Vai trò của kẽm đối với sức khỏe trong dinh dưỡng trẻ nhỏ
Kẽm là một nguyên tố vi lượng quan trọng, là thành phần không thể thiếu trong cơ thể con người. Kẽm được đưa vào cơ thể chủ yếu qua đường tiêu hóa và được hấp thu ở ruột non. Trong những năm gần đây, các nghiên cứu về kẽm và vai trò của kẽm trong sự tăng trưởng, phát triển được giới y khoa đặc biệt quan tâm. Ngày càng có nhiều bằng chứng khẳng định tầm quan trọng của kẽm trong hầu hết các cơ quan chức năng của cơ thể và thiếu kẽm trở thành một nguy cơ sức khỏe cộng đồng cần tích cực phòng tránh.
![]() |
Ảnh minh họa |
Theo kết quả của tổng điều tra Dinh dưỡng năm 2019, tỷ lệ thiếu kẽm ở trẻ em Việt nam từ 6 tháng đến 5 tuổi là 58%. Đặc biệt ở khu vực thành phố 5 năm qua (2015-2020) tỷ lệ này hầu như không cải thiện.
1. Kẽm và vai trò với hệ tiêu hóa
Kẽm tham gia vào thành phần của trên 300 enzyme và hầu hết các quá trình sinh học trong cơ thể, qua đó tăng cường hệ tiêu hóa ở trẻ. Đặc biệt, kẽm giúp điều hòa vị giác và kích thích cảm giác ngon miệng, điều này rất có ý nghĩa đối với những trẻ nhỏ lười ăn, biếng ăn, trẻ suy dinh dưỡng.
Kẽm là một nguyên tố vi lượng quan trọng, bản thân nó cũng giúp hấp thu và thúc đẩy chuyển hóa các nguyên tố vi lượng khác như đồng (Cu), Mangan (Mn), Magie (Mg),…Do đó nếu thiếu kẽm sẽ kéo theo rối loạn và thiếu hụt hàng loạt các thành phần vi lượng khác, ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe.
Kẽm còn có mối liên quan chặt chẽ đến phòng và điều trị bệnh tiêu chảy ở trẻ. Trong khi kháng sinh chỉ điều trị được tiêu chảy do vi khuẩn, kẽm dùng được cho cả trường hợp trẻ bị tiêu chảy do vi khuẩn và virus. Vai trò của kẽm đó là tăng tốc độ phục hồi đường ruột, giúp giảm thời gian và tỉ lệ mắc bệnh. Tổ chức Y tế thế giới (WHO) khuyến cáo cho trẻ bị tiêu chảy cấp sử dụng kẽm trong 10-14 ngày bên cạnh việc sử dụng men vi sinh, kháng sinh, oresol,…sẽ làm giảm đáng kể mức độ trầm trọng của bệnh.
2. Kẽm và vai trò tăng trưởng, tăng cường miễn dịch, duy trì sức đề kháng khỏe mạnh
Kẽm là chất xúc tác cần phải có trong quá trình nhân đôi ADN và tổng hợp protein trong tế bào, từ đó giúp tế bào phân chia. Bên cạnh đó, kẽm tham gia vào quá trình sinh tổng hợp, điều phối chức năng của trục hormone tăng trưởng như hormone GH, yếu tố tăng trưởng giống insulin (IGF-1). Đây là những yếu tố cơ bản để cho cơ thể lớn lên, điều này vô cùng quan trọng, nhất là đối với trẻ nhỏ đang trong giai đoạn phát triển. Các nghiên cứu đã cho thấy kẽm thúc đẩy phát triển chiều cao của bé thông qua yếu tố IGF-1.
Đối với miễn dịch, kẽm duy trì hoạt động và kích thích tính hiệu quả của hệ thống miễn dịch, giúp bảo vệ trẻ trước những tác nhân gây bệnh như vi khuẩn, nấm mốc, vi rút, giúp vết thương mau lành, hạn chế ốm vặt. Các thành phần miễn dịch quan trọng như tế bào lympho B, lympho T, các đại thực bào, bạch cầu đề sẽ bị suy giảm nếu thiếu kẽm. Đặc biệt là đối với trẻ nhỏ có hệ miễn dịch còn non nớt chưa hoàn thiện, thiếu kẽm sẽ gây ra rất nhiều hệ lụy xấu với sức khỏe.
3. Thiếu kẽm ảnh hưởng ra sao đến sức khỏe của trẻ
Kẽm có vai trò quan trọng là vậy nhưng tỉ lệ thiếu kẽm ở trẻ em Việt Nam vẫn rất đáng báo động. Mẹ đã biết những tình trạng nào có thể xảy ra khi bé thiếu kẽm trường kỳ chưa?
- Rối loạn tiêu hóa và tăng trưởng: Trẻ thiếu kẽm thường chán ăn, vị giác kém, chậm tiêu hóa, về lâu dài bé sẽ sụt cân, suy dinh dưỡng, thấp còi hơn so với các bạn cùng tuổi
- Suy giảm khả năng miễn dịch: Thiếu kẽm khiến hệ miễn dịch suy giảm. Ở trẻ nhỏ điều này càng biểu hiện rõ ràng khi bé có các dấu hiệu hay ốm vặt, các vết thương lâu lành, thường xuyên tái phát viêm đường hô hấp, rối loạn tiêu hóa
- Tổn thương các biểu mô: Trẻ bị thiếu kẽm sẽ có tình trạng khô da, tóc, móng. Tóc dễ rụng, móng tay móng chân giòn và dễ gãy, không chỉ vậy bé còn rất dễ mắc các bệnh về da như mụn trứng cá, vảy nến, viêm da cơ địa
- Rối loạn thần kinh: Không chỉ tác động xấu đến thể chất, thiếu kẽm còn ảnh hưởng đến cả tinh thần, khiến bé dễ cáu gắt, đêm ngủ không yên giấc, hành vi chậm chạp. Nguyên nhân do kẽm có nhiệm vụ vận chuyển canxi vào não, trong khi đó canxi là một trong những chất quan trọng giúp ổn định hệ thần kinh.
4. Làm sao để bổ sung kẽm cho trẻ đúng cách
Kẽm đưa vào cơ thể chủ yếu qua đường tiêu hóa và được hấp thu tại ruột non. Hầu hết cha mẹ đều không biết khi nào con cần bổ sung kẽm, do biểu hiện của việc thiếu kẽm rất thầm lặng và dễ nhầm lẫn với những bệnh lý khác.
Bổ sung kẽm cho con bao nhiêu là đủ? Theo khuyến nghị của Tổ chức Y tế thế giới, trẻ từ 0-6 tháng tuổi cần bổ sung 2mg/ ngày; trẻ từ 7 tháng đến 3 tuổi cần 3mg/ngày; trẻ từ 4-8 tuổi bổ sung 5mg/ngày và vẻ từ 9-13 tuổi bổ sung 8mg/ngày.
![]() |
Những thực phẩm giàu kẽm (ảnh minh họa, nguồn internet) |
Cách thông dụng nhất là bổ sung kẽm vào chế độ dinh dưỡng cho con. Những thực phẩm giàu kẽm bao gồm thịt bò, gan lợn, tôm, hàu, sò; các loại sữa, trứng, ngũ cốc thô và các loại đậu…đồng thời bổ sung thêm vitamin C trong trái cây như cam, bưởi…sẽ giúp tăng cường khả năng hấp thu của bé.
Tuy nhiên kẽm thường dễ mất đi trong quá trình chế biến cũng như bài tiết của cơ thể. Hơn nữa tỉ lệ hấp thu kẽm từ thức ăn chỉ là 33%. Do vậy việc bổ sung kẽm từ các sản phẩm hỗ trợ bên ngoài là cần thiết để trẻ được nạp đủ lượng kẽm mỗi ngày. Các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo mẹ nên chọn cho trẻ những sản phẩm chứa kẽm hữu cơ thay vì kẽm vô cơ, do kẽm hữu cơ có sinh khả dụng và khả năng hấp thu cao hơn hẳn. Ngoài ra kẽm hữu cơ cũng có mùi vị dễ chịu hơn so với kẽm vô cơ có vị kim loại khó chịu.
Cùng chuyên mục

Cam: Trái cây vàng cho sức khỏe mùa hè
15:00 | 24/04/2025 Khỏe - Đẹp

Chìa khoá cho làn da rạng rỡ và khoẻ mạnh
17:17 | 23/04/2025 Khỏe - Đẹp

Vì sao dứa hỗ trợ giảm cân hiệu quả?
17:06 | 23/04/2025 Khỏe - Đẹp

Ăn những thực phẩm gì để chống loãng xương
15:51 | 22/04/2025 Kho thuốc Việt

Viện Thẩm mỹ Xuân Hương – 35 năm kiến tạo vẻ đẹp hoàn mỹ
15:50 | 22/04/2025 Khỏe - Đẹp

Nơi thử thách đam mê, tôn vinh tài năng đất Hà Thành
08:38 | 20/04/2025 Khỏe - Đẹp
Các tin khác

Làm đẹp không xâm lấn – Xu hướng tất yếu của thời đại
11:50 | 18/04/2025 Khỏe - Đẹp

Hạt chia: “Vệ sĩ” dinh dưỡng và trợ thủ giảm cân thời đại mới
10:00 | 18/04/2025 Khỏe - Đẹp

Beautycare 2025 – Điểm hẹn đẳng cấp của ngành làm đẹp châu Á
02:42 | 16/04/2025 Tin nổi bật

"Tinh hoa tay nghề làm đẹp 2025” - Xu hướng Phát triển làm đẹp không xâm lấn
11:41 | 15/04/2025 Khỏe - Đẹp

“Tinh hoa tay nghề làm đẹp 2025 – EBC Awards" - Vai trò của xu hướng làm đẹp không xâm lấn
11:03 | 15/04/2025 Khỏe - Đẹp

Sắp diễn ra Beautycare Expo Hanoi 2025 - Triển lãm thương mại uy tín phía Bắc về ngành làm đẹp
16:48 | 14/04/2025 Tin hot

Nguy cơ đột quỵ từ việc sử dụng thuốc tránh thai
16:24 | 14/04/2025 Khỏe - Đẹp

Tinh hoa tay nghề làm đẹp 2025 - Chăm sóc da cá nhân hóa: Tương lai ngành Spa Việt
14:50 | 11/04/2025 Tin nổi bật

Sự kiện đỉnh cao của ngành Làm đẹp quốc tế năm 2025
21:56 | 09/04/2025 Khỏe - Đẹp

Khai trương Dưỡng Sinh Viện Hương Sơn - Hà Tĩnh: Điểm đến mới chăm sóc sức khỏe cộng đồng
13:13 | 09/04/2025 Khỏe - Đẹp

Thanh Oai, Hà Nội: Chăm sóc sức khỏe người cao tuổi - Lan tỏa giá trị y học cổ truyền trong cộng đồng
2 ngày trước Hoạt động hội

Chi Hội Nam Y An Giang tổ chức trao quà thiện nguyện tại khóm Phước Quản, thị trấn Đa Phước
6 ngày trước Hoạt động hội

Hội Nam Y TP. HCM tổ chức khám chữa bệnh và tặng quà cho người khiếm thị tại chùa Chánh Giác
30-03-2025 07:48 Hoạt động hội

Hợp tác chiến lược toàn diện cùng kế thừa, bảo tồn và phát triển tinh hoa y dược cổ truyền
26-03-2025 22:00 Hoạt động hội

Ứng dụng y học cổ truyền với y học hiện đại và dinh dưỡng vào phòng ngừa đột quỵ
26-03-2025 10:43 Thông tin đa chiều