Bảo đảm nguồn lực tài chính cho công tác phòng, chống HIV/AIDS
Bệnh nhân uống thuốc methadone tại Cơ sở Điều trị Methadone ở phường Hà Khánh, TP Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh. (Ảnh Nguyễn Hoa) |
Trong bối cảnh các nguồn viện trợ cho phòng, chống HIV/AIDS đang bị cắt giảm, Việt Nam xác định giải pháp tài chính bền vững và lâu dài là chuyển đổi nguồn tài chính cho phòng, chống và điều trị HIV/AIDS từ viện trợ quốc tế sang chi trả qua bảo hiểm y tế.
Ngày 8/3/2019 người nhiễm HIV chính thức nhận thuốc ARV (thuốc điều trị kháng virus) từ nguồn bảo hiểm y tế trên cả nước tại 188 cơ sở điều trị ARV ở 63 tỉnh, thành phố đã đánh dấu một cột mốc quan trọng. Đến nay tỷ lệ người nhiễm HIV/AIDS có thẻ bảo hiểm y tế tăng lên nhanh chóng, đạt 95% (năm 2022).
Quỹ Bảo hiểm y tế đến nay chi trả trung bình 400 tỷ đồng/năm, nâng tỷ trọng của Quỹ Bảo hiểm y tế trong tổng chi cho HIV/AIDS tăng từ 4% lên tới 9%, chiếm tới 25% nguồn lực trong nước cho công tác phòng, chống HIV/AIDS.
Tuy nhiên, theo Phó Giáo sư, Tiến sĩ Phan Thị Thu Hương, Cục trưởng HIV/AIDS (Bộ Y tế), bước sang giai đoạn 2023-2030, Việt Nam sẽ còn rất nhiều việc phải làm để đạt được mục tiêu đề ra. Trong khi đó, tình hình dịch vẫn có xu hướng phức tạp. Số người nhiễm HIV được báo cáo tăng cao trong ba năm trở lại đây với hơn 13.000 trường hợp. Số người nhiễm HIV tăng nhanh trong nhóm nam quan hệ tình dục đồng giới, nhóm chuyển giới. Một số khu vực vẫn còn nhiều nguy cơ cao về bùng phát dịch trở lại như: Đồng bằng sông Cửu Long, miền Đông Nam Bộ...
Đáng chú ý, việc bảo đảm tài chính cho công tác phòng, chống HIV/AIDS vẫn đứng trước những nguy cơ, thách thức mới, bởi nguồn tài chính cho chương trình dự phòng đang phụ thuộc chủ yếu vào các dự án quốc tế (chiếm hơn 60%). Như đối với chương trình điều trị dự phòng HIV (PrEP) là chương trình can thiệp cho nhóm lây nhiễm HIV mới, hiện đang phụ thuộc 100% vào các dự án quốc tế, nhưng cũng mới chỉ bao phủ được khoảng 20% nhu cầu can thiệp.
Trong khi đó, tại 33 tỉnh, thành phố trọng điểm cần can thiệp, nguồn kinh phí mua sắm bơm kim tiêm, bao cao-su, thuốc methadone... và các chương trình giảm tác hại khác vẫn đang phụ thuộc vào dự án Quỹ toàn cầu.
Thêm một khó khăn khác nữa, kế hoạch bảo đảm tài chính cho các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS mới được phê duyệt cho 53 tỉnh, thành phố, như vậy vẫn còn 10 địa phương chưa được phê duyệt gây khó khăn cho việc phân bổ ngân sách tại những tỉnh, thành phố này, trong đó có những tỉnh đang là điểm nóng như Quảng Ninh, Bình Dương...
Quỹ Bảo hiểm y tế là nguồn tài chính ổn định nhất, nhưng đang có vướng mắc, khó khăn khi hành lang pháp lý cho mua sắm, cung ứng thuốc chưa hoàn thiện. Mặt khác, việc huy động nguồn lực tài chính từ khu vực tư nhân, doanh nghiệp xã hội, các tổ chức cộng đồng còn cần thời gian để xây dựng cơ chế triển khai và mở rộng.
Trong khi đó, phần lớn những người nhiễm HIV thuộc nhóm dân cư dễ tổn thương, nhiều người không có thu nhập ổn định, do đó khả năng tự chi trả dịch vụ chữa trị HIV/AIDS là rất hạn chế.
Để có nguồn tài chính nhằm ổn định công tác phòng, chống HIV/AIDS, theo Phó Giáo sư, Tiến sĩ Phan Thị Thu Hương, thời gian tới cần tiếp tục huy động nguồn ngân sách địa phương thông qua kế hoạch bảo đảm tài chính. Bên cạnh đó, cần bảo đảm tất cả 63 tỉnh, thành phố phải được phê duyệt kế hoạch và phân bổ đủ theo kế hoạch được phê duyệt. Cần duy trì ngân sách trung ương nhằm bảo đảm cho điều trị, phòng, chống HIV/AIDS và các hoạt động thiết yếu như hệ thống hỗ trợ kỹ thuật, giám sát cho các tỉnh, thành phố...
Quỹ Bảo hiểm y tế là bước đột phá của chương trình phòng, chống HIV/AIDS, là giải pháp tài chính bền vững, bảo đảm cho người nhiễm HIV được khám, điều trị ổn định, lâu dài, cho nên quỹ cần tiếp tục hoàn thiện cơ sở pháp lý để bảo đảm cung ứng thuốc ARV liên tục và ổn định.
Một bất cập cần sớm được gỡ bỏ là nếu như chương trình điều trị HIV/AIDS đã được bảo đảm từ nguồn Quỹ Bảo hiểm y tế, thì chương trình dự phòng lại chưa có nguồn lực bảo đảm. Trong khi đó, Quỹ không thể chi trả cho dịch vụ dự phòng, cho nên cần huy động từ nhiều nguồn: ngân sách trung ương, ngân sách địa phương, khu vực tư nhân và chính người nhiễm HIV.
Việc xây dựng cơ chế tài chính cho các dịch vụ dự phòng là rất quan trọng để bảo đảm các dịch vụ này được duy trì sau khi các dự án quốc tế chấm dứt. Vì vậy, giai đoạn 2023-2030 cần tập trung vào huy động nguồn lực từ khu vực tư nhân bao gồm các doanh nghiệp xã hội và các tổ chức cộng đồng, các tập đoàn quốc gia tập trung đầu tư và cung cấp dịch vụ phòng, chống HIV/AIDS.
Một trong những giải pháp trọng tâm để bảo đảm tài chính bền vững là tăng cường sự tham gia của khu vực tư nhân, thực hiện mua sắm dịch vụ phòng, chống HIV/AIDS từ các tổ chức xã hội. Mua sắm dịch vụ phòng, chống HIV/AIDS từ các tổ chức xã hội nhằm huy động sự tham gia của các tổ chức xã hội tới các khu vực mà y tế công khó cung cấp. Mua sắm dịch vụ phòng, chống HIV/AIDS là một giải pháp tận dụng hiệu quả hoạt động của các tổ chức xã hội nhằm hoàn thành mục tiêu can thiệp, tiếp cận đến các nhóm đích.
Hiện nay, Cục Phòng, chống HIV/AIDS đang thực hiện thí điểm tại một số tỉnh, thành phố, trong đó có các tổ chức xã hội được lựa chọn (thông qua đấu thầu hoặc đặt hàng) cung cấp dịch vụ HIV/AIDS.
Mục đích của việc thí điểm nhằm kiểm tra quy trình thực hiện của các tổ chức xã hội trong đấu thầu hoặc đặt hàng trong mua sắm dịch vụ phòng, chống HIV/AIDS, để đưa ra các bài học về kinh nghiệm thực hiện trong cung cấp dịch vụ, theo dõi giám sát việc thực hiện, hoàn thành chỉ tiêu, kiểm tra định mức chi tiêu trong mua sắm dịch vụ để hoàn thiện hơn khi xây dựng cơ chế pháp lý cho hoạt động này.
Nguồn: Bảo đảm nguồn lực tài chính cho công tác phòng, chống HIV/AIDS
Tin liên quan
Smart A được giới chuyên môn đánh giá cao tại Hội thảo khoa học: Minh chứng từ thực tiễn
14:01 | 21/12/2024 Tin tức
TP.HCM có 52.695 người nhiễm HIV được quản lý
09:52 | 03/12/2024 Sức khỏe
Người đứng đầu địa phương phải chịu trách nhiệm nếu bỏ sót trẻ chưa tiêm vaccine sởi
19:26 | 20/11/2024 Sức khỏe
Cùng chuyên mục
Tô thắm hình ảnh “Bộ đội Cụ Hồ” ở cực Bắc Tổ Quốc.
18:19 | 22/12/2024 Tin tức
Bình đẳng giới - vấn đề xã hội mang tính toàn cầu
12:07 | 22/12/2024 Tin tức
Hà Nội: Hội thảo sức khỏe “Sinh lý và Bệnh lý lão khoa”
19:47 | 21/12/2024 Thông tin đa chiều
Phúc Thọ (Hà Nội): Đón nhận danh hiệu Làng nghề truyền thống hoa cây cảnh xã Tích Giang
13:44 | 21/12/2024 Tin tức
Đoàn TNCS Hồ Chí Minh: Sức trẻ và khát vọng tại Đại học Tài Chính – Ngân hàng Hà Nội
09:36 | 20/12/2024 Tin tức
Viện Pháp luật về môi trường và PT bền vững ký kết hợp tác với Cộng đồng Giá tốt Việt Nam
09:03 | 20/12/2024 Tin tức
Các tin khác
TS. Phạm Trí Thành: “Trường Đại học Sân khấu - Điện ảnh Hà Nội là cái nôi đào tạo ra những nghệ sĩ toàn diện”
16:47 | 19/12/2024 Giải trí
ESG và tương lai của doanh nghiệp trong kỷ nguyên bền vững
15:41 | 19/12/2024 Tin tức
Khai mạc Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024: Thúc đẩy hòa bình, hợp tác và phát triển
14:49 | 19/12/2024 Dấu ấn Việt Nam
Chủ động giữ ấm cho học sinh ở vùng cao Quản Bạ (Hà Giang)
14:26 | 19/12/2024 Tin tức
Hà Nội: Cháy lớn tại phòng trà trên đường Phạm Văn Đồng, 11 người tử vong
14:07 | 19/12/2024 Tin tức
Triển khai công tác bảo đảm an toàn thực phẩm dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ
11:03 | 19/12/2024 Tin tức
Lễ vinh danh 77 kỹ sư chuyên nghiệp ASEAN năm 2024
08:09 | 19/12/2024 Dấu ấn Việt Nam
Bé gái sơ sinh bị bỏ rơi tại Bệnh viện Phụ sản Nhi Quảng Nam
08:02 | 19/12/2024 Tin tức
TP.HCM: Ban Liên lạc truyền thống Đội Biệt Động 67B Gò Vấp tổ chức kỷ niệm ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024)
23:33 | 18/12/2024 Tin tức
Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (Liên hiệp Hội Việt Nam) tổ chức Hội thảo chuyển đổi số
20:34 | 18/12/2024 Hoạt động hội
Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (Liên hiệp Hội Việt Nam) tổ chức Hội thảo chuyển đổi số
4 ngày trước Hoạt động hội
Lễ dâng hương và báo cáo kết quả thừa kế di sản của Đại danh y Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác
07-12-2024 13:48 Hoạt động hội
Hội Nam Y Việt Nam tổ chức Lễ dâng hương kỷ niệm 50 năm ngày mất cố Lương Y Nguyễn Kiều
01-12-2024 20:00 Hoạt động hội
An Giang: Hội nghị khoa học Đông dược bào chế
12-11-2024 10:00 Hoạt động hội
Hội Nam y Việt Nam công bố quyết định thành lập Chi hội Nam y Thái Bình
21-10-2024 00:00 Hoạt động hội