Tại sao huyết áp cao được gọi là “kẻ giết người thầm lặng”
![]() |
Đo huyết áp thường xuyên là một trong những cách giúp theo dõi, kiểm soát và điều chỉnh huyết áp để tránh tình trạng mắc huyết áp cao hoặc huyết áp thấp. Ảnh: Unsplash/ https://suckhoeviet.org.vn/ |
Nếu không được điều trị, huyết áp cao sẽ trở thành "kẻ giết người thầm lặng". Huyết áp cao làm tăng đáng kể nguy cơ bị đau tim, đột quỵ, phình động mạch não, suy tim, suy thận, tắc động mạch, tạo ra tắc nghẽn ở chân và chứng mất trí nhớ. Huyết áp cao cũng có thể dẫn đến rối loạn chức năng tình dục và các vấn đề về thị lực, kể cả mù lòa.
Dưới đây là những giải đáp của Bác sĩ tim mạch Mark Eisenberg về căn bệnh này.
Huyết áp là gì?
Là tình trạng tim bơm máu qua các động mạch (mạch máu chính của cơ thể) và đẩy máu vào thành động mạch. Hoạt động đẩy máu đo được gọi là huyết áp.
Làm thế nào để biết huyết áp cao, thấp hay ở mức bình thường?
Khi đo huyết áp, các bác sĩ thường dựa vào 2 yếu tố quan trọng sau:
Con số trên cùng là áp lực lên động mạch khi tim đập (còn được gọi là huyết áp tâm thu). Số dưới cùng là áp lực lên các động mạch khi tim thư giãn giữa các nhịp đập (còn được gọi là huyết áp tâm trương). Khi chỉ số tâm thu lớn hơn 130 và tâm trương lớn hơn 80, thì một người sẽ bị coi là mắc huyết áp cao.
Khi con người già đi, cả 2 chỉ số huyết áp đều có xu hướng tăng lên do độ xơ cứng của các mạch máu lớn tăng lên. Chỉ cần một sự gia tăng nhẹ của 1 trong 2 con số này sẽ làm tăng đáng kể nguy cơ tử vong ở người do bệnh tim hoặc đột quỵ.
Theo quy định của Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ, hiện có 5 mức huyết áp như sau:
Bình thường: Dưới 120/80 mm Hg. Những người trong phạm vi này thường có chế độ ăn uống và thói quen lành mạnh cho tim.
Từ 120-129 tâm thu và dưới 80 mm Hg tâm trương. Những người trong phạm vi này thường mắc huyết áp cao trừ khi chế độ ăn uống và thói quen thay đổi.
Huyết áp cao giai đoạn 1: Từ 130-139 tâm thu hoặc 80-89 mm Hg tâm trương. Những người trong phạm vi này thường được chỉ định thay đổi lối sống và có thể dùng thuốc.
Huyết áp cao giai đoạn 2: 140/90 mm Hg hoặc cao hơn. Những người trong phạm vi này thường được chỉ định thay đổi lối sống và dùng thuốc.
Nếu bạn có huyết áp cao hơn 180/120 mm Hg và đang bị đau ngực, khó thở, đau lưng, cảm thấy tê yếu, thay đổi thị lực hoặc gặp khó khăn trong giao tiếp, hãy liên hệ các cơ sở y tế gần nhất để được tư vấn, thăm khám và chữa trị.
Làm thế nào để không mắc chứng huyết áp cao?
Những người bị huyết áp cao nên bắt đầu thay đổi lối sống của mình, bao gồm hạn chế muối trong chế độ ăn uống, giảm cân nếu thích hợp (thậm chí giảm hơn 4 kg cũng có thể hạ huyết áp từ 5 đến 10 mm Hg), tăng cường tập thể dục, ngừng hút thuốc, và hạn chế uống rượu.
Những người có các yếu tố nguy cơ mắc bệnh tim, chẳng hạn như bệnh tiểu đường và tiền sử gia đình mắc bệnh tim có thể sẽ được kê đơn thuốc. Uống thuốc giúp cải thiện cả huyết áp và kết quả sức khỏe. Tuy nhiên, người bệnh cần trao đổi với bác sĩ để xác định loại thuốc nào có thể là tốt nhất cho tình trạng bệnh của cơ thể.
Làm sao để có thể tự theo dõi huyết áp tại nhà?
Lời khuyên của bác sĩ, đó là thường xuyên kiểm tra sức khỏe định kỳ, đo huyết áp tại các cơ sở y tế uy tín và có một lối sống cũng như thói quen ăn uống lành mạnh.
Nếu mắc phải tình trạng huyết áp cao (hoặc thấp), bác sĩ có thể giúp tìm ra nguyên nhân. Phần lớn những người bị huyết áp cao thường là do di truyền từ bố hoặc mẹ. Bác sĩ có thể loại trừ các nguyên nhân khác, chẳng hạn như ngưng thở khi ngủ. Nhiều loại thuốc, kể cả thuốc giảm đau, thuốc tránh thai và thuốc chống trầm cảm có thể góp phần làm tăng huyết áp.
Chủ động và kiểm tra huyết áp có thể giúp bạn tránh khỏi những hậu quả sức khỏe không hề thầm lặng khi bị tăng huyết áp không được điều trị. Thường xuyên theo dõi chỉ số huyết áp và điều trị thích hợp (khi cần) là cách tốt nhất để ngăn chặn kẻ giết người thầm lặng này trong chúng ta.
Cùng chuyên mục

Mỹ: Thử nghiệm thuốc điều trị ung thư trong không gian
11:34 | 31/05/2023 Thế giới

Cột mốc quan trọng của WHO
19:54 | 30/05/2023 Thế giới

WHO cảnh báo không sử dụng chất làm ngọt nhân tạo để giảm cân
03:07 | 30/05/2023 Thế giới

EU và Pfizer/BioNTech điều chỉnh hợp đồng cung cấp vaccine COVID-19
17:41 | 29/05/2023 Thế giới

WHO ra mắt mạng lưới toàn cầu để phát hiện bệnh truyền nhiễm
11:23 | 29/05/2023 Thế giới

Đại dịch của người nghèo
09:01 | 26/05/2023 Thế giới
Các tin khác

Từng bước xóa bỏ cây thuốc lá, hướng tới mục tiêu an ninh lương thực
03:03 | 24/05/2023 Thế giới

CDC Mỹ cảnh báo nguy cơ bệnh đậu mùa khỉ bùng phát trở lại
03:07 | 23/05/2023 Thế giới

WHO: Đại dịch COVID-19 khiến nhân loại mất đi hàng trăm triệu năm tuổi thọ
14:50 | 22/05/2023 Thế giới

Ấn Độ trước lợi thế và thách thức từ dân số
09:17 | 21/05/2023 Thế giới

WHO khuyến nghị vắc xin COVID mới chỉ nên nhắm vào các biến thể mới
08:44 | 20/05/2023 Thế giới

Trung Quốc chính thức tiêm vaccine Covid-19 công nghệ mRNA nội địa đầu tiên
03:04 | 20/05/2023 Thế giới

Rượu và mãn kinh là tổ hợp gây nguy hiểm tới sức khỏe phụ nữ
03:03 | 20/05/2023 Thế giới

WHO chấm dứt tình trạng khẩn cấp toàn cầu với bệnh đậu mùa khỉ
03:07 | 19/05/2023 Tin tức

Khánh thành Bệnh viên Hữu nghị Lào-Việt tỉnh Xiangkhouang
09:40 | 18/05/2023 Thế giới

Thảo dược Trung Quốc hỗ trợ điều trị bệnh nhân bị đau tim
09:40 | 18/05/2023 Thế giới

Học thuyết nguyên nhân gây bệnh và phương pháp điều trị bệnh từ gốc
22-05-2023 23:25 Hoạt động hội

Chi hội Văn phòng Hội Nam y Việt Nam tổ chức Đại hội Đại biểu nhiệm kỳ 2023-2028
21-05-2023 07:12 Hoạt động hội

Chủ tịch Hội Nam y Việt Nam thăm và làm việc tại Đà Nẵng
18-05-2023 14:00 Hoạt động hội

Phỏng vấn trước thềm Đại hội đại biểu lần thứ 2 của Chi hội Văn phòng Hội Nam Y Việt Nam
10-05-2023 10:13 Hoạt động hội

Vận dụng thuyết ngũ hành để tăng cường sức khoẻ, chống lão hoá và chữa bệnh
27-04-2023 12:22 Hoạt động hội