Mới nhất Đọc nhiều

Tránh tình trạng người dân đến gửi tiền, ngân hàng lại giới thiệu kênh đầu tư nhiều rủi ro

Tại Hội nghị triển khai nhiệm vụ năm 2024 của NHNN, Thủ tướng lưu ý tránh tình trạng người dân đến ngân hàng gửi tiền thì nhân viên ngân hàng lại giới thiệu những kênh đầu tư có lãi suất, lợi nhuận cao hơn nhưng nhiều rủi ro.

Thủ tướng: Không để bị động, bất ngờ về chính sách tiền tệ, không để người dân, doanh nghiệp thiếu vốn- Ảnh 1.

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị triển khai nhiệm vụ năm 2024 của NHNN - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Sáng 8/1, tại Hà Nội, Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị triển khai nhiệm vụ năm 2024 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN).

Tại Hội nghị, Thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng cho biết ngành ngân hàng tiếp tục nhận được sự quan tâm sâu sắc của lãnh đạo Đảng, Nhà nước, đặc biệt là sự chỉ đạo sát sao của Thủ tướng Chính phủ. Kết thúc năm 2023, về cơ bản, ngành đã đạt được các chỉ tiêu, mục tiêu đặt ra, đó là góp phần kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô; thị trường tiền tệ ngoại hối về cơ bản ổn định; mặt bằng lãi suất giảm, đưa mặt bằng lãi suất trở về mức lãi suất trước dịch COVID-19; VND là 1 trong những đồng tiền ổn định trong khu vực và trên thế giới, năm 2023 VND mất giá khoảng 2,9%; an toàn hoạt động ngân hàng được bảo đảm, các nội dung chuyển đổi số đạt các chỉ tiêu đề ra...

"Không để Chính phủ bị động, bất ngờ về chính sách tiền tệ..."

Phát biểu tại Hội nghị, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh vai trò quan trọng của ngân hàng là mạch máu của nền kinh tế; hoạt động ngân hàng có tính khoa học, tính đại chúng và cũng rất nhạy cảm, tác động lan tỏa, liên quan mật thiết tới tâm lý người dân và các vấn đề xã hội. Do đó, hoạt động ngân hàng cần có sự lãnh đạo, chỉ đạo, cơ chế, chính sách, đầu tư nguồn lực, tổ chức thực hiện phù hợp để hệ thống ngân hàng hoạt động lành mạnh, an toàn, bền vững, góp phần vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Thủ tướng ghi nhận, đánh giá cao và biểu dương sự nỗ lực, quyết tâm cao và kết quả đạt được của ngành ngân hàng trong năm 2023, đóng góp quan trọng vào thành quả chung của đất nước trong bối cảnh tình hình gặp nhiều khó khăn, thách thức. Năm 2023, tình hình kinh tế - xã hội nước ta tiếp tục xu hướng phục hồi tích cực, tháng sau tốt hơn tháng trước, quý sau cao hơn quý trước, đạt được mục tiêu tổng quát đề ra.

Thủ tướng cho rằng, cần phân tích rõ hơn nguyên nhân của những thành quả và những bài học kinh nghiệm rút ra từ thực tiễn hoạt động ngân hàng năm 2023.

Bên cạnh những kết quả đạt được, công tác điều hành chính sách tiền tệ và hoạt động ngân hàng còn những hạn chế, bất cập và tiếp tục gặp nhiều khó khăn, thách thức. Thủ tướng cho rằng ngành ngân hàng cần cố gắng hơn nữa trong bám sát, nắm chắc tình hình, phản ứng chính sách kịp thời, đúng thời điểm; hoạt động ngân hàng chấp nhận có rủi ro nhưng cần lưu ý hơn nữa các công cụ kiểm soát rủi ro; phối hợp tốt hơn nữa với các bộ, ngành; thấu hiểu và chia sẻ nhiều hơn nữa với doanh nghiệp và người dân trong lúc khó khăn; coi trọng hơn nữa công tác thanh tra, giám sát.

Thủ tướng: Không để bị động, bất ngờ về chính sách tiền tệ, không để người dân, doanh nghiệp thiếu vốn- Ảnh 4.

Thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng cho biết kết thúc năm 2023, về cơ bản, ngành đã đạt được các chỉ tiêu, mục tiêu đặt ra - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Năm 2024 có ý nghĩa rất quan trọng trong thực hiện Kế hoạch phát triển KTXH 5 năm 2021-2025 theo Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng và Nghị quyết của Quốc hội.

Thủ tướng nhấn mạnh yêu cầu tiếp tục củng cố và tăng cường đoàn kết, đồng hành, phối hợp, chia sẻ, giúp đỡ trong hệ thống ngân hàng; giữa các cấp, các ngành, các cơ quan với hệ thống ngân hàng; giữa hệ thống ngân hàng với doanh nghiệp và người dân.

Cùng với đó, tiếp tục quán triệt "5 quyết tâm" mà Chính phủ đã xác định trong năm 2023 (quyết tâm khắc phục mọi khó khăn, vượt qua mọi thách thức; quyết tâm không nói không, không nói khó, không nói có mà không làm; quyết tâm bảo vệ cán bộ dám nghĩ, dám làm vì lợi ích chung, nghĩ thật, nói thật, làm thật, hiệu quả thật; quyết tâm tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy sản xuất kinh doanh, bảo đảm người dân, doanh nghiệp được hưởng thụ thật; quyết tâm nỗ lực phấn đấu cao nhất để đạt kết quả tốt nhất trong năm 2024).

Để hoàn thành thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ được giao trong năm 2024 và cả giai đoạn 2021-2025, NHNN và toàn ngành Ngân hàng cần bám sát các Kết luận, Nghị quyết của Trung ương, Quốc hội, Chính phủ, cụ thể hóa để triển khai thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ cụ thể năm 2024.

"Không để Chính phủ bị động, bất ngờ về chính sách tiền tệ, không để ách tắc trong lưu thông tiền tệ, không để người dân, doanh nghiệp thiếu vốn khi cần sự hỗ trợ của hệ thống ngân hàng, không để tiêu cực, tham nhũng, sơ hở trong quản lý hệ thống ngân hàng, làm sao phát triển hệ thống ngân hàng nhanh, toàn diện, bao trùm bền vững, góp phần quan trọng để đưa đất nước phát triển nhanh, bền vững theo Nghị quyết Đại hội XIII đã đề ra", Thủ tướng nhấn mạnh. Thủ tướng đồng thời lưu ý cần điều hành cân bằng hài hòa, hợp lý giữa tăng trưởng và lạm phát, bảo đảm cái này thúc đẩy cái kia.

Tiếp tục triển khai quyết liệt, hiệu quả các giải pháp tín dụng để tháo gỡ khó khăn

Về nhiệm vụ cụ thể, Thủ tướng yêu cầu tiếp tục theo dõi sát diễn biến, tình hình kinh tế trong nước và quốc tế để có phản ứng chính sách kịp thời. Chú trọng điều hành chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt, kịp thời, hiệu quả, phối hợp chặt chẽ, nhịp nhàng với chính sách tài khóa mở rộng hợp lý, có trọng tâm, trọng điểm và các chính sách vĩ mô khác trên cơ sở nền tảng kinh tế vĩ mô tốt.

Thủ tướng hoan nghênh việc NHNN đã có những cơ chế mới đối với việc điều hành tín dụng năm 2024 khi giao ngay hạn mức tín dụng từ 1/1 cho tất cả các tổ chức tín dụng là 15%; đồng thời lưu ý điều hành tín dụng linh hoạt, kịp thời và phù hợp, theo dõi, tăng cường kiểm tra, giám sát tình hình tăng trưởng tín dụng.

Thủ tướng yêu cầu tiếp tục triển khai quyết liệt, hiệu quả các giải pháp tín dụng để tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy phát triển sản xuất kinh doanh, giúp người dân, doanh nghiệp tiếp cận tín dụng tốt hơn, đúng và trúng hơn, tập trung cho những lĩnh vực ưu tiên. Đẩy mạnh triển khai hiệu quả các chương trình, chính sách tín dụng ưu đãi.

Tiếp tục triển khai quyết liệt Đề án "Cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2021-2025", phấn đấu hoàn thành tốt nhất các mục tiêu đề ra; có giải pháp kịp thời, hiệu quả kiểm soát nợ xấu, bảo đảm an ninh, an toàn hệ thống các tổ chức tín dụng. Tích cực đổi mới, tăng cường hiệu lực, hiệu quả công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát ngân hàng để kịp thời ngăn chặn, phát hiện và xử lý nghiêm các rủi ro, tồn tại, sai phạm, góp phần bảo đảm an ninh, kỷ luật trên thị trường tiền tệ, ngân hàng.

Tiếp tục đẩy mạnh chuyển đổi số, đổi mới sáng tạo trong hoạt động ngân hàng, thanh toán không dùng tiền mặt và mở rộng hệ sinh thái số để đáp ứng kịp thời các nhu cầu của nền kinh tế. Thủ tướng lưu ý cần có chính sách tín dụng phù hợp với các lĩnh vực ưu tiên, mới nổi, trong đó có chuyển đổi xanh, chuyển đổi số, kinh tế tuần hoàn, chuyển đổi năng lượng, hạ tầng chiến lược, hạ tầng y tế, y tế giáo dục…

Tập trung rà soát, hoàn thiện khuôn khổ pháp lý để thúc đẩy hoạt động tiền tệ, ngân hàng phát triển an toàn, lành mạnh, thông suốt, bền vững, đáp ứng yêu cầu thực tiễn và bắt kịp với xu thế, chuẩn mực, thông lệ quốc tế. Tập trung hoàn thiện, trình Quốc hội xem xét, thông qua dự án Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi) tại kỳ họp tiếp theo. Rà soát, đánh giá sửa đổi, bổ sung ngay các văn bản pháp luật quy định nghiệp vụ còn chưa phù hợp thực tiễn, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp, người dân tiếp cận vốn.

Tập trung phát triển đội ngũ cán bộ, xây dựng bộ máy tinh gọn hơn, hiệu lực, hiệu quả hơn, cơ cấu lại và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức. Đẩy mạnh hơn nữa đổi mới sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm.

Kiện toàn bộ máy và tăng cường thanh tra, kiểm tra, giám sát theo tinh thần phòng ngừa, cảnh báo, ngăn chặn từ sớm, từ xa, có trọng tâm, trọng điểm, làm việc nào dứt điểm việc đó, "chữa bệnh phải dứt việc, để người bệnh khỏe mạnh mới thôi", xác định đây là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, đột phá trong năm 2024.

Đẩy mạnh đơn giản hóa, cắt giảm thủ tục hành chính, phân cấp, phân quyền tối đa để cấp dưới xử lý kịp thời nhất các diễn biến rất nhanh của hoạt động ngân hàng. Tăng cường phối hợp chặt chẽ, đồng bộ, hiệu quả. Tiếp tục đổi mới và tăng cường công tác truyền thông, nhất là hướng dẫn người dân, như cảnh báo lãi suất càng cao thì rủi ro càng lớn…

Đối với các tổ chức tín dụng, hiệp hội ngân hàng, Thủ tướng biểu dương sự trưởng thành, phát triển rất nhanh, một số ngân hàng thương mại được các đối tác quốc tế đánh giá cao, mua lại cổ phần…

Thủ tướng mong muốn các ngân hàng tiếp tục nghiêm túc thực hiện, tuân thủ các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, của Chính phủ và NHNN, bảo đảm kinh doanh hiệu quả, an toàn, lành mạnh; chia sẻ hơn nữa với người dân và doanh nghiệp trong bối cảnh có nhiều khó khăn, thách thức, cùng phát triển trong hệ sinh thái chung, thúc đẩy hơn nữa niềm tin của người dân và doanh nghiệp; rà soát điều kiện, thủ tục (nhất là về tài sản thế chấp, về thủ tục cho vay) để hỗ trợ doanh nghiệp, người dân tiếp cận vốn tín dụng thuận lợi hơn, đồng thời bảo đảm an toàn hệ thống.

Thủ tướng lưu ý tránh tình trạng người dân đến ngân hàng gửi tiền thì nhân viên ngân hàng lại giới thiệu những kênh đầu tư có lãi suất, lợi nhuận cao hơn nhưng nhiều rủi ro.

Thủ tướng khẳng định quan điểm của Chính phủ trong bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của các chủ thể trong nền kinh tế, không hình sự hóa các quan hệ kinh tế nhưng xử lý nghiêm những hành vi sai phạm.

Minh Thùy (t/h)
suckhoeviet.org.vn

Tin liên quan

Xử nghiêm các vụ buôn bán thực phẩm "bẩn", góp phần bảo vệ sức khỏe cộng đồng

Xử nghiêm các vụ buôn bán thực phẩm "bẩn", góp phần bảo vệ sức khỏe cộng đồng

Lợi dụng tâm lý, thói quen của một số người tiêu dùng thường sử dụng thực phẩm tiện lợi được chế biến hoặc nấu sẵn, các đối tượng trà trộn, sử dụng nguyên liệu thực phẩm không rõ nguồn gốc, gây ra nhiều hệ lụy với đời sống xã hội.
5 loại nước uống giải khát không thể thiếu trong mùa hè

5 loại nước uống giải khát không thể thiếu trong mùa hè

Mùa hè tiết trời nóng nực dễ dẫn đến các vấn đề sức khỏe liên quan đến nhiệt. Đông y có nhiều loại thảo dược, trong đó một số nước uống giải khát có tác dụng thanh nhiệt, giải thử, sinh tân dịch giúp hạ nhiệt và giải quyết tình trạng này.

Cùng chuyên mục

VIB kinh doanh ra sao trong quý đầu tiên năm 2024?

VIB kinh doanh ra sao trong quý đầu tiên năm 2024?

Quý I/2024, ngân hàng VIB vẫn đạt lợi nhuận hơn 2.000 tỷ đồng, nhưng nợ xấu hơn 9.000 tỷ đồng. Trong 3 tháng đầu đã thu lại 200 tỷ đồng từ xử lý rủi ro.
3 tháng đầu năm, huy động tiền gửi và cho vay khách hàng tại các ngân hàng biến động ra sao?

3 tháng đầu năm, huy động tiền gửi và cho vay khách hàng tại các ngân hàng biến động ra sao?

Tính đến thời điểm hiện tại, ngân hàng BIDV giữ vị trí dẫn đầu về huy động tiền gửi và cho vay khách hàng. Đặc biệt, tăng trưởng cho vay tại Techcombank bứt phá; TPBank và ABBank đều ghi nhận huy động vốn và tín dụng tăng trưởng âm.
Nam A Bank lãi lớn trong quý I/2024, sắp tăng vốn điều lệ

Nam A Bank lãi lớn trong quý I/2024, sắp tăng vốn điều lệ

Mặc dù ghi nhận lợi nhuận cao trong quý I/2024 nhưng dòng tiền thuần trong kỳ tại Ngân hàng TMCP Nam Á (Nam A Bank - Mã NAB) lại âm tới hơn 2.570 tỷ đồng.
ABBank đạt hơn 150 tỷ đồng lợi nhuận trong quý I/2024

ABBank đạt hơn 150 tỷ đồng lợi nhuận trong quý I/2024

Quý I/2024, các mảng kinh doanh chính đều sụt giảm trong khi chi phí dự phòng rủi ro tăng đã khiến lợi nhuận tại ABBank giảm mạnh, nhưng vẫn đạt hơn 150 tỷ đồng. Tốc độ gia tăng nợ xấu cũng có dấu hiệu chậm lại.
HDBank tăng trưởng mạnh quý đầu năm, kế hoạch tăng vốn lên hơn 35.000 tỷ đồng

HDBank tăng trưởng mạnh quý đầu năm, kế hoạch tăng vốn lên hơn 35.000 tỷ đồng

Quý I/2024, Ngân hàng TMCP Phát triển Tp. Hồ Chí Minh (HDBank, mã: HDB) thu về 4.028 tỷ đồng lãi trước thuế, tăng 47% so với cùng kỳ. Năm 2024, HDBank lên kế hoạch tăng vốn điều lệ thêm hơn 6.025 tỷ đồng, lên 35.101 tỷ đồng thông qua phát hành trả cổ tức tỷ lệ 30% gồm tiền và cổ phiếu.
3 kịch bản điều hành giá

3 kịch bản điều hành giá

Ngày 24/4, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái đã chủ trì cuộc họp Ban Chỉ đạo điều hành giá xem xét công tác quản lý, điều hành giá Quý I và định hướng công tác điều hành giá những tháng còn lại của năm 2024.

Các tin khác

NHNN đề nghị các bộ ngành phối hợp quản lý hiệu quả thị trường vàng

NHNN đề nghị các bộ ngành phối hợp quản lý hiệu quả thị trường vàng

Lãnh đạo NHNN vừa ký loạt văn bản gửi các bộ, ngành chức năng đề nghị phối hợp triển khai chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ trong công tác quản lý thị trường vàng.
Loạt ngân hàng chia cổ tức tiền mặt, cổ đông chuẩn bị đón tin vui

Loạt ngân hàng chia cổ tức tiền mặt, cổ đông chuẩn bị đón tin vui

Năm 2024, tổng số tiền mà các ngân hàng dự kiến dùng để chi trả cổ tức tiền mặt lên tới khoảng 26.000 tỷ đồng. Tuy nhiên, vẫn có số ít ngân hàng không có kế hoạch chia cổ tức tiền mặt lẫn cổ phiếu.
Thủ tướng: Cương quyết phải có hóa đơn điện tử trong các giao dịch mua, bán vàng

Thủ tướng: Cương quyết phải có hóa đơn điện tử trong các giao dịch mua, bán vàng

Văn phòng Chính phủ vừa ban hành Thông báo số 160/TB-VPCP ngày 11/4/2024 kết luận của Thủ tướng Chính phủ tại cuộc họp về các giải pháp quản lý thị trường vàng trong thời gian tới.
Hơn 2.300 tỷ đồng trái phiếu "chảy về" MB chỉ trong hai tuần

Hơn 2.300 tỷ đồng trái phiếu "chảy về" MB chỉ trong hai tuần

Từ ngày 27/3 đến 8/4/2024, ngân hàng MB đã phát hành 6 lô trái phiếu, huy động thành công 2.350 tỷ đồng. Trước đó, trong năm 2023, MB phát hành tới 12 lô trái phiếu, huy động 3.449 tỷ đồng.
Kỳ vọng tăng trưởng tín dụng đạt 3,8% quý 2/2024

Kỳ vọng tăng trưởng tín dụng đạt 3,8% quý 2/2024

Khảo sát cho thấy, các TCTD kỳ vọng dư nợ tín dụng toàn hệ thống sẽ tăng 3,8% trong quý II/2024 và tăng 13,6% trong năm 2024, điều chỉnh giảm 0,6 điểm phần trăm so với mức dự báo 14,2% tại kỳ điều tra trước.
Hưởng lợi thế từ các cổ đông, thị phần và lợi nhuận tại Mcredit đều tăng trưởng

Hưởng lợi thế từ các cổ đông, thị phần và lợi nhuận tại Mcredit đều tăng trưởng

Gia nhập thị trường tài chính tiêu dùng từ năm 2016, sau hơn 7 năm hoạt động, Mcredit đã có sự bứt phá về thị phần và lợi nhuận. Tuy nhiên, năm 2023 kết quả kinh doanh không mấy khả quan do tình trạng khó khăn chung của thị trường.
Chính phủ yêu cầu xử lý tình trạng chênh lệch giá vàng trong nước và quốc tế

Chính phủ yêu cầu xử lý tình trạng chênh lệch giá vàng trong nước và quốc tế

Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết số 44/NQ-CP phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 3 năm 2024 và Hội nghị trực tuyến Chính phủ với địa phương.
Bổ sung đối tượng được phép mua bán tín phiếu với Ngân hàng Nhà nước

Bổ sung đối tượng được phép mua bán tín phiếu với Ngân hàng Nhà nước

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đang xây dựng dự thảo thông tư sửa đổi Điều 2 Thông tư số 16/2019/TT-NHNN quy định về phát hành tín phiếu Ngân hàng Nhà nước, trong đó bổ sung một số đối tượng áp dụng để phù hợp với Luật Các tổ chức tín dụng.
Tăng trưởng GDP quý I đạt 5,66%, vượt kịch bản đề ra

Tăng trưởng GDP quý I đạt 5,66%, vượt kịch bản đề ra

Báo cáo tại phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 3/2024 và Hội nghị trực tuyến Chính phủ với địa phương cho thấy, tăng trưởng GDP quý I đạt 5,66%, vượt kịch bản đề ra tại Nghị quyết số 01/NQ-CP của Chính phủ và cao nhất so với cùng kỳ kể từ năm 2020.
Triển khai thi hành Luật Các tổ chức tín dụng

Triển khai thi hành Luật Các tổ chức tín dụng

Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái vừa ký Quyết định 257/QĐ-TTg ban hành Kế hoạch triển khai thi hành Luật Các tổ chức tín dụng số 32/2024/QH15.
Xem thêm
Chi hội Nam y An Giang cấp phát nước miễn phí cho người dân tại Bến Tre

Chi hội Nam y An Giang cấp phát nước miễn phí cho người dân tại Bến Tre

Đoàn công tác của Chi hội Nam y An Giang (thuộc Hội Nam y Việt Nam) mới đây đã tổ chức cấp phát nước miễn phí cho người dân đang thiếu nước sinh hoạt và nước uống tại xã Thới Thạnh, huyện Thạnh Phú, tỉnh Bến Tre.
Hải Dương: Khai Hội Đền Bia, dâng hương tưởng nhớ Đại danh y - Thiền sư Tuệ Tĩnh

Hải Dương: Khai Hội Đền Bia, dâng hương tưởng nhớ Đại danh y - Thiền sư Tuệ Tĩnh

Sáng 8/5/2024, huyện Cẩm Giàng tỉnh Hải Dương đã tổ chức Lễ hội truyền thống đền Bia và Dâng hương tưởng niệm Đại danh y - Thiền sư Tuệ Tĩnh.
Chi hội Nam Y An Giang (Hội Nam Y Việt Nam) cấp phát nước miễn phí cho người dân tỉnh Tiền Giang

Chi hội Nam Y An Giang (Hội Nam Y Việt Nam) cấp phát nước miễn phí cho người dân tỉnh Tiền Giang

Trong bối cảnh nắng nóng kéo dài, nhiều tháng không mưa, gây xâm nhập mặn ở các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long ảnh hưởng đến đời sống bà con vùng ven biển, việc chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cộng đồng trở thành một trách nhiệm quan trọng của mỗi cá nhân và tổ chức xã hội. Theo tinh thần đó, ngày 24/4/2024, Chi hội Nam Y tỉnh An Giang đã tổ chức chương trình thiện nguyện quý II năm 2024 với mục đích là phát nước miễn phí cho người dân xã Tân Điền, TP Gò Công Đông, tỉnh Tiền Giang.
Chi Hội Nam Y Pháp Bảo Khỏe tổ chức thành công Đại hội đại biểu lần thứ nhất nhiệm kỳ 2024 – 2029

Chi Hội Nam Y Pháp Bảo Khỏe tổ chức thành công Đại hội đại biểu lần thứ nhất nhiệm kỳ 2024 – 2029

Ngày 20/04, Chi Hội Nam Y Pháp Bảo Khỏe long trọng tổ chức Đại hội đại biểu lần thứ nhất nhiệm kỳ 2024 – 2029 & Diễn đàn tư vấn sức khỏe cộng đồng tại số 139 đường Quảng An, quận Tây Hồ, thành phố Hà Nội.
Hội Nam Y Việt Nam: Dâng hương tưởng nhớ Danh y Tuệ Tĩnh- Một Thiền sư, một nhân cách lớn

Hội Nam Y Việt Nam: Dâng hương tưởng nhớ Danh y Tuệ Tĩnh- Một Thiền sư, một nhân cách lớn

Tuệ Tĩnh Thiền sư (1330 – 1400) là một lang y sống ở giai đoạn cuối thời Trần. Ông được hậu thế suy tôn là tiên thánh của ngành thuốc Nam. Tại Hải Dương còn có các đền thờ ông ở xã Cẩm Văn, Cẩm Vũ ( Đền Bia, Đền Xưa), ở chùa Hải Triều làng Yên Trung, nay
Phiên bản di động