Thị trường dược phẩm Việt: “Thỏi nam châm” hút nhà đầu tư ngoại?
Dư địa thị trường dược Việt Nam
Theo phân tích dự báo từ WHO và Fitch Solution, thị trường dược phẩm Việt Nam được kỳ vọng sẽ tiếp tục tăng trưởng mạnh mẽ trong nhiều năm tới, ước tính cho đến năm 2026 doanh thu từ thị trường này sẽ cán mốc 216.4 ngàn tỷ đồng, ngay cả khi làn sóng suy thoái kinh tế đang diễn ra trên toàn cầu.
Thị trường dược phẩm Việt Nam ước tính đạt 216.4 ngàn tỷ đồng vào năm 2026. |
Trong đó, động lực tăng trưởng chính của ngành dược phẩm Việt Nam đến từ sự thay đổi trong cơ cấu chi tiêu của người dân. Fitch Solution dự đoán mức chi tiêu bình quân đầu người cho dược phẩm sẽ tăng mạnh từ 1,5 triệu đồng năm 2021 lên con số 2,1 triệu đồng vào năm 2026. Mặc dù vậy, con số này vẫn thấp hơn khá nhiều so với mức trung bình của thế giới, do đó, thị trường dược phẩm Việt Nam vẫn còn rất nhiều dư địa tăng trưởng.
Xu hướng dân số già hóa, vốn đầu tư quốc tế cùng các chính sách tích cực từ Chính phủ là ba yếu tố tác động đến sự phát triển của thị trường dược phẩm Việt Nam trong thời gian tới. Theo World Bank, số lượng người dân Việt Nam trên 65 tuổi sẽ tăng trưởng nhanh chóng (vượt 15% dân số vào năm 2039), kéo theo nhu cầu về chăm sóc sức khỏe tăng cao.
Bên cạnh đó, mức thu thập ngày càng cao cũng tạo điều kiện cho nhu cầu và chi tiêu cho chăm sóc sức khỏe cũng phát triển nhiều hơn. Nhu cầu của người tiêu dùng đối với các sản phẩm phòng bệnh, bổ trợ sức khỏe như Vitamin, thuốc bổ,… đã tăng trưởng mạnh sau đại dịch, tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của các kênh phân phối ngoài bệnh viện, điều này cũng thúc đẩy sự tăng trưởng mạnh mẽ của các cửa hàng bán lẻ dược phẩm.
Đặc biệt, đang có một xu hướng sáp nhập và mua lại (M&A) giữa các doanh nghiệp dược phẩm trong và ngoài nước, cả trong lĩnh vực sản xuất và phân phối. Việc thực hiện M&A góp phần giúp doanh nghiệp Việt Nam có thêm vốn, công nghệ, nhân lực chất lượng cao hướng tới các dòng sản phẩm chất lượng cao hơn (như EU-GMP, PIC,...). Đồng thời, đó cũng là giải pháp tạo môi trường, điều kiện thuận lợi để ngành dược phẩm Việt Nam tham gia chuỗi giá trị toàn cầu.
Vốn ngoại trên thị trường dược Việt Nam
Mới đây, CTCP Dược phẩm Hà Tây vừa thông qua phương án phát hành riêng lẻ 8,4 triệu cổ phiếu, tương đương 11,36% tổng số cổ phiếu đang lưu hành, chào bán riêng lẻ cho Công ty TNHH Dược phẩm Aska của Nhật Bản. Giá chào bán được xác định là 21.500 đồng/CP. Thời gian thực hiện dự kiến trong quý III và/hoặc quý IV/2023 sau khi UBCKNN có công văn thông báo nhận được đầy đủ hồ sơ đăng ký chào bán. Tổng số tiền Dược phẩm Hà Tây dự kiến thu về được là 180,6 tỷ đồng.
Nhiều thương vụ sáp nhập và mua lại (M&A) giữa các doanh nghiệp dược phẩm trong và ngoài nước. |
Đầu tháng 8, Dongwha Pharm của Hàn Quốc cho biết họ sẽ mua 51% cổ phần của Trung Sơn Pharma của Việt Nam với giá 29,86 triệu USD. Trung Sơn Pharma hiện đang vận hành 141 nhà thuốc tại Việt Nam, trải dài trên 9 tỉnh, thành phố Đồng bằng sông Cửu Long và TP. Hồ Chí Minh. Chuỗi nhà thuốc ghi nhận doanh thu 56,5 triệu USD vào năm 2022.
Trước đó, tập đoàn lớn thứ hai Hàn Quốc là SK Group đã mua hơn 12,3 triệu cổ phiếu tương đương 24,9% cổ phần Imexpharm vào cuối tháng 5 năm 2020. Thương vụ này đã được hoàn tất vào năm ngoái khi tập đoàn của Hàn Quốc chào bán thêm 1,1% ra công chúng để nâng tỷ lệ sở hữu lên 55%. Ước tính SK Group đã chi tối thiểu khoảng 1,7 nghìn tỷ đồng (71 triệu USD) để mua lại Imexpharm.
Đáng chú ý, thương vụ M&A lớn nhất từ trước đến nay trong ngành dược phẩm Việt Nam được diễn ra vào năm 2016. Tập đoàn Dược phẩm Taisho của Nhật Bản đã đầu tư 100 triệu USD để mua 24,44% cổ phần DHG Pharma. Sau đó, chính tập đoàn này đã tiếp tục tăng tỷ lệ sở hữu lên hơn 51%, tương đương với khoảng 7 nghìn tỷ đồng (292,3 triệu USD) vào giữa năm 2019, chính thức hoàn tất thương vụ mua lại lịch sử với DHG Pharma.
Có thể nói, với một số thương vụ đáng chú ý kể trên, thị trường dược phẩm còn nhiều dư địa phát triển của Việt Nam đã và đang cho thấy sức thu hút đặc biệt với các nhà đầu tư nước ngoài trong việc trở thành cổ đông chiến lược.
Trong tương lai, tốc độ tăng trưởng kinh tế ngày càng cao, thu nhập bình quân đầu người tăng và dân số già đi, hứa hẹn sẽ đem lại tốc độ tăng trưởng cao hơn nữa của thị trường dược phẩm Việt Nam. Với chiến lược đúng đắn, các công ty dược phẩm nước ngoài có thể hưởng lợi khi tham gia vào giai đoạn đầu của chuỗi cung ứng ngành vì thị trường vẫn chưa có đối thủ lớn.
Nguồn: Thị trường dược phẩm Việt: “Thỏi nam châm” hút nhà đầu tư ngoại?
Tin liên quan
Dự báo thời tiết ngày 22/12/2024: Hà Nội nhiều mây, trời rét
05:05 | 22/12/2024 Môi trường xanh
Smart A được giới chuyên môn đánh giá cao tại Hội thảo khoa học: Minh chứng từ thực tiễn
14:01 | 21/12/2024 Tin tức
Hà Nội: Hội thảo sức khỏe “Sinh lý và Bệnh lý lão khoa”
19:47 | 21/12/2024 Thông tin đa chiều
Cùng chuyên mục
Dự án 500 triệu USD của liên doanh Vinamilk - Sojitz đi vào hoạt động
12:45 | 20/12/2024 Doanh nghiệp
HABECO đẩy mạnh mở rộng thị trường xuất khẩu, nâng cao vị thế thương hiệu trên trường quốc tế
12:20 | 20/12/2024 Doanh nghiệp
Vượt kế hoạch lợi nhuận năm, Nhựa Tiền Phong (NTP) chi hơn 200 tỷ đồng trả cổ tức
12:19 | 20/12/2024 Doanh nghiệp
Ưu nhược điểm của tủ tài liệu nhựa văn phòng: Có bền và đáng mua không?
10:29 | 18/12/2024 Doanh nghiệp
PVOIL được Forbes Việt Nam xác định giá trị 105 triệu USD, vào top 25 thương hiệu dẫn đầu
16:44 | 17/12/2024 Doanh nghiệp
Những quy định pháp lý ngày càng nghiêm ngặt: Thách thức hay cơ hội cho doanh nghiệp?
17:00 | 15/12/2024 Doanh nghiệp
Các tin khác
Thiếu nhận thức về ESG – Rào cản lớn cho doanh nghiệp Việt trong thời đại bền vững
08:00 | 14/12/2024 Doanh nghiệp
Cạnh tranh quốc tế ngày càng khốc liệt – Làm sao doanh nghiệp Việt Nam bắt kịp?
07:00 | 14/12/2024 Doanh nghiệp
Tiêu chuẩn ESG: Xu hướng toàn cầu và áp lực không thể né tránh
21:00 | 13/12/2024 Doanh nghiệp
Hapro sẵn sàng 1.000 tỷ đồng giá trị hàng hóa phục vụ dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025
15:58 | 13/12/2024 Doanh nghiệp
Nhựa Tiền Phong – 65 năm vững vị thế cánh chim đầu đàn ngành nhựa
15:58 | 13/12/2024 Doanh nghiệp
5 giá trị đột phá từ ESG giúp doanh nghiệp bứt phá trong kỷ nguyên mới
15:00 | 13/12/2024 Doanh nghiệp
Doanh nghiệp bền vững – Bí mật thu hút nhà đầu tư và khách hàng trong kỷ nguyên mới
09:00 | 13/12/2024 Doanh nghiệp
Báo cáo ESG: Làm thế nào để nhà đầu tư hiểu rõ giá trị bền vững của doanh nghiệp bạn?
09:00 | 13/12/2024 Doanh nghiệp
Bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ: Yếu tố sống còn của doanh nghiệp
00:00 | 13/12/2024 Doanh nghiệp
Công ty CP Nhựa Tiền Phong liên tiếp 03 lần đạt Giải Vàng, Giải thưởng Chất lượng Quốc gia
21:13 | 12/12/2024 Doanh nghiệp
Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (Liên hiệp Hội Việt Nam) tổ chức Hội thảo chuyển đổi số
3 ngày trước Hoạt động hội
Lễ dâng hương và báo cáo kết quả thừa kế di sản của Đại danh y Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác
07-12-2024 13:48 Hoạt động hội
Hội Nam Y Việt Nam tổ chức Lễ dâng hương kỷ niệm 50 năm ngày mất cố Lương Y Nguyễn Kiều
01-12-2024 20:00 Hoạt động hội
An Giang: Hội nghị khoa học Đông dược bào chế
12-11-2024 10:00 Hoạt động hội
Hội Nam y Việt Nam công bố quyết định thành lập Chi hội Nam y Thái Bình
21-10-2024 00:00 Hoạt động hội