việc tường thuật và phát rộng rãi bản Tuyên ngôn độc lập của Chủ tịch Hồ Chí Minh bằng cả tiếng Việt, tiếng Anh và tiếng Pháp.
Trong cuộc Tổng tuyển cử ngày 6/1/1946, Trần Kim Xuyến đã trúng cử Đại biểu Quốc hội khóa I, là một trong những đại biểu trẻ nhất của Quốc hội Việt Nam. Tháng 9/1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh về nước sau chuyến thăm dài ngày tại Pháp. Trần Kim Xuyến đã ra đón và trực tiếp phỏng vấn Bác nhằm truyền tới đồng bào cả nước về kết quả chuyến thăm, về sự ủng hộ Việt Nam của nhân dân thế giới và cả những người dân tiến bộ nước Pháp.
Tối 19/12/1946, sau khi tổ chức phát sóng đến đồng bào cả nước lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Hồ Chủ tịch, Phó giám đốc Nha thông tin Trần Kim Xuyến đã chỉ đạo cán bộ, nhân viên tháo máy móc đưa đi sơ tán, chuẩn bị sẵn sàng cho cuộc kháng chiến chống Pháp của toàn dân tộc. Sáng ngày 3/3/1947, trong lúc cùng anh em, đồng chí sơ tán máy móc, tài liệu, nhà báo Trần Kim Xuyến đã trúng đạn của giặc Pháp, hy sinh khi chưa tròn 27 tuổi.
Trong chuyện kể của nhiều vị lão thành cách mạng, vẫn còn nguyên ký ức về vị nhà báo, Đại biểu Quốc hội tài năng và dũng cảm, đội nón lá đạp xe đến các cơ sở dưới làn mưa đạn quân thù. Trong sắc lệnh số 32/SL ngày 25/4/1949 về việc truy tặng Huân chương Kháng chiến hạng Nhất cho liệt sỹ Trần Kim Xuyến, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã biểu dương ông là: “Một cán bộ tuyên truyền có tài. Trước ngày Tổng khởi nghĩa, đã tích cực hoạt động giữa Thủ đô Hà Nội, mặc dầu sự kiểm soát chặt chẽ của Pháp và Nhật. Sau đó, đã có công lớn trong việc xây dựng Nha thông tin và Đài phát thanh Tiếng nói Việt Nam”.
Nhằm tri ân những cống hiến của nhà báo, liệt sỹ Trần Kim Xuyến đối với lịch sử dân tộc cũng như lịch sử báo chí cách mạng, tháng 3/2014, chính quyền thành phố Hà Nội đã lấy tên ông đặt tên cho một con phố ở quận Cầu Giấy.
Trước đó, ngày 3/3/2013, Thông tấn xã Việt Nam đã phối hợp với chính quyền xã Sơn Mỹ, huyện Hương Sơn (Hà Tĩnh) khánh thành, đưa vào sử dụng Nhà lưu niệm nhà báo, liệt sỹ Trần Kim Xuyến. Cũng tại huyện Hương Sơn, ngày 17/6/2017, Thông tấn xã Việt Nam đã phối hợp với UBND tỉnh Hà Tĩnh và UBND huyện Hương Sơn tổ chức lễ gắn biển tên đường Trần Kim Xuyến ở trung tâm thị trấn Phố Châu.
Gắn biển tên đường Trần Kim Xuyến tại thị trấn Phố Châu, huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh. Ảnh: T/h |
Tại thành phố Bắc Giang, một con phố rất đẹp cũng được gắn biển tên Trần Kim Xuyến vào tháng 9/2023.
Quỹ khuyến học mang tên nhà báo, liệt sỹ Trần Kim Xuyến đã được thành lập vào năm 2012 trên cơ sở sáng kiến của Liên Chi hội Nhà báo Thông tấn xã Việt Nam, đang ngày càng phát huy hiệu quả trong việc hiện thực hóa giấc mơ đến trường cho những trẻ em có hoàn cảnh khó khăn.
Tin liên quan
Hội nghị báo chí chất lượng cao trong bối cảnh chuyển đổi số khu vực phía Nam
11:37 | 09/12/2024 Tin tức
Thúc đẩy vai trò của báo chí trong việc đảm bảo quyền cho nạn nhân chất độc màu da cam
15:05 | 20/11/2024 Nghiên cứu trao đổi
Nhà báo Nguyễn Đăng Khang được bổ nhiệm Phó Tổng Biên tập Báo Đại Đoàn Kết
21:49 | 25/10/2024 Dấu ấn Việt Nam
Cùng chuyên mục
Khai mạc Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024: Thúc đẩy hòa bình, hợp tác và phát triển
14:49 | 19/12/2024 Dấu ấn Việt Nam
Lễ vinh danh 77 kỹ sư chuyên nghiệp ASEAN năm 2024
08:09 | 19/12/2024 Dấu ấn Việt Nam
Quy tụ và tôn vinh các nhà khoa học quê hương Bắc Giang
08:25 | 16/12/2024 Dấu ấn Việt Nam
Cuộc thi ảnh và video “Việt Nam Hạnh phúc - Happy Vietnam 2024”
16:32 | 11/12/2024 Giải trí
Kỳ thi Olympic Tin học Sinh viên Việt Nam lần thứ 33 chính thức khai mạc
15:20 | 11/12/2024 Dấu ấn Việt Nam
Hòa Bình: Khai mạc lễ hội cam Cao Phong lần thứ 8 và Hội chợ Thương mại - du lịch năm 2024
14:45 | 07/12/2024 Dấu ấn Việt Nam
Các tin khác
Lễ dâng hương và báo cáo kết quả thừa kế di sản của Đại danh y Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác
13:48 | 07/12/2024 Hoạt động hội
Dự án MV “Hiệu triệu”: Hàng triệu trái tim thổn thức với tình yêu quê hương đất nước
00:00 | 03/12/2024 Dấu ấn Việt Nam
Sinh viên Báo chí sẽ tổ chức Tọa đàm trực tuyến: Tác nghiệp báo chí tại “điểm nóng’’ thiên tai
11:12 | 02/12/2024 Dấu ấn Việt Nam
Hội Nam Y Việt Nam tổ chức Lễ dâng hương kỷ niệm 50 năm ngày mất cố Lương Y Nguyễn Kiều
20:00 | 01/12/2024 Hoạt động hội
Vinamilk trao tặng hơn 8,2 tỷ đồng hỗ trợ mổ tim và mắt cho bệnh nhân nghèo
16:44 | 28/11/2024 Dấu ấn Việt Nam
Hòa Bình: Ngày 6/12-10/12/2024 diễn ra Lễ hội Cam Cao Phong
19:01 | 27/11/2024 Dấu ấn Việt Nam
Hòa Bình: Khai mạc Tuần lễ Văn hoá - Du lịch tỉnh Hòa Bình năm 2024 và trao bằng xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt cho tỉnh
23:25 | 17/11/2024 Dấu ấn Việt Nam
Tuần Văn hóa Du lịch tỉnh Hòa Bình 2024: Lễ hội Cầu Ngư, thả Hoa Đăng trên sông Đà – Nét đẹp văn hóa của dân tộc xứ Mường Hòa Bình.
10:09 | 16/11/2024 Dấu ấn Việt Nam
Ngắm vẻ đẹp mơ màng Hoa tam giác mạch Hà Giang, tìm hiểu sự tích loài hoa nhỏ nhắn nhưng xinh đẹp lạ thường .
09:06 | 14/11/2024 Dấu ấn Việt Nam
Giao lộ sáng tạo đã để lại dấu ấn cho buổi khai mạc Lễ hội thiết kế sáng tạo 2024
15:31 | 10/11/2024 Dấu ấn Việt Nam
Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (Liên hiệp Hội Việt Nam) tổ chức Hội thảo chuyển đổi số
3 ngày trước Hoạt động hội
Lễ dâng hương và báo cáo kết quả thừa kế di sản của Đại danh y Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác
07-12-2024 13:48 Hoạt động hội
Hội Nam Y Việt Nam tổ chức Lễ dâng hương kỷ niệm 50 năm ngày mất cố Lương Y Nguyễn Kiều
01-12-2024 20:00 Hoạt động hội
An Giang: Hội nghị khoa học Đông dược bào chế
12-11-2024 10:00 Hoạt động hội
Hội Nam y Việt Nam công bố quyết định thành lập Chi hội Nam y Thái Bình
21-10-2024 00:00 Hoạt động hội