Bộ Y tế: Nhiều dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm đe dọa bùng phát
Bộ Y tế vừa ban hành Kế hoạch phòng chống dịch bệnh truyền nhiễm năm 2023. Theo Bộ Y tế, trong những năm gần đây tình hình dịch bệnh truyền nhiễm trên thế giới diễn biến khó lường, khó dự báo.
Trong bối cảnh toàn cầu hóa ngày càng phát triển, các đại dịch nói chung đang tăng dần tần suất xuất hiện. Tình trạng ô nhiễm môi trường, biến đổi khí hậu, thiên tai, lụt bão, đô thị hóa và di dân gia tăng là điều kiện thuận lợi cho các dịch bệnh truyền nhiễm xuất hiện, lây lan và bùng phát.
COVID-19 và nhiều dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm khác cùng xuất hiện, lưu hành
Năm 2022, thế giới tiếp tục ghi nhận các trường hợp mắc, tử vong do các bệnh lây truyền từ động vật sang người, các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, mới nổi tại nhiều quốc gia, mới nhất là sự lây lan của bệnh Marburg tại khu vực châu Phi. Một số bệnh lưu hành, bệnh có vaccine dự phòng cũng gia tăng số mắc ở nhiều nơi.
WHO đánh giá và nhận định dịch COVID-19 vẫn là tình trạng khẩn cấp về sức khỏe cộng đồng quốc tế với mức độ nguy cơ cao trong bối cảnh đáp ứng khác nhau giữa các quốc gia. |
Đến nay, thế giới đã ghi nhận khoảng 678 triệu ca mắc COVID-19, trên 6,7 triệu ca tử vong kể từ đầu dịch. Trong năm 2022, thế giới đã ghi nhận 371,5 triệu ca mắc, 1,2 triệu trường hợp tử vong và liên tục xuất hiện các biến thể mới.
Năm 2022 ghi nhận các biến thể phụ của Omicron bao gồm BA.2.74, BA 2.75, BA2.76, BA 2.12.1, XBB, XBB1.15, BQ.1… Mới nhất là biến thể phụ XBB hình thành từ sự tái tổ hợp của các biến thể phụ BA.2.10.1, BA-2.75 và đã xuất hiện tại 35 quốc gia và BQ 13 là một biến thể phụ của BA.5 và đã xuất hiện tại 65 quốc gia.
Bệnh cúm mùa hàng năm vẫn ghi nhận khoảng hơn 1 tỷ trường hợp mắc, khoảng 3-5 triệu ca bệnh nặng và khoảng 291.000-646.000 ca tử vong.
Bệnh đậu mùa khỉ và viêm gan cấp tính không rõ nguyên nhân đã xuất hiện và lây lan tại nhiều quốc gia. Đây là các sự kiện y tế công cộng khẩn cấp toàn cầu cần quan tâm trong năm 2022.
Đến ngày 23/12/2022, thế giới ghi nhận 83.497 ca mắc đậu mùa khỉ tại 110 quốc gia trong đó có 72 ca tử vong. Phần lớn các trường hợp mắc mới được ghi nhận tại châu Mỹ (87,6%) và châu Âu (6,6%).
Đến 24/11/2022, thế giới ghi nhận 572 ca mắc viêm gan cấp tính không rõ nguyên nhân ở trẻ em (dưới 16 tuổi) tại 22 quốc gia châu Âu. Đa số các trường hợp (75%) là trẻ từ 5 tuổi trở xuống, phần lớn chưa tiêm vaccine COVID-19.
Bên cạnh đó, số mắc sốt xuất huyết trong năm 2022 cũng tăng cao tại nhiều quốc gia.
Tại Việt Nam, Bộ Y tế cho biết, từ đầu dịch đến nay, cả nước ghi nhận trên 11,5 triệu ca mắc COVID-19 và trên 43.000 trường hợp tử vong. Năm 2022, cả nước ghi nhận trên 9,7 triệu ca mắc. Trong nước đã ghi nhận sự xuất hiện nhiều biến thể phụ của Omicron như BA.1, BA.2, BA.4, BA.5, BA.2.12.1, BA.2.74, BA.2.75 và XBB.
Năm 2022 cả nước ghi nhận trên 371.000 trường hợp mắc sốt xuất huyết và 144 trường hợp tử vong. So với năm 2021, số mắc tăng hơn 5 lần, tử vong tăng 5,3 lần. Số mắc sốt xuất huyết trong năm 2022 cao hơn số mắc trung bình năm các giai đoạn trước.
Đồng thời, chúng ta cũng ghi nhận 2 trường hợp đậu mùa khỉ là các trường hợp nhập cảnh từ nước ngoài và 1 trường hợp dương tính với cúm A(H5).
Ngoài ra, hầu hết các dịch bệnh truyền nhiễm khác ổn định, không ghi nhận các ổ dịch lớn trong cộng đồng, số mắc, tử vong giảm so với cùng kỳ năm 2021.
Dịch bệnh dự báo vẫn tiếp tục diễn biến khó lường trong thời gian tới
Theo Bộ Y tế, dịch bệnh được dự báo vẫn tiếp tục diễn biến khó lường trong thời gian tới. Ngày 27/1/2023, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) thông tin số tử vong hàng tuần trên toàn cầu đã tăng trở lại từ tháng 12/2022. Hai tháng qua, thế giới có hơn 170.000 ca tử vong và ước tính số thực tế còn cao hơn nhiều.
WHO đánh giá và nhận định dịch COVID-19 vẫn là tình trạng khẩn cấp về sức khỏe cộng đồng quốc tế với mức độ nguy cơ cao trong bối cảnh đáp ứng khác nhau giữa các quốc gia.
Cùng với đó, các tác nhân gây bệnh, các chủng virus cúm xuất hiện, biến đổi liên tục làm giảm khả năng bảo vệ của vaccine nên luôn tiềm ẩn nguy cơ đại dịch.
Trong nước, tình hình dịch COVID-19 và các bệnh truyền nhiễm khác hiện cơ bản vẫn đang được kiểm soát. Tuy nhiên, với nhu cầu giao thương, du lịch tăng cao do hầu hết các quốc gia đã mở cửa trở lại cùng với thời tiết thay đổi bất thường làm tăng nguy cơ lây lan dịch bệnh. Qua ba năm dịch COVID-19, tỷ lệ tiêm vaccine tiêm chủng mở rộng chưa đạt như mong muốn. Số trẻ em chưa tiêm chủng còn cao, khả năng miễn dịch giảm, các dịch bệnh dự phòng bằng vaccine có nguy cơ gia tăng.
Sốt xuất huyết cũng có khả năng gia tăng với dự báo mùa mưa đến sớm, lượng mưa tăng cao và nguy cơ xâm nhập của tuýp virus. Các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm mới nổi như đậu mùa khỉ tiềm ẩn nguy cơ xâm nhập, lây lan trong nước.
Làm gì để phòng chống dịch bệnh truyền nhiễm?
Năm 2023, Bộ Y tế đặt mục tiêu tỷ lệ tiêm chủng đầy đủ vaccine trong Chương trình tiêm chủng mở rộng cho trẻ dưới 1 tuổi đạt ≥ 95% quy mô cấp xã. |
Do đó, kế hoạch phòng chống dịch bệnh truyền nhiễm năm 2023, Bộ Y tế đưa ra mục tiêu chung là giảm tối đa tỷ lệ mắc và tử vong do các bệnh truyền nhiễm so với trung bình năm giai đoạn 2016-2020; khống chế kịp thời, hạn chế tối đa nguy cơ dịch bệnh bùng phát để góp phần bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân và phát triển kinh tế, xã hội.
Đồng thời, cập nhật, hoàn thiện, ban hành phương án bảo đảm công tác y tế trong tình huống dịch COVID-19 có biến chủng mới nguy hiểm hơn, bùng phát mạnh trên diện rộng, vượt quá năng lực của hệ thống y tế và tình huống công bố dịch kết thúc khi WHO có khuyến cáo, các hướng dẫn giám sát và phòng chống các bệnh sốt xuất huyết, tay chân miệng, đậu mùa khỉ… Hướng dẫn phân vùng dịch tễ các bệnh do ký sinh trùng thường gặp; Hướng dẫn giám sát dựa vào sự kiện; Hướng dẫn chẩn đoán, điều trị các bệnh truyền nhiễm...
Kế hoạch của Bộ Y tế cũng đặt ra mục tiêu duy trì thành quả thanh toán bại liệt, loại trừ uốn ván sơ sinh; Tỷ lệ tiêm chủng đầy đủ vaccine trong Chương trình tiêm chủng mở rộng cho trẻ dưới 1 tuổi đạt ≥ 95% quy mô cấp xã; 100% bệnh, dịch bệnh mới phát sinh được phát hiện và xử lý kịp thời; 100% đối tượng kiểm dịch y tế biên giới được giảm sát, kiểm tra và xử lý y tế theo đúng quy định, phát hiện sớm và kịp thời xử lý các trường hợp mắc bệnh theo quy định, hạn chế tối đa dịch bệnh xâm nhập và lây lan...
Để đạt được những mục tiêu này, Bộ Y tế tập trung hoàn thiện thể chế, nâng cao hiệu lực, hiệu quả trong quản lý và chỉ đạo điều hành; đẩy nhanh tiến độ xây dựng dự án Luật Phòng bệnh theo kế hoạch.
Nâng cao trách nhiệm của Ủy ban nhân dân các cấp trong công tác phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm; phê duyệt kế hoạch phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm, bố trí kinh phí, đảm bảo nguồn lực và huy động sự tham gia của các ban, ngành, đoàn thể, các tổ chức chính trị xã hội trong công tác phòng, chống dịch.
Củng cố, nâng cao năng lực của hệ thống phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm từ Trung ương đến địa phương, tiếp tục xây dựng và hoàn thiện mô hình tổ chức để đáp ứng các yêu cầu thực hiện nhiệm vụ. Thúc đẩy việc nâng cao năng lực, chất lượng hoạt động y tế dự phòng và y tế cơ sở; đặc biệt tại các vùng khó khăn, vùng sâu, vùng xa, khu vực miền núi, biên giới, hải đảo.
Đẩy mạnh nâng cao chất lượng nguồn nhân lực y tế, từng bước đảm bảo đủ số lượng, nâng cao chất lượng cho đội ngũ nhân viên y tế các tuyến; thực hiện các chế độ chính sách đãi ngộ phù hợp...
Nguồn: Bộ Y tế: Nhiều dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm đe dọa bùng phát
Tin liên quan
Số ca COVID-19 trên thế giới tăng trở lại
12:49 | 18/07/2024 Thế giới
Hoa Kỳ và UNICEF hỗ trợ Việt Nam tăng cường kiểm soát bệnh truyền nhiễm
23:17 | 21/06/2024 Tin tức
WHO: Đại dịch COVID-19 làm giảm tuổi thọ của con người
13:57 | 25/05/2024 Thế giới
Cùng chuyên mục
Tô thắm hình ảnh “Bộ đội Cụ Hồ” ở cực Bắc Tổ Quốc.
18:19 | 22/12/2024 Tin tức
Bình đẳng giới - vấn đề xã hội mang tính toàn cầu
12:07 | 22/12/2024 Tin tức
Hà Nội: Hội thảo sức khỏe “Sinh lý và Bệnh lý lão khoa”
19:47 | 21/12/2024 Thông tin đa chiều
Smart A được giới chuyên môn đánh giá cao tại Hội thảo khoa học: Minh chứng từ thực tiễn
14:01 | 21/12/2024 Tin tức
Phúc Thọ (Hà Nội): Đón nhận danh hiệu Làng nghề truyền thống hoa cây cảnh xã Tích Giang
13:44 | 21/12/2024 Tin tức
Đoàn TNCS Hồ Chí Minh: Sức trẻ và khát vọng tại Đại học Tài Chính – Ngân hàng Hà Nội
09:36 | 20/12/2024 Tin tức
Các tin khác
Viện Pháp luật về môi trường và PT bền vững ký kết hợp tác với Cộng đồng Giá tốt Việt Nam
09:03 | 20/12/2024 Tin tức
TS. Phạm Trí Thành: “Trường Đại học Sân khấu - Điện ảnh Hà Nội là cái nôi đào tạo ra những nghệ sĩ toàn diện”
16:47 | 19/12/2024 Giải trí
ESG và tương lai của doanh nghiệp trong kỷ nguyên bền vững
15:41 | 19/12/2024 Tin tức
Khai mạc Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024: Thúc đẩy hòa bình, hợp tác và phát triển
14:49 | 19/12/2024 Dấu ấn Việt Nam
Chủ động giữ ấm cho học sinh ở vùng cao Quản Bạ (Hà Giang)
14:26 | 19/12/2024 Tin tức
Hà Nội: Cháy lớn tại phòng trà trên đường Phạm Văn Đồng, 11 người tử vong
14:07 | 19/12/2024 Tin tức
Triển khai công tác bảo đảm an toàn thực phẩm dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ
11:03 | 19/12/2024 Tin tức
Lễ vinh danh 77 kỹ sư chuyên nghiệp ASEAN năm 2024
08:09 | 19/12/2024 Dấu ấn Việt Nam
Bé gái sơ sinh bị bỏ rơi tại Bệnh viện Phụ sản Nhi Quảng Nam
08:02 | 19/12/2024 Tin tức
TP.HCM: Ban Liên lạc truyền thống Đội Biệt Động 67B Gò Vấp tổ chức kỷ niệm ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024)
23:33 | 18/12/2024 Tin tức
Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (Liên hiệp Hội Việt Nam) tổ chức Hội thảo chuyển đổi số
3 ngày trước Hoạt động hội
Lễ dâng hương và báo cáo kết quả thừa kế di sản của Đại danh y Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác
07-12-2024 13:48 Hoạt động hội
Hội Nam Y Việt Nam tổ chức Lễ dâng hương kỷ niệm 50 năm ngày mất cố Lương Y Nguyễn Kiều
01-12-2024 20:00 Hoạt động hội
An Giang: Hội nghị khoa học Đông dược bào chế
12-11-2024 10:00 Hoạt động hội
Hội Nam y Việt Nam công bố quyết định thành lập Chi hội Nam y Thái Bình
21-10-2024 00:00 Hoạt động hội