Bạch đậu khấu: vị thuốc đa năng nhưng nhiều người chưa biết tới
Đặc điểm cây bạch đậu khấu
Bạch đậu khấu là một vị thuốc với công dụng đa dạng |
Cây bạch đậu khấu hay còn được gọi là bạch khấu xác, xác khấu, đới xác khấu, có tên khoa học là Amomum Repens Sonner – thuộc họ Zingiberaceae.
Hoa và quả bạch đậu khấu là những bộ phận được sử dụng làm dược liệu. Trong đó, quả được thu hái ở giai đoạn chuyển từ màu xanh sang màu vàng, thời điểm thu hái thích hợp là mùa thu và thu hái ở những cây từ 3 năm tuổi trở lên. Sau khi thu hái đem phơi khô trong bóng râm và bảo quản nơi khô ráo, thoáng mát.
Các nghiên cứu khoa học cho thấy dược liệu bạch đậu khấu chứa 2,4% tinh dầu với các thành phần hóa học chính là bomeol, caryophyllene, eucalyptole, carvone, terpinene, humulene, sabinene, pinene, laurelene, camphor, myrtenal...
Công dụng của bạch đậu khấu
Nhiều nghiên cứu chỉ ra một số lợi ích tuyệt vời của bạch đậu khấu trong việc chống lại bệnh tật cho con người, trong đó có nhiều bệnh nguy hiểm. Dưới đây là những lợi ích sức khỏe của bạch đậu khấu:
Tác dụng của bạch đậu khấu |
Tác dụng theo Y Học Cổ Truyền: Theo Đông y, dược liệu bạch đậu khấu được sử dụng trong điều trị các triệu chứng như hành khí, ấm dạ dày, chống nôn, tiêu thực, trừ hàn, giã rượu, đau dạ dày, nôn mửa, tiêu chảy, khó tiêu...
Tác dụng theo Y Học Hiện Đại: Nghiên cứu trong Y Học Hiện Đại chỉ ra rằng các hoạt chất chứa trong dược liệu bạch đậu khấu có các tác dụng như sau:
- Ngăn ngừa sâu răng, trị hơi thở hôi: Nghiên cứu từ các nhà khoa học Ấn Độ cho thấy hoạt chất cineole trong bạch đậu khấu có công dụng sát khuẩn, tiêu diệt và ức chế sự phát triển của các loại vi khuẩn răng miệng như Streptococcus, Candida... từ đó giúp ngăn ngừa bệnh sâu răng, tiêu diệt vi khuẩn gây hôi miệng;
- Ngăn ngừa hình thành tế bào ung thư: Các nghiên cứu khoa học cũng phát hiện ra rằng, sử dụng bạch đậu khấu như thực phẩm chức năng có công dụng ngăn ngừa quá trình tiến triển thành tế bào ung thư từ các tế bào bình thường và giúp làm chậm quá trình hình thành ung thư da, ung thư ruột kết;
- Điều trị đái tháo đường: Hàm lượng lớn mangan trong bạch đậu khấu giúp mang lại những lợi ích lớn đối với người bệnh đái tháo đường;
- Hạ huyết áp an toàn: Nghiên cứu được công bố trên tạp chí Hóa sinh và sinh học Ấn Độ cho kết quả bột đậu khấu có công dụng hạ huyết áp tâm thu và tâm trương một cách an toàn.
- Bảo vệ gan: Bạch đậu khấu cũng được cho là có lợi trong việc bảo vệ gan bằng cách loại bỏ các chất độc ra khỏi cơ thể. Một nghiên cứu ở những người bị bệnh gan nhiễm mỡ do thừa cân, béo phì cho thấy người dùng bạch đậu khấu có sự cải thiện về dấu hiệu bệnh gan, trong khi những người dùng giả dược thì không.
Lưu ý khi dùng bạch đậu khấu
Lưu ý khi sử dụng bạch đậu khấu |
Bạch đậu khấu chứa một số vitamin và khoáng chất, chất xơ. Đồng thời, loại quả này ít calo. Theo Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ, trong 1 muỗng bột bạch đậu khấu xay chứa 18 calo; 0,4g chất béo; 4g carb; 1,6g chất xơ; 0,6g chất đạm; 64,9mg kali; 22,2mg canxi; 0,81mg sắt; 13,3mg magiê; 10,3mg phốt pho.
Bạch đậu khấu khá an toàn khi sử dụng trong nấu ăn. Mặc dù có nhiều nghiên cứu đã chỉ ra tác dụng sức khỏe của bạch đậu khấu nhưng vẫn chưa có nhiều nghiên cứu quy mô lớn trên người để khẳng định thêm các lợi ích này. Do đó, nếu muốn sử dụng bạch đậu khấu với bất kỳ mục đích sức khỏe nào, bạn hãy hỏi ý kiến của bác sĩ điều trị hoặc dược sĩ trước khi sử dụng.
Tin liên quan
Bạn có biết tác dụng chữa bệnh của bạch đậu khấu?
14:16 | 20/10/2024 Y học cổ truyền
Cây rau răm – Vị thuốc quen thuộc ngay trong vườn nhà bạn
21:19 | 01/10/2024 Sức khỏe
Sóng rắn – vị thuốc có nhiều công dụng tốt với sức khỏe
16:11 | 29/01/2024 Y học cổ truyền
Cùng chuyên mục
Đề xuất cơ cấu tổ chức khoa Y, Dược cổ truyền trong bệnh viện
18:25 | 15/11/2024 Y học cổ truyền
Tác dụng chữa bệnh của cây huyết dụ
11:15 | 11/11/2024 Y học cổ truyền
Kháng sinh tự nhiên trong cây sim rừng
14:53 | 05/11/2024 Y học cổ truyền
[E-Magazine] Công dụng của lá vối với sức khỏe
06:45 | 04/11/2024 SKV- Mag
Thuốc cổ truyền nào được miễn thử lâm sàng tại Việt Nam?
14:00 | 02/11/2024 Y học cổ truyền
Nguyên tắc xét tặng giải thưởng Hải Thượng Lãn Ông về công tác y dược cổ truyền
07:52 | 02/11/2024 Y học cổ truyền
Các tin khác
Chức năng của ngũ tạng trong cơ thể con người
11:12 | 31/10/2024 Y học cổ truyền
BHYT bổ sung thêm nhiều bài thuốc y học cổ truyền vào danh mục chi trả
11:18 | 30/10/2024 Y học cổ truyền
Cảm lạnh và các phương pháp điều trị cảm lạnh từ thảo dược
11:17 | 30/10/2024 Y học cổ truyền
Tổng hợp những loại thảo dược trị ho hiệu quả
16:10 | 28/10/2024 Y tế 24h
Hiệu lực bảo vệ thần kinh của một số loại gia vị
21:04 | 27/10/2024 Y học cổ truyền
Triển khai các biện pháp phát huy thế mạnh của y học cổ truyền
08:41 | 27/10/2024 Y học cổ truyền
Lợi ích của gừng đen đối với sức khỏe
16:50 | 25/10/2024 Y học cổ truyền
Một số loại cây thuốc quý chữa bệnh ung thư và lưu ý khi sử dụng
09:49 | 24/10/2024 Y học cổ truyền
Phát triển cây dược liệu hướng đi bền vững cho nông nghiệp và tăng trưởng kinh tế tại Nghệ An
09:48 | 24/10/2024 Y học cổ truyền
Khám phá các loại cây thảo dược tốt cho sức khỏe
09:07 | 24/10/2024 Y học cổ truyền
An Giang: Hội nghị khoa học Đông dược bào chế
12-11-2024 10:00 Hoạt động hội
Hội Nam y Việt Nam công bố quyết định thành lập Chi hội Nam y Thái Bình
21-10-2024 00:00 Hoạt động hội
Hội Nam Y Việt Nam và Công ty Cổ phần Ao Vua hỗ trợ, sẻ chia khó khăn với nhân dân xã Phượng Vĩ (Cẩm Khê, Phú Thọ)
12-10-2024 00:00 Hoạt động hội
Hội Nam y Việt Nam chia sẻ khó khăn với đồng bào vùng cao Nậm Nhùn (Lai Châu)
12-10-2024 00:00 Hoạt động hội
Hội Nam Y Việt Nam: Xây dựng nội dung, kế hoạch tổ chức "Giải thưởng Tuệ Tĩnh" năm 2024
06-10-2024 15:00 Hoạt động hội