Trầm cảm tuổi học đường - Mối đe dọa với thế hệ trẻ
Trầm cảm học đường đang có xu hướng tăng |
Trầm cảm học đường là gì?
Trầm cảm được biết đến là một chứng rối loạn tâm thần, rối loạn cảm xúc vô cùng phức tạp và phổ biến ở mọi lứa tuổi khác nhau. Bất kỳ ai trong chúng ta đều có nguy cơ phải đối mặt với căn bệnh này và đôi khi phải gánh chịu những hệ lụy nguy hiểm đến từ nó.
Trầm cảm học đường có thể khởi phát ở nhiều đối tượng khác nhau, không phân biệt giới tính, cấp học,… Trầm cảm ở học sinh nếu không được sớm phát hiện và can thiệp kịp thời sẽ dễ gây nên nhiều ảnh hưởng tiêu cực đối với đời sống, kết quả học tập và sức khỏe của trẻ.
Nguyên nhân dẫn đến trầm cảm học đường
1. Áp lực học tập
Áp lực học tập được xem là nguyên nhân chủ yếu của hầu hết các trường hợp trầm cảm học đường. Đặc biệt là trong xã hội hiện nay, phần lớn chúng ta đều nhìn vào điểm số và kết quả học tập của trẻ nhỏ để đánh giá, phán xét về tương lai của trẻ.
2. Bạo lực học đường
Bạo lực học đường là một vấn đề đáng được quan tâm ở hầu hết mọi quốc gia bởi nó có thể gây nên nhiều hậu quả vô cùng nghiêm trọng, trong đó sự hình thành và phát triển nên chứng trầm cảm.
Bạo lực học đường gây ảnh hưởng tới thể chất và tinh thần của trẻ |
Đồng thời, nếu tình trạng này kéo dài và không có cách khắc phục hiệu quả thì trẻ sẽ dễ bị tổn thương nghiêm trọng về mặt tâm lý, cảm thấy buồn tủi và dần thu mình lại, tách biệt với thế giới bên ngoài.
3. Thiếu sự quan tâm, chia sẻ từ gia đình
Dù trẻ có lớn khôn và trưởng thành đến độ tuổi nào thì gia đình và sự yêu thương của ba mẹ cũng chính là điều mà bất kỳ đứa trẻ nào cũng mong muốn nhận được.
Theo chia sẻ của các chuyên gia, những đứa trẻ được dạy dỗ và phát triển trong một gia đình tràn ngập tình yêu thương và sự quan tâm sẽ giúp trẻ có thêm nhiều cơ hội để phát triển toàn diện, phòng chống được những vấn đề tâm lý nguy hiểm và ngược lại.
4. Trầm cảm học đường do thói quen sinh hoạt không lành mạnh
Với thời đại công nghệ hiện nay, chỉ với một chiếc smartphone, trẻ nhỏ đã có thể cập nhật và tìm hiểu được rất nhiều các thông tin ở mọi khía cạnh của đời sống. Tuy nhiên, nếu vô tình tiếp cận với những điều không tốt và không biết cách loại bỏ nó thì trẻ nhỏ dễ bị mất định hướng, sa vào những điều tiêu cực.
Lối sinh hoạt không lành mạnh của giới trẻ |
Khi trẻ không được hỗ trợ tốt về việc hình thành các thói quen tiêu cực và phân biệt rõ những điều tồi tệ thì nhiều khả năng trẻ sẽ có những thói hư tật xấu như dùng bia rượu, thuốc lá, chất kích thích, thường xuyên sử dụng bạo lực, ăn ngủ không đúng giờ, lạm dụng thiết bị công nghệ,…
Trầm cảm học đường có nguy hiểm không?
Trầm cảm nếu kéo dài và không được điều trị đúng phương pháp sẽ gây nên nhiều cản trở đối với sức khỏe, cuộc sống, học tập hoặc thậm chí là cướp đi tính mạng của con người.
Trầm cảm học đường gây nên những hậu quả xấu |
Kết quả học tập suy giảm nghiêm trọng: Trầm cảm gây ra hàng loạt các biểu hiện bất thường về suy nghĩ, cảm xúc khiến cho trẻ nhỏ không thể tập trung vào việc học tập. Trẻ thường dễ rơi vào cảm giác chán nản, không có hứng thú, mất tập trung, suy giảm trí nhớ khiến cho kết quả học tập không được đảm bảo tốt.
Nhận thức sai lệch: Trầm cảm kéo dài sẽ khiến cho nhận thức của người bệnh dần trở nên lệch lạc, đặc biệt là lứa tuổi học sinh đang trong quá trình phát triển và trưởng thành.
Gia tăng các tệ nạn xã hội: Trẻ bị trầm cảm sẽ luôn tồn tại các cảm xúc tiêu cực, bi quan, bế tắc về cuộc sống. Để giải thoát bản thân bởi những điều này, trẻ có xu hướng tìm đến các chất gây nghiện, chất kích thích độc hại hoặc dễ bị sa đọa vào những sự cám dỗ của cuộc sống và trở thành các tệ nạn xã hội, để lại những hệ lụy vô cùng nghiêm trọng.
Cản trở sự phát triển của trẻ: Trầm cảm học đường khiến trẻ nhỏ dễ bị ảnh hưởng bởi cân nặng, chiều cao, trí tuệ, nhận thức, tư duy, sức sáng tạo và khó có thể hình thành nên các kỹ năng sống khác.
Gia tăng nguy cơ gặp các rối loạn tâm thần nguy hiểm: Trầm cảm kéo dài nếu không được điều trị đúng cách sẽ làm gia tăng nguy cơ phát triển các chứng rối loạn tâm thần khác như rối loạn lo âu, rối loạn lưỡng cực,…
Tự sát: Đây được xem là hậu quả nghiêm trọng nhất có thể xảy đến đối với các trường hợp trầm cảm trong học đường.
Giải pháp thoát khỏi trầm cảm học đường
Với sự phát triển vượt trội của y học hiện đại, trầm cảm có thể được điều trị hiệu quả và an toàn bằng nhiều biện pháp khác nhau. Dưới đây là một số giải pháp cơ bản:
1. Ngủ đủ giấc
Trầm cảm ở học sinh có thể gây ra các vấn đề về giấc ngủ như khó ngủ, mất ngủ hay ngủ không ngon giấc. Ngược lại, muốn kiểm soát bệnh trầm cảm thì bạn cần nhắc nhở con mình chú ý đến chất lượng giấc ngủ.
Việc đi ngủ đúng giờ và ngủ đủ giấc là cần thiết cho cả sức khỏe thể chất và tâm trạng. Nên ngủ trước 23 giờ và đảm bảo ngủ đủ 7 – 9 giờ mỗi ngày. Đặc biệt là cần chú ý đến giấc ngủ buổi tối.
2. Cải thiện chế độ dinh dưỡng và hoạt động thể chất
Chế độ dinh dưỡng và tập luyện đóng vai trò đặc biệt quan trọng với sức khỏe thể chất và tinh thần của con người. |
Các chuyên gia cho rằng, việc cải thiện dinh dưỡng còn đặc biệt hữu ích với quá trình kiểm soát bệnh trầm cảm. Ăn uống lành mạnh giúp làm giảm các triệu chứng mệt mỏi, buồn bã, lo lắng,…
Có thể bổ sung vào chế độ ăn của con các thực phẩm tươi sạch, giàu vitamin và khoáng chất. Đồng thời hạn chế cho con ăn thực phẩm chế biến sẵn, đồ cay nóng, thức uống có gas, cồn và chất kích thích.
Đồng thời, hoạt động thể chất là rất cần thiết đối với sức khỏe tinh thần ở mọi lứa tuổi. Đặc biệt là đối với những học sinh đang phải vật lộn với chứng trầm cảm thì bạn nên khuyến khích con tập thể dục mỗi ngày.
3. Tăng cường kết nối với gia đình và bạn bè
Kết nối xã hội là yếu tố đóng vai trò đặc biệt quan trọng với việc hỗ trợ sức khỏe tâm thần. Nếu một học sinh đang phải vật lộn với chứng trầm cảm thì bạn bè và người thân có thể mang đến rất nhiều sự hỗ trợ.
Khi mắc chứng trầm cảm, các học sinh thường dễ cảm thấy bị cô lập và mất kết nối với những người thân yêu. Lúc này cần thực hiện một số giải pháp để tăng cường sự kết nối. Ví dụ như gửi thư, gọi điện, nhắn tin nhóm, cùng tham gia câu lạc bộ, chơi trò chơi trực tuyến…
4. Trị liệu tâm lý
Trị liệu tâm lý hiện đang là một trong các phương pháp được đánh giá cao về tính hiệu quả và an toàn đối với quá trình cải thiện cho các trường hợp bị rối loạn tâm thần, đặc biệt là trầm cảm. Người bệnh sẽ được gặp gỡ trực tiếp chuyên gia để có thể trao đổi và chia sẻ về những cảm xúc, hành vi, suy nghĩ của bản thân.
5. Điều trị bằng thuốc
Đối với các trường hợp trầm cảm học đường biểu hiện ở mức độ nghiêm trọng, trẻ nhỏ có xuất hiện các triệu chứng nguy hiểm, tự làm tổn hại đến bản thân hoặc có ý định tự sát thì cần được hỗ trợ can thiệp bằng một số loại thuốc. Thuốc chống trầm cảm tuy không có tác dụng điều trị tận gốc chứng rối loạn tâm thần này nhưng nó có khả năng kiểm soát và làm thuyên giảm các triệu chứng bệnh, ngăn chặn các hệ lụy nguy hiểm có thể xảy ra.
Thuốc là một biện pháp cần cân nhắc và có sự chỉ định của bác sĩ |
Tình trạng trầm cảm ở học sinh là vấn đề đáng quan ngại trong cuộc sống hiện đại. Điều này cần có sự quan tâm đúng mức từ phía giáo viên và phụ huynh để sớm giúp trẻ thoát khỏi ảnh hưởng của trầm cảm.
Tin liên quan
"Ngày hội An Lạc": Lan tỏa giá trị tích cực đến các bạn trẻ
16:00 | 12/11/2024 Sức khỏe tinh thần
Ưu tiên sức khỏe tâm thần tại nơi làm việc
11:14 | 10/10/2024 Sức khỏe tinh thần
Nhà xuất bản Trẻ ra mắt bộ sách Tâm lý học toàn thư
12:01 | 05/06/2024 Giải trí
Cùng chuyên mục
Chùm thơ của LS, TS Nguyễn Đình Lục
12:41 | 11/11/2024 Sức khỏe tinh thần
Các triệu chứng của bệnh trầm cảm
14:53 | 05/11/2024 Sức khỏe tinh thần
Xã hội hiện đại: Phòng bệnh hơn chữa bệnh, xu hướng chăm sóc sức khỏe chủ động lên ngôi
18:45 | 31/10/2024 Sức khỏe tinh thần
Mỗi người là bác sĩ tinh thần cho chính mình
15:43 | 10/10/2024 Sức khỏe tinh thần
[Infographic] 9 thói quen giúp kéo dài tuổi thọ
06:45 | 10/10/2024 Infographic
Nghiện mạng xã hội gây các tác động tiêu cực tới sức khỏe tâm thần
19:20 | 05/10/2024 Thông tin đa chiều
Các tin khác
Chăm sóc sức khỏe tâm thần - Chìa khóa sống khỏe cho người cao tuổi
09:48 | 01/10/2024 Thông tin đa chiều
Muốn làm sạch không khí trong nhà, hãy trồng cây lan ý
07:40 | 01/08/2024 Sức khỏe tinh thần
Các dấu hiệu suy nhược thần kinh cần chú ý
17:47 | 30/06/2024 Sức khỏe tinh thần
"Bỏ túi" 5 cách giảm đau đầu không dùng thuốc
07:30 | 27/06/2024 Sức khỏe tinh thần
Mâm cúng Tết Đoan Ngọ gồm những gì?
08:16 | 09/06/2024 Tin tức
Huấn luyện viên Chí Kiên – Yoga đến với tôi là chữ duyên
16:41 | 30/05/2024 Sức khỏe tinh thần
Nguyên nhân làm tăng nguy cơ mắc chứng mất trí nhớ từ sớm
16:55 | 29/05/2024 Sức khỏe tinh thần
Mối quan hệ giữa các gia đình và cộng đồng
20:05 | 28/05/2024 Sức khỏe tinh thần
Quảng Nam: Lan tỏa nét đẹp của tổ công tác xã hội tự nguyện tại Trung tâm Y tế thành phố Tam Kỳ trong công chăm sóc và bảo vệ nhân dân
22:26 | 20/05/2024 Sức khỏe tinh thần
Cần quan tâm đến vấn đề sức khỏe tâm thần của trẻ vị thành niên
17:27 | 19/04/2024 Sức khỏe tinh thần
An Giang: Hội nghị khoa học Đông dược bào chế
12-11-2024 10:00 Hoạt động hội
Hội Nam y Việt Nam công bố quyết định thành lập Chi hội Nam y Thái Bình
21-10-2024 00:00 Hoạt động hội
Hội Nam Y Việt Nam và Công ty Cổ phần Ao Vua hỗ trợ, sẻ chia khó khăn với nhân dân xã Phượng Vĩ (Cẩm Khê, Phú Thọ)
12-10-2024 00:00 Hoạt động hội
Hội Nam y Việt Nam chia sẻ khó khăn với đồng bào vùng cao Nậm Nhùn (Lai Châu)
12-10-2024 00:00 Hoạt động hội
Hội Nam Y Việt Nam: Xây dựng nội dung, kế hoạch tổ chức "Giải thưởng Tuệ Tĩnh" năm 2024
06-10-2024 15:00 Hoạt động hội