Nổ gai - Dược liệu cổ truyền có tác dụng thanh nhiệt, giải độc

Cây nổ gai hay còn có tên gọi khác là mác tẻn, thuộc họ thầu dầu, theo Y học cổ truyền nổ gai có vị đắng, hơi chát, tính mát, ít độc có tác dụng điều trị khu phong, trừ thấp, giải độc, thanh nhiệt, giảm đau, giảm ngứa. Cây nổ gai thường được y học cổ truyền sử dụng trong các bài thuốc chữa sốt rét, mụn mủ, hay bệnh gai cột sống.

Nổ gai

Cây nổ gai là 1 giống cây bụi, thân nhỏ, có chiều cao khoảng từ 2 đến 3 mét. Thân tròn, phân ra nhiều cành, mỗi cành lại đâm ra nhiều nhánh nhỏ. Lớp vỏ cây bên ngoài có màu nâu sậm, có các nốt trắng nổi rõ, xù xì.

Lá cây bỏng, mọc ra từ các cành con, hầu hết có hình bầu dục, đầu lá tù và có lá nhỏ hơn hình tam giác. Lá non có màu xanh nhạt nhưng khi già đi sẽ chuyển sang màu đậm hơn do quá trình quang hợp.

Hoa cây nổ gai thường ra vào tháng 6 đến tháng 8. Hoa thuộc dạng đơn tính vì có cây cái và cây đực riêng biệt. Hoa thường chỉ mọc riêng rẽ một hoặc nếu gộp lại cũng chỉ tối đa từ 2 - 3 mỗi chùm. Tuy nhiên, ở mỗi bông hoa lại phát triển thành từng cụm với nhiều cánh hoa kết hợp.

Quả nổ gai thường ra vào tháng 9 đến tháng 11, thuộc dạng nang, hình tròn, nhỏ màu trắng đục, hơi lõm phía dưới cuống. Mỗi quả được ghép từ 3 mảnh vỏ, lúc chín có thể hái ăn được. Trong quả chứa hạt màu nâu có 3 cạnh.

Cây nổ gai phân bố ở nhiều quốc gia như Ấn Độ, Trung Quốc, Thái Lan, Việt Nam. Ở nước ta, cây mọc hoàn ở các ven bìa rừng khắp các tỉnh thành trên cả nước.

Bộ phận sử dụng: có thể sử dụng nhiều bộ phận trên cây nổ gai để làm thuốc, bao gồm lá, cành, vỏ thân cây và rễ.

Cách thu hái và sơ chế:

Phần rễ cây thường có giá trị dược liệu tốt nhất vào mùa thu nên chủ yếu được thu hoạch vào mùa này. Các bộ phận khác còn lại có thể được thu hoạch quanh năm.

Cây có thể đào được cả gốc, rễ, cành, lá và tách lấy vỏ thân cây. Các bộ phận dược liệu sau đó được phân loại, đem rửa sạch, thái nhỏ, phơi khô. Lá cây có thể để nguyên rồi đem phơi.

Nổ gai - Dược liệu thanh nhiệt, giải độc
Nổ gai có tác dụng khu phong, trừ thấp, thanh nhiệt, giải độc, chỉ huyết, giảm đau, giảm ngứa

Công dụng nổ gai

Theo y học cổ truyền

Theo đông y, lá và toàn cây nổ có vị đắng, hơi chát, tính mát, ít độc. Cành lá có tác dụng thu liễm, thanh nhiệt, khư phong, trừ thấp, giải độc, chỉ huyết, giảm ngứa, giảm đau. Rễ thanh nhiệt, có tác dụng chỉ thống, sát trùng. Vỏ cây chát, có độc, cũng có tác dụng thu liễm.

Theo y học hiện đại

Thành phần hóa học của cây:

Cây nổ gai có chứa các thành phần chính bao gồm: Norsecurin, Saponin, Tannin, Virosin, Phyllanthin, Securiotinin, Flueggea ... nhờ có các thành phầm trên mà cây nổ gai có các tác dụng:

Tác dụng kháng khuẩn, chống oxy hóa: Các thành phần Ethanol và Chloroform được chiết xuất từ cây thuốc thể hiện rõ đặc tính kháng khuẩn. Nó cũng giúp ức chế sự tăng trưởng của các gốc tự do, giảm thiệt hại cho các tế bào khỏe mạnh, từ đó ngăn ngừa bệnh tật trong cơ thể.

Kháng nấm: Nghiên cứu thực nghiệm cho thấy chất Methanol được chiết xuất từ rễ cây có thể chống lại hoạt động của một số loại nấm, đặc biệt là nấm Candida albicans, nấm Trichytum mentagrophytes

Đối với người bị sốt rét: Chiết xuất từ lá cây giúp cải thiện các triệu chứng của bệnh sốt rét và ức chế hoạt động của ký sinh trùng Plasmodium falciparumin gây bệnh sốt rét ở người.

Đối với hệ tim mạch: Thử nghiệm chiết xuất Bergenin từ cây thuốc nổ gai trên chuột ghi nhận khả năng ổn định nhịp tim của dược liệu. Bergenin cũng có tác dụng làm giảm lipit trong máu, ngăn ngừa chứng xơ vữa động mạch ở những con chuột thực nghiệm mắc chứng tăng lipit máu. Ngoài ra, sử dụng chiết xuất từ vỏ cây cho chó, các nhà nghiên cứu còn ghi nhận được tình trạng giảm huyết áp động mạch ở loại vật này.

Đối với hệ tiêu hóa: Hoạt chất Bergenin được thử nghiệm trên chuột lang giúp bảo vệ niêm mạc dày dày, chống loét bao tử.

Nổ gai - Dược liệu thanh nhiệt, giải độc
Cây nổ gai có quả nang, hình cầu, màu trắng

Bài thuốc chữa bệnh từ nổ gai

Điều trị bệnh sốt rét, run rẩy các chi: Lấy 6 – 12g dược liệu đem sắc với 600ml nước. Đun thuốc trên lửa nhỏ và canh cho đến khi cạn còn 300ml nước sắc thì tắt bếp. Chia thuốc làm 3 lần dùng trong ngày.

Điều trị bệnh viêm da, mụn bọc, mụn mủ vàng: Lấy cành và lá liều lượng đủ dùng giã đắp trực tiếp lên khu vực bị viêm da hoặc nơi có mụn mỗi ngày 1 lần. Chú ý rửa sạch và lau khô vết thương trước khi đắp thuốc.

Điều trị bệnh gai cột sống: Dùng thân cây nổ gai rửa sạch, thái thật mỏng. Cho dược liệu vào chảo sao vàng, hạ thổ. Mỗi ngày lấy 15g sắc với 1 lít nước trong 30 phút. Gạn uống làm 2 – 3 lần trong ngày.

Nổ gai - Dược liệu thanh nhiệt, giải độc
Dược liệu khô từ cây thuốc nổ gai

Lưu ý khi sử dụng nổ gai

Khi sử dụng cây nổ gai làm thuốc điều trị, người bệnh cần lưu ý một số vấn đề sau:

Vì các hoạt chất Alcaloid, Securinin ở trong thân và rễ cây đều là các thành phần có độc tính khá cao, nó có thể gây ra tình trạng ngộ độc nếu sử dụng thuốc tùy tiện và sử dụng không đúng cách. Chính vì vậy, để đảm bảo được an toàn nên người dùng chỉ nên sử dụng khi có sự cho phép của thầy thuốc.

Trong suốt quá trình điều trị bằng nổ gai, người bệnh nên đi khám định kỳ để có thể đánh giá được hiệu quả của thuốc và tình hình tiến triển sức khỏe của bản thân.

Những người bị dị ứng và quá mẫn cảm với các thành phần của cây nổ gai thì không được sử dụng.

Nếu sau khi sử dụng thuốc nổ gai mà cơ thể có các dấu hiệu bất thường như ói mửa, buồn nôn, phù mạch, phát ban toàn thân, ... thì cần phải ngưng sử dụng thuốc ngay lập tức và thông báo cho bác sĩ để được xử trí kịp thời.

Cần phân biệt rõ cây nổ gai với sâm tanh tách vì chúng có tên gọi gần giống nhau để lựa chọn được đúng dược liều mình cần.

Cây nổ gai với nhiều công dụng, có tác dụng khu phong, trừ thấp, thanh nhiệt, giải độc, chỉ huyết, giảm đau, giảm ngứa. Tuy nhiên vì vị thuốc này có độc tính nên quý độc giả cần tham khảo ý kiến chuyên môn trước khi dùng để mang lại an toàn và hiệu quả./.

Thúy Hà (t/h)
https://suckhoeviet.org.vn

Tin liên quan

Bác sĩ Lê Đình Hùng: Người nặng tình với Đông y Việt Nam

Bác sĩ Lê Đình Hùng: Người nặng tình với Đông y Việt Nam

Trong thời đại y học hiện đại phát triển mạnh mẽ, bác sĩ Lê Đình Hùng – Chủ nhiệm Phòng khám chuyên khoa Y học cổ truyền Lê Hùng tại số 100 ngõ 80, Ngụy Như Kon Tum, Thanh Xuân, Hà Nội – vẫn âm thầm cống hiến để gìn giữ và phát triển tinh hoa Đông y Việt Nam.
Tập huấn kiến thức về y học cổ truyền cho các ông lang, bà mế

Tập huấn kiến thức về y học cổ truyền cho các ông lang, bà mế

Trung tâm Tài nguyên dược liệu (Viện Dược liệu) vừa tổ chức tập huấn kiến thức về y học cổ truyền cho các ông lang, bà mế thuộc tỉnh Lạng Sơn.
Nên ăn gừng vào mùa đông: Lợi ích và những điều lưu ý

Nên ăn gừng vào mùa đông: Lợi ích và những điều lưu ý

SKV - Gừng là một loại gia vị và thảo dược quen thuộc trong ẩm thực và y học cổ truyền, đặc biệt được ưa chuộng vào mùa đông nhờ tính ấm và khả năng hỗ trợ sức khỏe. Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể sử dụng gừng. Dưới đây là tổng hợp về lợi ích và những cảnh báo cần lưu ý khi sử dụng gừng vào mùa đông.

Cùng chuyên mục

Những loại thảo dược nên trồng trong vườn nhà

Những loại thảo dược nên trồng trong vườn nhà

Trồng thảo dược vừa tạo không gian sống xanh lại luôn sẵn nguồn thuốc lành tính từ thiên nhiên. Những loại thảo dược dưới đây dễ trồng, dễ chăm sóc, hỗ trợ điều trị một số bệnh thường gặp khá hiệu quả.
[E-Magazine] Hương nhu - "Nữ hoàng thảo mộc"

[E-Magazine] Hương nhu - "Nữ hoàng thảo mộc"

Hương nhu là một loại thảo dược quen thuộc trong đời sống. Không chỉ là gia vị trong ẩm thực, hương nhu còn được biết đến với nhiều công dụng tuyệt vời cho sức khỏe.
10 bài thuốc chữa các bệnh thường gặp từ tía tô

10 bài thuốc chữa các bệnh thường gặp từ tía tô

Tía tô là loại cây gia vị quen thuộc trong đời sống. Không những vậy, tía tô còn là một dược liệu với nhiều công dụng hữu ích. Cùng tham khảo một số bài thuốc chữa các bệnh thường gặp từ cây tía tô.
[E-Magazine] Gừng - Vị thuốc quý trong mùa lạnh

[E-Magazine] Gừng - Vị thuốc quý trong mùa lạnh

Theo Đông y, gừng có vị cay, tính ấm, vào 3 kinh phế, tỳ, vị, có tác dụng phát biểu, tán hàn, ôn trung, tiêu đàm, hành thủy, giải độc, đặc biệt hữu ích trong những ngày mùa đông lạnh giá. Ngoài ra, tùy theo hình thức sử dụng, gừng có nhiều công dụng khác nhau.
Những tác dụng chữa bệnh nổi bật của cây xạ đen

Những tác dụng chữa bệnh nổi bật của cây xạ đen

Cây xạ đen là một loại dược liệu quý được sử dụng rộng rãi trong đời sống. Lá xạ đen có thể dùng riêng lẻ hoặc kết hợp với một số loại thảo dược khác, nấu lấy nước uống chữa bệnh và tăng cường sức đề kháng rất tốt, đặc biệt là bệnh ung thư.
Đề xuất cơ cấu tổ chức khoa Y, Dược cổ truyền trong bệnh viện

Đề xuất cơ cấu tổ chức khoa Y, Dược cổ truyền trong bệnh viện

Bộ Y tế đang dự thảo Thông tư quy định vị trí, chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức của khoa Y, Dược cổ truyền trong bệnh viện đa khoa, bệnh viện chuyên khoa tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, trung tâm y tế quận, huyện có chức năng khám bệnh, chữa bệnh.

Các tin khác

Tác dụng chữa bệnh của cây huyết dụ

Tác dụng chữa bệnh của cây huyết dụ

Cây huyết dụ, một loại cây quen thuộc thường dùng làm cây cảnh, không chỉ mang vẻ đẹp mộc mạc mà còn ẩn chứa những công dụng chữa bệnh tuyệt vời.
Kháng sinh tự nhiên trong cây sim rừng

Kháng sinh tự nhiên trong cây sim rừng

Kháng sinh tự nhiên trong cây sim rừng
[E-Magazine] Công dụng của lá vối với sức khỏe

[E-Magazine] Công dụng của lá vối với sức khỏe

Lá vối là một vị thuốc quý, được dùng nhiều để điều trị một số bệnh lý như tiểu đường, rối loạn đường tiêu hóa, mỡ máu và gout.
Thuốc cổ truyền nào được miễn thử lâm sàng tại Việt Nam?

Thuốc cổ truyền nào được miễn thử lâm sàng tại Việt Nam?

Bộ Y tế đang dự thảo Thông tư quy định việc đăng ký lưu hành thuốc cổ truyền, vị thuốc cổ truyền, dược liệu.
Nguyên tắc xét tặng giải thưởng Hải Thượng Lãn Ông về công tác y dược cổ truyền

Nguyên tắc xét tặng giải thưởng Hải Thượng Lãn Ông về công tác y dược cổ truyền

Bộ Y tế vừa ban hành Thông tư 24/2024/TT-BYT sửa đổi Thông tư 16/2020/TT-BYT về tiêu chuẩn và hướng dẫn xét tặng giải thưởng Hải Thượng Lãn Ông về công tác y dược cổ truyền. Thông tư có hiệu lực thi hành từ ngày 14/12/2024.
Chức năng của ngũ tạng trong cơ thể con người

Chức năng của ngũ tạng trong cơ thể con người

Ngũ tạng, gồm tâm, can, tỳ, phế, thận là 5 cơ quan quan trọng nằm ở vùng ngực và vùng bụng trong cơ thể con người. Tâm, can, tỳ, phế, thận có sự gắn kết hợp thành một thể hoàn chỉnh, cùng hoạt động trong cơ thể con người, nuôi dưỡng cơ thể phát triển và phòng tránh các loại bệnh tật.
BHYT bổ sung thêm nhiều bài thuốc y học cổ truyền vào danh mục chi trả

BHYT bổ sung thêm nhiều bài thuốc y học cổ truyền vào danh mục chi trả

Trong bối cảnh y học hiện đại ngày càng phát triển, y học cổ truyền vẫn giữ một vị trí đặc biệt trong việc, khám chữa bệnh của người dân. Nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc sức khoẻ và mở rộng quyền lợi cho người tham gia bảo hiểm y tế (BHYT), Bộ Y tế ban hành dự thảo thông tư cập nhật danh mục các thuốc đông y được BHYT chi trả, trong đó bổ sung thêm nhiều bài thuốc, dược liệu, dạng bào chế và loại bỏ các sản phẩm từ nguồn gốc động thực vật hoang dã.
Cảm lạnh và các phương pháp điều trị cảm lạnh từ thảo dược

Cảm lạnh và các phương pháp điều trị cảm lạnh từ thảo dược

Cảm lạnh là bệnh viêm đường hô hấp trên phổ biến, thường xảy ra vào thời điểm giao mùa, từ tháng 9 đến tháng 4 năm sau. Trẻ nhỏ, người già và những người có sức đề kháng kém là những đối tượng dễ mắc cảm lạnh nhất. Bạn có thể dùng những loại thảo dược vườn nhà để hỗ trợ điều trị căn bệnh này một cách hiệu quả, an toàn nhất.
Tổng hợp những loại thảo dược trị ho hiệu quả

Tổng hợp những loại thảo dược trị ho hiệu quả

Trị ho bằng thảo dược từ lâu được sử dụng rộng rãi nhờ hiệu quả trị bệnh cao, an toàn lại rất dễ tìm. Những cây thuốc chữa ho này có công dụng trị ho khan, ho có đờm, giảm đau rát cổ họng, giúp người bệnh mau chóng hồi phục sức khỏe.
Hiệu lực bảo vệ thần kinh của một số loại gia vị

Hiệu lực bảo vệ thần kinh của một số loại gia vị

Nghệ tây, hạt thì là đen, rau mùi, cỏ xạ hương... là những gia vị có tác dụng tốt trong việc bảo vệ hệ thần kinh.
Xem thêm
Hội Nam Y Việt Nam tổ chức Lễ dâng hương kỷ niệm 50 năm ngày mất cố Lương Y Nguyễn Kiều

Hội Nam Y Việt Nam tổ chức Lễ dâng hương kỷ niệm 50 năm ngày mất cố Lương Y Nguyễn Kiều

Sáng 01/12/2024, Tại nhà thờ cố Lương Y Nguyễn Kiều, xã Phượng Dc, huyện Phú Xuyên, thành phố Hà Nội Hội Nam Y Việt Nam đã tổ chức Lễ dâng hương tưởng niệm 50 năm ngày mất của cố Lương Y Nguyễn Kiều.
An Giang: Hội nghị khoa học Đông dược bào chế

An Giang: Hội nghị khoa học Đông dược bào chế

SKV - Hội nghị khoa học Đông dược bào chế được Trường trung cấp Quốc Tế Khôi Việt phối hợp cùng Chi hội Nam y tỉnh An Giang tổ chức vào sáng ngày 09/11, tại huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang.
Hội Nam y Việt Nam công bố quyết định thành lập Chi hội Nam y Thái Bình

Hội Nam y Việt Nam công bố quyết định thành lập Chi hội Nam y Thái Bình

Chiều 20/10/2024, tại TP Thái Bình, Hội Nam y Việt Nam đã long trọng tổ chức lễ công bố quyết định thành lập và Đại hội lần thứ nhất Chi hội Nam y Thái Bình, nhiệm kỳ 2024-2029.
Hội Nam Y Việt Nam và Công ty Cổ phần Ao Vua hỗ trợ, sẻ chia khó khăn với nhân dân xã Phượng Vĩ (Cẩm Khê, Phú Thọ)

Hội Nam Y Việt Nam và Công ty Cổ phần Ao Vua hỗ trợ, sẻ chia khó khăn với nhân dân xã Phượng Vĩ (Cẩm Khê, Phú Thọ)

Đoàn công tác của Hội Nam Y Việt Nam và Công ty Cổ phần Ao Vua đã tổ chức chương trình thăm và tặng quà cho bà con bị ảnh hưởng bởi bão số 3 tại xã Phượng Vĩ, huyện Cẩm Khê.
Hội Nam y Việt Nam chia sẻ khó khăn với đồng bào vùng cao Nậm Nhùn (Lai Châu)

Hội Nam y Việt Nam chia sẻ khó khăn với đồng bào vùng cao Nậm Nhùn (Lai Châu)

Đây là chương trình ý nghĩa, nhân văn, góp phần hỗ trợ, tháo gỡ những khó khăn cho đồng bào dân tộc cũng như trong công tác dạy và học nơi biên giới.
Phiên bản di động