Mới nhất Đọc nhiều

Xuất nhập khẩu, thu hút FDI gặp nhiều thách thức

Tình hình kinh tế-xã hội những tháng đầu năm 2023 đã đạt nhiều kết quả tích cực, kinh tế vĩ mô tiếp tục duy trì ổn định, lạm phát được kiểm soát ở mức hợp lý; tuy nhiên điều hành chính sách tiền tệ có thể khó khăn hơn, xuất nhập khẩu, thu hút FDI gặp nhiều thách thức.
Đầu năm mới, gần 3.000 tấn nông sản xuất khẩu sang Trung Quốc Thu hồi sản phẩm thực phẩm BVSK Fumanbreak vì chứa chất cấm
Xuất nhập khẩu, thu hút FDI gặp nhiều thách thức
Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng trình bày báo cáo của Chính phủ tại Phiên họp thứ 23 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội sáng 9/5. (Ảnh: DUY LINH).https://suckhoeviet.org.vn/

Trên đây là nhận định của Chính phủ tại báo cáo đánh giá bổ sung kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội và ngân sách nhà nước năm 2022, tình hình triển khai thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội và ngân sách nhà nước những tháng đầu năm 2023, được Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến trong Phiên họp thứ 23 sáng 9/5.

Khu vực dịch vụ, du lịch phục hồi tích cực

Thừa ủy quyền của Chính phủ trình bày báo cáo, Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho biết tình hình kinh tế-xã hội tháng 4 và 4 tháng đầu năm 2023 đã đạt nhiều kết quả tích cực. Chính phủ đã đánh giá chi tiết tình hình triển khai thực hiện, từ đó rút ra 9 nhóm kết quả đạt được, 4 nhóm hạn chế, khó khăn chủ yếu trong 4 tháng đầu năm, phân tích nguyên nhân, bối cảnh và phương hướng, nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm những tháng cuối năm.

Cụ thể, tình hình kinh tế vĩ mô tiếp tục duy trì ổn định, lạm phát được kiểm soát ở mức hợp lý, các cân đối lớn được bảo đảm, giải ngân vốn đầu tư công được đẩy mạnh. Thị trường tiền tệ cơ bản ổn định, chủ động điều hành chính sách tiền tệ hỗ trợ giảm mặt bằng lãi suất cho vay, ổn định tỷ giá phù hợp với diễn biến thị trường; bảo đảm an toàn, thanh khoản của hệ thống ngân hàng.

Chính phủ đã tiếp tục nghiên cứu, xác định phương án điều chỉnh giá điện phù hợp để hạn chế tối đa tác động cộng hưởng của việc điều chỉnh giá điện đến lạm phát, chi phí sản xuất, sinh hoạt của người dân, đồng thời bảo đảm nguồn lực đầu tư các dự án nguồn điện, lưới điện cho doanh nghiệp trong nước. Bảo đảm nguồn cung xăng dầu, điện, giữ vững an ninh năng lượng, an ninh lương thực trong nước.

Cùng với đó, tập trung giải quyết dứt điểm tình trạng thiếu thuốc, trang thiết bị y tế ở một số cơ sở khám, chữa bệnh. Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã kịp thời chỉ đạo tháo gỡ vướng mắc trong việc đấu thầu, mua sắm thuốc, thiết bị vật tư y tế tại các bệnh viện; ban hành Nghị quyết số 30/NQ-CP về việc tiếp tục thực hiện các giải pháp bảo đảm thuốc, trang thiết bị y tế nhằm đáp ứng yêu cầu của người dân trong tình hình mới.

Hoạt động sản xuất, kinh doanh được duy trì, một số lĩnh vực có mức tăng khá. Sản xuất nông nghiệp ổn định; khu vực dịch vụ tiếp tục phục hồi tích cực. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tháng 4 tăng 11,5% so cùng kỳ năm trước, tính chung 4 tháng tăng 12,8%. Ngành du lịch tiếp tục phục hồi mạnh; khách quốc tế đến nước ta 4 tháng ước đạt gần 3,7 triệu lượt khách, tăng gấp 19,2 lần cùng kỳ năm trước.

Chính phủ cũng đã tập trung đẩy nhanh tiến độ triển khai các công trình hạ tầng giao thông trọng điểm, các tuyến đường cao tốc, đường ven biển và các dự án quan trọng quốc gia; đồng thời, kiểm tra, đôn đốc, chỉ đạo tháo gỡ khó khăn nhằm đẩy nhanh tiến độ triển khai nhiều dự án quan trọng quốc gia, dự án lớn.

Xuất nhập khẩu, thu hút FDI gặp nhiều thách thức

Bên cạnh những kết quả đạt được, Chính phủ nhìn nhận hoạt động sản xuất, kinh doanh, sản xuất công nghiệp, xuất khẩu, đầu tư tư nhân trong nước, thu hút FDI… vẫn còn gặp khó khăn. Tăng trưởng tín dụng thấp cho thấy tình hình sản xuất, kinh doanh gặp khó khăn, khả năng hấp thụ vốn của doanh nghiệp, nền kinh tế tiếp tục khó khăn. Mặt bằng lãi suất cho vay dù đã giảm 0,41 điểm % so với cuối năm 2022 nhưng vẫn ở mức cao, bình quân là 9,56%/năm.

Số doanh nghiệp đăng ký thành lập mới và quay trở lại hoạt động 4 tháng giảm 2% so cùng kỳ (gần 78,9 nghìn doanh nghiệp), trong khi doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường tăng 25,1% (77 nghìn doanh nghiệp).

Xuất nhập khẩu, thu hút FDI gặp nhiều thách thức
Các đại biểu dự phiên họp sáng 9/5. (Ảnh: DUY LINH).https://suckhoeviet.org.vn/

Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu, xuất khẩu và nhập khẩu hàng hóa tính chung 4 tháng đều giảm, nhất là xuất khẩu sang các thị trường lớn, xuất khẩu sang Trung Quốc 4 tháng giảm 7,9%, trong khi nền kinh tế nước này phục hồi khá tích cực.

Theo Chính phủ, áp lực điều hành kinh tế vĩ mô gia tăng. Tăng trưởng kinh tế thấp hơn kịch bản đề ra; sản xuất, kinh doanh, đầu tư gặp nhiều khó khăn, xuất nhập khẩu giảm… khả năng sẽ tác động đến thu ngân sách nhà nước ngay trong quý II và cả năm.

“Điều hành chính sách tiền tệ có thể khó khăn hơn, nhất là trong bối cảnh chính sách tiền tệ của Mỹ, EU sẽ phức tạp, khó dự báo hơn. Xuất nhập khẩu, thu hút FDI gặp nhiều thách thức khi hầu hết các thị trường xuất khẩu lớn suy yếu, dòng vốn FDI toàn cầu thu hẹp, áp lực cạnh tranh gia tăng”, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng nêu rõ.

Điều hành giá chịu áp lực lớn hơn trước nhu cầu sử dụng điện tăng cao trong mùa nắng nóng sắp tới, cùng với việc dự kiến điều chỉnh giá điện, dịch vụ y tế và các mặt hàng do Nhà nước kiểm soát giá, điều chỉnh chính sách tiền lương có thể tạo áp lực lên đến lạm phát. Tình trạng người lao động rút bảo hiểm xã hội một lần tiếp tục tăng ảnh hưởng tới mục tiêu thực hiện bảo hiểm xã hội toàn dân và chính sách an sinh xã hội.

Tăng trưởng kinh tế quý I ước đạt 3,32% so cùng kỳ năm trước, thấp hơn kịch bản tại Nghị quyết số 01/NQ-CP (5,6%). Khu vực công nghiệp - xây dựng giảm 0,4%, trong đó công nghiệp giảm 0,82%, làm giảm tốc độ tăng trưởng của toàn nền kinh tế.

Tiếp tục triển khai quyết liệt, hiệu quả các giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp

Về phương hướng, nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm thời gian tới, Chính phủ xác định tiếp tục nhất quán mục tiêu giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, thúc đẩy tăng trưởng, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế.

Tiếp tục bám sát diễn biến, tình hình quốc tế, khu vực, việc điều chỉnh sách của các nước, đối tác để kịp thời dự báo, xây dựng các kịch bản ứng phó, phản ứng chính sách kịp thời; điều hành chính sách tiền tệ chắc chắn, chủ động, linh hoạt, hiệu quả, phối hợp chặt chẽ với chính sách tài khóa có trọng tâm, trọng điểm và chính sách vĩ mô khác.

Đồng thời, tiếp tục triển khai các giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp đẩy mạnh thương mại điện tử, đa dạng hóa thị trường xuất khẩu, phát huy các FTA đã ký kết; tranh thủ cơ hội xuất khẩu của từng thị trường, mặt hàng; triển khai hiệu quả các chính sách kích cầu tiêu dùng, phát triển thương mại trong nước; nghiên cứu, tham mưu các giải pháp thúc đẩy tăng năng suất lao động xã hội; có cơ chế, chính sách ưu đãi đầu tư, thu hút FDI trong bối cảnh áp dụng thuế suất tối thiểu toàn cầu.

Chính phủ cũng sẽ tiếp tục triển khai quyết liệt, hiệu quả các giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp, hoạt động sản xuất kinh doanh đã ban hành; nắm chắc diễn biến tình hình thế giới, trong nước, kịp thời ban hành, trình cấp có thẩm quyền ban hành các chính sách tài khóa, nhất là về thuế, phí, lệ phí,... chính sách tiền tệ cũng như các chính sách vĩ mô khác để hỗ trợ sản xuất kinh doanh, nền kinh tế, người lao động, bảo đảm an sinh xã hội.

Bên cạnh đó, phối hợp với các bộ, cơ quan liên quan tháo gỡ triệt để khó khăn, vướng mắc trong đấu thầu, mua sắm thuốc, vật tư y tế; tiếp tục cơ cấu lại lại nền kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng; rà soát các vấn đề tồn đọng, thực hiện sắp xếp, cơ cấu lại, nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nhà nước; tích cực đẩy nhanh tiến độ các công trình hạ tầng giao thông trọng điểm, quan trọng quốc gia, có tính liên vùng; đẩy nhanh thực hiện và giải ngân vốn đầu tư công các dự án, công trình; bảo đảm tiến độ đầu tư, xây dựng các công trình nguồn điện, lưới điện trọng điểm…

Nguồn: Xuất nhập khẩu, thu hút FDI gặp nhiều thách thức

Văn Toản
https://suckhoeviet.org.vn/

Tin liên quan

Tận hưởng “du lịch chậm” bằng tàu hỏa

Tận hưởng “du lịch chậm” bằng tàu hỏa

Rẻ hơn máy bay, an toàn hơn phương tiện tự lái, không phải lo tắc đường, kẹt xe, lại vẫn có thể chậm rãi thu vào tầm mắt cảnh sắc tuyệt đẹp của thiên nhiên lướt qua khung cửa sổ…, đó là những ưu điểm nổi bật khiến du lịch bằng tàu hỏa ngày càng được nhiều du khách, nhất là giới trẻ lựa chọn. Đây cũng là hình thức du lịch được dự đoán sẽ phát triển thành xu hướng, nhất là trong bối cảnh giá vé máy bay nội địa tăng cao.
Xâm nhập mặn ở đồng bằng sông Cửu Long có xu hướng giảm dần

Xâm nhập mặn ở đồng bằng sông Cửu Long có xu hướng giảm dần

Dự báo, từ ngày 11-20/5, xâm nhập mặn ở đồng bằng sông Cửu Long có xu thế giảm dần. Độ mặn cao nhất tại các trạm ở mức cao hơn độ mặn cao nhất tháng 5/2023.
Thanh tra Sở Y tế Hà Nội xử phạt 13 cơ sở y, dược và thực phẩm vi phạm

Thanh tra Sở Y tế Hà Nội xử phạt 13 cơ sở y, dược và thực phẩm vi phạm

Thanh tra Sở Y tế Hà Nội vừa xử phạt 13 cơ sở hành nghề y dược tư nhân và sản xuất và kinh doanh thực phẩm và đã tước giấy phép hoạt động Phòng khám chuyên khoa Da liễu ở số 166 Triệu Việt Vương.

Cùng chuyên mục

VIB kinh doanh ra sao trong quý đầu tiên năm 2024?

VIB kinh doanh ra sao trong quý đầu tiên năm 2024?

Quý I/2024, ngân hàng VIB vẫn đạt lợi nhuận hơn 2.000 tỷ đồng, nhưng nợ xấu hơn 9.000 tỷ đồng. Trong 3 tháng đầu đã thu lại 200 tỷ đồng từ xử lý rủi ro.
3 tháng đầu năm, huy động tiền gửi và cho vay khách hàng tại các ngân hàng biến động ra sao?

3 tháng đầu năm, huy động tiền gửi và cho vay khách hàng tại các ngân hàng biến động ra sao?

Tính đến thời điểm hiện tại, ngân hàng BIDV giữ vị trí dẫn đầu về huy động tiền gửi và cho vay khách hàng. Đặc biệt, tăng trưởng cho vay tại Techcombank bứt phá; TPBank và ABBank đều ghi nhận huy động vốn và tín dụng tăng trưởng âm.
Nam A Bank lãi lớn trong quý I/2024, sắp tăng vốn điều lệ

Nam A Bank lãi lớn trong quý I/2024, sắp tăng vốn điều lệ

Mặc dù ghi nhận lợi nhuận cao trong quý I/2024 nhưng dòng tiền thuần trong kỳ tại Ngân hàng TMCP Nam Á (Nam A Bank - Mã NAB) lại âm tới hơn 2.570 tỷ đồng.
ABBank đạt hơn 150 tỷ đồng lợi nhuận trong quý I/2024

ABBank đạt hơn 150 tỷ đồng lợi nhuận trong quý I/2024

Quý I/2024, các mảng kinh doanh chính đều sụt giảm trong khi chi phí dự phòng rủi ro tăng đã khiến lợi nhuận tại ABBank giảm mạnh, nhưng vẫn đạt hơn 150 tỷ đồng. Tốc độ gia tăng nợ xấu cũng có dấu hiệu chậm lại.
HDBank tăng trưởng mạnh quý đầu năm, kế hoạch tăng vốn lên hơn 35.000 tỷ đồng

HDBank tăng trưởng mạnh quý đầu năm, kế hoạch tăng vốn lên hơn 35.000 tỷ đồng

Quý I/2024, Ngân hàng TMCP Phát triển Tp. Hồ Chí Minh (HDBank, mã: HDB) thu về 4.028 tỷ đồng lãi trước thuế, tăng 47% so với cùng kỳ. Năm 2024, HDBank lên kế hoạch tăng vốn điều lệ thêm hơn 6.025 tỷ đồng, lên 35.101 tỷ đồng thông qua phát hành trả cổ tức tỷ lệ 30% gồm tiền và cổ phiếu.
3 kịch bản điều hành giá

3 kịch bản điều hành giá

Ngày 24/4, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái đã chủ trì cuộc họp Ban Chỉ đạo điều hành giá xem xét công tác quản lý, điều hành giá Quý I và định hướng công tác điều hành giá những tháng còn lại của năm 2024.

Các tin khác

NHNN đề nghị các bộ ngành phối hợp quản lý hiệu quả thị trường vàng

NHNN đề nghị các bộ ngành phối hợp quản lý hiệu quả thị trường vàng

Lãnh đạo NHNN vừa ký loạt văn bản gửi các bộ, ngành chức năng đề nghị phối hợp triển khai chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ trong công tác quản lý thị trường vàng.
Loạt ngân hàng chia cổ tức tiền mặt, cổ đông chuẩn bị đón tin vui

Loạt ngân hàng chia cổ tức tiền mặt, cổ đông chuẩn bị đón tin vui

Năm 2024, tổng số tiền mà các ngân hàng dự kiến dùng để chi trả cổ tức tiền mặt lên tới khoảng 26.000 tỷ đồng. Tuy nhiên, vẫn có số ít ngân hàng không có kế hoạch chia cổ tức tiền mặt lẫn cổ phiếu.
Thủ tướng: Cương quyết phải có hóa đơn điện tử trong các giao dịch mua, bán vàng

Thủ tướng: Cương quyết phải có hóa đơn điện tử trong các giao dịch mua, bán vàng

Văn phòng Chính phủ vừa ban hành Thông báo số 160/TB-VPCP ngày 11/4/2024 kết luận của Thủ tướng Chính phủ tại cuộc họp về các giải pháp quản lý thị trường vàng trong thời gian tới.
Hơn 2.300 tỷ đồng trái phiếu "chảy về" MB chỉ trong hai tuần

Hơn 2.300 tỷ đồng trái phiếu "chảy về" MB chỉ trong hai tuần

Từ ngày 27/3 đến 8/4/2024, ngân hàng MB đã phát hành 6 lô trái phiếu, huy động thành công 2.350 tỷ đồng. Trước đó, trong năm 2023, MB phát hành tới 12 lô trái phiếu, huy động 3.449 tỷ đồng.
Kỳ vọng tăng trưởng tín dụng đạt 3,8% quý 2/2024

Kỳ vọng tăng trưởng tín dụng đạt 3,8% quý 2/2024

Khảo sát cho thấy, các TCTD kỳ vọng dư nợ tín dụng toàn hệ thống sẽ tăng 3,8% trong quý II/2024 và tăng 13,6% trong năm 2024, điều chỉnh giảm 0,6 điểm phần trăm so với mức dự báo 14,2% tại kỳ điều tra trước.
Hưởng lợi thế từ các cổ đông, thị phần và lợi nhuận tại Mcredit đều tăng trưởng

Hưởng lợi thế từ các cổ đông, thị phần và lợi nhuận tại Mcredit đều tăng trưởng

Gia nhập thị trường tài chính tiêu dùng từ năm 2016, sau hơn 7 năm hoạt động, Mcredit đã có sự bứt phá về thị phần và lợi nhuận. Tuy nhiên, năm 2023 kết quả kinh doanh không mấy khả quan do tình trạng khó khăn chung của thị trường.
Chính phủ yêu cầu xử lý tình trạng chênh lệch giá vàng trong nước và quốc tế

Chính phủ yêu cầu xử lý tình trạng chênh lệch giá vàng trong nước và quốc tế

Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết số 44/NQ-CP phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 3 năm 2024 và Hội nghị trực tuyến Chính phủ với địa phương.
Bổ sung đối tượng được phép mua bán tín phiếu với Ngân hàng Nhà nước

Bổ sung đối tượng được phép mua bán tín phiếu với Ngân hàng Nhà nước

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đang xây dựng dự thảo thông tư sửa đổi Điều 2 Thông tư số 16/2019/TT-NHNN quy định về phát hành tín phiếu Ngân hàng Nhà nước, trong đó bổ sung một số đối tượng áp dụng để phù hợp với Luật Các tổ chức tín dụng.
Tăng trưởng GDP quý I đạt 5,66%, vượt kịch bản đề ra

Tăng trưởng GDP quý I đạt 5,66%, vượt kịch bản đề ra

Báo cáo tại phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 3/2024 và Hội nghị trực tuyến Chính phủ với địa phương cho thấy, tăng trưởng GDP quý I đạt 5,66%, vượt kịch bản đề ra tại Nghị quyết số 01/NQ-CP của Chính phủ và cao nhất so với cùng kỳ kể từ năm 2020.
Triển khai thi hành Luật Các tổ chức tín dụng

Triển khai thi hành Luật Các tổ chức tín dụng

Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái vừa ký Quyết định 257/QĐ-TTg ban hành Kế hoạch triển khai thi hành Luật Các tổ chức tín dụng số 32/2024/QH15.
Xem thêm
Chi hội Nam y An Giang cấp phát nước miễn phí cho người dân tại Bến Tre

Chi hội Nam y An Giang cấp phát nước miễn phí cho người dân tại Bến Tre

Đoàn công tác của Chi hội Nam y An Giang (thuộc Hội Nam y Việt Nam) mới đây đã tổ chức cấp phát nước miễn phí cho người dân đang thiếu nước sinh hoạt và nước uống tại xã Thới Thạnh, huyện Thạnh Phú, tỉnh Bến Tre.
Hải Dương: Khai Hội Đền Bia, dâng hương tưởng nhớ Đại danh y - Thiền sư Tuệ Tĩnh

Hải Dương: Khai Hội Đền Bia, dâng hương tưởng nhớ Đại danh y - Thiền sư Tuệ Tĩnh

Sáng 8/5/2024, huyện Cẩm Giàng tỉnh Hải Dương đã tổ chức Lễ hội truyền thống đền Bia và Dâng hương tưởng niệm Đại danh y - Thiền sư Tuệ Tĩnh.
Chi hội Nam Y An Giang (Hội Nam Y Việt Nam) cấp phát nước miễn phí cho người dân tỉnh Tiền Giang

Chi hội Nam Y An Giang (Hội Nam Y Việt Nam) cấp phát nước miễn phí cho người dân tỉnh Tiền Giang

Trong bối cảnh nắng nóng kéo dài, nhiều tháng không mưa, gây xâm nhập mặn ở các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long ảnh hưởng đến đời sống bà con vùng ven biển, việc chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cộng đồng trở thành một trách nhiệm quan trọng của mỗi cá nhân và tổ chức xã hội. Theo tinh thần đó, ngày 24/4/2024, Chi hội Nam Y tỉnh An Giang đã tổ chức chương trình thiện nguyện quý II năm 2024 với mục đích là phát nước miễn phí cho người dân xã Tân Điền, TP Gò Công Đông, tỉnh Tiền Giang.
Chi Hội Nam Y Pháp Bảo Khỏe tổ chức thành công Đại hội đại biểu lần thứ nhất nhiệm kỳ 2024 – 2029

Chi Hội Nam Y Pháp Bảo Khỏe tổ chức thành công Đại hội đại biểu lần thứ nhất nhiệm kỳ 2024 – 2029

Ngày 20/04, Chi Hội Nam Y Pháp Bảo Khỏe long trọng tổ chức Đại hội đại biểu lần thứ nhất nhiệm kỳ 2024 – 2029 & Diễn đàn tư vấn sức khỏe cộng đồng tại số 139 đường Quảng An, quận Tây Hồ, thành phố Hà Nội.
Hội Nam Y Việt Nam: Dâng hương tưởng nhớ Danh y Tuệ Tĩnh- Một Thiền sư, một nhân cách lớn

Hội Nam Y Việt Nam: Dâng hương tưởng nhớ Danh y Tuệ Tĩnh- Một Thiền sư, một nhân cách lớn

Tuệ Tĩnh Thiền sư (1330 – 1400) là một lang y sống ở giai đoạn cuối thời Trần. Ông được hậu thế suy tôn là tiên thánh của ngành thuốc Nam. Tại Hải Dương còn có các đền thờ ông ở xã Cẩm Văn, Cẩm Vũ ( Đền Bia, Đền Xưa), ở chùa Hải Triều làng Yên Trung, nay
Phiên bản di động