Bồ công anh: Dược liệu có nhiều công dụng đối với sức khỏe
Bồ công anh
Cây bồ công anh còn được gọi là diếp hoang, rau bồ cóc, mũi mác hay rau lưỡi cày, có tên khoa học là Lactuca indica - thuộc họ cúc Asteraceae. Loại cây này có những đặc điểm như sau:
Thân cây nhỏ, cao khoảng 1 – 3m mọc thẳng, nhẵn và không có cành hoặc rất ít cành;
Lá cây có nhiều hình dạng khác nhau, thân và lá cây chứa nhựa màu trắng như sữa, vị đắng;
Hoa cây có màu vàng hoặc màu tím, trong đó hoa tím được gọi là tử hoa địa đinh còn hoa vàng được gọi là hoàng hoa địa đinh, cả hai loại hoa đều được sử dụng làm thuốc trong Y học cổ truyền;
Đây là loại cây có thể trồng bằng hạt, thời điểm thích hợp để trồng là vào tháng 3 – 4 hoặc tháng 9 – 10, cây trồng sau 4 tháng là có thể thu hoạch. Thông thường lá cây sau khi thu hái có thể dùng tươi hoặc phơi, sấy khô và cất dùng dần mà không cần qua chế biến đặc biệt nào.
Bồ công anh là thảo mộc được sử dụng nhiều trong y học cổ truyền. Ảnh internet |
Công dụng của bồ công anh
Theo Y học cổ truyền
Theo Y học cổ truyền bồ công anh là dược liệu có vị đắng, tính mát, quy vào các kinh can, thận, tâm và có công dụng thanh nhiệt, giải độc, tiêu viêm và hóa thấp. Sử dụng cây bồ anh để chữa chứng chán ăn, khó chịu dạ dày, đầy hơi, sỏi mật, đau khớp, đau nhức cơ bắp, bệnh chàm, mẩn ngứa, bầm tím, viêm vú, thông tắc tia sữa. Tác dụng của bồ công anh còn giúp lợi tiểu và làm thuốc nhuận tràng để tăng co bóp thành ruột. Loại thảo dược này còn được sử dụng như thuốc dưỡng da, bổ máu, tăng cường tiêu hóa và dùng làm thuốc bổ.
Theo y học hiện đại
Đã có vài nghiên cứu cho thấy trong cây bồ công anh có một loại hóa chất taraxacum officinale có thể chống lại các khối u và hỗ trợ hệ tiêu hóa. Bên cạnh đó, trong cây bồ công anh cũng chứa nhiều inulin. Inulin là một loại cacbohydrate tinh bột có lợi cho hệ vi sinh đường ruột và còn được gọi là prebiotics.
Nhiều nghiên cứu của các nhà khoa học được thực hiện cho biết bồ công anh có một số tác dụng trong điều trị bệnh như:
Điều trị các bệnh về da: Các bệnh lý ngoài da do nhiễm nấm, nhiễm khuẩn có thể được điều trị bằng dược liệu bồ công anh. Thân và lá bồ công anh chứa nhựa màu trắng như sữa và có vị đắng, có tính kiềm cao và công dụng sát khuẩn, diệt côn trùng, nấm... nên rất hữu hiệu trong điều trị các bệnh ngoài da như ghẻ, eczema, ngứa do nấm...
Tốt cho người bệnh tiểu đường: Bồ công anh có công dụng kích thích tuyến tụy sản xuất insulin, giúp loại bỏ lượng đường dư thừa ra khỏi cơ thể, loại bỏ đường bị tích tụ trong thận mà hầu hết các người bệnh đái tháo đường đều mắc;
Phòng chống ung thư: Theo Y học hiện đại, một trong những tác dụng quan trọng của bồ công anh đối với sức khỏe là phòng chống nguy cơ hình thành và phát triển các tế bào ung thư, đặc biệt là ung thư tuyến tiền liệt, ung thư vú... Các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng gốc và rễ bồ công anh có tác dụng kháng hóa trị liệu để không làm tổn hại đến các tế bào khỏe mạnh;
Tốt cho xương: Bồ công anh chứa hàm lượng lớn canxi nên rất cần cho sự tăng trưởng, phát triển và vững chắc của xương. Dược liệu này cũng chứa nhiều các chất chống oxy hóa như luteolin, vitamin C có công dụng bảo vệ xương khỏi các gốc tự do gây hại đối với xương (làm giảm mật độ xương, đẩy nhanh quá trình lão hóa xương);
Cải thiện chức năng gan: Bồ công anh giúp kích thích gan một cách tự nhiên, từ đó giúp cải thiện chức năng gan và thúc đẩy tiêu hóa. Bên cạnh đó, các hoạt chất trong bồ công anh giúp loại bỏ độc tố ra khỏi cơ thể, tái lập hydrat và cân bằng điện giải. Tuy nhiên, bồ công anh rất khó ăn, nên khi dùng tươi bạn có thể kết hợp với một loại rau xanh khác để chế biến món ăn (sinh tố, salat...). Bằng cách này sẽ giúp bạn giảm được mùi hương nồng của dược liệu và thu được lợi ích sức khỏe của bồ công anh;
Cải thiện hệ tiêu hóa: Bồ công anh có công dụng kích thích sự thèm ăn nên giúp cải thiện tốt hệ tiêu hóa. Các hoạt chất inulin và chất nhầy trong bồ công anh có tác dụng làm dịu đường tiêu hóa, chất oxy hóa giúp loại bỏ các chất độc từ thực phẩm và kích thích sự tăng trưởng các vi khuẩn ruột có lợi, ức chế và ngăn cản sự phát triển của các vi khuẩn ruột có hại;
Tăng cường sức khỏe của đường tiết niệu: Do có tác dụng lợi tiểu nên bồ công anh giúp tăng cường sức khỏe của đường tiết niệu, kích thích sự tăng trưởng của các vi khuẩn có lợi trong hệ tiết niệu và ức chế sự phát triển của các vi khuẩn có hại nhờ đặc tính tẩy bỏ của loại dược liệu này.
Hoa và lá bồ công anh chứa nhiều vitamin và khoáng chất. Ảnh internet |
Giảm mức cholesterol và chất béo trung tính: Các chất được tìm thấy trong bồ công anh có khả năng làm giảm mức chất béo trung tính và cholesterol. Hút thuốc, uống rượu, ăn nhiều chất béo và béo phì có thể góp phần làm tăng mức cholesterol. Cholesterol cao cuối cùng có thể dẫn đến bệnh tim hoặc các biến chứng sức khỏe khác, và nghiên cứu chỉ ra rằng bồ công anh có thể làm giảm mức cholesterol.
Với chế độ ăn uống lành mạnh và tập thể dục thường xuyên, bồ công anh có thể góp phần điều chỉnh cholesterol. Vì bồ công anh có chứa các enzym mạnh nên nó có thể giúp điều trị bệnh gan nhiễm mỡ và hỗ trợ cơ thể con người điều chỉnh mức cholesterol một cách tự nhiên. Những người có tiền sử gia đình bị cholesterol cao có thể cần thực hiện các bước bổ sung để quản lý và bảo vệ sức khỏe của họ.
Quản lý huyết áp: Hàm lượng kali cao có trong bồ công anh có thể giúp giảm huyết áp. Theo một nghiên cứu gần đây về tác dụng của bồ công anh cho thấy, lá bồ công anh cũng được cho là có tác động tích cực đến hệ tim mạch do hàm lượng kali cao có trong nó. Tốt nhất bạn nên tham khảo ý kiến của chuyên gia chăm sóc sức khỏe để xác định chế độ ăn uống và thói quen tốt nhất để điều chỉnh huyết áp.
Hỗ trợ giảm cân: Nghiên cứu chỉ ra rằng, bồ công anh có thể làm giảm sự hấp thụ chất béo và tăng tốc độ trao đổi chất. Bồ công anh chứa các chất xơ lành mạnh hỗ trợ tiêu hóa và sức khỏe đường ruột, điều này cũng giúp điều chỉnh cân nặng.
Hỗ trợ hệ thống miễn dịch: Bồ công anh có thể tăng cường hệ thống miễn dịch và cung cấp một số biện pháp bảo vệ chống lại virus và vi khuẩn. Bồ công anh chứa lượng lớn vitamin C và các vi chất dinh dưỡng khác hỗ trợ hệ thống miễn dịch của chúng ta, ngăn chặn sự tấn công của virus có hại.
Giảm đau bụng kinh: Do đặc tính chống viêm và thư giãn, lá bồ công anh có thể giúp giảm đau bụng kinh hiệu quả. Trong lá bồ công anh có chứa phytoestrogen, là những hợp chất thực vật có đặc tính giống như estrogen, giúp cân bằng lượng hormone trong cơ thể, từ đó có thể giúp giảm đau bụng kinh.
Bồ công anh giúp chống lại quá trình oxy hoá. Ảnh internet |
Bồ công anh trong các bài thuốc điều trị
Với những tác dụng dược lý đã trình bày ở trên thì cây bồ công anh trị bệnh gì và được sử dụng như thế nào? Theo đó, dược liệu bồ công anh được sử dụng trong nhiều bài thuốc dân gian chữa bệnh như sau:
Bài thuốc hỗ trợ điều trị ung thư: Chế biến bài thuốc bằng cách sử dụng 20g rễ bồ công anh, 20g lá bồ công anh và 40g xạ đen. Hỗn hợp thu được đem sắc với 1 lít nước uống hàng ngày;
Bài thuốc trị tắc tia sữa, sưng vú: Cây bồ công anh chữa tắc tia sữa, sưng vú qua các bài thuốc sau: Sử dụng 20g lá bồ công anh đem đun với nước uống hàng ngày, hoặc có thể sử dụng 30 – 40g lá bồ công anh tươi rửa sạch và thêm ít muối, giã nát lấy nước uống, còn bã đem đắp lên vị trí vú bị sưng đau. Thông thường chỉ cần dùng bài thuốc 2 – 3 lần là đã đem lại hiệu quả tốt;
Bài thuốc trị ăn uống kém tiêu và hay bị mụn nhọt: Sử dụng 10 – 15g lá bồ công anh khô, 600ml nước (tương đương với 3 bát con). Đem sắc dung dịch đến thể tích còn 200ml (1bát) rồi uống. Sử dụng bài thuốc liên tục trong 3 – 5 ngày hoặc có thể kéo dài hơn;
Bài thuốc điều trị đau dạ dày: Bài thuốc được chế biến bằng cách sử dụng 20g lá bồ công anh khô, 15g khôi tía khô và 10g khổ sâm khô. Hỗn hợp thu được đem đun với khoảng 1 lít nước đến khi dung dịch cạn còn khoảng 400ml nước thì ngưng và đem chắt nước uống trong ngày. Sử dụng bài thuốc liên tục trong 10 ngày, sau đó nghỉ 3 ngày và lặp lại chu kỳ như trên cho đến khi khỏi bệnh;
Bài thuốc trị mụn nhọt, rắn độc cắn: Vị trí mụn nhọt hoặc rắn độc cắn sau khi hút hết độc tố tiến hành lấy lá bồ công anh tươi giã nát, thêm một ít muối đắp lên vùng da bị mụn hoặc bị rắn cắn, dùng gạc băng vết thương lại. Sử dụng bài thuốc mỗi ngày một lần, liên tục trong 1 tuần;
Bài thuốc trị viêm túi mật, polyp túi mật: Sử dụng 30g lá bồ công anh phơi khô pha với nước nóng dùng uống như trà mỗi ngày;
Hỗ trợ ở người bệnh đái tháo đường: Sử dụng 35g lá bồ công anh phơi khô hãm nước uống hàng ngày.
Bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng các bài thuốc chữa bệnh từ bồ công anh. Ảnh internet |
Lưu ý gì khi sử dụng bồ công anh
Khi sử dụng bồ công anh trong điều trị bệnh cần lưu ý những vấn đề sau:
Dược liệu bồ công anh ở dạng khô cần được bảo quản ở nơi thoáng mát, khô ráo và tránh độ ẩm, tránh ánh sáng chiếu trực tiếp;
Trong thời gian sử dụng dược liệu trong điều trị bệnh, bạn cần theo dõi các phản ứng của cơ thể như viêm da tiếp xúc, mẫn cảm... Trường hợp các triệu chứng này xuất hiện, bạn cần ngưng sử dụng và đến các cơ sở y tế để được thăm khám, chẩn đoán chính xác;
Không sử dụng bồ công anh điều trị bệnh ở các đối tượng như sau: Trẻ em, phụ nữ có thai, phụ nữ đang cho con bú, người mẫn cảm với các thành phần của dược liệu, người bệnh mắc hội chứng ruột kích thích, tắng nghẽn ống mật hoặc tắc ruột.
Bồ công anh là dược liệu có nhiều công dụng đối với sức khỏe và được sử dụng trong nhiều bài thuốc chữa bệnh. Tuy nhiên cũng tương tự như những loại thuốc khác, bồ công anh có thể gây ra những tác dụng phụ đối với sức khỏe. Vì vậy, bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ điều trị trước khi sử dụng để đạt được hiệu quả tốt nhất./.
Tin liên quan
Khai mạc Hội chợ dược liệu, y dược cổ truyền và các sản phẩm dược liệu toàn quốc lần thứ 2
22:03 | 21/11/2024 Tin tức
Hơn 300 tổ chức, doanh nghiệp tham gia Hội chợ dược liệu, y dược cổ truyền toàn quốc
20:13 | 06/11/2024 Tin tức
Nghiên cứu khai thác và phát triển nguồn gen hai loài viễn chí làm dược liệu
10:47 | 06/11/2024 Nghiên cứu trao đổi
Cùng chuyên mục
Đề xuất cơ cấu tổ chức khoa Y, Dược cổ truyền trong bệnh viện
18:25 | 15/11/2024 Y học cổ truyền
Tác dụng chữa bệnh của cây huyết dụ
11:15 | 11/11/2024 Y học cổ truyền
Kháng sinh tự nhiên trong cây sim rừng
14:53 | 05/11/2024 Y học cổ truyền
[E-Magazine] Công dụng của lá vối với sức khỏe
06:45 | 04/11/2024 SKV- Mag
Thuốc cổ truyền nào được miễn thử lâm sàng tại Việt Nam?
14:00 | 02/11/2024 Y học cổ truyền
Nguyên tắc xét tặng giải thưởng Hải Thượng Lãn Ông về công tác y dược cổ truyền
07:52 | 02/11/2024 Y học cổ truyền
Các tin khác
Chức năng của ngũ tạng trong cơ thể con người
11:12 | 31/10/2024 Y học cổ truyền
BHYT bổ sung thêm nhiều bài thuốc y học cổ truyền vào danh mục chi trả
11:18 | 30/10/2024 Y học cổ truyền
Cảm lạnh và các phương pháp điều trị cảm lạnh từ thảo dược
11:17 | 30/10/2024 Y học cổ truyền
Tổng hợp những loại thảo dược trị ho hiệu quả
16:10 | 28/10/2024 Y tế 24h
Hiệu lực bảo vệ thần kinh của một số loại gia vị
21:04 | 27/10/2024 Y học cổ truyền
Triển khai các biện pháp phát huy thế mạnh của y học cổ truyền
08:41 | 27/10/2024 Y học cổ truyền
Lợi ích của gừng đen đối với sức khỏe
16:50 | 25/10/2024 Y học cổ truyền
Một số loại cây thuốc quý chữa bệnh ung thư và lưu ý khi sử dụng
09:49 | 24/10/2024 Y học cổ truyền
Phát triển cây dược liệu hướng đi bền vững cho nông nghiệp và tăng trưởng kinh tế tại Nghệ An
09:48 | 24/10/2024 Y học cổ truyền
Khám phá các loại cây thảo dược tốt cho sức khỏe
09:07 | 24/10/2024 Y học cổ truyền
An Giang: Hội nghị khoa học Đông dược bào chế
12-11-2024 10:00 Hoạt động hội
Hội Nam y Việt Nam công bố quyết định thành lập Chi hội Nam y Thái Bình
21-10-2024 00:00 Hoạt động hội
Hội Nam Y Việt Nam và Công ty Cổ phần Ao Vua hỗ trợ, sẻ chia khó khăn với nhân dân xã Phượng Vĩ (Cẩm Khê, Phú Thọ)
12-10-2024 00:00 Hoạt động hội
Hội Nam y Việt Nam chia sẻ khó khăn với đồng bào vùng cao Nậm Nhùn (Lai Châu)
12-10-2024 00:00 Hoạt động hội
Hội Nam Y Việt Nam: Xây dựng nội dung, kế hoạch tổ chức "Giải thưởng Tuệ Tĩnh" năm 2024
06-10-2024 15:00 Hoạt động hội