Bài thuốc chữa bệnh tuyệt vời từ cây canh châu
Cây canh châu
Tên gọi khác: chanh châu, trân châu, kim châu, khan slan (Lạng Sơn), xích chu đằng, tước mai đằng.
Tên khoa học: Sageretia Theezans
Họ: Táo ta (danh pháp khoa học: Rhamnaceae)
Cây canh châu là loại cây nhỏ, dạng bụi, phân cành nhiều. Cây có cành non mềm, màu xám nhạt, có lông tơ, cành già nhẵn, màu xám nâu, có gai do cành nhỏ biến đổi. Lá mọc so le, hình bầu dục hay hình trái xoan, dài 2 – 10cm, rộng 0,8 – 5cm, gốc tròn, đầu tù hơi nhọn, mép có răng cưa nhỏ, mặt trên sẫm, mặt dưới nhạt có gân nổi rõ.
Cụm hoa thường mọc thành bông ở đầu cành hoặc kẽ lá, hoa thường tụ họp 1 – 4 cài màu trắng, lá bắc hình tam giác có lông, đài hình chén. Quả nhỏ, hình cầu, màu đen hoặc tím nhạt. Toàn cây có lông nhỏ.
Cây canh châu được phân bố ở nhiều khu vực đặc biệt là các tỉnh thuộc Trung Quốc và Ấn Độ. Tại Việt Nam, canh chây cũng được tìm thấy rải rác ở một số địa phương. Cây canh châu thường mọc dọc theo bờ suối hoặc ven rừng, nơi có đất nâu và cát ẩm ướt, đôi khi canh châu thường mọc xen lẫn với một số cây bụi dại khác.
![]() |
Cây canh châu không chỉ được trồng để làm cảnh mà còn được sử dụng để phòng, chữa bệnh |
Phân bố, thu hái, chế biến cây canh châu
Cây canh châu thường mọc dọc theo bờ suối hoặc ven rừng, nơi có đất nâu và cát ẩm ướt, đôi khi canh châu thường mọc xen lẫn với một số cây bụi dại khác.
Cây canh châu được phân bố ở nhiều khu vực đặc biệt là các tỉnh thuộc Trung Quốc và Ấn Độ. Tại Việt Nam cây được trồng và mọc hoang ở các địa phương thuộc miền Bắc và miền Trung nước ta, ít thấy ở miền Nam.
Người ta thường dùng lá, cành và rễ cây canh châu để làm thuốc. Thường thu hái lá và cành tươi vào mùa xuân còn rễ cây thu hoạch vào mùa đông. Đem những lá cây, cành và rễ rửa sạch nhằm loại bỏ bụi bẩn rồi đem phơi nắng hoặc sấy khô, cất trữ và bảo quản ở những nơi khô ráo thoáng mát và nhiệt độ phòng, tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời. Tốt nhất là nên lưu trữ dược liệu trong bao bì và đậy kín bao bì sau mỗi lần sử dụng.
Quả Canh châu có thể ăn được và được dùng như một loại trái cây thông thường. Có thể dùng cành, lá và rễ, thu hái quanh năm, đem về phơi khô hoặc sấy dùng dần. Tuy nhiên theo quan niệm dân gian, nên thu hái rễ vào mùa đông, riêng lá và cành nên thu hái vào mùa xuân hạ.
Thành phần hóa học cây canh châu
Quả
Dinh dưỡng: Độ ẩm (75.04), chất đạm thô (2.01), chất béo thô (0.84), sợi thô (3.32), tro thô (0.48) (%).
Khoáng chất: K (639.4), Ca (44.1), Mg (57.5), Na (85.1), Mn (0.8), Fe (2.1), P (84.9), Mo (1.4), B (3.6), Cu (1.6) (mg/100g trọng lượng khô).
Acid hữu cơ: Oxalic acid (51.8), Tartaric acid (594.4), Malic acid (2631.5), Lactic acid (1237.4), Citric acid (189.1), Succinic acid (576.6) (mg/100g trọng lượng khô).
Quả chứa 12 axit béo, bao gồm axit béo bão hòa và axit béo không bão hòa. Axit linoleic được phát hiện là axit béo chiếm ưu thế, tiếp theo là axit oleic và axit palmitic. Ngoài ra, lượng axit béo không no trong quả (74,96%) cao hơn so với axit béo no (25,04%) nên tỷ lệ không no so với no là 2,5.
Quả cũng chứa một lượng lớn anthocyanin. Tổng số anthocyanin được tìm thấy trong trái cây tươi là 520,8 mg/100g trọng lượng tươi, được biểu thị bằng đương lượng xyanua 3-glucoside.
Bộ phận khác
Các hợp chất có hoạt tính sinh học khác nhau như friedelin, axit synergic, beta-sitosterol, daucosterol, axit gluco-synrigic và taraxerol đã được phân lập từ các bộ phận trên mặt đất của Canh châu. Một số glycoside flavanol, cụ thể là 7-O-methylmearnsitrin, myricentrin, kaempferol 3-O-R-L-rhamonopyranoside, europetin 3-O-R-L-rhamonisde và 7-O-methyl quercetin 3-O-R-L-rhamnopyranoside đã được cô lập từ lá.
![]() |
Hoa canh châu mọc thành chùm dài khoảng 2.5 – 5cm và có màu trắng xanh nhạt |
Công dụng cây canh châu
Canh châu có tính mát, vị đắng, hơi chua, có tác dụng lương huyết, thanh nhiệt, giải độc.
Trong đông y, Canh châu được dùng làm thuốc đắp vết thương tên đạn, với tên vị thuốc là Xích chu; chữa sưng mặt, sưng mình, đậu sởi, chữa tắc tia sữa hoặc lở loét không ra da gom miệng, chữa bị thương sai khớp bong gân và mụn nhọt.
Ở Vân Nam (Trung Quốc), rễ và lá cây được dùng trị cảm mạo, ho, viêm gan, lở ngứa và đòn ngã. Ở Quảng Tây, rễ được dùng trị ho do phế nhiệt và lá dùng ngoài trị mụn nhot sưng lở.
Tác dụng dược lý cây canh châu
Chống oxy hóa: Các phần chiết xuất từ lá giàu Flavonoid thể hiện hoạt tính chống oxy hóa mạnh. Ngoài ra, hàm lượng anthocyanin cao trong quả có thể chứng tỏ quả nên được sử dụng như một thành phần trong chất bổ sung chống oxy hóa. Tác dụng chống oxy hóa đã được chứng minh thông qua hoạt động nhặt gốc tự do DPPH và khả năng khử Sắt.
Chống tiểu đường: Nghiên cứu cho thấy phân đoạn EtOAc từ quả thể hiện hiệu quả ức chế enzym α-glucosidase cao nhất, tiếp theo là phân đoạn nước, dịch chiết EtOH 70% và phần BuOH. Sự hiện diện ở mức độ cao của các hoạt động ức chế này trong phần EtOAc cho thấy rằng chất chiết xuất từ quả S. theezans có khả năng ngăn chặn sự gia tăng Glucose sau ăn của tinh bột, cho thấy tác dụng chống tiểu đường tiềm năng.
Chống hình thành sắc tố: Phần n-hexane của quả thể hiện hoạt tính chống tạo hắc tố đáng kể trong số các phần dung môi khác nhau mà không làm giảm khả năng tồn tại của các tế bào u ác tính của chuột B16F10. Nó ngăn chặn sự biểu hiện của tyrosinase và protein liên quan đến tyrosinase 1 (TRP1). Việc giảm biểu hiện yếu tố phiên mã liên quan đến microphthalmia (MITF) được thực hiện qua trung gian bởi con đường truyền tín hiệu Akt/glycogen synthase kinase 3 beta (GSK3β), giúp thúc đẩy quá trình giảm β-catenin. Các thành phần có hoạt tính sinh học chịu trách nhiệm về hoạt tính chống tạo hắc tố được xác định là metyl linoleat và metyl linolenat.
Chống virus: Chất chiết xuất từ nước của lá có hoạt tính chống virus suy giảm miễn dịch ở người (HIV) thông qua việc ức chế Protease HIV loại 1.
Chống ung thư: Trong số các tế bào ung thư khác nhau ở người được thử nghiệm, khả năng gây độc tế bào tối đa được tìm thấy trong các tế bào ung thư vú ở người MDA-MB-231 với chiết xuất methanol, cloroform, etyl axetat, n-butanol và phần nước từ cành Canh châu.
Điều trị bằng chiết xuất lá hoặc cành Canh châu làm giảm khả năng sống sót của tế bào và gây ra quá trình chết theo chương trình trong các tế bào ung thư đại trực tràng ở người SW480. Cơ chế là gây ra sự suy giảm cyclin D1 phụ thuộc vào GSK3β và tăng biểu hiện HO-1 thông qua kích hoạt Nrf2 thông qua kích hoạt p38 phụ thuộc vào ROS, dẫn đến giảm khả năng tồn tại trong các tế bào SW480.
![]() |
Cây canh châu từ lâu được y học cổ truyền sử dụng trong chữa bệnh |
Bài thuốc chữa bệnh từ cây canh châu
Chữa thủy đậu: Chuẩn bị 1 nắm lá canh châu, rửa sạch với muối loãng và vớt ra rổ cho ráo nước. Vò lá nhẹ để khi nấu tiết ra nhiều tinh dầu hơn. Cho lá vào ấm sắc cùng với nửa lít nước, sắc tới khi cạn còn một nửa.Đợi nguội rồi lọc lấy nước và uống 3 lần trong ngày. Uống liên tục vài ngày để thấy hiệu quả các nốt thủy đậu sẽ lặn xuống.
Hỗ trợ điều trị bệnh sởi: Lấy 20g lá và cành cây canh châu, kết hợp với 12g săn dây cùng với hương nhu, 18g tầm gửi cây khế, cam thảo dây và hoắc hương mỗi vị 8 gram. Đem tất cả các vị thuốc rửa sạch dưới vòi nước để loại bỏ bụi bẩn và các tạp chất. Sau đó đem nấu các vị thuốc cùng với 400 ml nước, nấu cô đặc cho đến khi còn khoảng 200 ml nước. Chia phần nước thuốc vừa sắc đặc thành hai phần nhỏ để uống mỗi ngày. Kiên trì sử dụng bài thuốc này liên tục trong vòng 5 ngày hoặc cho đến khi tình trạng bệnh thuyên giảm dần. Đồng thời, có thể kết hợp cùng với việc lấy lá canh châu để nấu nước tắm hằng ngày.
Chữa ghẻ lở, ghẻ nước: Sử dụng một nắm cành và lá cây canh châu, sau đó đem rửa sạch bằng nước để loại bỏ bụi bẩn rồi nấu cô đặc, lấy phần nước rửa lên vùng da nổi ghẻ lở. Áp dụng bài thuốc cho đến khi tình trạng bệnh dần cải thiện.
Chữa vết thương chảy máu: Chuẩn bị lá chanh châu, lá đuôi tôm mỗi thứ 1 nắm nhỏ tầm 20g, đinh hương 1 nụ. Đem tất cả rửa sạch, để ráo nước và giã nhỏ đắp vào vết thương. Ngày có thể đổi lá thuốc vài lần, đắp 2 – 3 ngày cho vết thương liền miệng thì thôi.
Trà canh châu giúp giải khát và phòng ngừa sởi: Chuẩn bị lá vối và canh châu. Sắc lấy nước uống hằng ngày.
Chữa rôm sảy, mụn nhọt do nóng trong người: Lấy 24g cả lá, cành và rễ rồi thêm vào 20g mỗi loại các dược liệu: hạ khô thảo, rễ cây cỏ xước, bồ công anh, 10 gam lá đơn đỏ. Bạn lấy tất cả những dược liệu này, đem đi rửa sạch rồi bỏ vào nồi, thêm 750ml nước, sắc lên. Nên uống hỗn hợp này ngay khi chúng còn ấm và uống với liều lượng 2 lần/ngày.
![]() |
Lá của canh châu được sử dụng để phòng ngừa và điều trị bệnh sởi, ngứa da do ghẻ nước, rôm sảy,… |
Thúc sởi mọc nhanh: Chuẩn bị 30 gram rễ cây canh châu hoặc 40 gram lá cây canh châu, đem rửa sạch dược liệu để thải bỏ tạp chất rồi thái thành từng đoạn nhỏ. Sau đó, sắc các vị thuốc trên cùng với 500 ml nước lọc, sắc cô đặc cho đến khi thuốc còn khoảng 300 ml nước. Chia phần thuốc đã cô đặc thành 3 phần nhỏ để uống trong ngày. Lưu ý, uống thuốc ngay khi thuốc còn nóng, nếu thuốc đã nguội thì cần hâm hóng lại trước khi sử dụng.
Chữa vết thương lâu liền miệng (dùng với vết thương nhỏ và không quá sâu): Dùng lá canh châu, lá thồm lồm (lượng bằng nhau), đinh hương một nụ. Rửa sạch tất cả dược liệu, để ráo nước rồi giã nát đắp vào vết thương. Thực hiện đến khi vết thương liền miệng thì ngưng.
Lưu ý khi sử dụng cây canh châu
Ngoài việc sử dụng đúng thuốc, đúng liều lượng, người đọc cần lưu ý đến các vấn đề khi sử dụng các bài thuốc từ Canh châu như:
Những trường hợp bị dị ứng hoặc quá mẫn cảm với một số thành phần có trong dược liệu của cây canh châu.
Những trường hợp người bệnh bị tỳ vị hư hạn, đại tiện phân lỏng không được các bài thuốc từ cây canh châu.
Tóm lại, cây canh châu là vị thuốc đông y được sử dụng khá phổ biến trong các bài thuốc y học cổ truyền, với công dụng thanh nhiệt, giải độc, lương huyết. Tuy nhiên, công dụng chữa bệnh của cây canh châu chưa được giới y học hiện đại nghiên cứu và đưa ra công bố. Do đó, người bệnh không tự ý sử dụng các bài thuốc từ cây canh châu khi chưa có sự đồng ý của bác sĩ./.
Cùng chuyên mục

Cây Hoắc hương – Thảo dược quý trong y học cổ truyền giúp giải cảm, sát khuẩn, chống nôn và giảm đau
11:18 | 12/06/2025 Y học cổ truyền

Xuyên phá thạch – Vị thuốc quý hỗ trợ trị đau lưng, ho ra máu, lao phổi
11:04 | 12/06/2025 Y học cổ truyền

Cách sử dụng Đông trùng hạ thảo hiệu quả
11:03 | 12/06/2025 Y học cổ truyền

Một số bài thuốc dân gian từ cây nhàu
17:17 | 11/06/2025 Y học cổ truyền

Một số bài thuốc dân gian từ quả mướp đắng
09:12 | 11/06/2025 Y học cổ truyền

Thay thế động vật hoang dã trong y học cổ truyền
17:05 | 10/06/2025 Y học cổ truyền
Các tin khác

A Ngùy: Thảo dược có công dụng chữa đầy hơi, chướng bụng
16:57 | 10/06/2025 Y học cổ truyền

An Nam Tử: Dược liệu có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, chữa ho
16:57 | 10/06/2025 Y học cổ truyền

Người bị sỏi thận có nên ăn rau mồng tơi không
09:21 | 10/06/2025 Y học cổ truyền

Một số bài thuốc dân gian tiêu biểu từ cây Khổ sâm
15:04 | 09/06/2025 Y học cổ truyền

Một số bài thuốc dân gian từ cây Đại hồi
15:01 | 09/06/2025 Y học cổ truyền

Cây Ô môi - Dược liệu quý hỗ trợ xương khớp và tiêu hóa
15:01 | 09/06/2025 Y học cổ truyền

Những ai không nên ăn rau ngót – Loại rau lành tính nhưng không dành cho tất cả mọi người
10:14 | 09/06/2025 Y học cổ truyền

Cây Đinh hương – Vị thuốc quý hỗ trợ chữa phong thấp, đau xương, nhức mỏi chân tay
21:27 | 08/06/2025 Y học cổ truyền

Củ Tam Thất Bắc (khô) – Dược liệu quý giúp bồi bổ cơ thể, ngăn ngừa bệnh tim mạch, chống lão hóa
21:27 | 08/06/2025 Y học cổ truyền

Tác dụng dược lý của Mộc hoa trắng
09:30 | 08/06/2025 Y học cổ truyền

Ra mắt Chi hội Nam Y Thọ Khang Đường - Hà Nội: Dấu ấn mới của Y học cổ truyền
4 ngày trước Hoạt động hội

Chi hội Nam Y An Giang: Lan tỏa yêu thương, chung tay vì cộng đồng
17-05-2025 21:00 Hoạt động hội

Hội Nam Y Việt Nam: Dâng hương tưởng niệm Đại danh y - Thiền sư Tuệ Tĩnh tại di tích Đền Bia
28-04-2025 01:26 Hoạt động hội

Thanh Oai, Hà Nội: Chăm sóc sức khỏe người cao tuổi - Lan tỏa giá trị y học cổ truyền trong cộng đồng
22-04-2025 13:55 Hoạt động hội

Chi Hội Nam Y An Giang tổ chức trao quà thiện nguyện tại khóm Phước Quản, thị trấn Đa Phước
18-04-2025 09:27 Hoạt động hội