Mới nhất Đọc nhiều

Y học cổ truyền là bằng chứng Tinh hoa của Dân tộc

Bảo tồn và phát triển nguồn tài nguyên cây thuốc quý Việt Nam luôn là khát khao của rất nhiều thế hệ thầy thuốc, lương y nhằm nâng tầm dược liệu Việt Nam, góp phần chăm sóc sức khỏe, chữa bệnh cho đông đảo người dân. Nhân dịp năm mới Giáp Thìn 2024, Tạp chí Sức khỏe Việt có bài phỏng vấn Thầy thuốc Nhân dân, GS.TS Trương Việt Bình, Chủ tịch Hội Nam y Việt Nam, Phó chủ tịch Hiệp hội Đào tạo Trung y Thế giới, nguyên Giám đốc Học viện Y dược học cổ truyền Việt Nam.
Y học cổ truyền là bằng chứng Tinh hoa của Dân tộc

GS.TS Trương Việt Bình. https://suckhoeviet.org.vn

PV: Thưa Giáo sư! Sau hơn một năm được tín nhiệm bầu làm Chủ tịch Hội Nam y Việt Nam, việc gì khiến ông trăn trở và tâm đắc nhất trong công tác của Hội?

GS.TS Trương Việt Bình: Rất nhiều người đánh giá cao tốc độ phát triển mạnh mẽ của Hội Nam y Việt Nam, số lượng hội viên gia nhập đông đảo, đến nay đã thành lập Chi hội ở khắp các tỉnh thành. Tuy nhiên, cá nhân tôi vẫn còn những trăn trở ở chất lượng hội viên. Nhiều người gia nhập Hội mà tư tưởng cũng chỉ coi tổ chức này như hội hè, là chỗ giao lưu vui vẻ. Nhiều người không hiểu hết ý nghĩa và tôn chỉ mục đích của hội, chỉ muốn dùng danh nghĩa và uy tín, bằng khen và giấy khen của Hội để làm hình ảnh cho mình, nhằm đạt những mục đích riêng, mà không có tâm huyết đóng góp cho hoạt động Hội chứ chưa nói là đóng góp cho cộng đồng, cho xã hội cũng như nền y học cổ truyền của nước nhà.

Làm người, đặc biệt là người hành nghề liên quan đến chữa bệnh cứu người, làm phúc cho đời thì phải coi hạnh phúc và thành công nhất là khi được cống hiến, cống hiến cho gia đình, cho dòng tộc, cho cộng đồng xã hội. Cuộc sống của chúng ta có ý nghĩa hơn nhờ sự sẻ chia giữa người với người, nhờ sự cho đi không tính toán, nhờ sự dâng hiến cho đời.

Trở thành Hội viên của Hội Nam y Việt Nam rõ ràng là rất đáng tự hào vì đây là một Hội nghề nghiệp hướng về cộng đồng trong phát triển thuốc Nam - vốn quý của dân tộc, hướng theo con đường của Đại danh y Tuệ Tĩnh là “Nam dược trị Nam nhân”. Điều đáng trân trọng nhất đối với những người hành nghề y như chúng ta chính là không coi việc cống hiến cho xã hội là sự hy sinh, mà xem đó như là việc phải làm, là “nghĩa vụ” và “nhu cầu” để được hành động, chia sẻ.

Hội Nam y Việt Nam ngày nay đã trở nên nổi tiếng ở trong nước về tốc độ phát triển mạnh và đặc biệt là bởi Hội đã liên tục tổ chức những khóa đào tạo online và offline cho tất cả các hội viên cũng như những người yêu thích thuốc Nam và Y học cổ truyền trên toàn quốc. Hội luôn mời những người giỏi nhất, có nhiều kinh nghiệm nhất về Y học cổ truyền giảng dạy tại các khóa đào tạo này, do đó thu hút được sự quan tâm rất lớn của xã hội.

Hội đã đặt ra kế hoạch là trong vòng 2 năm, tất cả các hội viên của Hội đều phải biết cách trồng, thu hái, bảo quản, bào chế và biết sử dụng 70 vị thuốc y học cổ truyền để chữa 7 chứng loại bệnh thông thường, theo quy định của Bộ Y tế. Đó cũng sẽ là tiêu chuẩn thi đua đối với các Chi hội và hội viên.

Vì vậy tôi luôn kêu gọi các hội viên của Hội, các Chi hội địa phương cùng hướng về mục tiêu chung bảo tồn, khôi phục và phát triển nguồn Nam dược, mang sức lực, tài năng, trí tuệ, kinh nghiệm của mình đóng góp cho lợi ích chung, vì sức khỏe của đồng bào mình, vì nền y dược học của đất nước.

Y học cổ truyền là bằng chứng Tinh hoa của Dân tộc

Đan sâm là một trong 7 loại cây thuốc Nam quý có tác dụng chữa bệnh rất tốt. https://suckhoeviet.org.vn/

PV: Những giá trị y dược mà ông cha ta như các Đại danh Y Tuệ Tĩnh, Hải Thượng Lãn Ông để lại cho hậu thế đã được thế hệ lương y Việt Nam ngày nay kế thừa và phát huy như thế nào, thưa Giáo sư?

GS.TS Trương Việt Bình: Để khẳng định vị thế và phát huy giá trị của nền Y học cổ truyền thì cách tốt nhất là đưa những bài thuốc Nam quý giá của chúng ta thành sản phẩm chăm sóc sức khỏe và chữa bệnh cho nhân dân với giá thành rẻ, hiệu quả cao. Đó gọi là "y học bằng chứng”, là tinh hoa của dân tộc.

Thực tế là chúng ta đang có nhiều loại thuốc Nam, bài thuốc Nam có thể coi như thần dược, đã được áp dụng chữa bệnh nhiều năm qua, cho nhiều người, cực kỳ công hiệu và giá thành rẻ hơn hàng chục lần so với thuốc Tây y. Tuy nhiên, để có thể biến những bài thuốc tốt thành sản phẩm chữa bệnh phải đầu tư rất tốn kém trong thời gian dài và qua một quy trình kiểm định, thử nghiệm lâm sàng rất phức tạp. Do đó sản xuất đại trà thuốc Nam y cho những loại bệnh cấp tính là không dễ dàng, thêm nữa khi có thuốc rồi thì đưa sản phẩm ra thị trường cũng rất khó khăn vì không phải ai cũng tin và sẵn sàng mua.

Chúng ta khó giải quyết mâu thuẫn giữa người muốn chế thuốc cứu người với nhu cầu sử dụng của xã hội, ví dụ các loại bệnh cấp tính như dịch sốt xuất huyết, dịch đau mắt đỏ..., dù ta có bài thuốc Nam rất tốt mà không thể sản xuất ở quy mô lớn.

PV: Theo Tổ chức Y tế thế giới, khoảng 80% dân số tại các quốc gia đang phát triển chăm sóc sức khỏe bằng các thuốc y học cổ truyền. Theo Giáo sư, để nền Y học cổ truyền của ta có thể được bảo tồn và phát triển, cần có những chính sách hỗ trợ nào?

GS.TS Trương Việt Bình: Tôi đơn cử ví dụ, ở Trung Quốc, ngành Y học cổ truyền được nhà nước tổ chức hoạt động theo cơ chế khác của chúng ta. Cục Trung y hoạt động độc lập, trực thuộc Chính phủ Trung Quốc, được cấp kinh phí hàng năm khoảng 30% tổng ngân sách cho y tế. Còn ở ta thì chỉ được phân bổ 5% ngân sách y tế và 6% biên chế của ngành Y cho Y học cổ truyền. Mặc dù Nhà nước ta rất quan tâm đến phát triển Y học cổ truyền, song kinh phí “rót” cho nghiên cứu phát triển thuốc Nam chưa mang lại hiệu quả rõ ràng vì còn xa rời thực tế, thậm chí chưa đúng địa chỉ. Bên cạnh đó, ngành Y tế, ngành Khoa học công nghệ lại chưa quan tâm đúng tầm mức đến Y học cổ truyền.

Từ thập kỷ 80 trở về trước, trên các vùng miền, ở các trạm xá chúng ta thấy chỗ nào cũng có quầy thuốc Nam, thuốc Đông y chữa bệnh. Nhưng sau đó, do quy định các ông lang, bà mế, các thầy thuốc dân gian không được tự do khám chữa bệnh nữa, đồng thời việc bắt buộc đấu thầu thuốc Đông y và cơ chế thị trường cũng là những nguyên nhân khiến nguồn thuốc Nam dần cạn kiệt.

Tuyến xã của ta không có bác sỹ y học cổ truyền, nhân viên chỉ cần biết về y học cổ truyền chứ không có người chuyên trách. Đến bây giờ chúng ta cũng khó thành lập bệnh viện y học cổ truyền tuyến tỉnh chứ chưa nói là khoa y học cổ truyền tuyến huyện, vì thế Y học cổ truyền khó có "đất" để phát triển.

Theo tôi, Nhà nước nên thay đổi cách nhìn về phát triển Y học cổ truyền, hành xử theo cơ chế đấu thầu các đề tài khoa học và đặt hàng sản phẩm bằng cách định giá một đề tài nghiên cứu khả thi, khuyến khích các nhà khoa học, các tổ chức và cá nhân có tâm huyết vào cuộc nghiên cứu, phát triển sản phẩm, khi ra được thuốc, ứng dụng và thực tế chữa bệnh, mang lại hiệu quả rõ rệt thì Nhà nước trả tiền.

Y học cổ truyền là bằng chứng Tinh hoa của Dân tộc
Vùng trồng dược liệu của Traphaco theo mô hình Green Plan. Ảnh: Traphaco. https://suckhoeviet.org.vn/

PV: Được biết, số loài cây thuốc Việt Nam chiếm khoảng 11% trong tổng số 35.000 loài cây làm thuốc trên toàn thế giới, tuy vậy, sự đa dạng về nguồn gen đang bị suy giảm, đe dọa nghiêm trọng và mai một. Vậy việc bảo tồn và phát triển bền vững nguồn gen cần được quan tâm như thế nào, thưa Giáo sư?

GS.TS Trương Việt Bình: Bảo tồn nguồn gen cây thuốc quý, đảm bảo đa dạng sinh học, hệ sinh thái tự nhiên là vấn đề rất lớn cần được quan tâm. Hiện nay số liệu đánh giá về nguồn dược liệu, cây thuốc quý của chúng ta đã quá cũ, thậm chí từ những năm 60 của thế kỷ trước, không còn đúng với thực trạng. Có những vùng cây thuốc đặc trưng, đến nay trên thực địa không còn một cây thuốc nào khi rừng nguyên sinh bị phá để trồng cây công nghiệp. Cây thuốc quý chỉ có thể sống ở môi trường tự nhiên, cộng sinh và thích ứng với từng tầng thực vật, khi phá rừng đốt rẫy để trồng cây công nghiệp, đất biến chất và cây thuốc cũng không tồn tại được nữa. Vùng còn rừng tự nhiên thì cũng không có ai quản lý hay quy định khi khai thác cây thuốc trong rừng thì người dân phải có trách nhiệm thế nào... Người dân cứ khai thác theo cách "hủy diệt", tận thu, không có ý thức trồng cây mới, nên nguồn gen cây thuốc cũng dần thoái hóa hoặc mất đi.

Muốn bảo tồn nguồn gen cây thuốc thì trước hết chúng ta phải tuyên truyền cho người dân đầy đủ kiến thức về cây thuốc, cách trồng và thu hái, về công dụng trong việc chữa bệnh và giá trị về kinh tế của cây thuốc, tạo điều kiện khuyến khích người dân trồng và đồng thời cho họ quyền được tự do kinh doanh sản phẩm của mình. Hội Nam y Việt Nam đang tích cực tiến hành việc bổ túc, nâng cao tri thức cho các hội viên để lan tỏa rộng rãi sự hiểu biết về Nam dược ra xã hội.

Để tháo gỡ khó khăn cho việc bảo tồn nguồn gen, phát triển cây dược liệu quý, Nhà nước nên có cơ chế đầu tư kinh phí vào những địa chỉ tin cậy, những tổ chức nghề nghiệp tâm huyết và có năng lực thực sự về Nam y, về Y học cổ truyền, mời họ tham gia vào những dự án mang tính khả thi cao để cung cấp cây dược liệu giống, hỗ trợ kỹ thuật trồng theo chuẩn GACP-WHO, đặt hàng sản phẩm để các địa phương có điều kiện phù hợp đăng ký nuôi trồng. Vấn đề ở chỗ không chỉ đầu tư phát triển những cây dược liệu quý có giá trị kinh tế cao (như sâm, tam thất) mà phải đầu tư cho những cây thuốc có công dụng chữa bệnh, tạo ra chất lượng điều trị cao thì mới thực sự có ý nghĩa trong việc bảo tồn và phát triển Y học cổ truyền.

Y học cổ truyền là bằng chứng Tinh hoa của Dân tộc

GS.TS Trương Việt Bình luôn dành tình yêu lớn cho những cây thuốc thảo dược tự nhiên. https://suckhoeviet.org.vn/

PV: Để góp phần phát triển nguồn thuốc Nam của dân tộc, Hội Nam y Việt Nam xác định con đường phía trước cần đi như thế nào, thưa Giáo sư?

GS.TS Trương Việt Bình: Hội Nam y Việt Nam đang có kế hoạch khảo sát, điều tra đánh giá thực trạng nuôi trồng, sản lượng dược liệu, xác định năng lực cung ứng ở khắp các tỉnh thành để rồi quy tập các thông tin đưa lên mạng lưới hệ thống thông tin của Hội với 2900 nhà thuốc của Hội Nam y Việt Nam nhằm kết nối cung cầu thực tế.

Chúng tôi cũng đang mong muốn thành lập một “sàn” trao đổi thuốc trên mạng, ở đó thông tin đa dạng, đa chiều tới cộng đồng, ai cần sử dụng thuốc gì, số lượng bao nhiêu, trong thời gian nào, ai có khả năng cung cấp, chất lượng thuốc ra sao… thì đăng ký với Hội đồng khoa học của Hội. Hiện nay Hội đã quy tụ các chuyên gia, nhà khoa học đầu ngành và xây dựng các mối quan hệ sở hữu nền tảng trang thiết bị xét nghiệm hiện đại, đủ năng lực đứng ra làm trọng tài đánh giá, giám định chất lượng, quy trình trồng, điều kiện thu hái bảo quản, nồng độ hoạt chất trong thuốc để các bên cung cầu yên tâm đặt hàng, đặt cọc, ký kết hợp đồng mua bán. Khi mua bán thành công, Hội sẽ thu lệ phí theo từng hợp đồng.

Đây sẽ là một con đường đúng để bảo tồn, phát triển nguồn thuốc Nam của dân tộc, đưa thuốc Nam đến với người dân. Hội sẽ kiên trì theo con đường này và tôi tin chắc chắn sẽ thành công. Đồng thời cũng là cách tốt nhất để giảm thiểu tình trạng nhập dược liệu vô tội vạ từ nước ngoài (chiếm tới 75% nhu cầu) đang gây ra tổn thất rất lớn cho nền kinh tế mà hàng giả, hàng kém chất lượng thì không ai kiểm soát được, để lại hệ lụy ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe cộng đồng. Nên biết, giá trị kim ngạch giao dịch thương mại dược liệu Đông y, Nam y của Việt Nam hiện là con số rất lớn, khoảng 2 tỷ USD, một thị trường đáng để các nhà đầu tư sản xuất thuốc Nam quan tâm. Dược liệu có giá trị kinh tế to lớn hơn bất kỳ cây lương thực, thực phẩm nào. Chính vì vậy, dược liệu đã và đang mang lại nguồn lợi lớn cho nền kinh tế ngoài việc cung cấp nguyên liệu cho sản xuất thuốc.

PV: Nhân dịp năm mới Giáp Thìn, Giáo sư có mong muốn nhắn gửi điều gì tới các hội viên của Hội?

GS.TS Trương Việt Bình: Nhân dịp mùa Xuân mới đang về, tôi xin chúc các hội viên của Hội Nam y Việt Nam và bạn đọc của tạp chí Sức khỏe Việt dồi dào sức khỏe, hạnh phúc. Mong muốn lớn nhất của tôi là các hội viên tiếp tục đồng lòng gắn bó xây dựng Hội phát triển, lan tỏa tôn chỉ mục đích của Hội, thu hút thêm nhiều người có tâm huyết gia nhập Hội, góp phần tâm sức và ý nghĩa vào việc duy trì truyền thống, nền tảng Y học cổ truyền quý báu của dân tộc.

PV: Trân trọng cảm ơn Giáo sư!

Chúc Kim Vinh (thực hiện)
suckhoeviet.org.vn

Tin liên quan

Kỹ năng vận động và hướng dẫn dành cho cha mẹ trẻ mắc rối loạn phổ tự kỷ

Kỹ năng vận động và hướng dẫn dành cho cha mẹ trẻ mắc rối loạn phổ tự kỷ

Vận động là một trong những lĩnh vực rất quan trọng đối với sự phát triển của trẻ em nói chung và trẻ tự kỷ nói riêng. Các kỹ năng vận động liên quan trực tiếp đến sức khỏe trẻ em giúp tăng trưởng chiều cao, giảm nguy cơ mắc các bệnh lý khác như béo phì, huyết áp… Các mốc phát triển vận động được coi là những cột mốc quan trọng trong sự phát triển của trẻ, bắt đầu từ giai đoạn sơ sinh cho đến khi trưởng thành. Vận động giúp trẻ tiếp xúc với thế giới xung quanh, phát triển khả năng thích nghi và là nền tảng quan trọng cho quá trình phát triển của trẻ.
Eximbank có Chủ tịch HĐQT mới

Eximbank có Chủ tịch HĐQT mới

Ông Nguyễn Cảnh Anh được bổ nhiệm giữ chức Chủ tịch Hội đồng Quản trị Eximbank thay cho bà Đỗ Hà Phương kể từ ngày 26/4.

Cùng chuyên mục

Những cây thuốc nam có công dụng chữa bệnh tim đập nhanh

Những cây thuốc nam có công dụng chữa bệnh tim đập nhanh

Với sự phát triển vượt bậc của đông y thì các bệnh về tim mạch cũng có thể được điều trị bằng các bài thuốc nam, thuốc đông y.
Giảm mẩn ngứa, rôm sảy từ cây lá trong vườn nhà

Giảm mẩn ngứa, rôm sảy từ cây lá trong vườn nhà

Vào mùa Hè, mẩn ngứa và rôm sảy là tình trạng phổ biến mà nhiều người gặp phải, nhất là trẻ em. Do thời tiết nóng nực, các loại vi khuẩn trú ngoài da và bài tiết chất nhờn khiến cho các tuyến mồ hôi của cơ thể bít tắc và gây ra các vấn đề về da như phát ban, mẩn ngứa, rôm...
Xây dựng danh mục bài thuốc cổ truyền miễn thử lâm sàng

Xây dựng danh mục bài thuốc cổ truyền miễn thử lâm sàng

Tại Hà Nội, Cục Quản lý Y Dược cổ truyền (Bộ Y tế) vừa phối hợp với Học viện Y Dược cổ truyền Việt Nam tổ chức hội thảo “Góp ý danh mục bài thuốc cổ truyền miễn thử lâm sàng”.
Chữa viêm loét dạ dày từ thảo dược thiên nhiên

Chữa viêm loét dạ dày từ thảo dược thiên nhiên

Viêm loét dạ dày là một trong những bệnh lý đường tiêu hóa phổ biến nhất. Khi được phát hiện sớm, bệnh có thể dễ dàng chữa khỏi, nhưng nếu để lâu ngày mà không được điều trị, bệnh sẽ tiến triển nặng và có thể dẫn đến biến chứng. Việc sử dụng thảo dược thiên nhiên để chữa viêm loét dạ dày là khuynh hướng được nhiều người lựa chọn.
Kết hợp y học hiện đại với y học cổ truyền trong điều trị bệnh lý về lao, phổi

Kết hợp y học hiện đại với y học cổ truyền trong điều trị bệnh lý về lao, phổi

Ngày 24/4, Bệnh viện Phổi Trung ương công bố quyết định thành lập Khoa Y học cổ truyền nhằm đẩy mạnh hoạt động khám chữa bệnh kết hợp y học hiện đại với y học cổ truyền trong hỗ trợ điều trị các bệnh lý về phổi và lao.
Khế Rừng: Dược liệu quý chữa được nhiều chứng bệnh

Khế Rừng: Dược liệu quý chữa được nhiều chứng bệnh

Trong đông y có một loài cây có tên gọi rất đặc biệt là cây cháy nhà, nhưng không phải loài cây này là nguyên nhân gây ra những vụ cháy, mà đây là một vị dược liệu quý với những bài thuốc điều trị bệnh rất hay.

Các tin khác

18 bài thuốc hữu ích từ cây chi tử

18 bài thuốc hữu ích từ cây chi tử

Cây chi tử được xem là dược liệu tốt có thể điều trị rất nhiều chứng bệnh khác nhau như: viêm gan cấp, đại tiện ra máu, bong gân, trĩ,…
Những bài thuốc từ dược liệu hoàng kỳ

Những bài thuốc từ dược liệu hoàng kỳ

Hoàng kỳ được người trong dân gian lưu truyền và hiện nay được Y học hiện đại nghiên cứu về các ứng dụng của dược liệu đối với sức khỏe.
Vị thuốc từ hoa mào gà

Vị thuốc từ hoa mào gà

Hoa mào gà có vị ngọt, tính mát, tác dụng kiện tỳ lợi thấp, lương huyết chỉ huyết.
Mật ong - phương thuốc vừa thơm vừa ngọt

Mật ong - phương thuốc vừa thơm vừa ngọt

Mật ong có vị ngọt, tính bình, bổ, nhuận phế trừ ho, chống đau, giải độc, mềm và sánh có thể dung hòa bách bệnh, là nguyên liệu quan trọng không thể thiếu được trong ngành y dược.
Điều trị say nóng say nắng theo y học cổ truyền

Điều trị say nóng say nắng theo y học cổ truyền

Say nóng, say nắng là tình trạng mất nước kèm theo rối loạn trung khu điều hoà thân nhiệt cấp tính.
Lương y Cao Thanh Thanh Tâm và phương pháp chữa bệnh cứu người bí ẩn diệu kỳ

Lương y Cao Thanh Thanh Tâm và phương pháp chữa bệnh cứu người bí ẩn diệu kỳ

SKV - Thấm nhuần lời dạy của Bác “Lương y phải như từ mẫu”, với sự tận tâm, hết lòng, hết sức chăm sóc sức khỏe bệnh nhân, lương y Cao Thanh Thanh Tâm, luôn được bệnh nhân và đồng nghiệp trên mọi miền tin yêu, quý trọng bởi tài năng và đức độ của chị dành cho hàng chục ngàn bệnh nhân ở Việt Nam và nước ngoài.
Bộ Y tế rà soát khó khăn, vướng mắc trong hoạt động xuất khẩu dược liệu

Bộ Y tế rà soát khó khăn, vướng mắc trong hoạt động xuất khẩu dược liệu

Bộ Y tế vừa tổ chức cuộc họp để rà soát khó khăn, vướng mắc trong hoạt động xuất khẩu dược liệu theo Công điện số 35/CĐ-TTg ngày 10/4/2024 của Thủ tướng Chính phủ.
Thảo luận, trao đổi các nghiên cứu về cây dược liệu và hợp chất thiên nhiên

Thảo luận, trao đổi các nghiên cứu về cây dược liệu và hợp chất thiên nhiên

Ngày 15/4, Hội Khoa học gặp gỡ Việt Nam (Pháp), Trung tâm quốc tế Khoa học và Giáo dục liên ngành (ICISE) phối hợp tổ chức Hội thảo quốc tế lần thứ nhất về cây dược liệu và hợp chất thiên nhiên tại thành phố Quy Nhơn, Bình Định.
Cách tự bấm huyệt chữa bệnh tại nhà

Cách tự bấm huyệt chữa bệnh tại nhà

Bấm huyệt là một cách có thể giúp giảm bớt sự khó chịu do buồn nôn.
Ngủ ngon nhờ bí quyết từ 5 cây thuốc quen thuộc

Ngủ ngon nhờ bí quyết từ 5 cây thuốc quen thuộc

Chữa mất ngủ bằng thảo dược là phương pháp được ưa chuộng từ xưa đến nay. Dưới đây là 5 cây thuốc chữa mất ngủ an toàn và hiệu quả từ thiên nhiên.
Xem thêm
Chi hội Nam Y An Giang (Hội Nam Y Việt Nam) cấp phát nước miễn phí cho người dân tỉnh Tiền Giang

Chi hội Nam Y An Giang (Hội Nam Y Việt Nam) cấp phát nước miễn phí cho người dân tỉnh Tiền Giang

Trong bối cảnh nắng nóng kéo dài, nhiều tháng không mưa, gây xâm nhập mặn ở các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long ảnh hưởng đến đời sống bà con vùng ven biển, việc chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cộng đồng trở thành một trách nhiệm quan trọng của mỗi cá nhân và tổ chức xã hội. Theo tinh thần đó, ngày 24/4/2024, Chi hội Nam Y tỉnh An Giang đã tổ chức chương trình thiện nguyện quý II năm 2024 với mục đích là phát nước miễn phí cho người dân xã Tân Điền, TP Gò Công Đông, tỉnh Tiền Giang.
Chi Hội Nam Y Pháp Bảo Khỏe tổ chức thành công Đại hội đại biểu lần thứ nhất nhiệm kỳ 2024 – 2029

Chi Hội Nam Y Pháp Bảo Khỏe tổ chức thành công Đại hội đại biểu lần thứ nhất nhiệm kỳ 2024 – 2029

Ngày 20/04, Chi Hội Nam Y Pháp Bảo Khỏe long trọng tổ chức Đại hội đại biểu lần thứ nhất nhiệm kỳ 2024 – 2029 & Diễn đàn tư vấn sức khỏe cộng đồng tại số 139 đường Quảng An, quận Tây Hồ, thành phố Hà Nội.
Hội Nam Y Việt Nam: Dâng hương tưởng nhớ Danh y Tuệ Tĩnh- Một Thiền sư, một nhân cách lớn

Hội Nam Y Việt Nam: Dâng hương tưởng nhớ Danh y Tuệ Tĩnh- Một Thiền sư, một nhân cách lớn

Tuệ Tĩnh Thiền sư (1330 – 1400) là một lang y sống ở giai đoạn cuối thời Trần. Ông được hậu thế suy tôn là tiên thánh của ngành thuốc Nam. Tại Hải Dương còn có các đền thờ ông ở xã Cẩm Văn, Cẩm Vũ ( Đền Bia, Đền Xưa), ở chùa Hải Triều làng Yên Trung, nay
Hội Nam y Việt Nam Tổng kết Công tác Hội năm 2023 và Triển khai nhiệm vụ năm 2024 khu vực phía Nam

Hội Nam y Việt Nam Tổng kết Công tác Hội năm 2023 và Triển khai nhiệm vụ năm 2024 khu vực phía Nam

Sáng ngày 29/2/2024, tại Bảo tàng Phụ nữ Nam Bộ, Hội Nam y Việt Nam đã tổ chức Đại hội Tổng kết Công tác hoạt động năm 2023 và Triển khai nhiệm vụ công tác Hội năm 2024.
Hội Nam y Việt Nam tổ chức Hội nghị Tổng kết Công tác Hội năm 2023 và Triển khai nhiệm vụ công tác năm 2024 khu vực phía Bắc

Hội Nam y Việt Nam tổ chức Hội nghị Tổng kết Công tác Hội năm 2023 và Triển khai nhiệm vụ công tác năm 2024 khu vực phía Bắc

Sáng ngày 28/2/2024, Tại Học viện Y dược học cổ truyền Việt Nam, Hội Nam y Việt Nam tổ chức Hội nghị tổng kết công tác Hội năm 2023 và Triển khai công tác Hội năm 2024 Khu vực phía Bắc.
Phiên bản di động