Mới nhất Đọc nhiều

Phát triển du lịch cộng đồng Mộc Châu

Từ cổ chí kim, sức khỏe của con người phụ thuộc rất lớn vào hai yếu tố vật chất và tinh thần. Ngoài vấn đề dinh dưỡng và rèn luyện cơ thể, bồi dưỡng tích lũy năng lượng tinh thần chính là tạo nên sự cân bằng cần thiết cho cuộc sống. Tạp chí Sức khỏe Việt giới thiệu những bài viết trong chuyên mục Du lịch và Sức khỏe với kỳ vọng mang lại những phút giây thư giãn, giảm căng thẳng, ngõ hầu giúp cho bạn đọc khởi phát những năng lượng tích cực để tâm và thân đều trở nên mạnh mẽ mỗi ngày.
Những ngọn núi đẹp nhất thế giới Thành phố Hồ Chí Minh đầu tư phát triển du lịch y tế
Phát triển du lịch cộng đồng Mộc Châu
Mộc Châu phát triển xanh. (Ảnh: Mạnh Chi).https://suckhoeviet.org.vn/

Những trải nghiệm đáng có

Mộc Châu được thiên nhiên ban cho hệ sinh thái đa dạng, vùng thảo nguyên cảnh quan đẹp (đồng cỏ, vườn hoa), với nhiều điểm danh thắng, như: Ngũ Động bản Ôn, thác Dải Yếm, đỉnh Pha Luông, khu hồ sinh thái rừng thông bản Áng, đồi chè, vườn đào, vườn mận, trang trại chăn nuôi bò sữa...

Ngoài những danh lam thắng cảnh, sự đa dạng văn hóa từ 12 dân tộc anh em cùng sinh sống là điều mà ít vùng miền có được. Sự hội tụ này đã mang lại cho địa phương nhiều nghề thủ công, sản vật, văn hóa ẩm thực và các lễ hội truyền thống.

Phát huy lợi thế từ các sườn đồi và thung lũng bằng phẳng, đồng bào đã lập nên nhiều trang trại bò sữa, nhà vườn, cánh đồng hoa tam giác mạch, hoa cải, vườn chè… Ngoài ra, nhiều hộ còn xây mới, sửa chữa, tận dụng những ngôi nhà truyền thống để làm nhà nghỉ cộng đồng hoặc mở nhà hàng, làm các món ăn địa phương phục vụ khách tham quan. Du khách đến với Mộc Châu được trải nghiệm cùng đồng bào hái quả, trồng rau sạch, quan sát quy trình chế biến các sản phẩm từ sữa bò, hòa mình vào những điệu xòe Thái, những điệu dân ca cổ, ngủ nhà sàn truyền thống, nằm đệm bông gạo, thưởng thức đặc sản núi rừng như: thịt trâu gác bếp, cá suối nướng, bê chao, xôi ngũ sắc, rau rừng… và không thể quên hương nồng của rượu ngô men lá.

Đặc biệt, các hộ làm du lịch cộng đồng được tạo điều kiện tham gia các khóa tập huấn nghiệp vụ và kỹ năng du lịch. Để tăng thêm thu nhập, đồng bào còn duy trì và phát triển nghề dệt truyền thống với nhiều sản phẩm hấp dẫn như: khăn piêu, áo thổ cẩm, túi xách, rèm cửa, khăn tay…

Phát triển du lịch cộng đồng Mộc Châu
Ảnh minh họa.https://suckhoeviet.org.vn/

Hệ sinh thái đa dạng, vùng thảo nguyên cảnh quan đẹp (đồng cỏ, vườn hoa), với nhiều điểm danh thắng, như: Ngũ Động bản Ôn, thác Dải Yếm, đỉnh Pha Luông, khu hồ sinh thái rừng thông bản Áng, đồi chè, vườn đào, vườn mận, trang trại chăn nuôi bò sữa... Phong tục tập quán, nét đẹp văn hóa các dân tộc đa dạng và đặc sắc. Hàng năm địa phương đều tổ chức các lễ hội truyền thống của người H’Mông, nét văn hóa người Mường và nếp sống của đồng bào Thái rất hấp dẫn du khách. Đặc biệt là ngày Hội văn hóa các dân tộc được tổ chức từ ngày 30/8 đến ngày 02/9, lễ hội Hết Chá, Cầu Mưa được tổ chức vào tháng 3; ngày hội hái quả tổ chức vào tháng 5...

Từ lợi thế này, huyện Mộc Châu đã đẩy mạnh phát triển du lịch cộng đồng, qua đó góp phần bảo vệ môi trường cảnh quan, đa dạng loại hình dịch vụ, đồng thời nâng cao thu nhập cho đồng bào các dân tộc trong vùng. Mộc Châu đã đẩy mạnh phát triển các sản phẩm nông nghiệp tương hỗ cho phát triển du lịch, kết hợp giữa phát triển sản phẩm nông nghiệp với hoạt động du lịch và dịch vụ, như: Xây dựng mô hình thăm quan bò sữa, đồi chè; khuyến khích người nông dân trồng, khai thác dịch vụ thăm quan hoa cải, hoa tam giác mạch, trồng đào, mận; khuyến khích cơ sở kinh tế xây dựng các mô hình mẫu cho phát triển du lịch, như: mô hình tham quan trang trại trồng trọt, chăn nuôi, du lịch sinh thái, du lịch trải nghiệm trồng, chăm sóc, thu hoạch cây ăn quả, cây hoa cảnh, cây hoa màu...

Ngoài ra, nhiều hộ còn xây mới, sửa chữa, tận dụng những ngôi nhà truyền thống để làm nhà nghỉ cộng đồng hoặc mở nhà hàng, làm các món ăn địa phương phục vụ khách tham quan. Du khách đến với Mộc Châu được trải nghiệm cùng đồng bào hái quả, trồng rau sạch, quan sát quy trình chế biến các sản phẩm từ sữa bò, hòa mình vào những điệu xòe Thái, những điệu dân ca cổ, ngủ nhà sàn truyền thống, nằm đệm bông gạo, thưởng thức đặc sản núi rừng như: thịt trâu gác bếp, cá suối nướng, bê chao, xôi ngũ sắc, rau rừng cùng hương nồng của rượu ngô men lá.

Định hướng phát triển

UBND tỉnh Sơn La cũng công bố quyết định phê duyệt Đề án định hướng phát triển du lịch vùng lòng hồ thủy điện Sơn La trở thành Khu du lịch Quốc gia; với 3 phân khu gồm du lịch biển hồ Quỳnh Nhai, du lịch nghỉ dưỡng Mường La, du lịch gắn với khu bảo tồn thiên nhiên. Mục tiêu đến năm 2024, vùng lòng hồ thủy điện Sơn La được đưa vào danh mục là khu du lịch tiềm năng phát triển thành du lịch quốc gia; năm 2025, định hướng phát triển vùng lòng hồ thủy điện Sơn La theo hướng thành khu du lịch Quốc gia.

Các mục tiêu, giải pháp với lộ trình cụ thể được triển khai nhằm cụ thể hóa Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Sơn La lần thứ XV, xác định mục tiêu du lịch của tỉnh đến năm 2030 thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn; phấn đấu đến năm 2025 Khu du lịch quốc gia Mộc Châu được công nhận, trở thành một trong những khu du lịch hàng đầu của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ; Định hướng quy hoạch du lịch lòng hồ thủy điện Sơn La thành khu du lịch quốc gia.

Phát triển du lịch cộng đồng Mộc Châu
Ảnh minh họa.https://suckhoeviet.org.vn/

Theo ThS Trần Xuân Việt - Phó Giám đốc Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch tỉnh, Sơn La chú trọng phát triển du lịch thực sự trở thành ngành kinh tế trọng điểm mũi nhọn, tạo động lực thúc đẩy phát triển các ngành và lĩnh vực khác, góp phần quan trọng hình thành cơ cấu kinh tế hiện đại của tỉnh Sơn La trên cơ sở tăng cường mối liên kết giữa các tỉnh vùng trung du và miền núi Bắc Bộ và với các vùng khác. Đồng thời liên kết quốc tế trong phát triển du lịch để phát huy tối đa tiềm năng thế mạnh về du lịch của địa phương.

Phát triển du lịch theo hướng đa dạng, đa lĩnh vực sản phẩm trên cơ sở khai thác có chọn lọc tự nhiên, văn hóa, lịch sử, xã hội và nhân văn. Hình thành trọng điểm các tour - tuyến du lịch nổi bật và có tính đặc thù, kế thừa và phát huy hệ thống hạ tầng sản phẩm du lịch hiện hữu, phát triển những giá trị mới.

Chú trọng phát triển du lịch nhanh và bền vững gắn với bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, di sản văn hóa vật thể phi vật thể và sản vật địa phương. Phát triển du lịch sinh thái nghỉ dưỡng gắn với bảo vệ tôn tạo cảnh quan môi trường. Phát triển du lịch văn hóa với giá trị cốt lõi là bản sắc văn hóa truyền thống dân tộc làm nền tảng để hình thành các loại hình du lịch khác. Đồng thời, khuyến khích mở rộng phát triển du lịch cộng đồng tạo ra việc làm và gắn với xóa đói giảm nghèo và phát triển nông thôn mới.

Phát triển du lịch Sơn La trên cơ sở kế thừa phát huy và hoàn chỉnh 5 loại hình du lịch đã hình thành từ giai đoạn 2011-2020 gồm: Du lịch sinh thái nông nghiệp; Du lịch văn hóa lịch sử; Du lịch cộng đồng; Du lịch nghỉ dưỡng, giải trí và sức khỏe; Du lịch chuyên đề với hạ tầng du lịch đồng bộ hiện đại và chuyên nghiệp. Phấn đấu đến năm 2030 du lịch Sơn La trở thành một ngành kinh tế quan trọng đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Thúc đẩy ngành kinh tế khác cùng phát triển, góp phần vào việc xóa đói giảm nghèo, bảo đảm an sinh an toàn xã hội và an ninh quốc phòng.

Pv (t/h)
https://suckhoeviet.org.vn/

Tin liên quan

WHO ra mắt mạng lưới toàn cầu mới giám sát virus Corona

WHO ra mắt mạng lưới toàn cầu mới giám sát virus Corona

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) hôm 27/3 đã ra mắt mạng lưới toàn cầu mới về virus Corona (CoViNet).

Cùng chuyên mục

Khám phá nét đặc sắc của Đắk Lắk - Một hành trình đến với núi rừng Tây Nguyên

Khám phá nét đặc sắc của Đắk Lắk - Một hành trình đến với núi rừng Tây Nguyên

SKV - Nếu bạn đã cảm thấy chán chường trước sự ồn ào và khói bụi của thành phố, thì tại sao không thử sức với không khí trong lành của núi rừng? Dưới đây là một cuốn nhật ký về những trải nghiệm tuyệt vời tại Đắk Lắk mà bạn nên khám phá.
Mê mẩn con đường hoa gạo đỏ rực ở Hà Nam

Mê mẩn con đường hoa gạo đỏ rực ở Hà Nam

Mỗi dịp tháng Ba về, hoa gạo ở thôn Đoài (xã Tiên Nội, thị xã Duy Tiên, tỉnh Hà Nam) lại nở đỏ rực cả một vùng trời. Hàng cây gạo chạy dọc bờ mương xen giữa là cánh đồng lúa xanh mướt… khiến cho khung cảnh trở nên thơ mộng.
Lai Châu: Bảo đảm an toàn để du lịch mạo hiểm phát triển

Lai Châu: Bảo đảm an toàn để du lịch mạo hiểm phát triển

Nằm ẩn mình giữa núi rừng Tây Bắc, Lai Châu được thiên nhiên ban tặng khí hậu trong lành, mát mẻ cùng nhiều cảnh quan đẹp và di tích danh thắng. Được biết đến không chỉ bản sắc văn hóa độc đáo của 20 dân tộc, Lai Châu còn là điểm đến lý tưởng, hấp dẫn của du khách ưa thích du lịch mạo hiểm từ hoạt động leo núi, khám phá hang động, đi thuyền kayak trên hồ, zipline, bay dù lượn… Để đảm bảo an toàn cho du khách, tỉnh cũng tăng cường công tác quản lý loại hình du lịch này.
Động lực cho du lịch Quảng Ninh "cất cánh"

Động lực cho du lịch Quảng Ninh "cất cánh"

Thời gian qua Quảng Ninh đã xây dựng hoàn thiện hệ thống hạ tầng giao thông kết nối, nhằm tạo lợi thế và tăng sức cạnh tranh cho ngành du lịch. Điều này thấy rõ khi hàng loạt công trình giao thông được đưa vào khai thác đã sớm phát huy hiệu quả đầu tư, tạo thuận lợi, hấp dẫn cho du lịch “cất cánh”.
Lên Đà Lạt ngắm phượng tím

Lên Đà Lạt ngắm phượng tím

Những ngày này, du khách đến Đà Lạt không khỏi trầm trồ trước vẻ đẹp của phượng tím - một loài hoa đã trở thành thương hiệu của thành phố hoa. Năm nay, do ảnh hưởng của El nino nên hoa nở rộ sớm hơn mọi năm.
Bắc Hà (Lào Cai) – Đắm say du khách với những địa điểm du lịch đậm chất vùng cao

Bắc Hà (Lào Cai) – Đắm say du khách với những địa điểm du lịch đậm chất vùng cao

SKV - Không ồn ào, náo nhiệt như Sapa, Bắc Hà thu hút khách du lịch bằng vẻ đẹp hoang sơ, với những giá trị văn hoá đậm đà phong vị vùng Tây Bắc. Nơi đây sở hữu nhiều địa điểm tham quan tuyệt đẹp và nồng đượm tình cảm của bà con dân tộc đồng bào thân thiện, hiếu khách.

Các tin khác

Lai Châu: Đưa du lịch Sìn Hồ phát triển tương xứng với tiềm năng sẵn có

Lai Châu: Đưa du lịch Sìn Hồ phát triển tương xứng với tiềm năng sẵn có

Cao nguyên Sìn Hồ là vùng đất giàu tiềm năng du lịch với những cảnh quan đẹp như tranh, những nét văn hóa độc đáo của các dân tộc thiểu số, những sản phẩm nông nghiệp chất lượng cao khiến Sìn Hồ được ví như Sa Pa thứ 2 của Tây Bắc. Những lợi thế này đang thúc đẩy nơi đây trở thành điểm đến hấp dẫn cho du khách trong và ngoài nước.
Khám phá mùa Hoa Đỗ Quyên trên đỉnh Pu Ta Leng

Khám phá mùa Hoa Đỗ Quyên trên đỉnh Pu Ta Leng

Đỉnh Pu Ta Leng có độ cao 3.049m, nằm trên dãy Hoàng Liên Sơn, thuộc huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu. Thời điểm hoa Đỗ Quyên bắt đầu nở từ tháng hai cho đến tháng tư hàng năm. Đây là lúc hoa đỗ quyên nở rộ nhất, Đỉnh Pu Ta Leng của Lai Châu là một trong những địa chỉ để khám phá về loài hoa này.
Lai Châu phát triển cây dược liệu gắn với du lịch sinh thái

Lai Châu phát triển cây dược liệu gắn với du lịch sinh thái

Tỉnh Lai Châu đã xác định chiến lược phát triển dược liệu kết hợp với việc bảo tồn di sản văn hóa của các dân tộc và thúc đẩy du lịch. Đồng thời, tỉnh cũng tập trung vào việc huy động nguồn lực đầu tư để phát triển các sản phẩm du lịch đặc trưng, liên quan đến dược liệu và nông nghiệp.
Hà Giang rực rỡ mùa hoa Mộc Miên

Hà Giang rực rỡ mùa hoa Mộc Miên

Những ngày xuân nắng ấm bắt đầu khắp muôn nơi, khi nơi nơi trên mảnh đất nơi địa đầu Tổ quốc ngập tràn sắc hoa của đào phai tươi thắm, của hoa lê hoa mận bung sắc như bông tuyết, của hoa cải vàng rực cả một vùng quê. Cũng là lúc những nụ Mộc Miên chuẩn bị bung nở trên vùng trời biên viễn. Sắc đỏ thắm của hoa hoà cùng màu xanh thẳm của sắc trời xuân ngập tràn ánh nắng giữa những dãy núi đá xám mạnh mẽ là bức tranh hút mọi ánh nhìn.
Yên Bái: Văn Chấn đầu tư hoàn thiện hệ sinh thái du lịch

Yên Bái: Văn Chấn đầu tư hoàn thiện hệ sinh thái du lịch

Nhiều năm nay, huyện Văn Chấn đã, đang tập trung phát triển và hướng tới hoàn thiện hệ sinh thái du lịch theo chuỗi giá trị, tạo nên hình ảnh và điểm đến đặc thù: “Văn Chấn - nơi hội tụ sắc màu văn hóa” với các sản phẩm du lịch phù hợp với lợi thế gắn với các sản phẩm nông nghiệp ở 3 xã, thị trấn du lịch trọng điểm của huyện.
Cao Bằng tổ chức lễ hội về nguồn Pác Bó năm 2024

Cao Bằng tổ chức lễ hội về nguồn Pác Bó năm 2024

Lễ hội về nguồn Pác Bó sẽ được tổ chức vào ngày 09 - 10/3 (29/1 - 01/2 âm lịch), tại Khu di tích Quốc gia đặc biệt Pác Bó, xã Trường Hà (Hà Quảng).
Khám phá danh thắng di sản ruộng bậc thang vùng Tây Bắc

Khám phá danh thắng di sản ruộng bậc thang vùng Tây Bắc

Sản phẩm du lịch “Hành trình kết nối vùng di sản ruộng bậc thang quốc gia Tây Bắc” gồm “Câu chuyện người dệt thổ cẩm giữa đất trời Tây Bắc” và “Hùng vĩ Tây Bắc, ngược dòng sông Đà về miền ký ức” do 8 tỉnh Tây Bắc mở rộng xây dựng - liên kết với Thành phố Hồ Chí Minh được kỳ vọng sẽ phát huy giá trị văn hóa được kết tinh từ lao động, sáng tạo của đồng bào vùng cao. Tạo thương hiệu đặc thù vùng Tây Bắc, thúc đẩy du lịch phát triển tương xứng với tiềm năng, thế mạnh của các địa phương.
Việt Nam nằm trong top 10 kỳ nghỉ dành cho sinh viên tốt nghiệp hấp dẫn nhất năm 2024

Việt Nam nằm trong top 10 kỳ nghỉ dành cho sinh viên tốt nghiệp hấp dẫn nhất năm 2024

Tạp chí du lịch hàng đầu thế giới Lonely Planet đã đề xuất 10 điểm đến hấp dẫn hàng đầu sau khi tốt nghiệp dành cho sinh viên. Việt Nam góp mặt trong danh sách này với vị trí thứ 5.
Về miền hoa trắng sơn tra Nậm Nghiệp

Về miền hoa trắng sơn tra Nậm Nghiệp

Những ngày này, bản Nậm Nghiệp thuộc vùng cao xã Ngọc Chiến, huyện Mường La, tỉnh Sơn La lại ngập tràn trong sắc trắng tinh khôi của hoa sơn tra (hoa táo mèo).
Điểm nhấn ấn tượng trong dịp đầu Xuân tại Phủ Dầy

Điểm nhấn ấn tượng trong dịp đầu Xuân tại Phủ Dầy

An ninh trật tự được đảm bảo, giao thông thuận lợi, an toàn thực phẩm và công tác phòng cháy chữa cháy luôn được chú trọng là những điểm nhấn ấn tượng cho du khách khi đến quấn thể di tích Phủ Dầy trong dịp đầu xuân Giáp Thìn.
Xem thêm
Hội Nam Y Việt Nam: Dâng hương tưởng nhớ Danh y Tuệ Tĩnh- Một Thiền sư, một nhân cách lớn

Hội Nam Y Việt Nam: Dâng hương tưởng nhớ Danh y Tuệ Tĩnh- Một Thiền sư, một nhân cách lớn

Tuệ Tĩnh Thiền sư (1330 – 1400) là một lang y sống ở giai đoạn cuối thời Trần. Ông được hậu thế suy tôn là tiên thánh của ngành thuốc Nam. Tại Hải Dương còn có các đền thờ ông ở xã Cẩm Văn, Cẩm Vũ ( Đền Bia, Đền Xưa), ở chùa Hải Triều làng Yên Trung, nay
Hội Nam y Việt Nam Tổng kết Công tác Hội năm 2023 và Triển khai nhiệm vụ năm 2024 khu vực phía Nam

Hội Nam y Việt Nam Tổng kết Công tác Hội năm 2023 và Triển khai nhiệm vụ năm 2024 khu vực phía Nam

Sáng ngày 29/2/2024, tại Bảo tàng Phụ nữ Nam Bộ, Hội Nam y Việt Nam đã tổ chức Đại hội Tổng kết Công tác hoạt động năm 2023 và Triển khai nhiệm vụ công tác Hội năm 2024.
Hội Nam y Việt Nam tổ chức Hội nghị Tổng kết Công tác Hội năm 2023 và Triển khai nhiệm vụ công tác năm 2024 khu vực phía Bắc

Hội Nam y Việt Nam tổ chức Hội nghị Tổng kết Công tác Hội năm 2023 và Triển khai nhiệm vụ công tác năm 2024 khu vực phía Bắc

Sáng ngày 28/2/2024, Tại Học viện Y dược học cổ truyền Việt Nam, Hội Nam y Việt Nam tổ chức Hội nghị tổng kết công tác Hội năm 2023 và Triển khai công tác Hội năm 2024 Khu vực phía Bắc.
Hội Nam Y Việt Nam: Dâng hương Tưởng nhớ Đại danh y Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác

Hội Nam Y Việt Nam: Dâng hương Tưởng nhớ Đại danh y Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác

Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác (1724-1791) là một Đại danh y - nhà văn lớn - nhà văn hóa xuất sắc của dân tộc . Ông đã để lại cho hậu thế một khối di sản văn hóa đồ sộ, có giá trị sâu sắc, bền vững về nhiều mặt, về cơ bản được tập hợp trong bộ “
Hội Nam Y Việt Nam tổ chức Hội nghị Ban Chấp hành lần thứ 4

Hội Nam Y Việt Nam tổ chức Hội nghị Ban Chấp hành lần thứ 4

Hội nghị lần thứ 4 Ban Chấp hành Hội Nam y Việt Nam nhiệm kỳ 2022 - 2027 đã thể hiện tính đoàn kết, phát huy trí tuệ, tài năng, tài lực, giúp đỡ nhau để xây dựng Hội Nam y Việt Nam phát triển vững mạnh.
Phiên bản di động